Chương trình tên lửa của Ấn Độ gồm 5 hệ thống tên lửa cốt lõi, trong đó đáng chú ý là các loại tên lửa đạn đạo: tầm gần Prihvi, tầm trung/xa Agni. So sánh tên lửa đạn đạo các loại của Ấn Độ. Ngày 19/4, báo giới Ấn Độ đưa tin, tên lửa đạn đạo tầm xa Agni-5 do nước này tự nghiên cứu chế tạo đã phóng thành công lần đầu tiên vào 8h5’. Từ thập niên 1970, Ấn Độ đã bắt đầu phát triển tên lửa đạn đạo, khi đó Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) đã đưa ra “Chương trình phát triển tên lửa tổng hợp”, chương trình này chủ yếu nghiên cứu chế tạo các loại tên lửa khác nhau thực hiện nhiều nhiệm vụ, yêu cầu cung cấp tính năng toàn diện, tổng hợp, và chú ý tính gần gũi, tính đan cài. “Chương trình tổng hợp phát triển tên lửa” được hợp thành bởi 5 hệ thống tên lửa cốt lõi, bao gồm tên lửa đạn đạo tầm gần Prihvi, tên lửa đạn đạo tầm trung Agni, tên lửa đất đối không Akash, tên lửa đất đối không Trishul và tên lửa dẫn đường chống tăng Nag. Năm 1988 và năm 1989, tên lửa đạn đạo tầm gần Prihvi và tên lửa đạn đạo tầm trung Agni dựa trên công nghệ trong nước của Ấn Độ đã lần lượt tiến hành thử nghiệm đầu tiên. Tên lửa đạn đạo Prihvi là hệ thống tên lửa đạn đạo tầm gần đất đối đất chi viện chiến thuật đầu tiên được Ấn Độ bắt đầu nghiên cứu chế tạo từ thập niên 1970, chủ yếu dùng để tấn công các mục tiêu tung thâm của đối phương, tiến hành chi viện hỏa lực chiến trường. Mục tiêu tấn công chủ yếu của nó gồm: nơi tập kết lực lượng và vũ khí trang bị, trung tâm chỉ huy chiến trường, trung tâm thông tin và các mục tiêu quan trọng khác. Tên lửa đạn đạo tầm gần Prihvi-2 của Ấn Độ. Prihvi là tên lửa đạn đạo tầm gần thể lỏng đơn cực, có thể được tiến hành phóng bởi các hệ thống phóng của Lục, Hải, Không quân. Các loại cỡ gồm: Prihvi-1 có tầm phóng 150 km chế tạo cho Lục quân; Prihvi-2 có tầm phóng 250 km chế tạo cho Không quân; Prihvi-3 có tầm phóng 450 km chế tạo cho cả Lục quân và Hải quân. Để tăng tầm phóng cho tên lửa Prihvi, ở mức độ nhất định, Ấn Độ đã hy sinh trọng lượng đầu đạn – trọng lượng đầu đạn của tên lửa Prihvi-1 có tầm phóng gần nhất có thể lên tới 1.000 kg, còn đầu đạn của tên lửa Prihvi-3 có tầm phóng xa nhất thì giảm đáng kể. Nhiên liệu đẩy được tên lửa Prithvi sử dụng là axit nitric bốc khói đỏ và amin hỗn hợp, nhìn vào tình hình phát triển của nhiên liệu đẩy tên lửa trên thế giới hiện nay, tên lửa chiến thuật của các nước phát triển đã không còn sử dụng loại nhiên liệu thể lỏng này nữa. Tên lửa đạn đạo đất đối đất tầm gần Prithvi là một loại tên lửa có hiệu quả đầu tiên của “Chương trình phát triển tên lửa dẫn đường tổng hợp” của Ấn Độ, nó rất được coi trọng. Trong nhiều cuộc duyệt binh, tên lửa Prihvi luôn được công khai. Dòng tên lửa Agni Năm 1989, tên lửa Agni kiểu trình diễn công nghệ đã tiến hành phóng thử thành công lần đầu tiên. Tên lửa này là tên lửa lưỡng cực, dài 21 m, tầm phóng tối đa 2.000 km và chưa phát triển thành hệ thống vũ khí. Năm 1995, bị sức ép của Chính phủ Mỹ, Ấn Độ tạm dừng chương trình phát triển tên lửa Agni. Tên lửa đạn đạo Agni-1 do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo. Năm 1998, Ấn Độ tiến hành thử hạt nhân thành công và bắt đầu nghiên cứu chế tạo tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-2. Trong vài năm sau đó, bên ngoài luôn coi tên lửa mẫu Agni do Ấn Độ thử năm 1989 là Agni-1. Trên thực tế, đến năm 1999, xuất phát từ sự tính toán chính trị, Ấn Độ mới quyết định bắt đầu nghiên cứu chế tạo một loại tên lửa đạn đạo có tầm phóng đan xen giữa tên lửa Agni-2 và tên lửa Prihvi và đặt tên nó là Agni-1 để phân biệt với tên lửa mẫu Agni phóng lúc ban đầu của họ. Agni-1 là tên lửa đạn đạo nhiên liệu đẩy thể rắn đơn cực, có tầm phóng 700-800 km, dài 15 m, đường kính 1 m, nặng 12 tấn, sử dụng hệ thống dẫn đường/kiểm soát mới, có thể mang theo đầu đạn hạt nhân nặng 1.000 kg. Agni-1 được phóng theo phương thức cơ động đường sắt hoặc cơ động đường bộ, từ đó đã giảm khả năng bị tấn công trước, nâng cao rất lớn tính cơ động tác chiến. Do áp dụng phương thức đẩy thể rắn đơn cực, vì vậy việc triển khai, phóng sẽ nhanh hơn, vì vậy nó có khả năng tấn công lần 2 hiệu quả. Tên lửa đạn đạo Agni-2 do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo. Agni-2 là tên lửa đạn đạo thể rắn lưỡng cực, dài 20 m, đường kính lưỡng cực đều là 1 m, trọng lượng phóng 16 tấn, tầm phóng tối đa 3.000 km. Tên lửa áp dụng quán tính cộng với dẫn đường của hệ thống định vị dẫn đường toàn cầu, độ chính xác khoảng 45 m. Tên lửa này có thể phóng bằng phương thức cơ động đường sắt hoặc cơ động đường bộ, do Ấn Độ tự thiết kế, nghiên cứu chế tạo, ngoài số ít thiết bị cảm biến của hệ thống dẫn đường phải nhập khẩu từ các nước châu Âu, những bộ kiện khác đều được tự sản xuất. Sau khi phóng thử thành công 2 lần, năm 2002, tên lửa Agni-2 bước vào giai đoạn sản xuất ban đầu với tốc độ thấp. Tên lửa Agni-3 có tầm phóng 3500-4000 km, dài khoảng 13 m, là tên lửa đẩy thể rắn lưỡng cực. Căn cứ vào thông tin của Cục Nghiên cứu Phát triển Quốc phòng Ấn Độ, lớp thứ nhất và thứ hai của tên lửa này được chế tạo bởi vật liệu carbon tổng hợp tiên tiến, đã giảm được trọng lượng tổng thể của hệ thống, động cơ lưỡng cực cũng đã lắp vòi phun phổ quát. Hệ thống này có thể mang đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân 600-1800 kg, theo dự đoán đầu đạn hạt nhân có thể lên tới 200-300 kg. Dẫn đường thiết bị đầu cuối đã sử dụng dẫn đường quang học tiên tiến hoặc dẫn đường radar chủ động, đã nâng cao độ chính xác bắn trúng. Tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-3 do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo. Ngày 15/11/2011, Ấn Độ bất ngờ công bố phóng thử thành công tên lửa tầm xa Agni-4. Về tên gọi, Agni-4 thuộc tên lửa dòng Agni của Ấn Độ. Tên lửa dòng này cơ bản đều sử dụng động cơ nhiên liệu thể rắn, vì vậy thể tích tương đối nhỏ. Có phân tích cho rằng, nó đã sử dụng khung thiết kế của Agni-3. Nhưng nhìn bề ngoài, nó cơ bản bắt chước tư duy thiết kế và công nghệ có liên quan của Agni-2. Khả năng răn đe chiến lược liên tục nâng lên Việc nghiên cứu chế tạo tên lửa đạn đạo của Ấn Độ chủ yếu dựa vào sức mạnh công nghệ của nước này, trải qua mấy chục năm phát triển, một số loại đã có khả năng sử dụng tác chiến, trình độ công nghệ của nó cao hơn so với đa số các nước đang phát triển. Tên lửa đạn đạo tầm xa Agni-4 do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo. Ấn Độ phát triển công nghệ tên lửa đạn đạo, trước hết chú trọng sử dụng thành quả của công nghệ không gian của họ được phát triển nhanh chóng, như lớp thứ nhất của tên lửa lưỡng cực Agni đã sử dụng phiên bản cải tiến của động cơ lớp thứ nhất “tên lửa đẩy vệ tinh”-3 do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo; thứ hai, đã phát triển công nghệ đường đạn bay thay đổi độc đáo, tên lửa Prihvi có thể bay theo nhiều đường đạn khác nhau theo lập trình sẵn, có khả năng đột phá hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tương đối mạnh; thứ ba là có thể ứng dụng tương đối nhanh các công nghệ tiên tiến như đẩy thể rắn hoàn toàn, triển khai cơ động đường bộ và đường sắt. Tên lửa đạn đạo tầm trung Agni (sau phát triển thành tên lửa tầm xa) và tên lửa đạn đạo tầm gần Prihvi đều có thể mang theo đầu đạn hạt nhân. Đặc biệt, sau khi tiến hành thử hạt nhân nhiều lần, Ấn Độ càng lấy tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa làm phương tiện mang theo quan trọng nhất của đầu đạn hạt nhân. Đồng thời, Ấn Độ cũng dùng tên lửa đạn đạo làm lực lượng tấn công thông thường quan trọng. Tên lửa tầm gần Prihvi có thể tăng cường tấn công hỏa lực của Lục quân, hiệp đồng Lục quân và Không quân tiến hành tấn công tung thâm (chiều sâu), hoàn thành nhiệm vụ chi viện hỏa lực chiến trường. Tên lửa tầm trung và tầm xa Agni cũng thông qua nâng cao độ chính xác bắn trúng, đổi nhiều loại đầu đạn thông thường phát triển khả năng tấn công thông thường. Ấn Độ vừa phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-5. |
Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012
>> Tìm hiểu gia đình tên lửa đạn đạo Ấn Độ
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét