Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Iran chuẩn bị gì nếu có chiến tranh?

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011

>> Iran chuẩn bị gì nếu có chiến tranh?



Căng thẳng lâu dài và ngày càng gia tăng giữa Iran với các nước phương Tây khiến Tehran tập trung phát triển và mua sắm nhiều loại vũ khí để đối phó với tình huống xấu nhất.



http://nghiadx.blogspot.com


Tên lửa đất đối đất Shahab-3 có thể mang theo đầu đạn với tầm bắn từ 1.300 - 2.000km, có khả năng tấn công các mục tiêu tại Israel, phần lớn các nước Arab và một phần lãnh thổ châu Âu. Loại tên lửa này được coi là niềm tự hào của công nghiệp quốc phòng Iran. Các tên lửa Shahab gồm ba phiên bản do nước này tự sản xuất. Ảnh: military.ir

http://nghiadx.blogspot.com


Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 tương tự của Nga do chính Iran chế tạo sau khi Nga chấm dứt hợp đồng cung cấp S-300 vào tháng 9 năm nay, dưới sức ép của cộng đồng quốc tế. Rada của hệ thống này có thể cùng lúc theo dõi 100 mục tiêu, trong khi việc triển khai chỉ mất 5 phút. Hệ thống này còn có tuổi thọ cao và tính cơ động tốt. Ảnh: FARS


http://nghiadx.blogspot.com

Tổ hợp tên lửa đất-đối-không Tor M1 9M330 là hệ thống tên lửa tầm trung hiện đại được mua từ Nga. Nó có nhiệm vụ bảo vệ các lực lượng chiến đấu, tiêu diệt các mục tiêu là máy bay ném bom, trực thăng, tên lửa hành trình, máy bay không người lái và các mục tiêu bay ở độ cao thấp đến trung bình. Ảnh: defence.pk


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa Fateh 110 tầm thấp với bán kính hoạt động 150-200 km. Fateh trong tiếng Farsi và tiếng Ả Rập có nghĩa là "Chinh phục". Tên lửa đất đối đất thế hệ thứ 3 của Fateh-110 có chiều dài khoảng 9m và nặng 3,5 tấn. Ảnh: defence.pk

http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa được trang bị một hệ thống kiểm soát hướng dẫn giúp nó có độ chính xác cao hơn so với phiên bản cũ và có thời gian khởi động cũng nhanh hơn so với các thế hệ trước. Fateh-110 sử dụng nhiên liệu dạng rắn do tổ chức Aerospace Industries của Iran tự nghiên cứu và chế tạo. Bản thân Fateh-110 cũng do chính các nhà khoa học của Iran thiết kế và chế tạo. Ảnh: defence.pk


http://nghiadx.blogspot.com

Máy bay không người lái tấn công (UACV) mang tên Karar được trưng bày năm 2010 trong một buổi lễ ở Iran. Nó được cho là có thể mang hai quả bom và bốn tên lửa hành trình. Ảnh: defence.pk


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa hành trình "Nasr-1" có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên bộ, trên không và trên biển. Loại tên lửa này không chỉ có khả năng “qua mặt” hệ thống radar, có thể phá hủy mục tiêu 3.000 tấn như tàu chiến. defence.pk


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa Qaem “đất đối không”được sử dụng để tiêu diệt máy bay trực thăng và các mục tiêu trên không hoạt động ở tầm thấp và tầm trung. Được dẫn đường bằng laser, rất có thể đây sẽ “hắc tinh” của máy bay trực thăng chiến đấu đối phương. . Ảnh: MEHR


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa đất đối đất mới Qiam (Hồi sinh). Đây là loại tên lửa đất đối đất hoàn toàn mới mang đặc tính kỹ thuật và khả năng chiến thuật duy nhất. Tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng, không có cánh nên rất khó đánh chặn. Nó được lắp ráp và chế tạo hoàn toàn tại Iran. Ảnh: defence.pk

http://nghiadx.blogspot.com

Saeqeh (tiếng Ba Tư "tiếng sét") là máy bay tiêm kích 1 chỗ do Iran chế tạo. Máy bay tiêm kích Saeqeh được thử nghiệm thành công tại Iran vào ngày 20 tháng 9/2007 xuất hiện với vài đặc điểm giống F-5E. Loại phi cơ chiến đấu này được đưa vào phục vụ năm 2011Ảnh: ISNA


http://nghiadx.blogspot.com

Máy bay tiêm kích Azarakhsh (tia chớp) là loại máy bay tiêm kích phản lực chiến đấu đầu tiên do Iran tự sản xuất. Azarakhsh có nhiều điểm khác biệt so với F-5 của Mỹ, chẳng hạn như có thân dài hơn, cánh có hình dạng khác. Nhưng nhìn chung đây là loại máy bay được phát triển trên cơ sở F-5 hoặc F-4. Ảnh: defence.pk


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa hai tầng Sejil -1 là tên lửa đầu tiên được Iran phóng thử và sử dụng nhiên liệu rắn. Ảnh: military.ir


http://nghiadx.blogspot.com

Máy bay chiến đấu tàng hình không người lái Sofreh Mahi đã qua các thử nghiệm radar cần thiết và đang trong giai đoạn chuẩn bị đưa vào sản xuất hàng loạt. Máy bay tàng hình không người lái mới này được sử dụng để tiến hành các chiến dịch tác chiến, trinh sát, đồng thời sẽ sử dụng như máy bay ném bom không người lái thông thường.. Ảnh: military.ir

Các loại khí tài dùng cho tác chiến mặt đất cũng được chú trọng phát triển. Tên lửa Toofan-5 “đất đối đất” được coi là “hắc tinh” của các phương tiện bọc thép bộ binh. Ảnh: military.ir

http://nghiadx.blogspot.com

Nó có thể mang hai loại đầu đạn khác nhau. Ảnh: military.ir


http://nghiadx.blogspot.com

Xe tăng Zolfaghar-3 MBT là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ hai của Iran, Chuẩn tướng Mir-Younes Masoumzadeh, Phó chỉ huy lực lượng mặt đất đã cho tiến hành nghiên cứu và sản xuất loại tăng này để tăng cường sức mạnh cho lực lượng Lục quân Iran. Các phiên bản thử nghiệm của xe được hoàn thành vào năm 1993. Sáu phiên bản đầu tiên được sản xuất và thử nghiệm vào năm 1997. Ảnh: defence.pk


http://nghiadx.blogspot.com

Xe chiến đấu bộ binh Boragh IFV. Vỏ bọc thép dày hơn và trang bị hỏa lực mạnh hơn được thiết kế để phục vụ tích cực cho chiến đấu trực tiếp. Ảnh: military.ir

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang