Nếu châu Âu bỏ cấm vận vũ khí Trung Quốc nghĩa là vô ơn với Mỹ, vì châu Âu được Mỹ bảo vệ, nhưng lại làm cho đối thủ của Mỹ mạnh hơn. Anh đang phát triển tàu sân bay HMS Queen Elizabeth. Ngày 18/4, trang mạng “Học giả Ngoại giao” Nhật Bản có bài viết nhan đề “EU cần duy trì lệnh cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc”. Theo bài viết, việc cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc của EU có ý nghĩa tượng trưng lớn hơn thực chất, chủ yếu là để bày tỏ phản đối, chứ không phải dựa vào đó để thay đổi hành vi của Bắc Kinh; mục tiêu không phải là tiến hành trừng phạt kinh tế, mà là để phát đi tín hiệu mạnh mẽ cho giá trị của châu Âu. Nhưng, đối với vấn đề thực hiện lệnh cấm, nội bộ EU thiếu sự đồng thuận. Mỗi nước căn cứ vào pháp luật, quyết sách của nước mình để giải thích, lập trường tập thể của EU thiếu tính thống nhất. Pháp luôn thúc đẩy dỡ bỏ cấm vận Trung Quốc. Tây Ban Nha và Hy Lạp cũng có lúc bày tỏ ủng hộ. Nhưng Anh và một số thành viên EU mới đến từ Liên Xô cũ thì bày tỏ phản đối. Những người chủ trương hủy bỏ cấm vận cho rằng, cấm vận vũ khí đã gây phiền phức cho quan hệ giữa châu Âu và Trung Quốc, gây trở ngại cho phát triển quan hệ đối tác chiến lược giữa EU và Bắc Kinh. Trong đó có thể có sự tính toán về thương mại, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, các công ty châu Âu rất muốn xóa bỏ các trở ngại xuất khẩu. EU hy vọng sau khi dỡ bỏ cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc, cho dù không bán vũ khí cho Trung Quốc, thì Trung Quốc cũng sẽ trả ơn bằng cách tăng mua hàng hóa của EU. Máy bay chiến đấu Typhoon của châu Âu. Gần đây, các nước châu Âu cắt giảm chi tiêu quân sự, khiến cho rất nhiều đơn đặt hàng trong nước của các công ty quốc phòng giảm xuống. Đồng thời, Mỹ vẫn không muốn mua hàng hóa quân dụng của châu Âu. Trong tình hình đó, bán vũ khí cho Trung Quốc giúp cho các công ty quốc phòng châu Âu giữ được nhân viên, phát triển kinh tế. Ngoài ra, lệnh cấm vận thực sự đã khích lệ Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển hàng hóa quân dụng và nâng cao trình độ chế tạo, từ đó làm suy yếu ưu thế chiến lược của phương Tây trong lĩnh vực này, cũng làm cho phương Tây càng khó nắm chắc trình độ phát triển vũ khí của Trung Quốc. Những điều này đương nhiên có lý do thuyết phục, nhưng những người ủng hộ duy trì cấm vận Trung Quốc càng có lý do vững chắc hơn. Trước hết, cấm vận không thể gây cản trở tăng trưởng mạnh mẽ thương mại và đầu tư song phương giữa Trung Quốc và châu Âu. Châu Âu đến nay là khu vực nhập khẩu lớn nhất của hàng hóa Trung Quốc, EU và Trung Quốc đều là đối tác thương mại lớn thứ hai của nhau. Ngoài ra, trong 20 năm qua, tình hình nhân quyền của Trung Quốc không được cải thiện rõ rệt, Mỹ lo ngại hủy bỏ cấm vận sẽ phát đi tín hiệu sai lầm cho Trung Quốc. Tàu hộ tống Gowind của Pháp. Mỹ còn lo ngại việc tăng cường quan hệ kinh tế thương mại và chính trị châu Âu-Trung Quốc có thể cản trở EU ủng hộ những nỗ lực của Mỹ ngăn chặn Trung Quốc và thúc đẩy Trung Quốc trỗi dậy theo cách không tạo ra mối đe dọa. Thương mại vũ khí giữa Trung Quốc và châu Âu sẽ làm tăng mức độ phụ thuộc lẫn nhau, EU có thể càng trở nên miễn cưỡng thách thức Bắc Kinh trong các vấn đề gây tranh cãi. Trước đây, khi quan hệ Nga và EU mật thiết, Mỹ đã gặp phải vấn đề này. Do hợp tác công nghiệp quốc phòng Âu-Mỹ rộng mở, các công ty của EU có thể chuyển nhượng công nghệ quân sự của Mỹ cho Trung Quốc. Điều này sẽ giúp Trung Quốc có được công nghệ quân sự hữu dụng đưa vào tự nghiên cứu phát triển vũ khí, từ đó tăng cường sức mạnh quân sự và khả năng răn đe cho Trung Quốc. Điều này cũng có nghĩa là giúp phát triển ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc, từ đó tăng sức cạnh tranh cho vũ khí xuất khẩu của Trung Quốc. Nội bộ EU phổ biến cho rằng, việc cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc cần được kết thúc vào một lúc nào đó. Nhưng hiện nay rõ ràng không phải là lúc vì vấn đề này mà gây ra một cuộc khủng hoảng xuyên Đại Tây Dương khác. Tàu ngầm kiểu mới do Trung Quốc tự sản xuất. Hiện nay, lực lượng quân sự của Mỹ chuyển sang châu Á để ứng phó tốt hơn với Trung Quốc. EU bán vũ khí cho Trung Quốc sẽ làm gia tăng mối lo ngại của Mỹ đối với sức mạnh quân sự của Trung Quốc, đồng thời còn làm cho người Mỹ cảm thấy người châu Âu vong ân bội nghĩa, được lợi từ sự hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Âu, nhưng vì lợi ích thương mại với Bắc Kinh lại hy sinh lợi ích an ninh chung xuyên Đại Tây Dương. |
Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012
>> EU vong ân bội nghĩa với Mỹ ???
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét