Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Mã Anh Cửu

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Mã Anh Cửu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mã Anh Cửu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

>> Đài Loan đổ thêm dầu vào chảo lửa "biển Đông"

Xung quanh căng thẳng giữa Philippines với Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough giới học giả Đài Loan nhận định tình trạng trên sẽ vẫn duy trì nhưng không leo thang thêm nữa, và cũng khó có thể xảy ra một vụ đụng độ hay xung đột quân sự, “vì như vậy vô hình chung Trung Quốc tạo cớ cho Mỹ tham gia sâu hơn vào vấn đề biển Đông”




http://nghiadx.blogspot.com
Lâm Úc Phương, một "ông nghị" Đài Loan luôn cổ súy và theo đuổi chính sách tăng cường sức mạnh quân sự trên đảo Ba Bình thuộc chủ quyền Việt Nam do Đài Loan chiếm đóng trái phép

Trong buổi điều trần cục An ninh quốc gia ngày hôm qua 21/5 của viện Lập pháp Đài Loan, Lâm Úc Phương, một Ủy viên viện Lập pháp yêu cầu viện Hành chính Đài Loan xây dựng một kết cấu mang tính vĩnh cửu trên bãi Bàn Than (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) để tuyên truyền cái gọi là "chủ quyền" của Đài Loan.

>> 1200 quả tên lửa Trung Quốc đặt Đài Loan trong tầm ngắm
>> Chiến tranh Trung Quốc - Đài Loan : Đâu dễ xảy ra

Sở dĩ đưa ra đề nghị này vì theo nhận định cá nhân của Lâm Úc Phương sau chuyến "thị sát" đảo Ba Bình (đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị lực lượng quân sự Đài Loan chiếm đóng trái phép - PV) hôm 30/4/2012 vừa qua cùng 2 viên "nghị sĩ" khác - Ủy viên viện Lập pháp.

Theo số liệu quan trắc vệ tinh Đài Loan đối với quần đảo Trường Sa (quan sát trái phép - PV), Lâm Úc Phương nhận định khu vực bãi Bàn Than (đang do Đài Loan kiểm soát trái phép - PV) nằm giữa đảo Sơn Ca và đảo Ba Bình thời gian gần đây có nhiều tàu cá Việt Nam hoạt động (trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam - PV), "nếu Đài Loan không xây dựng một kết cấu vĩnh cửu" nhằm tuyên bố cái gọi là "chủ quyền", bãi Bàn Than sẽ "có khả năng bị nước khác kiểm soát" - theo Lâm Úc Phương.

http://nghiadx.blogspot.com
Lâm Úc Phương (giữa) và 2 "ông nghị" khác của Đài Loan tham quan (trái phép) bãi Bàn Than thuộc chủ quyền Việt Nam ngày 30/4 vừa qua

Một "ông nghị" khác của Đài Loan, Trần Trấn Tương cho rằng thời gian vừa qua mọi biến động xung quanh vấn đề biển Đông mà không có sự tham dự của Đài Loan là "một điều đáng tiếc", tuy nhiên, Thái Đắc Thắng, Cục trưởng cục An ninh quốc gia khẳng định đơn vị này vẫn thường xuyên làm việc với Mã Anh Cửu, người đứng đầu chính quyền Đài Loan về "chính sách biển Đông".

Thái Đắc Thắng cho hay: "các bên có tranh chấp trên biển Đông đều "yêu cầu" Đài Loan không "liên thủ" với Bắc Kinh trong vấn đề tranh chấp biển Đông, và hiện tại về mặt thông tin chính thức Đài Loan vẫn chưa có ý định sẽ bắt tay với Bắc Kinh trong vấn đề biển Đông".

http://nghiadx.blogspot.com
Cục trưởng cục An ninh quốc gia Đài Loan, Thái Đắc Thắng

Xung quanh căng thẳng giữa Philippines với Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough giới học giả Đài Loan nhận định tình trạng trên sẽ vẫn duy trì nhưng không leo thang thêm nữa, và cũng khó có thể xảy ra một vụ đụng độ hay xung đột quân sự, “vì như vậy vô hình chung Trung Quốc tạo cớ cho Mỹ tham gia sâu hơn vào vấn đề biển Đông” – Đinh Thụ Phạm, Giám đốc viện Quan hệ quốc tế đại học Chính trị Đài Loan nhận xét.

Sau khi tái nhậm chức lãnh đạo tối cao Đài Loan nhiệm kỳ 2 hôm 20/5, ông Mã Anh Cửu tuyên bố trong một cuộc họp báo, Đài Loan thúc đẩy một chính sách gắn kết nhằm bảo vệ cái gọi là “chủ quyền” trên biển Đông và quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Tuy nhiên, ông Mã Anh Cửu không theo đuổi một quan điểm cứng rắn giống như Bắc Kinh.

http://nghiadx.blogspot.com
Ông Mã Anh Cửu, người vừa tái đắc cử vị trí lãnh đạo cao nhất của Đài Loan nhậm chức hôm 20/5 theo đuổi một chính sách trên biển Đông mang tính ôn hòa hơn Bắc Kinh

“Chúng ta (Đài Loan) nên thúc đẩy một thăm dò chung với các bên có đòi hỏi chủ quyền khác trên biển Đông và tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề này (tranh chấp chủ quyền biển Đông - PV)", ông Mã Anh Cửu trả lời câu hỏi của một nhà báo Mỹ.

Trong một động thái khác có liên quan, khi xảy ra căng thẳng trên bãi cạn Scarborough nhiều học giả hai bờ eo biển Đài Loan tiếp tục kêu gọi giới chức Bắc Kinh và Đài Loan bắt tay hợp tác bảo vệ cái gọi là “chủ quyền” của "China" (tên tiếng Anh của cả Trung Quốc và Đài Loan) đối với vấn đề biển Đông.

Tuy nhiên, nếu điều đó có xảy ra thì cũng chỉ có thể là một sự liên kết, “liên thủ” ngấm ngầm bởi việc liên kết hai bờ trong các hoạt động đàm phán hoặc mang tính bề nổi xoay tranh chấp chủ quyền biển Đông, Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV) sẽ động chạm đến chủ đề chính trị nhạy cảm giữa hai bờ eo biển Đài Loan cũng như tương lai chính trị của người cầm quyền trên hòn đảo này.

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

>> Thượng viện Mỹ 'bật đèn xanh' cho Đài Loan mua F-16



Gần 50% các Thượng nghị sỹ của Thượng viện Mỹ đồng ý bán thêm máy bay chiến đấu F-16 mới cho Đài Loan.

Các Thượng nghị sỹ Mỹ cho rằng, nếu không bán thêm các máy bay chiến đấu F-16 mới cho Đài Loan, hòn đảo này sẽ mất dần khả năng tự vệ trước sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc.

Tại một buổi điều trần tại Thượng viện Mỹ về việc bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Thương mại Gary Locke làm đại sứ tại Trung Quốc, Thượng nghị sỹ Robert Menendez cho biết, 40 thành viên của Thượng viện sẽ gửi một lá thư cho Tổng thống Obama thúc giục bán máy bay chiến đấu F-16 cho Đài Loan.

Ông Menendez cho biết rất quan tâm đến tốc độ chi tiêu cho quân sự của Trung Quốc, Mỹ cần đưa ra một quyết định về việc bán máy bay chiến đấu cho Đài Loan. “Nếu chúng ta rời bỏ Đài Loan, tôi nghĩ rằng điều đó sẽ làm trầm trọng thêm tình hình” Thượng nghị sỹ Menendez nói.

Rất hiếm khi cùng một lúc có nhiều nhà lập pháp gửi thư cho Tổng thống, do đó, Thượng nghị sỹ Menendez hy vọng rằng Bộ trưởng Locke sẽ ủng hộ việc bán F-16 cho Đài Loan.

Bộ trưởng Bộ Thương mại Gary Locke cho biết: “Mỹ đứng bên cạnh Đài Loan để đảm bảo rằng họ có thể bảo vệ mình và khả năng tự vệ của họ sẽ không bị sói mòn”.

Bắc Kinh luôn xem Đài Loan là một bộ phận không thể tách rời, mọi khả năng đều được đặt ra, ngay cả một chiến dịch quân sự để thu phục hòn đảo này.



Đài Loan vẫn đang mong muốn sở hữu thêm các máy bay chiến đấu F-16 mới, nhằm duy trì khả năng tự vệ.

Mỹ đã thiết lập ngoại giao với Bắc Kinh vào năm 1979, cùng với thời điểm đó Quốc hội Mỹ cũng đã thông qua Đạo luật quan hệ với Đài Loan. Trong đó, có điều khoản yêu cầu chính quyền cung cấp vũ khí để đảm bảo khả năng phòng thủ của Đài Bắc.

Năm 2010, Mỹ đã phê duyệt hợp đồng bán vũ khí trị giá 6,4 tỷ USD cho Đài Loan, bao gồm hệ thống tên lửa phòng không Patriot, trực thăng Black Hawk, nhưng không có các máy bay chiến đấu F-16 mới. Hợp đồng này đã khiến Bắc Kinh tức giận, sau đó, quan hệ ngoại giao quân sự giữa đôi bên bị cắt đứt suốt năm 2010.

Dù quan hệ ngoại giao giữa Đài Bắc và Bắc Kinh đang có những cải thiện rõ rệt, song Tổng thống Mã Anh Cữu vần nhiều lần yêu cầu Mỹ bán máy bay chiến đấu F-16 mới, thậm chí là cả tàu ngầm.

Sau chuyến thăm của Bộ trưởng Gates đến Bắc Kinh đầu năm 2011, các nhà phân tích chính trị cho rằng, nhiều khả năng Đài Bắc sẽ không còn cơ hội để sở hữu thêm các máy bay chiến đấu F-16 mới.

Tuy nhiên, mọi chuyện đang đi theo chiều hướng ngược lại, kể từ sau chuyến thăm của Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bình Đức đến Mỹ. Đặc biệt sau những lời phát biểu của ông tại đây.

Như vậy, với việc đa số các Thượng nghị sỹ trong Thượng viện Mỹ “bật đèn xanh” bán F-16 cho Đài Loan, Đài Bắc đang đứng trước cơ hội hiến có để sở hữu thêm các máy bay chiến đấu mới. Nếu điều này được thông qua, Washington sẽ phải đối mặt thái độ của Bắc Kinh.
[BDV news]


Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011

>> Trung Quốc ép Đài Loan chạy đua vũ trang



Lo ngại sức mạnh quân sự Trung Quốc, Đài Loan tích cực phát triển các loại vũ khí trang bị hiện đại để nâng cao khả năng phòng thủ.


Đài Loan cho rằng mặc dù quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan có cải thiển trong thời gian qua, nhưng Trung Quốc vẫn là mối đe dọa quân sự tiềm tàng đối với hòn đảo này.

Đài Bắc không có ý định chạy đua vũ trang, nhưng họ luôn cho rằng cần phải hiện đại hóa quân đội, tổ chức tuyến phòng thủ để sẵn sàng đối phó với một cuộc chiến phi đối xứng. Đồng thời, Đài Bắc còn có ý gia tăng sức mạnh quân sự nhằm đối phó với nhưng tranh chấp biển đảo trong khu vực.

Vũ trang bằng vũ khí nội địa

Đầu tháng 5/2011, Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan đã công bố việc sản xuất các tên lửa “Hùng Phong 3” (HF-3) và dự kiến trong tương lai có thể sẽ sản xuất cả tên lửa bố trí cơ động trên bộ.

Không chỉ vậy, Đài Loan đã bắt đầu triển khai tên lửa HF-3 trên các tàu chiến nhằm đối phó với sức mạnh của hải quân của Trung Quốc.

Theo đó, tên lửa loại này sẽ được trang bị cho 8 tàu khu trục và 7 tàu tuần tra trong một dự án trị giá 413 triệu USD. HF-3 là tên lửa siêu âm đầu tiên do Đài Loan phát triển, có tầm bắn khoảng 130 km, vận tốc 2.300 km/h.

Dự kiến, đến năm 2012, Đài Loan sẽ đóng loại tàu chiến lớp Corvette mới và sẽ bàn giao cho Hải quân vào năm 2014 (>> chi tiết). Các tàu mới sẽ đóng theo công nghệ tàng hình và sẽ được trang bị các tên lửa hành trình chống hạm HF-2 và HF-3.

Theo thứ trưởng quốc phòng Đài Loan Lin Yupa, Đài Loan đóng các tàu này nhằm đối phó với Hải quân của Trung Quốc.



Tên lửa đối hạm “Hùng Phong 3” (HF-3) của Đài Loan.


Trước đó, ngày 7/4/2011 Đài Loan đã hạ thủy 10 xuồng cao tốc gắn tên lửa tự chế để biên chế cho lực lượng hải quân.

Đài Loan cũng đang đóng thêm 10 tàu cao tốc tàng hình Kuang Hua 6, được trang bị 4 tên lửa hạm đối hạm để thay thế cho các tàu loại Seagull đã lõi thời.

Ngày 26/1/2011, tại một cầu cảng phía Nam thành phố Cao Hùng, Đài Loan đã hạ thủy 2 tàu tuần dương mới mang tên Tainan và Hsunhu 77 tự thiết kế và chế tạo.

Tàu Tainan có tải trọng 2.000 tấn, dài 99m, rộng 13m, vận tốc tối đa 24 hải lý/giờ, tầm hoạt động 13.500km, có thể mang 1 trực thăng vũ trang trên boong, được dùng để tuần tra trên biển. Tàu Hsunhu7, tải trọng 1.000 tấn, tầm hoạt động 27.000km.



Tàu cao tốc tàng hình Kuang Hua 6.

Hợp tác quân sự với Mỹ

Ở một số dự án, việc tăng cường mua sắm vũ khí trang bị không phải chạy đua vũ trang, mà là để thay thế một số vũ khí đã quá cũ, không đủ khả năng phòng thủ cho các hòn đảo. Song song với việc tự nghiên cứu chế tạo vũ khí trang bị, Đài Loan còn tích cực mua sắm và nâng cấp vũ khí.

Ngày 25/2/2011 Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu ngỏ ý với Mỹ muốn mua các máy bay F-16C/D và tàu ngầm chạy bằng diesel của Mỹ (>> chi tiết) để tăng cường khả năng tự vệ.

Mới đây, ngày 12/5, Tổng thống Mã Anh Cửu lại một lần nữa hối thúc Mỹ bán cho Đài Loan các loại vũ khí trang bị như đề nghị trước đây. Tổng thống Mã Anh Cửu nhấn mạnh, chỉ có sự cam kết mạnh mẽ và sự hỗ trợ bằng uy tín của Mỹ tại Đông Á mới có thể bảo đảm cho hòa bình và ổn định trong khu vực này.

Cụ thể, Đài Loan đề nghị Mỹ nâng cấp các máy bay F16A/B Block 20 hiện có. Theo đó, Mỹ sẽ giúp Đài Loan nâng cấp 150 máy bay F-16A/B Block 20 lên chuẩn mới hiện đại hơn. Trong tương lai gần, những máy bay này sẽ được trang bị hệ thống điện tử hiện đại cho buồng lái; được trang bị động cơ và hệ thống radar cải tiến có khả năng tác chiến tầm xa, chống nhiễu điện tử và có thể mang được tên lửa đối không tầm trung AIM -120 phiên bản C5 và C7.

Tăng cường tập trận

Ngày 18/1/11, tại căn cứ quân sự Jiu-peng ở phía Nam Đài Loan, Lực lượng vũ trang Đài Loan tiến hành diễn tập phòng không bắn đạn thật, với tình huống giả định là các máy bay chiến đấu của đối phương xâm lược Đài Loan, nhằm nâng cao khả năng tác chiến của các đơn vị phòng không.

Đây là một động thái của Đài Bắc thể hiện quyết tâm trong việc bảo vệ hòn đảo này, sau khi Trung Quốc tiến hành bay thử máy bay chiến đầu tàng hình J-20.

Tham gia cuộc diễn tập này có 12 đơn vị của Lữ đoàn cơ động đường không số 602 của Lục quân, Lữ đoàn số 77 của Thủy quân lục chiến và Liên đội chiến đấu số 427 của Không quân với biên chế máy bay F-CK-1A/B.

Các khoa mục gồm các chiến thuật, chiến lược tác chiến, phản công đường không có bắn nhiều loại tên lửa như: Thiên cung, Hawk, Sparow, Avenger Stinger, Cobra, MICA Thiên Tiễn-1 và Thiên Tiễn-2 từ các bệ phóng mặt đất và các may bay chiến đấu.

Ngoài ra, từ đầu năm 2011 đến nay, Đài Loan đã tổ chức 3 đợt huấn luyện quân sự. Gần đây nhất vào ngày 19/3/2011 Đài Loan đã triển khai Biên đội huấn luyện viễn dương gồm tàu tiếp tế Vũ Di, tàu hộ vệ Thừa Đức và tàu hộ vệ Trịnh Hòa đến Nam Thái Bình Dương thực hiện nhiệm vụ huấn luyện và kết hợp ngoại giao.

Đài Loan đang thực sự quan ngại trước sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Để đối phó với vấn đề này, Đài Loan sẽ tiếp tục tăng cường phát triển tiềm lực quân sự hơn nữa để sãn sang đương đầu với những nguy cơ đe dọa.
[BDV news]


Thứ Tư, 4 tháng 5, 2011

>> Tên lửa Đài Loan đưa Bắc Kinh vào tầm bắn



Đài Loan đã phát triển một loại tên lửa có khả năng vươn tới Bắc Kinh và đã thử nghiệm thành công tên lửa này 3 năm trước, báo chí Đài Loan đưa tin.



Nguồn tin được dẫn lời cựu bộ trưởng quốc phòng Đài Loan Michael Tsai.

Theo đó, Quân đội Đài Loan đã bắn thử thành công tên lửa tầm trung gian này vào đầu năm 2008, trong một vụ thử bí mật có sự tham gia của Tổng thống Đài Loan khi đó là Trần Thủy Biển. Điều này được ông Tsai tiết lộ trong hồi ký xuất bản trong tuần này.

Ông Tsai không nói rõ tầm bắn của tên lửa, song tờ United Daily News nói rằng, tên lửa này có khả năng với tới các thành phố chủ chốt của Trung Quốc, trong đó có Bắc Kinh, Thành Đô và Thẩm Dương với tầm bắn 2.000 km.




ÔNg Michael Tsai.


Theo tờ báo này, ông Tsai là quan chức đầu tiên xác nhận Đài Loan đã phát triển công nghệ tên lửa tầm trung, dù trước đó báo chí địa phương đã đưa tin Đài Loan có khả năng về tên lửa tầm trung.

Ông Stephen Young, thực tế là đại diện của Mỹ ở Đài Bắc, bày tỏ quan ngại về vụ thử, song ông Tsai trấn an rằng Đài Loan sẽ không phát động bất kỳ cuộc tấn công nào.

Trong hồi ký của mình, ông Tsai viết, theo tình báo Đài Loan và Mỹ, Quân đội Trung Quốc đã sẵn sàng phát động chiến tranh nếu ứng cử viên thân Bắc Kinh Mã Anh Cửu thất cử tổng thống năm 2008.

Quan hệ Trung - Đài căng thẳng dưới thời Trần Thủy Biển làm tổng thống Đài Loan (2000-2008) và đã hòa dịu đáng kể từ khi Mã Anh Cửu làm tổng thống vào tháng 5/2008.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực chống Đài Loan nếu hòn đảo này tuyên bố độc lập. Điều này khiến Đài Loan ráo riết tăng cường quân bị để phòng thủ.


[BDV news]


Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

>> Đài Loan lập hải đội tàu tên lửa mới



[BDV news]Tổng thống Đài Loan, Mã Anh Cửu chào mừng sự ra đời của đội tàu tên lửa mới vào ngày 7/4.

Tổng thống Mã Anh Cửu đích thân tham dự buổi lễ khai trương tại quân cảng Suao, đông bắc Đài Loan.

Ông Mã Anh Cửu cam kết tăng cường tiềm lực quân sự nhằm đối phó với sức mạnh quân sự từ Trung Quốc.

Hải đội bao ngồm 10 tàu tên lửa được chế tạo tại Đài Loan.



Tên lửa Hsiungfeng II được trang bị cho đội tàu mới.

Ông Mã Anh Cửu có xu hướng thân thiện với Bắc Kinh và cho rằng mối quan hệ giữa hai quốc gia đã “nồng ấm” hơn nhiều kể từ khi ông nhậm chức vào năm 2008. Tuy nhiên, tổng thống Đài Loan không từ bỏ các biện pháp đề phòng Trung Quốc.

Hiện nay, Trung Quốc vẫn tuyên bố Đài Loan là một phần đất thuộc chủ quyền của quốc gia này. “Chúng ta không thể ngơi nghỉ trong quá trình xây dựng quân đội”, ông Mã Anh Cửu nói.

Ông Mã phủ nhận ý kiến cho rằng Đài Loan đang chạy đua vũ trang với Trung Quốc, do có sữ khác biệt rất lớn trong qui mô kinh tế giữa đảo Đài Loan và Trung Quốc đại lục.


Tàu lớp Seagull lỗi thời sẽ được thay thế hoàn toàn bằng thế hệ tàu mới.


Dù vậy, “Đài Loan vẫn duy trì một lực lượng tự vệ nhỏ nhưng tinh nhuệ, hoạt động theo đường lối “chiến tranh phi đối xứng”, ông Mã nói.

“Chiến tranh phi đối xứng” là thuật ngữ để chỉ chiến tranh giữa hai phe với tương quan lực lượng khác nhau. Phía yếu hơn sử dụng chiến thuật và chất lượng để cân bằng với số lượng.

Hải quân Đài Loan tiết lộ, sẽ chế tạo thêm 10 tàu tên lửa và bàn giao vào cuối năm 2011. Khi đó, Hải quân Đài Loan sẽ có khoảng 30 tàu loại này.

Những tàu tên lửa này được sử dụng để thay cho tàu lớp Seagull nặng 50 tấn đã lỗi thời. Mỗi tàu chiến này nặng 171 tấn, được trang bị 4 tên lửa Hsiungfeng II.


Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

>> Đài Loan điều tra lỗi kỹ thuật của tên lửa nhập ngoại



[BDV news] Giới lãnh đạo quân sự Đài Loan vào cuộc điều tra nhằm tìm ra lỗi kỹ thuật của loại tên lửa AIM-7 Sparrow.
Phát ngôn viên lực lượng không quân Đài Loan, Pan Kung-shiao cho biết hai tên lửa gồm tên lửa AIM-7 Sparrow do Mỹ chế tạo và tên lửa MICA do Pháp sản xuất đã không đạt yêu cầu.

Trong vụ thử ngày 23/3/2011, 6 trong số 19 tên lửa đã bắn trượt mục tiêu hoặc không phát nổ.

Sau vụ thử nghiệm, Lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu đã nói với báo giới rằng: “Tôi không hài lòng với kết quả này. Tôi hy vọng quân đội sẽ tìm ra nguyên nhân và cải thiện việc tập luyện”.

Trong khuôn khổ cuộc thử nghiệm ngày 23/3 có sự hiện diện của tên lửa và tên lửa không đối không MICA. Không quân Đài Loan đã kết hợp cùng các chuyên gia từ các hãng sản xuất tên lửa này là Raytheon của Mỹ và MBDA của Pháp để tìm ra nguyên nhân.




Tên lửa MICA do pháp chế tạo.

Theo Phát ngôn viên Pan Kung-shiao, tên lửa được bắn đúng với các quy tắc về kỹ thuật và không có bất kỳ sai sót nào. Tuy nhiên, tên lửa lại không phát nổ hoặc đi lệch mục tiêu.

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011

>> Trung Quốc triển khai 'siêu' tên lửa nhắm vào Đài Loan



Cục trưởng Cục an ninh Đài Loan Tsai Teh-sheng vừa thông báo: “Trung Quốc triển khai loại tên lửa mới, rất mạnh là Đông Phong 16 nhắm vào Đài Loan. Đây là tên lửa tầm xa và nó tăng sự đe dọa Đài Loan”.
Ông Tsai từ chối cung cấp thông tin chi tiết về kỹ thuật của tên lửa mới của Trung Quốc; cũng như số lượng tên lửa mà Trung Quốc triển khai nhưng khẳng định Đông Phong 16 là tên lửa mạnh nhất của Bắc Kinh từng nhắm vào Đài Bắc.




Nhiều chuyên gia quân sự Đài Loan dự đoán Trung Quốc hiện có hơn 1.600 tên lửa nhắm vào hòn đảo này. Chúng chủ yếu được đặt ở Phúc Kiến và Giang Tây.

Liberty Times dẫn một nguồn tin quân sự Đài Loan giấu tên cho biết, ngoài việc tăng số tên lửa, Trung Quốc còn sửa chỉnh sửa nhiều máy bay chiến đấu cũ, biến chúng thành những máy bay không người lái với sự trợ giúp công nghệ của Israel. Mục đích cuối cùng là giúp các chiến đấu cơ này thoát khỏi hệ thống phòng không Đài Loan và tiêu diệt các mục tiêu quan trọng trên đảo.

Ở tầm cao hơn, Trung Quốc triển khai 45 trong tổng số 60 vệ tinh trên vũ trụ thu thập tin tức tình báo cho các hoạt động quân sự.

Nhà phân tích Lin Cheng-yi của Học viện Academia Sinica khẳng định, Trung Quốc không còn diễn tập quân sự ở Phúc Kiến, khu vực đối diện Đài Loan mà chuyển sang các khu vực khác nhưng Bắc Kinh chưa bao giờ dừng việc tăng cường sức mạnh vũ trang, gia tăng các hoạt động quân sự tại các khu vực miền Nam, Bắc, thậm chí là phía Đông Đài Loan, tới tận Guam.

Còn theo Bộ Quốc phòng Mỹ, từ khi ông Mã Anh Cửu lên lãnh đạo Đài Loan, quan hệ đôi bờ ấm hẳn lên nhưng Trung Quốc vẫn chưa loại trừ khả năng dùng quân đội thống nhất Đài Loan.


Quan hệ đôi bờ ấm lên nhưng Trung Quốc vẫn tăng cường vũ khí nhắm vào Đài Loan.

Do đó, Đài Loan rất tích cực tăng cường vũ trang nhưng do "ngại" Trung Quốc, chẳng mấy nước dám bán cho Đài Loan thứ gì, ngay cả Mỹ cũng không phải ngoại lệ.

Tới nay, Washington chuyển giao cho đảo một số loại vũ khí và mỗi lần làm vậy, họ lại bị Trung Quốc phản đối gay gắt. Điển hình là thương vụ bán 6,4 tỷ USD vũ khí cho Đài Loan hồi tháng 1/2010, khiến quan hệ Bắc Kinh-Washington lạnh nhạt.

Sau vụ này, có lẽ Mỹ "chùn tay" nên từ đó tới nay, Mỹ chỉ làm rất ít để đối phó với tình trạng mất cân bằng về quân sự ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc với Đài Loan.

(theo AP news )

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang