Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Đà Nẵng

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đà Nẵng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đà Nẵng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

>> Hình ảnh tàu Hải quân Mỹ thăm Việt Nam



Hoạt động giao lưu giữa hải quân 2 nước bắt đầu từ ngày 15/7 nhằm kỷ niệm 16 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ.


Dưới đây là một số hình ảnh các tàu Hải quân Mỹ cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng:



Chiến hạm USS Chung-Hoon (DDG-93) dẫn đầu đoàn tàu Hải quân Mỹ tiến vào cảng Tiên Sa, Đà Nẵng.




Thủy thủ tàu USNS Safeguard làm lễ thượng cờ 2 nước.




Cờ 2 nước Việt Nam, Hoa Kỳ được treo trên tàu USNS Safeguard.




Lãnh đạo TP Đà Nẵng và đại diện Quân đội Nhân dân Việt Nam chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện ĐSQ Mỹ và hạm trưởng các tàu Hải quân Mỹ.


[BDV news]


Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011

>> Chiến hạm Nga thăm Đà Nẵng



10h sáng nay (7/05/2011), tàu chiến hạm đội Thái Bình Dương (Nga) đã cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), bắt đầu chuyến thăm và giao lưu tại thành phố này.






Tàu chiến hạm đội Thái Bình Dương thăm Đà Nẵng. Ảnh: Minh Nhật.


Đội tàu chiến hạm đội Thái Bình Dương do Trung tá hải quân Kovalev Ivan Alexandrovich làm chỉ huy. Theo lịch trình, từ ngày 7/5 đến 11/5, chỉ huy, sĩ quan, thủy thủ đoàn sẽ tổ chức thi đấu bóng chuyền hữu nghị với đội bóng của Bộ Tư lệnh vùng 3 Hải quân và tham quan một số danh lam thắng cảnh của thành phố Đà Nẵng…

Đặc biệt, vào ngày 9/5 sẽ diễn ra lễ bàn giao bia tưởng niệm các quân nhân Nga hy sinh tại Việt Nam và lễ đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ thành phố Đà Nẵng do Công ty Vietsovpetro và phía Nga tổ chức.


Thủy thủ trên tàu sẽ có các hoạt động giao lưu với các chiến sĩ thuộc Bộ Tư lệnh vùng 3 Hải quân. Ảnh: Minh Nhật.


Chuyến thăm lần này của tàu Hải quân Nga góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Liên bang Nga nói chung, quân đội hai nước nói riêng.

Cụm tàu này vừa hoàn tất chuyến hộ tống an ninh cho các tàu hàng Nga tại khu vực châu Phi trở về.

[Vnexpress news]


Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

>> Tuần dương hạm Pháp cập cảng Hải Phòng



Chiến hạm Le Vendémiaire hôm qua tới Hải Phòng, bắt đầu chuyến thăm kéo dài 5 ngày từ 25 đến 30/4. Khi nhổ neo tàu sẽ mang theo một thuỷ thủ Việt Nam tham gia thực tập trên chiến hạm này.



Đây là lần thứ ba tàu Le Vendémiaire đến thăm Việt Nam và lần thứ hai tới Hải Phòng kể từ lần đầu tiên năm 2001. Năm 2005 tàu này từng ghé thăm cảng miền trung Đà Nẵng. Ngoài ra các chiến hạm Pháp cũng liên tiếp có những chuyến thăm Việt Nam trong 3 năm gần đây.





Tuần dương hạm Le Vendémiaire tại cảng Hải Phòng. Ảnh: Đình Nguyễn


Thuyền trưởng Le Vendémiaire là Stanislas de Chargeres cho biết, khi tàu nhổ neo rời Hải Phòng sẽ có một thủy thủ của Việt Nam đi theo tham gia chương trình thực tập trên hải trình từ Hải Phòng tới Sihanoukville (Campuchia). Theo ông, cùng với các chuyến thăm của tàu chiến Pháp, việc một thuỷ thủ Việt Nam thực tập trên tàu Le Vendémiare cho thấy những tiến triển lớn trong quan hệ hợp tác giữa hải quân hai nước.

Trong 5 ngày thăm Hải Phòng, chỉ huy và thuỷ thủ tàu Le Vendémiaire đến chào xã giao lãnh đạo thành phố Hải Phòng, Bộ tư lệnh Hải quân, Bộ tư lệnh quân khu III. Thuỷ thủ trên tuần dương hạm cũng thi đấu giao hữu bóng chuyền với thủy thủ quân đội nhân dân Việt Nam. Đại diện quân đội Việt Nam và sinh viên Đại học Hàng hải Hải Phòng cũng sẽ lên thăm tàu Pháp.


Tháp pháo 100 mm tại phần mũi tuần dương hạm Le Vendémiaire.



Trung tá Stanislas de Chargeres, thuyền trưởng tàu Le Vendémiaire.



Nội thất ấm cúng trong phòng khách trên tàu.



Trực thăng trên bãi đáp phía sau tuần dương hạm.



Hệ thống radar dẫn đường và xác định mục tiêu.



Một nữ thuỷ thủ đứng gác bên chiếc trực thăng trên tàu.



Tuần dương hạm Le Vendémiaire neo lại Hải Phòng trong 5 ngày.


Tuần dương hạm Le Vendémiaire nằm trong lô gồm 5 chiếc tương tự của hải quân Pháp được đóng năm 1993, có chức năng đảm bảo chủ quyền của nước này trên các vùng biển khác nhau. Tàu có chiều dài 93 mét, rộng 14 mét và độ mớn nước là 4,5 mét, với thủy thủ đoàn gồm 93 người.

Trên tàu trang bị một máy bay trực thăng, một tháp pháo 100 mm, hai tên lửa hạm đối hạm, hai súng máy F2 20 mm và 4 súng máy 12,7 mm. Le Vendémiaire đóng căn cứ tại New Caledonia (Tân Đảo), cho thấy Pháp là nước châu Âu duy nhất có vùng lãnh thổ và lực lượng hải quân thường trực tại vùng Thái Bình Dương.


[Vnexpress news]


Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

>> "Đo" sức mạnh của chiến hạm Nga sắp sang thăm Việt Nam



Ngày 7/5 tới, chiến hạm săn ngầm của Nga mang tên Đô đốc Vinogradov sẽ tới Đà Nẵng, bắt đầu chuyến thăm 6 ngày tới Việt Nam. Đây được coi là một trong những sát thủ tiêu diệt tàu ngầm đáng sợ nhất hiện có trong trang bị của Hạm đội Thái Bình Dương.

Dự án 1155 và chiến hạm săn ngầm cỡ lớn lớp Udaloy Chiến hạm săn ngầm Đô đốc Vinogradov thuộc Dự án 1155 của Liên Xô cũ. Con tàu này được sản xuất trong loạt chiến hạm thuộc lớp khu trục săn ngầm Udaloy, gồm Udaloy I và II nhằm tăng cường sức mạnh cho Hải quân Xô Viết. Theo kế hoạch ban đầu, Liên Xô muốn chế tạo 15 chiếc khu trục săn ngầm. Tuy nhiên, tất cả chỉ có 13 chiếc được hoàn thành, trong đó có 1 chiếc thuộc lớp Udaloy II. Trong số 13 chiếc, hiện chỉ còn 8 chiếc phục vụ trong Hải quân Nga.

Bắt đầu từ những năm 1970, Liên Xô phát triển học thuyết phát triển các loại tàu mặt nước đặc dụng nhằm chiếm lĩnh ưu thế trên biển và đại dương. Giới lãnh đạo Liên Xô cho rằng cần phải chế tạo những con tàu cỡ lớn và có khả năng chiến đấu đa dạng. Khi đó, 2 phương án đã được đề xuất là Dự án tàu khu trục 956 và Dự án tàu khu trục săn ngầm 1155. Dự án tàu khu trục săn ngầm 1155 sau đó đã cho ra đời các chiến hạm lớp Udaloy I và II. Các phiên bản Udaloy được cho là tương đương với tàu khu trục lớp Spruance của Mỹ. Udaloy được thiết kế dựa trên nguyên mẫu lớp Krivak và nhấn mạnh tính năng săn ngầm hơn khả năng đối hạm và phòng không.



Với trọng tải lớn và tầm hoạt động xa, Đô đốc Vinogradov giúp Hải quân Nga giữ được vẫn duy trì được các lợi ích tại khu vực Thái Bình Dương


Hiện nay, 8 chiếc khu trục săn ngầm cỡ lớn thuộc lớp Udaloy còn trong trang bị Hải quân Nga gồm các tàu: Phó Đô đốc Kulakov (Hạm đội Biển Bắc, đang trong quá trình đại tu); Nguyên soái Shaposhnikov (Hạm đội Thái Bình Dương); Severomorsk (Hạm đội Thái Bình Dương); Đô đốc Levchenko (Hạm đội Biển Bắc); Đô đốc Kharlamov (Hạm đội Biển Bắc); Đô đốc Panterleyev (Hạm đội Thái Bình Dương); Đô đốc Chabanenko (chiến hạm duy nhất thuộc lớp Udaloy II được nâng cấp từ Udaloy I vào năm 1999 và thuộc biên chế Hạm đội Biển Bắc) và cuối cùng là Đô đốc Vinogradov (Hạm đội Thái Bình Dương).

“Số đo” chung của Đô đốc Vinogradov
Chiến hạm Đô đốc Vinogradov được phương Tây liệt vào loại tàu khu trục có trang bị tên lửa. Tàu được khởi công xây dựng vào 5/2/1986 tại nhà máy đóng tàu Yaltar ở Leningrad. Năm 1987 tàu được hạ thủy để tiếp tục hoàn thiện và đến năm 1989, tàu chính thức được trang bị cho Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô. Hiện nay, Đô đốc Vinogradov thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga. Tàu từng tham gia các hoạt động quân sự tại Vùng Vịnh vào các năm 1990, 1993 và hiện đang tham gia sứ mạng chống cướp biển trên vịnh Aden.


Chiến hạm săn ngầm Đô đốc Vinogradov (572) tại căn cứ của Hạm đội Thái Bình Dương


Tàu Đô đốc Vinogradov có chiều dài 163 m, rộng 19 m và cao 7,8 m. Tàu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 6.840 tấn và lượng giãn nước tối đa lên tới 7.480 tấn. Số lượng thủy thủ trên tàu hiện là 293 người. Với tốc độ tối đa đạt 29,5 hải lý/giờ, Đô đốc Vinogradov có tầm hoạt động trên 6.500 km nên có thể vươn ra các khu vực biển và đại dương cách xa nước Nga.

Hệ thống điện tử đồ sộ
Các loại radar thông thường trên tàu bao gồm: radar tìm kiếm trên không MR-760MA Fregat-MA/Top plate-3D, radar tìm kiếm trên không và trên biển MR-320M Topaz-V/Strut Pair. Các thiết bị điều khiển hỏa lực gồm: hệ thống Lesorub-5, 2 radar kiểm soát bắn MR-360 Podkat/Cross Sword dành cho SA-N-9.


Hệ thống điện tử đồ sộ biến chiến hạm săn ngầm Đô đốc Vinogradov trở thành kẻ đáng sợ săn lùng và tiêu diệt tàu ngầm


Để hỗ trợ săn tìm tàu ngầm, Udaloy lắp đặt một loạt thiết bị định vị gồm: bộ thiết bị định vị thủy âm MGK-355 Polinom với định vị thủy âm đặt ở mũi tàu Orion/Horse Jaw Bow và định vị Horse Tail.

Ngoài ra, Udaloy còn trang bị hệ thống giàn phóng mồi bẫy PK-2. PK-2 gồm các ống phóng mồi bẫy, rocket mồi bẫy và radar điều khiển.

Vũ khí săn ngầm cực mạnh
Tổ hợp tên lửa SS-N-14 được dùng cho cả hai nhiệm vụ săn ngầm và đối hạm. Tên lửa thiết kế dựa trên tên lửa SS-N-9 (hay còn gọi là P-120 Malakhit), đạn tên lửa SS-N-14 có trọng lượng gần 4 tấn và dài 7,2m. Tên lửa SS-N-14 trang bị một động cơ đẩy nhiên liệu rắn, mang được các loại đầu đạn khác nhau phù hợp cho từng nhiệm vụ đảm nhiệm.


Các ống phóng tên lửa SS-N-4 được bố trí ngay sau 2 pháo hạm AK-100


Khi sử dụng săn ngầm, SS-N-14 mang ngư lôi săn ngầm hoặc bom phá tàu ngầm. Trong giai đoạn hành trình, nó bay cách mặt biển 400m. Sau khi xác định được cự ly khoảng cách mục tiêu, tên lửa “nhả” ngư lôi hoặc bom phá để tấn công tàu ngầm. Tầm bắn trong tác chiến săn ngầm từ 5-50km.

Còn khi dùng chống hạm, tên lửa mang đầu đạn nặng 185kg, bay cách mặt biển 15m. Tầm bắn khoảng 10-50km.

Tên lửa SS-N-14 được điều khiển theo phương thức dẫn đường vô tuyến. Tốc độ tối đa đạt được trong hành trình bay là Mach 0,95.

Giống như các “anh em” thuộc lớp Udaloy, Đô đốc Vinogradov được trang 8 tên lửa SS-N-14, luôn gây ra nỗi kinh hoàng cho tàu ngầm đối phương mỗi khi xuất hiện.

Ngoài ra, tàu còn được trang bị giàn phóng rocket chống ngầm (ASWRL) RBU-6000 do Liên Xô phát triển từ năm 1960. RBU-6000 thiết kế với 12 ống phóng cỡ 213mm, đạn rocket không điều khiển RGB-60 và hệ thống kiểm soát bắn Burya. Thông thường một loạt bắn của RBU-6000 từ 1, 2, 4, 8 hoặc 12 quả cùng lúc. Sau khi bắn hết nó được nạp từng viên đạn thông qua thiết bị nạp đạn tự động 60UP. Kho đạn dữ trữ chứa khoảng 72 tới 96 quả đạn Rocket.


Giàn phóng rocket chống ngầm (ASWRL) RBU-6000


Đạn RGB-6000 mang đầu đạn nặng 25kg, có tầm bắn từ 350m tới 5.800m, xuyên sâu xuống mặt nước tới 500m. Trên tàu còn có 2 cụm phóng lôi RPK-2 Viyuga (hay còn gọi là SS-N-15) 533mm.

Sẵn sàng đối đầu mối đe dọa trên không
Tuy tính năng chính Đô đốc Vinogradov là săn ngầm, nhưng nó cũng được trang bị các loại tên lửa và pháo pháo phòng không để đối phó với các mối đe dọa từ trên không.

Hỏa lực phòng không của tàu gồm tổ hợp tên lửa đối không SA-N-9 “bàn tay sắt” (Nga gọi là 3K95 Kinzhal) phát triển dựa trên tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn tự hành Tor. Đạn tên lửa SA-N-9 chứa trong 4 mô đun ống phóng thẳng đứng, mỗi một mô đun chứa 8 quả tên lửa trong “tư thế sẵn sàng bắn” bố trí ngay mũi tàu. Tổng cộng, tàu có 64 quả tên lửa SA-N-9 được dẫn đường bằng hệ thống kiểm soát hỏa lực đa kênh 3R95 gồm hai loại radar khác nhau kết hợp. Tầm bắn hiệu quả của SA-N-9 từ 1,5-2 km, trần bay 5m – 6.000m.


4 ống phóng thẳng đứng tên lửa SA-N-9 bố trí ngay mũi tàu


Phía trước mũi tàu còn được bố trí 2 tổ hợp pháo phòng không tầm gần Ak-630 sáu nòng cỡ 30mm có tốc độ bắn 5.000 viên/phút. Ak-630 có thể tiếp nhận thông tin từ hệ thống kiểm soát 3R95 của SA-N-9. Phía trước tàu còn bố trí 2 pháo hạm cỡ AK-100 dùng để tiêu diệt tàu thuyền cỡ nhỏ hoặc tấn công các mục tiêu ven bờ.


Trực thăng săn ngầm K-27 hạ cánh xuống sân đỗ trên boong tàu


Đáng chú ý trên Đô đốc Vinogradov là boong phía sau có đủ thể chứa 2 trực thăng săn ngầm Ka-27. Mỗi chiếc K-27 mang một ngư lôi hoặc 36 phao âm phát hiện tàu ngầm RGB-NM và RGB-NM-1.


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang