Tàu sân bay Varyag của Trung Quốc dự kiến đi vào hoạt động cuối hè này, có thể được trang bị vũ khí tương tự tàu sân bay Kuznetsov của Nga. Tàu sân bay Varyag của Trung Quốc. Ngày 21/4, trang mạng bình luận quân sự Nga cho biết, đầu thập niên 1990, tàu sân bay Riga của Liên Xô cũ lần đầu tiên được đổi tên thành tàu Varyag, nhưng không thể đưa vào biên chế cho Hải quân Nga. Sau khi Liên Xô giải thể, Ukraina đã sở hữu tàu sân bay được hoàn thành gần 70% này, nhưng không thể thực sự chế tạo thành tàu chiến phức tạp, buộc phải bán cho Trung Quốc vào năm 1998. Sau khi trải qua nhiều năm cải tạo, chiếc tàu sân bay này cuối cùng được Trung Quốc hoàn thành, được hồi sinh, đã đổi chủ nhân, cũng sẽ được đặt tên mới. Hiện nay, chiếc tàu sân bay này có số phận sáng sủa và lạc quan. Báo Nga cho rằng, Trung Quốc bỏ ra 20 triệu USD mua tàu sân bay Varyag tuy lúc đó chưa chế tạo xong, nhưng vẫn là một giao dịch tương đối có lợi. Bởi vì, cuối cùng Trung Quốc đã có được nền tảng của chiếc tàu sân bay đầu tiên, cái giá phải trả hoàn toàn không cao. Ở mức độ nào đó, tàu Varyag 11436 có thể nói là phiên bản phát triển trực tiếp của tàu sân bay Kuznetsov của Hải quân Nga, hai chiếc có kích cỡ, tính năng, lắp đặt vũ khí trang bị tương tự nhau. Nó có lượng choán nước là 60.000 tấn, dài 305 m, rộng 75 m, sử dụng 4 động cơ tua-bin hơi nước, tổng công suất 200.000 mã lực, tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, hành trình hiệu quả là 8.000 hải lý. Máy bay chiến đấu J-15 sẽ là máy bay chủ lực của tàu sân bay Varyag Trung Quốc. Theo báo Nga, Trung Quốc tạm thời chưa tiết lộ tình hình lắp đặt vũ khí cho tàu sân bay Varyag. Dự kiến sẽ cơ bản tương đồng với tàu sân bay Kuznetsov. Pháo hạm và vũ khí tên lửa sẽ được lắp đặt song song. 6 khẩu pháo tự động AK-630 phụ trách phòng bị các mục tiêu mặt nước và trên không tầm gần. 2 máy phóng tên lửa và 12 giếng phóng tên lửa chống hạm Granit được trang bị cho tàu sân bay Kuznetsov cũng hoàn toàn có thể được lắp đặt cho tàu Varyag, nhưng đến nay Trung Quốc vẫn chưa có tên lửa chống hạm tương tự Granit. Vì vậy, đa số chuyên gia cho rằng, giếng phóng tên lửa chống hạm của tàu Varyag hoặc là không có đạn để sử dụng, hoặc là bị dỡ bỏ. Máy bay chiến đấu J-15 dự kiến là máy bay trang bị chính, nhưng nó đối mặt với vấn đề hệ thống bảo đảm không hoàn chỉnh. J-15 có thể cất cánh kiểu nhảy cầu được, tự hạ cánh xuống đường băng tàu sân bay được, chắc chắn phải sử dụng cáp hãm đà. Mấy năm trước, Nga từng từ chối bán 4 cáp hãm đà cho Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc giải quyết định vấn đề này thế nào vẫn còn chưa rõ. Máy bay J-15 trên tàu sân bay. Báo Nga cho rằng, hiện nay tàu sân bay Varyag đang được tiến hành chạy thử. Nghe nói có kế hoạch đưa vào hoạt động vào cuối mùa hè năm nay, nhưng hiện có thuận lợi hay không thì vẫn còn một số vấn đề. Quân đội Trung Quốc chuẩn bị sử dụng nó làm trang bị huấn luyện, đào tạo phi công của Hải quân, nắm chắc kỹ thuật của biên đội tàu sân bay, dự kiến đến năm 2020, Trung Quốc sẽ bắt đầu chế tạo tàu sân bay kiểu mới nội địa có cấp độ tương tự, tiến tới trở thành nước lớn hải quân mới nổi sở hữu biên đội tàu sân bay. |
Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012
>> Thi Lang sẽ có sức mạnh như tàu sân bay Kuznetsov ???
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét