*Bài viết được tổng hợp từ nguồn Tech.edu (Biên dịch: Trịnh Thái Bằng) Lực lượng tầu ngầm hải quân là một binh chủng của quân chủng hải quân, có nhiệm vụ chủ yếu là sử dụng tầu ngầm để thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu dưới biển, binh chủng tầu ngầm trong thời bình và thời chiến phải thực hiện các nhiệm vụ quan trọng là huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu trong công tác bảo vệ biển, hải đảo, lãnh hải, thềm lục địa và các vùng biển có lợi ích chính đáng của quốc gia dân tộc Trong giai đoạn ngày nay, các cường quốc biển tăng cương phát triển lực lượng hải quân, trong biên chế của các lực lượng, các hạm đội, lực lượng tấn công chủ lực của Hải quân là tầu ngầm và tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình phóng từ tầu ngầm và tầu nổi. Sự phát triển mạnh mẽ của tầu ngầm kết hợp tên lửa đã tăng cường khả năng tiến công và sức mạnh chiến đấu của các lực lượng hải quân các cường quốc biển. Thế giới đang bước vào kỷ nguyên của các nền kinh tế trên các biển và đại dương, các quốc gia hùng mạnh và có nền kinh tế cường thịnh đều có xu hương phát triển mạnh kinh tế biển đảo, những mâu thuẫn của các nền kinh tế phát triển làm nẩy sinh những nguy cơ tranh chấp các khu vực đặc quyền kinh tế, lãnh hải và bờ biển, đảo và quần đảo, vùng nước và thềm lục địa, sự tăng trưởng kinh tế và những suy thoái, lạm phát của những nền kinh tế mới nổi, các mâu thuẫn về chính trị, tôn giáo, áp lực dân số, cạn kiệt tài nguyên của nhiều vùng trên thế giới làm sâu thêm những mâu thuẫn giữa các nước có nền kinh tế phát triển, đang phát triển và chậm phát triển, từ đó hình thành những nguy cơ chiến tranh cục bộ, xung đột khu vực, với sự tham gia của của các lực lượng quân sự hùng mạnh, có tiềm lực lớn cả về quân số, vũ khí trang bị và khoa học công nghệ. Nguy cơ chiến tranh, xung đột đang có xu hướng chuyển dần ra biển và đại dương. Trọng trách bảo vệ chủ quyền đất nước, bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc được giao cho các lực lượng vũ trang, mà trong đó, trên biển và đại dương là chủ chốt là lực lượng hải quân và không quân hải quân. Quân chủng Hải quân là lực lượng vũ trang có nhiệm vụ tác chiến chủ yếu trên đại dương, trên biển, khu vực bờ biển và trong những trường hợp cần thiết, tác chiến sâu trong đất liền, quân chủng Hải quân bao gồm có lực lượng tầu chiến trên mặt nước, lực lượng tầu ngầm, không quân Hải quân, lực lượng pháo binh – tên lửa phòng thủ bờ biển, lực lượng lính thủy đánh bộ, lực lượng đặc nhiệm hải quân, lực lượng vận tải đường biển, hậu cần kỹ thuật biển và các lực lượng khác theo yêu cầu nhiệm vụ. Lực lượng tầu ngầm hải quân là một binh chủng của quân chủng hải quân, có nhiệm vụ chủ yếu là sử dụng tầu ngầm để thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu dưới biển, binh chủng tầu ngầm trong thời bình và thời chiến phải thực hiện các nhiệm vụ quan trọng là huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu trong công tác bảo vệ biển, hải đảo, lãnh hải, thềm lục địa và các vùng biển có lợi ích chính đáng của quốc gia dân tộc. Trong một số trường hợp theo yêu cầu, lực lượng tầu ngầm có thể thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho lợi ích của đất nước như nghiên cứu khoa học, cứu hộ cứu nạn, xây dựng các công trình ngầm…. Chiến thuật là một bộ phận của nghệ thuật quân sự, bao hàm lý thuyết và thực tế, huấn luyện sẵn sàng chiến đâu, triển khai các trận chiến đấu của các tầu, các đội tầu và các phân đội tầu. Chiến thuật nghiên cứu quy luật, tính chất và nội dung của trận đánh, từ đó đưa ra những phương pháp tiến hành trận đánh trên biển với các loại vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh. Chiến thuật bao gồm: Liên tục cập nhật các thông tin tình huống chiến trường, ra quyết định triển khai trận đánh và quyết tâm chiến đấu, giao nhiệm vụ cho cấp thuộc quyền theo quyết tâm chiến đấu, lên kế hoạch tác chiến, công tác đảm bảo và kế hoạch chuẩn bị cho trận đánh; điều hành các hoạt động tác chiến và các chiến hạm, các đội tầu và các phân đội binh chủng hợp thành thuộc quyền, tổ chức hiệp đồng và công tác đảm bảo cho các các hoạt động tác chiến. Chiến thuật của hạm đội bao gồm có chiến thuật của tầu ngầm, các loại tầu nổi trên mặt biển và không quân hải quân. Mỗi binh chủng trong hạm đội được phát triển chiến thuật của mình dựa trên cơ sở những nội dung chủ yếu của chiến thuật hạm đội, đồng thời chú trọng ý nghĩa chiến thuật, cấp loại tầu và vũ khí trang bị được biên chế cho tầu. Tầu ngầm U-boat của phát xít Đức Sơ đồ tầu ngầm U-boat Đức trực triến trên biển thuộc hải phận Anh, Đại chiến thế giới thứ II Trong chiến tranh thế giới lần thứ II, các trận chiến đấu trên biển là sự phối hợp giữa các binh chủng của Hạm đội, bao gồm cả không quân Hải quân, các tầu ngầm tấn công đối phương hầu hết trong điều kiện lặn ngầm. Pháo binh trên tầu ngầm chủ yếu để tấn công các tầu vận tải không có vũ trang, các tầu ngầm thường hoạt động đơn lẻ hoặc theo đội tầu, sử dụng chiến thuật che mành (phục kích). Thời điểm ban đầu chiến tranh, các tầu ngầm của Đức thường thực hiện chiến thuật Bầy sói trên các tuyến đường vận tải của đối phương ( Anh, Mỹ..). Các đội tầu ngầm Đức sau khi tấn công đoàn công voa quân sự bằng ngư lôi, tiếp tục theo đuổi và tấn công nhiều ngày liền để gây tổn thất nặng nề cho đối phương. Phương pháp cơ động chủ yếu là ban đêm, nổi trên mặt nước, chiếm lĩnh vùng nước trên tuyến đường vận tải của đối phương, khi phát hiện đối phương sẽ lặn xuống và tấn công mục tiêu bằng ngư lôi. Cuối chiến tranh, các lực lượng chống ngầm phát triển mạnh, cùng với sự phát triển của sonar và radar, sự hiển diện của tầu ngầm trên mặt biển trở lên vô cùng nguy hiểm, bất cứ lúc nào cũng có thể bị phát hiện, bị tấn công tiêu diệt, chiến thuật Bầy Sói phá sản, các tầu ngầm bắt buộc phải hoạt động chủ yếu ở dưới ngầm, sử dụng động cơ điện hoặc cận ngầm, tầu phải lặn ở độ sâu không đáng kể, sử dụng thiết bị thông khí để chạy động cơ diesen dưới mặt nước biển. Chiến thuật treo mành ( phục kích) dọc tuyến đường vận tải của Tầu ngầm hải quân Xô viết. 1944 Tầu ngầm tấn công các tầu vận tải và tầu chiến Trong đại chiến thế giới lần thứ II, các tầu ngầm đã rất thành công trong nhiệm vụ sử dụng vũ khí trên boong, chủ yếu là ngư lôi chống các tầu nổi, cài đặt và rải thủy lôi, đổ bộ lực lượng đặc công trinh sát vào sâu trong hậu phương địch, rút các lực lượng đặc nhiệm và du kích khỏi chiến trường, cung cấp lương thực thực phẩm và cơ sở vật chất cho các tầu ngầm khác, cung cấp cơ sở vật chất cho các khu vực bị phong tỏa, cứu hộ cho lực lượng không quân. Sau chiến tranh, giai đoạn chiến tranh lạnh đã có sự phát triển mạnh mẽ của các lực lượng hải quân, trong đó có lực lượng tầu ngầm. Nền công nghiệp đóng tầu ngầm đã có những thay đổi rất lớn, đó là sử dụng năng lượng nguyên tử cho tầu ngầm, ứng dụng sự phát triển vượt bậc của điện tử, vi mạch, bán dẫn, các tầu ngầm được trang bị các hệ thống vũ khí hiện đại như tên lửa các loại, ngư lôi, các phương tiện trang thiết bị hiện đại khác …) Từ đó, chiến thuật sử dụng tầu ngầm cũng có những thay đổi mang tính cách mạng, không gian chiến trường rộng lớn, uy lực của vũ khí trang bị trên boong rất mạnh như vũ khí hủy diệt lớn, vũ khí có độ chính xác cao, các lực lượng tham gia đội hình chiến đấu cũng trở lên đa dạng và hiệu quả tác chiến cao hơn hẳn so với chiến tranh thế giới thứ II, từ đó, việc triển khai và điều hành các lực lượng tác chiến trên biển cũng trở lên phức tạp và đòi hỏi trình độ khoa học rất cao. Phải có những phương thức và nghệ thuật điều hành chiến đấu hoàn toàn mới với các lực lượng tham gia tác chiến, đảm bảo cho các đơn vị hiệp đồng chiến đấu nhịp nhàng ăn khớp, hiệu quả trận đánh cao. Phối hợp tác chiến cùng chiến hạm Hoạt động trong đội hình của hạm đội Chiến thuật tác chiến tầu ngầm cũng có những phương pháp chiến đấu mới, có thể là một tầu độc lập tác chiến, một đội tầu hoặc một liên đội trong hình thức tác chiến phục kích che mành, và tác chiến của phân đội tầu ngầm nhiều loại hoặc các phân đội binh chủng hợp thành. Trong chiến thuật của các phân đội tầu, trọng tâm là điều hành tác chiến của các tầu nhiều cấp loại và mục đích chiến thuật khác nhau. Chiến thuật của không quân Hải quân có vị trí then chốt là hoạt đống chống lại các đòn tấn công của các lực lượng tầu trên biển của đối phương, ngăn chặn những đòn tấn công của máy bay cường kích mang tên lửa của địch, thực hiện nhiệm vụ chống ngầm bằng vũ khí của không quân và phối hợp với các lực lượng chống ngầm khác. Tầu ngầm phóng tên lửa đạn đạo Theo nhận định của các chuyên gia, tầu ngầm nguyên tử cấp chiến lược, trang bị ICBM với độ chính xác cao và các đầu đạn hạt nhân có công suất phá hủy lớn, hoạt động bí mật, tính cơ động cao và các tính năng kỹ thuật khác, đảm bảo cho tầu ngầm nguyên tử có khả năng tác chiến ổn định, có ảnh hưởng mang tính quyết định chiến lược đến cục diện chiến trường. Tầu ngầm nguyên tử là lực lượng tấn công hải – đất liền chủ đạo nhằm vào các mục tiêu trong khu vực kiểm soát, nội địa của đối phương. Do có khả năng duy trì hoạt động thời gian dài dưới biển, xuất hiện hình thức sử dụng tầu ngầm nguyên tử mới, bí mật tuần phòng và trực chiến đấu trong các vùng nước sâu trên đại dương, sắn sàng khai hỏa tấn công các mục tiêu trên bờ và ở sâu trong đất liền đối với các quốc gia được coi là có nguy cơ xảy ra chiến tranh. Khả năng duy trì liên tục nguy cơ bị tấn công bất ngờ từ dưới biển sâu đã làm xuất hiện một hướng phát triển tầu ngầm và phương thức tác chiến mới- chống ngầm. Lực lượng chống ngầm của tầu ngầm chống lại các lực lượng tên lửa chiến lược từ dưới biển – các tầu ngầm mang tên lửa. Theo các chuyên gia nước ngoài nhận định, để chống lại đòn đánh từ các tầu ngầm, phương thức tác chiến hiệu quả nhất là sử dụng các tầu ngầm, được trang bị các vũ khí và phương tiện chống ngầm. Hầu hết các tầu ngầm của Mỹ và Anh, ngoại trừ các tầu mang tên lửa, đều có khả năng chống ngầm rất cao. Điển hình là các tầu ngầm nguyên tử ngư lôi đa nhiệm với tốc độ cao và được trang bị các thiết bị trinh sát sonar, thủy âm, cho phép phát hiện tầu ngầm đối phương và theo dõi từ khoảng cách rất xa. Phóng tên lửa Tomahawk từ tầu ngầm Một trong những phương pháp sử dụng tầu ngầm chống ngầm được xác định là cơ bản, đó là tầu ngầm tiến hành tuần tiễu ở tuyển chống ngầm ( phục kích chống ngầm) hoặc tham gia truy tìm các tầu tên lửa cùng với các lực lượng chống ngầm và phương tiện chống ngầm khác. Song song cùng triển khai các tầu ngầm đơn lẻ, các đội tầu tìm kiếm, theo dõi và phục kích các tầu ngầm tên lửa là hoạt động tác chiến chống ngầm của phân đội binh chủng hợp thành (tầu ngầm, tầu chống ngầm và máy bay chống ngầm). Các chuyên gia quân sự cho rằng: sự liên kết phối hợp chống ngầm của phân đội binh chủng hợp thành, với hệ thống thiết bị trinh sát siêu âm, thủy âm tầm xa có thể dự đoán, cảnh báo và phát hiện sớm các tầu ngầm đối phương, từ đó có thể giải quyết tốt nhiệm vụ bảo vệ các tầu ngầm tên lửa của Hạm đội trước các đòn tấn công của tầu ngầm đối phương, đồng thời còn có thể bảo vệ tốt các tập đoàn chiến hạm của Hạm đội và các đoàn vận tải quân sự. Các tầu ngầm ngày càng được biên chế chung vào trong đội hình tác chiến của các liên đoàn tầu chiến hoặc các đoàn công voa quân sự hoặc tham gia tuần tiễu bảo vệ các tầu ngầm nguyên tử mang vũ khí chiến lược. Các tầu ngầm diesen được biên chế trong tuyến phòng thủ các khu vực bờ biển, hải đảo, trong đội hình phòng thủ chúng của các lực lượng phòng thủ bờ biển. Đồng thời cùng với các phương án sử dụng tầu ngầm trong tác chiến, hình thành và phát triển các phương tiện, trang thiết bị hiện đại để tìm kiếm, phát hiện và tấn công các tầu ngầm. Chiến thuật tầu ngầm hiện đại đã và đang phát triển các giải pháp, phương án và thủ đoạn chiến thuật vượt qua các lực lượng chống ngầm và các phương tiện chống ngầm của đối phương, các phương án chế áp chống ngầm được xây dựng dưa trên khả năng giữ bí mật cao, vũ khí trang bị hiện đại, hiệp đồng binh chủng và trang thiết bị, phương tiện chế áp điện tử. Song hành cũng với các phương án chiến thuật hiện đại, dựa trên cơ sở của vũ khí trang bị công nghệ cao. Hướng phát triển tiếp theo của chiến thuật tầu ngầm dưa trên kinh nghiệm của chiến tranh thế giới lần thừ II, và được phát triển mạnh mẽ trong điều kiện thế giới hiện này, đó là sử dụng tầu ngầm để chống tầu nổi và các đoàn vận tải quân sự. Chiến trường trên biển, trên các tuyến đường vận tải huyết mạch ngày càng trở lên rộng lớn và phức tạp hơn do sự lớn mạnh của các nước phát triển, nhu cầu về các nguồn tài nguyên khoáng sản chiến lược, năng lượng cũng như khai thác tài nguyên trên biển, trên đảo và thềm lục địa ngày càng gay gắt, dẫn đến cạnh tranh và mâu thuẫn lợi ích vô cùng sâu sắc. Trong các nguy cơ xung đột này, lực lượng tầu ngầm, đặc biệt tầu ngầm nguyên tử đóng vai trò quan trọng và mang tính quyết định. Các tầu ngầm nguyên tử, tầu ngầm diesen hiện đại cần phải có khả năng hoạt động, bảo vệ tất cả các tuyến đường vận tải biển, từ hải cảng này đến hải cảng khác. Để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng đó, lực lượng Hải quân Mỹ, đặc biệt là tầu ngầm, đã đưa vào biên chế trang bị cho tầu ngầm hệ thống tên lửa hành trình có tầm bắn đến 2000 km, phóng từ tầu ngầm qua ống phóng ngư lôi, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu nằm sâu trong đất liền đối phương, các tầu chiến trên mặt nước, tầu vận tải, căn cứ hải quân trên biển, trên đảo và hải cảng. Đồng thời, người Mỹ cũng phát triển những thủ đoạn chiến thuật sử dụng tên lửa hành trình khi tác chiến tấn công các mục tiêu được lựa chọn, có khả năng xuyên thủng hệ thống phòng thủ mạnh mẽ của đối phương trên đất liền, trên biển và đại dương. Sự hiểu biết của các sĩ quan hải quân tầu ngầm về chiến thuật tác chiến của tầu khi thực hiện các nhiệm vụ được giao, đồng thời khả năng và phương thức sử dụng lực lượng chống ngầm, phương tiện chống ngầm của đối phương, các thủ đoạn, phương pháp chọc thủng tuyến phòng thủ chống ngầm là điều kiện căn bản để hoàn thành xuất sắc nhiệm vị được giao trong chiến đấu trên biển. Sự hiểu biết căn bản về sử dụng tầu ngầm, tính năng kỹ chiến thuật của tầu và các phương án, thủ đoạn của chiến thuật sử dụng tầu ngầm cần thiết không chỉ cho các sỹ quan hạ sĩ quan trong lực lượng Hải quân, và còn là sự hiểu biết căn bản, sâu sắc trong lực lượng vũ tranh. Khi thực hiện các nhiệm vụ tác chiến chiến thuật hoặc chiến dịch, có sự hiệp đồng của các quân binh chủng, lực lượng phòng thủ bờ biển, lực lượng bảo vệ tuyến phòng thủ lợi ích quốc gia, phối hợp nhuần nhuyễn, nhanh chóng và hiệu quả với lực lượng tầu ngầm, đặc biệt khi tác chiến chống ngầm. Chương I. Tính năng kỹ chiến thuật tầu ngầm 1.1 Phân loại tầu ngầm và cơ cấu tổ chức biên chế của binh chủng Tầu ngầm 1.2 Nhiệm vụ chủ yếu của tầu ngầm 1.3 Những tính năng kỹ chiến thuật Chương II. Những hình thức tác chiến chủ yếu của tầu ngầm 2.1 Các hình thức chiến thuật của tầu ngầm 2.2. Các phương án tác chiến sử dụng lực lượng tầu ngầm 2.3 . Điều hành, kiểm soát lực lượng tầu ngầm và công tác đảm bảo Chương III. Cơ động hành quân của tầu ngầm dưới biển. 3.1 Tổ chức hành quân cơ động 3.2 Bí mật bất ngờ trong hành quân chiến đấu. 3.3 Lực lượng chống ngầm và vũ khí trang bị, phương tiện 3.4. Giải pháp vượt qua khu vực chống ngầm và phòng tuyến chống ngầm Chương IV. Tầu ngầm trong hoạt động Trinh sát địch 4.1 Nhiệm vụ, mục tiêu và phương tiện trang bị trinh sát 4.2 Tìm kiếm và quan sát 4.3 Theo dõi mục tiêu Chương V. Tầu ngầm tác chiến chống chiến hạm nổi 5.1. Lực lượng tấn công chủ lực trên biển 5.2 Đoàn vận tải quân sự (congvoa) và các đội đặc nhiệm đổ bộ. 5.3 Các hình thức tác chiến với chiến hạm trên mặt biển. Chương VI. Tầu ngầm tác chiến chống tầu ngầm. 6.1 Tầu ngâm nguyên tử mang tên lửa. 6.2 Hoạt động tác chiến chống tầu ngầm Chương VII. Tầu ngầm tác chiến tấn công các mục tiêu trên đất liền 7.1 Hệ thống phòng thủ tên lửa 7.2 Đòn tấn công vào các mục tiêu trên đất liền Kết luận |
Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012
>> Chiến thuật tầu ngầm hải quân Xô Viết (Kỳ 1)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét