Với việc chính thức đi vào phục vụ của xe tăng Arjun, cuối cùng công nghiệp quốc phòng Ấn Độ đã có được thành quả sau hàng chục năm nỗ lực phát triển. Xưởng chế tạo, lắp ráp xe tăng Vijayanta. Tổng quan lực lượng tăng, thiết giáp Ấn Độ Hiện nay, Lục quân Ấn Độ biên chế 58 trung đoàn tăng - thiết giáp với 3.500 xe tăng và hàng nghìn xe chiến đấu bộ binh khác nhau. Trong đó, các loại xe bọc thép hầu như được sản xuất trong nước và xuất xưởng cách đây hàng chục năm, còn xe tăng đa số được sản xuất tại Nga (hoặc Liên Xô). Thực tế, Ấn Độ bắt đầu phát triển và chế tạo xe tăng từ những năm 1960, khi đó chính phủ Ấn Độ đã thỏa thuận với công ty Vickers của Anh để xây dựng nhà máy sản xuất xe tăng tại Avadi. Nhà máy này đi vào hoạt động năm 1966 và chế tạo ra xe tăng Vijayanta, phát triển trên nền tảng Vickers Mk.1 của Anh. Ban đầu, Avadi chỉ thực hiện công đoạn lắp ráp các phụ tùng, linh kiện được nhập khẩu từ Anh. Không lâu sau đó, các kỹ sư Ấn Độ đã tích lũy được kinh nhiệm và tự sản xuất xe tăng của riêng mình. Đến cuối những năm 1980, ngành công nghiệp Ấn Độ đã xuất xưởng khoảng 2.200 chiếc Vijayanta, loại xe tăng này phục vụ trong quân đội Ấn Độ đến năm 2008. Với kinh nghiệm thu được từ việc phát triển xe tăng Vijayanta, Ấn Độ nghiên cứu thiết kế thành công xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại Arjun tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến và hiện Lục quân Ấn Độ có 169 xe tăng Arjun Mk.1. Trong tương lai sẽ có 248 tăng loại này, tiếp theo là hợp đồng cung cấp 248 xe tăng nâng cấp Arjun Mk.2, sau tất cả những hợp đồng này, Quân đội Ấn độ sở hữu 496 xe tăng “nội địa”. Tuy vậy, "xương sống" lực lượng tăng Ấn Độ vẫn là các loại xe do Nga sản xuất gồm: 600 xe tăng T-55, 1.925 T-72M1 và 640 T-90S. Năm 2011, Ấn Độ và Nga đã ký thỏa thuận cấp phép sản xuất 1.000 xe tăng T-90S tại Ấn Độ, nhưng mãi đến năm 2009 những chiếc T-90S đầu tiên mới được xuất xưởng từ nhà máy Avadi. Theo kế hoạch, Quân đội Ấn Độ sẽ tiếp nhận tổng cộng 1.657 xe tăng T-90 trước năm 2020. Cũng trong thời gian này tất cả các xe tăng T-55 và T-72 sẽ được thay thế bằng các Arjun Mk.2 và FMBT (xe tăng tương lai). Theo kế hoạch, chương trình phát triển FMBT của Ấn Độ sẽ bắt đầu từ năm 2012. Dưới đây là thông tin về một số loại xe tăng chủ lực gắn liền với sự nỗ lực phát triển xe tăng nội đại của Ấn Độ: Vijayanta - Bước đi đầu tiên Vijayanta là chiếc xe tăng đầu tiên được chế tạo tại Ấn Độ, dựa trên thiết kế Vicker Mk.1 của Anh. Loại tăng này có thiết kế theo kiểu cổ điển với phần phía trước là trung tâm điều khiển, động cơ và cơ cấu truyền động đặt phía sau còn ở giữa là khoang chiến đấu, thân và tháp pháo được hàn bằng thép cán đồng nhất. Vũ khí chính của Vijayanta là pháo rãnh xoắn L7A1 cỡ nòng105 mm của Anh, sử dụng loại đạn xuyên giáp và nổ phân mảnh với sơ tốc đầu đạn 1.470 m/s. Ngoài ra, trên tháp pháo có trang bị súng máy đồng trục cỡ nòng 7,62mm và súng máy phòng không 12,7mm. Trong quá trình sử dụng, xe tăng này đã trải qua một vài lần nâng cấp. Đặc biệt, nó được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực mới Mk.1A do Madras sản xuất nhằm tăng cường liên kết giữa máy ngắm và pháo làm giảm tối đa sự không thích ứng giữa máy ngắm và vũ khí, trang bị hệ thống kiểm soát độ cong của nòng pháo, cho phép loại bỏ việc không tương thích giữa trục của nòng pháo và máy ngắm có thể xảy ra do sự biến dạng vì nhiệt. Xe tăng "nội địa" đầu tiên Vijayanta. Một bước tiến nữa của hệ thống điều khiển hỏa lực Mk-1 là trang bị máy tính đường đạn, làm tăng xác xuất trúng đích từ phát bắn đầu tiên và thiết bị đo xa laser. Song song với đó, có một phương án khác là cài đặt hệ thống điều khiển hỏa lực SUV-T55A của Nam Tư và hiện đại hóa hệ thống bảo vệ với giáp Kanchan được sản xuất dành riêng cho tăng Arjun. Dù Vijayanta là bản sao của Vickers Mk.1, nhưng nó có một số đặc tính khác với nguyên mẫu, cơ số đạn của xe tăng gồm 44 viên, 3.000 viên cho súng máy đồng trục 7,62 mm và 600 viên cho súng máy 12,7mm, Sản xuất xe tăng Nga theo giấy phép Bên cạnh việc làm chủ công nghệ chế tạo xe tăng Vijiayata, Quân đội Ấn Độ luôn nhập các vũ khí trang bị từ Liên Xô, trong đó có các xe tăng nổi tiếng T-54 và T-55. Chúng đã rất thành công trong cuộc chiến với Pakistan năm 1971. Để kéo dài tuổi thọ của các loại xe tăng này, tại thành phố Kirsi đã xây dựng nhà máy sửa chữa xe tăng. Do đó cho đến giờ T-55 vẫn còn được sử dụng trong Quân đội Ấn Độ. Song song với thời gian này, các nhà thiết kế Ấn Độ bắt đầu phát triển xe tăng cho riêng mình, nhưng tiến độ rất chậm. Để duy trì lực lượng xe tăng của mình, Chính phủ Ấn Độ quyết định mua tăng T-72M1 của Liên Xô. Ban đầu, Dehli dự kiến sẽ mua một lượng nhỏ khoảng 200 chiếc để chờ đợi sản xuất xe tăng nội địa Arjun. Nhưng vì Arjun không đạt được độ tin cậy và thời gian phát triển kéo dài, Ấn Độ quyết định sản xuất bản sao được cấp phép của T-72M1 tại Avadi. Việc sản xuất loạt dnăm 1987. Trong đó, 175 chiếc lắp ráp từ các bộ phận được nhập từ Liên Xô, điều này hỗ trợ đáng kể cho ngành công nghiệp xe tăng Ấn Độ. Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S trong một cuộc duyệt binh của Quân đội Ấn Độ. Mục tiêu của các nhà thiết kế Ấn Độ là sản xuất loại tăng này với việc tối đa nội địa hóa lên đến 90% và có tên mới Ajeya. Hiện nay, T-72M1 và Ajeya là nền tảng của lực lượng tăng thiết giáp Ấn Độ. Đầu năm 1997, Nga đề nghị cài đặt hệ thống phòng thủ tích cực Arena lên các xe tăng T-72M nhằm đối phó với xe tăng T-80UD của Pakistan có được từ Ukraina (có một số khả năng ưu việt hơn T-72M1). Tuy nhiên, Ấn Độ quyết định mua xe tăng hiện đại T-90S của Nga để tiếp tục phát triển, sản xuất chúng theo giấy phép. Hiện nay, Ấn Độ trở thành quốc gia có lượng xe tăng T-90 hùng hậu vào bậc nhất thế giới. Dự kiến, đến năm 2020 Ấn Độ sẽ sở hữu hơn 1.600 xe tăng T-90S và được biên chế thành 21 trung đoàn. Tự lực phát triển tăng "nội địa" Bắt đầu từ năm 1972, nhằm thay thế cho Vijiayata, dự án xe tăng nội địa đã thu hút rất nhiều các công ty nổi tiếng nước ngoài như Krauss-Maffei, Renk và Diehl của Đức và Oldelft của Hà Lan. Nguyên mẫu Arjun được ra mắt lần đầu vào 1984, cho đến thời điểm này chi phí của dự án đã vượt quá 6 tỷ USD. Quá trình thử nghiệm thực hiện từ những năm 1990 nhưng mãi đến 2011 xe tăng này mới được biên chế trong Quân đội Ấn Độ. Arjun được bố trí theo kiểu cổ điển, người điều khiển được ngồi ở phía trước bên phải, tháp pháo ở khu vực trung tâm. Xạ thủ và chỉ huy được bố trí trong tháp pháo phía bên phải, bên trái là khu vực nạp đạn. Động cơ của xe tăng được bố trí vào phía sau. Ban đầu, xe dùng động cơ MTU MB838 Ka-501 của Đức với công suất 1.400 mã lực. Với động cơ này, Arjun của Ấn Độ nặng 59 tấn, đạt tốc độ 70 km/h trên đường bằng và 40 km/h trên địa hình gồ ghề. Arjun - niềm tự hào của ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ. Xe tăng có trang bị giáp tổng hợp mới Kanchan do Ấn Độ sản xuất, chúng được phát triển bởi Phòng thí nhiệm luyện kim Bộ quốc phòng Ấn Độ. Gần đây, một số nguồn thông tin không chính thức còn cho rằng, Ấn Độ có thể trang bị cho Arjun hệ thống phòng vệ chủ động Trophy của Israel. Ngoài ra xe tăng còn trang bị hệ thống bảo vệ NBC và hệ thống chữa cháy hoàn toàn tự động. Trong đó bao gồm máy hồng ngoại để phát hiện cháy và chữa cháy, hệ thống này kích hoạt trong vòng 200/1.000 giây, ở khoang lái và khoang động cơ là 15 giây làm gia tăng khả năng sống sót. Xe tăng Ấn Độ cũng được trang bị pháo 120mm có khả năng phóng tên lửa chống tăng LAHAT qua nòng, được làm bằng thép đặc biệt với công nghệ tiên tiến có lớp vỏ cách nhiệt. Ngoài ra trên xe tăng còn trang bị súng máy đồng trục 7,62 mm và súng phòng không 12,7 mm để bắn hạ các thiết bị bay tầm thấp. Hệ thống điều khiển hỏa lực của Arjiun gồm máy tính đạn đạo, máy đo xa laser, thiết bị ảnh nhiệt và kính viễn vọng. Theo các chuyên gia, hệ thống điều khiển hỏa lực thế hệ ba này cho phép các xạ thủ có thể phát hiện, xác định, theo dõi và tiêu diệt các mục tiêu ở cả hai trạng thái tĩnh và cơ động. Dù xe tăng nội Arjun được đánh giá khá cao về mọi mặt, nhưng tỉ lệ nội địa hóa cũng chưa hẳn đã là cao. Arjun sử dụng khá nhiều trang bị của nước ngoài. Vì vậy, ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ còn rất nhiều việc phải làm để có thể gọi Arjun là "made in India". Dường như, họ sẽ đặt niềm tin vào biến thể Mk.2 được cho là có tỉ lệ nội địa hóa 90%. Biến thể Arjiun Mk.2 sẽ được phục vụ trong lực lượng tăng thiết giáp vào năm 2014 và được cho là rất ấn tượng. Khác biệt cơ bản là tăng công suất động cơ lên 1.500 mã lực nhưng kích thước chỉ bằng 2/3 động cơ cũ, hệ thống vũ khí được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực mới và giáp phản ứng nổ, hệ thống dẫn hướng và kính ngắm đêm, hệ thống ảnh nhiệt, hệ thống liên lạc hiện đại hơn, nâng cấp hệ thống điều hòa nhiệt độ nhằm tăng hiệu quả chiến đấu trong điều kiện khắc nhiệt tại Ấn Độ |
Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012
>> Hành trình phát triển xe tăng của Ấn Độ
Nhãn:
Xe tăng T-90S,
Xe tăng Arjun,
Xe tăng Ấn Độ
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét