S-400 Triumf là hệ thống tên lửa hiện đại nhất của Nga được xem là “nền móng” cho hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không của Nga tới năm 2020. Lịch sử phát triển Từ sự cần thiết phải thiết lập một hệ thống phòng không với khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 400 km, điều mà các tên lửa đất đối không S-200, S-300 chưa làm được, các chuyên gia quân sự Nga đã nghĩ tới việc tạo ra loại tên lửa làm “nền móng” cho hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không của Nga cho tới năm 2020. Đó chính là tên lửa S-400 Triumf, một biến thể của tên lửa đất đối không S-300. Dự án chế tạo tên lửa S-400 Triumph với tầm bắn 400 km được bắt đầu từ năm 1988 dưới sự chỉ đạo của Tổng công trình sư Lemanskogo. S-400 thuộc thế hệ vũ khí phòng thủ tên lửa đường đạn và phòng không thế hệ 4+ do tập đoàn Almaz-Antey AD Concern phát triển. Mẫu thử nghiệm đầu tiên của tên lửa này là S-300P - biến thể nguyên thuỷ của hệ thống S-300 đi vào hoạt động năm 1978. Các mẫu thử nghiệm tiếp theo của Triumph được phát triển từ các tên lửa S-300PMU-1 và S-300PMU-2 được giới thiệu năm 1992 và 1997. S-400 Triumph mang đầy đủ các tính năng cũng như đặc điểm kỹ thuật của người anh em S-300PMU nhưng hiện đại và tiên tiến hơn. Vì thế mà trước đây người ta còn gọi S-400 là S-300PMU-3 (tiếng Nga C-300ПМУ-3, tên hiệu NATO SA-21 GROWLER). Hệ thống S-400 bắt đầu được thử nghiệm năm 1999, hoàn thiện vào năm 2000 tại căn cứ Kasputin Yar. Nó bắt đầu được triển khai vào cuối năm 2001. Tháng 7/2007 đã có 2 tiểu đoàn S-400 bắt đầu trực chiến, người Nga dự định sẽ trang bị đồng loạt S-400 cho hơn 30 trung đoàn phòng không yếu địa hiện đang dùng S-300. Hệ thống S-400 được Putin cho phép xuất khẩu, nó đang được một số quốc gia như Arab Saudi và Trung Quốc quan tâm. Mục đích sử dụng S-400 được chế tạo với mục đích tiêu diệt tất cả các loại mục tiêu bay như máy bay bao gồm cả máy bay gây nhiễu, máy bay chỉ huy/báo động sớm kiểu AWACS, máy bay trinh sát, máy bay chiến lược, chiến thuật, kể cả máy bay tàng hình, máy bay không người lái, trực thăng, tên lửa hành trình. Đặc biệt là khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở khoảng cách lên tới 400 km với độ chính xác cao. S-400 có thể giải quyết được tất cả các vấn đề khó khăn mà 2 người em của nó là S-200 và S-400 đang gặp phải. Đặc điểm cấu tạo Triumph là hệ thống tên lửa phòng không có đặc điểm cấu tạo tương tự như người em S-300, bao gồm: Radar tầm xa 64N6, 76N6 và các radar mới có cự ly phát hiện lên đến 600 km; radar kiểm soát đa nhiệm 30N6, tên lửa phòng không 48N6E, 48N6E2, các tên lửa mới 9M96E, 9M96E2 và tên lửa tầm siêu xa 40N6E. Hệ thống Radar S-400 có thể sử dụng các radar của biến thể nguyên thủy S-300P để phát hiện và bám mục tiêu. Đó là các radar kiểm soát đa nhiệm 30N6, radar doppler sóng liên tục 76N6 CLAM SHELL, radar tấn công mạng pha số 30N6 FLAP LID A. Nếu được sử dụng trong vai trò chống tên lửa đạn đạo hay chống tên lửa hành trình, radar băng E/F 64N6 BIG BIRD cũng sẽ được bổ sung cho khẩu đội. Nó có khả năng phát hiện tên lửa đạn đạo bay với tốc độ tới 10.000 km/h ở khoảng cách lên tới 1.000 km và tên lửa hành trình ở khoảng cách 300 km. Hệ thống Radar Ngoài ra, Radar 36D6 TIN SHIELD của S-300 cũng có thể sử dụng cho S-400 giúp tăng khả năng thám sát mục tiêu sớm hơn so với radar FLAP LID. Nó có thể phát hiện một mục tiêu cỡ tên lửa bay ở độ cao lên tới 175 km và tầm thám sát tối đa 300 km. Tất cả các radar được sử dụng trên S-400 đều là các radar mạng pha 3 tọa độ (độ cao, phương vị và cự ly). Các chuyên gia Nga hiện đang nghiên cứu phát triển các radar mới cho S-400 với cự ly phát hiện lên đến 600 km, một tầm thám sát quá “khủng”. Hệ thống tên lửa S-400 sử dụng các tên lửa 9M96E, 9M96E2 và 40N6E. Tuy nhiên, các loại tên lửa 48N6E của S-300PMU-1 và 48N6E2 của S-300PMU-2 cũng vẫn có thể sử dụng cho S-400, việc này nâng cao khả năng linh hoạt trong tác chiến cũng như bảo đảm tác chiến cho S-400. Các tên lửa này được dẫn đường bằng radar đa nhiệm, được điều khiển bằng một bộ cánh đuôi và qua các van phụt chỉnh hướng và phóng thẳng lên trên sau đó quay về hướng mục tiêu, không cần thiết phải ngắm tên lửa trước khi bắn. Tên lửa 48N6E được bố trí trong thùng hình trụ có tốc độ Mach 6 và tốc độ tiếp cận mục tiêu tối đa lên đến Mach 8.5, có trần bắn tối đa 27 km và tầm bắn 5-150 km, xa hơn 1,5 lần so với Patriot, 1,2 với Hồng Kỳ 9 của Trung Quốc. Tên lửa 9M96E có trọng lượng 330 kg, đầu đạn 24 kg, tốc độ tối đa 900m/s và tầm hoạt động 40 km. Tên lửa 9M96E2 có trọng lượng 420 kg, đầu đạn 24 kg, tốc độ tối đa 1.000m/s, độ cao tiêu diệt mục tiêu 30km, thời gian chuẩn bị phóng không quá 8s và tầm hoạt động 120 km. Các tên lửa 9M96E, 9M96E2 Ngoài ra, S-400 sử dụng tên lửa siêu tầm xa 40N6E có tầm bắn lên tới 400km, ở tọa độ cách mặt nước biển từ 40 -50 km có thể coi là khắc tinh của các loại máy bay AWACS. 40N6E là một bí mật quân sự của Nga. Vì thế mà ngoại trừ các biến thể của 40N6E có tầm bắn 400km còn lại các biến thể của 48N6 và M96E thì “hỏi mua là bán ngay”. Tất cả các loại tên lửa kể trên đều được gắn thiết bị điều khiển chiến đấu, giúp tăng độ chính xác tiêu diệt mục tiêu. Hệ thống xe phóng của S-400 vẫn dùng loại Maz 7910 8x8 của hệ thống S-300PMU-1 và S-300PMU-2 Favorit. S-400 có nhiều tính năng vượt trội Ưu điểm chính của Triumph, so với S-300PM là khả năng hủy diệt mục tiêu. Triumph có thể tiêu diệt các tên lửa đạn đạo có tốc độ lên đến 5000 m/s với độ chính xác cực kỳ cao. Tham mưu trưởng Không quân Nga Vadim Volkovitsky cho rằng, hiện trên thế giới không có hệ thống tên lửa phòng không nào có tính năng kỹ thuật tốt hơn S-400. Về giá thành và hiệu quả, S-400 vượt trội 2,5 lần so với các hệ thống tương tự của Nga và nước ngoài hiện nay. Theo tổng công trình sư của tập đoàn Almaz-Antei Vladimir Kasparyants, S-400 có thể làm việc tự động, hầu như không có sự tham gia của con người. Hệ thống tự động phát hiện mục tiêu, xác định tọa độ, độ cao, hướng bay và lập tức cung cấp các tham số cơ bản cho trắc thủ. Còn trắc thủ thì chuyển thông tin cho tiểu đoàn trưởng để ra quyết định thực hiện các hành động tiếp theo. |
Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011
>> S-400 Triumf - Hệ thống tên lửa hiện đại nhất nước Nga
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét