Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> 'Sấm sét' chiến trường (kỳ 1)

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

>> 'Sấm sét' chiến trường (kỳ 1)



Những cải tiến liên tục, đáp ứng đòi hỏi trong chiến đấu giúp pháo binh giữ vị trí quan trọng, là “nắm đấm hỏa lực” trong tấn công và phòng thủ.


Kỳ 1: Dàn đồng ca đỏ

Hiệu quả chiến đấu của dàn pháo “Cachiusa” nhanh chóng át đi tiếng cười chế giễu và khiến giới quân sự suy nghĩ nghiêm túc về loại vũ khí mà đến nay, ngày càng chiếm vị trí quan trọng trên chiến trường.

Uy lực bất thình lình

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, dù pháo phản lực của Liên Xô hay các nước phương Tây đã phát triển với nhiều thiết kế hiện đại, mang nhiều tên gọi khác nhau, nhưng những người ngoại đạo vẫn thường nhận diện chúng với cùng 1 tên gọi “Cachiusa”.

“Thương hiệu” này gắn liền với chiến công đầu của pháo binh Liên Xô tập kích phát xít Đức tại Orsha (Belarus), ngày 7/7/1941. Chỉ với 7 xe phóng, trong một khoảng thời gian vô cùng ngắn ngủi, toàn bộ nhà ga với các đoàn tàu tiếp tế bị phá hủy hoàn toàn.

Những tên phát xít còn sống sót thì bàng hoảng không hiểu “sấm sét” đã giáng xuống từ đâu. Sự khủng khiếp của Cachiusa và tiếng rít đặc trưng khi khai hỏa sau này được lan truyền trong hàng ngũ quân phát xít với biệt danh “Dàn đồng ca của Stalin”.


http://nghiadx.blogspot.com
Hỏa tiễn Cachiusa khai hỏa.


Trên thực tế, Liên Xô đã thử nghiệm loại vũ khí mới này từ năm 1938. Tuy nhiên, độ tản mác cao, tầm bắn thấp (5,5km) thời gian nạp đạn lâu (24 viên/50 phút)… khiến giới tướng lĩnh Liên Xô xem thường pháo phản lực.

Thế nhưng, trong bối cảnh sự phát triển pháo binh dường như tới hạn, tầm xa và uy lực như đại pháo Gustav hay Paris Gun luôn đi kèm với sự nặng nề, chậm chạp thì khả năng cơ động, và tốc độ bắn lại trở thành yếu tố đột phá.

Chính vì vậy, Cachiusa đã dành được cơ hội thể hiện và cũng từ đây, vị thế của pháo phản lực cùng chiến thuật “bắn và chuồn” được xác lập.

Dàn đồng ca đỏ

Kế thừa truyền thống của Cachiusa (BM-13), nhiều thiết kế pháo phản lực ra đời, giúp “Dàn đồng ca đỏ” của Hồng quân Liên Xô ngày càng thêm đông đúc. Ngày nay, thành viên mới nhất của “Dàn đồng ca đỏ” là BM-30 Smerch (“Cơn lốc”), ra đời từ năm 1987.

Hệ thống này bao gồm 12 ống phóng đạn tên lửa cỡ 300 mm được đặt trên khung xe 8x8. BM-30 có thể phóng hết 12 quả đạn của mình trong 38 giây và bắn loạt thứ hai sau 36 phút. Đạn của BM-30 có loại dài tới 7,6m, do đó tầm bắn được nâng lên đáng kể. Biến thể Smerch-M có tầm bắn tối đa lên tới 90km, vượt xa so với hầu hết các loại pháo binh truyền thống.


http://nghiadx.blogspot.com
BM-30 trong một cuộc duyệt binh ở Ukraine.


Bên cạnh tính cơ động, khả năng chế áp, những cải tiến không ngừng về đạn giúp nâng độ chính xác, mở rộng nhiệm vụ của pháo phản lực, uy thế của loại vũ khí này ngày càng cao.

Tuy nhiên, để nói tới thành công của pháo phản lực Liên Xô phải kể tới BM-21 Grad (“Mưa đá”), xuất hiện từ năm 1964. Với số ống phóng lên tới 40, có cơ chế bắn đồng loạt, 1 tiểu đoàn BM-21 có thể nã 720 quả đạn trong vòng… 20 giây, sau đó, rút thật nhanh trước khi đối phương kịp phản ứng.

Ngày nay, BM-21 bản nâng cấp được thiết kế để tiêu diệt binh lính đối phương cả trong và ngoài công sự, phá hủy phương tiện xe bọc thép hạng nhẹ hay xe tăng, pháo cối các loại ở các bãi tập kết, các máy bay trực thăng hay cánh cố định trên bãi đáp, bộ phận chỉ huy và nhiều mục tiêu khác. Thậm chí, BM – 21 Grad cũng có thể dùng để rải mìn.

Vì lẽ đó, BM-21 là pháo phản lực dành được thành công xuất sắc trên thị trường xuất khẩu vũ khí, có mặt trong biên chế quân đội gần 70 quốc gia, trong đó có Việt Nam.


http://nghiadx.blogspot.com
BM-21 khai hỏa, tạo ra những cơn "mưa lửa".


Pháo phản lực ở Việt Nam

Trên chiến trường Việt Nam, pháo phản lực được bộ đội pháo binh sử dụng rất sáng tạo và linh hoạt. Với địa hình nhiều đồi núi, thiếu thốn phương tiện cơ giới, nhưng quan trọng nhất là phải bí mật, các ống phóng của pháo phản lực được tháo rời và vận chuyển riêng, chỉ được ráp lại tại nơi tập kết chiến đấu.

Thậm chí, để phù hợp với chiến tranh du kích các ống phóng còn được tháo rời và chế tạo súng DKB. Nhờ vậy, pháo phản lực đóng góp không ít chiến công cho truyền thống vẻ vang của lực lượng “chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng”.


http://nghiadx.blogspot.com
Khẩu DKB, cỡ đạn 122mm được dùng trong kháng chiến chống Mỹ.


Trong trận đánh sân bay Biên Hòa rạng sáng ngày 3/8/1972. Với 54 khẩu DKB, tiểu đoàn 174 quân Giải phóng đã bắn 202 quả đạn DKB vào sân bay, phá hỏng 74 máy bay, đốt cháy các kho bom, kho xăng và tiêu diệt nhiều sinh lực địch.

Cũng trong năm 1972, tại chiến trường Quảng Trị, các đơn vị pháo binh phát huy sức mạnh của BM-14 góp phần chế áp trận địa pháo và chặn đứng nhiều cuộc phản công của địch, tạo điều kiện cho đồng đội giữ vững thành cổ.

Đặc biệt, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, các khẩu đội pháo phản lực đã cùng các đơn vị khác trong lực lượng, phối hợp với các binh chủng bạn, tham gia tất cả các chiến dịch quan trọng. Mở màn là trận dội lửa báo hiệu chiến dịch Tây Nguyên.

Đúng 2h ngày 10/3/1975, từ thị xã Buôn Ma Thuột, hàng loạt đạn pháo phản lực rít lên, nổ ầm ầm đánh mạnh vào Sư đoàn 23 VCNH, chôn vùi uy danh “Nam bình, Bắc phạt, Tây Nguyên trấn” của sư đoàn này.

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, các khẩu đội pháo phản lực nhận nhiệm vụ đánh tê liệt sân bay Tân Sơn Nhất, và không chỉ bắn rồi rút mà phải luồn sâu vào sân bay, trụ lại để khống chế hoàn toàn sân bay, tạo chỗ “đứng chân” cho pháo lớn cỡ 130, nhằm tạo uy thế chính trị cho chiến dịch.

Đúng 3h ngày 28/4, lệnh bắn phát ra, hàng trăm trái đạn phản lực vun vút lao vào sân bay. Phóng viên tuần báo Das Spiegel (Tấm Gương) của CHLB Đức thuật lại, qua sóng FM tần số riêng Đại sứ quán Mỹ, ông nghe được giọng hốt hoảng của một lính thủy đánh bộ Mỹ ở sân bay Tân Sơn Nhất: “Đạn nổ khắp xung quanh. Ở đây mọi cái đều bốc lửa cả. Trên dưới 30 trái rocket đã rơi xuống đường băng và các kho đạn. Ở sân bay bốc lên quả cầu lửa màu cam, cuộc tiến công bằng đại bác và rocket vẫn tiếp tục…”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang