NATO và Nga đã đạt được thỏa thuận thành lập một Quỹ Uỷ thác Bảo dưỡng Máy bay Trực thăng cho quân đội Afghanistan, các quan chức cho biết hôm 15/4 sau hai ngày diễn ra hội nghị ngoại trưởng NATO tại Berlin.
Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen phát biểu trong một cuộc họp báo kín rằng các ngoại trưởng Nga và NATO đã công bố quỹ này trong cuộc họp Hội đồng Nga-NATO được tổ chức bên lề hội nghị NATO ở Berlin. "Đây là tin tốt đẹp đối với Hội đồng Nga-NATO - chúng tôi đang cùng nhau giải quyết thách thức ổn định Afghanistan," ông nói. "Nhưng quan trọng nhất, đây là tin tốt đẹp đối với Afghanistan. Quân đội nước này sẽ được hưởng lợi từ các trang thiết bị có giá trị này để đảm bảo an ninh cho công dân Afghanistan." Trong bài phát biểu khai mạc cuộc họp, ông Rasmussen nói với các ngoại trưởng rằng dự án lập quỹ này sẽ "huấn luyện, cung cấp phụ tùng và trang bị cho ba phi đội máy bay trực thăng của Afghanistan," đây là một thành quả thiết thực trong sự hợp tác Nga-NATO và có thể giúp mang lại hòa bình và ổn định tại đất nước Afghanistan bị chiến tranh tàn phá này. Một số nguồn tin ngoại giao nói với Hãng thông tấn Đức DPA rằng Nga sẽ đóng góp 3,5 triệu USD cho quỹ mới đó, và Đức sẽ đóng góp 3 triệu USD. Thổ Nhĩ Kỳ, Luxembourg và Đan Mạch cũng hứa sẽ đóng góp một số tiền nhỏ. Ông Rasmussen không tiết lộ sự đóng góp cụ thể của các nước trong cuộc họp báo này. Trước cuộc họp, có thông tin cho rằng quỹ tín thác này là để cung cấp và bảo dưỡng các máy bay trực thăng của Nga tại Afghanistan, và Nga sẽ nhận được 367,5 triệu USD từ hợp đồng cung cấp máy bay trực thăng. Tuy nhiên, các quan chức đã không nói rõ vấn đề cung cấp sau cuộc họp hôm 15/4, và quỹ này dường như được giới hạn ở công việc bảo dưỡng và sửa chữa. Ông Rasmussen cũng cho biết, NATO và Nga cũng đã thảo luận về một dự án hệ thống phòng thủ tên lửa chung, đã được Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ủng hộ tại hội nghị thượng đỉnh NATO tại Lisbon hồi năm ngoái. "Chúng tôi đã có một cuộc đối thoại mang tính xây dựng về vấn đề này," Tổng thư ký NATO cho biết. "Đây là một công việc rõ ràng đầy thách thức, công việc mới để phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa chung." "Tuy nhiên, chúng tôi đã không đạt được thỏa thuân về việc xây dựng hệ thống này như thế nào, nhưng đó là về mục tiêu chung, như sự bảo vệ hiệu quả nước Nga cũng như các nước NATO," ông cho biết thêm. Nga vẫn tiếp tục yêu cầu đảm bảo pháp lý từ NATO rằng hệ thống tên lửa này sẽ không nhằm vào các mục tiêu chiến lược của Nga, trong khi đó liên minh này đã không chấp thuận. NATO hy vọng sẽ xây dựng hai hệ thống phòng thủ tên lửa riêng biệt - một hệ thống của NATO và một hệ thống của Nga có sự phối hợp và hợp tác chặt chẽ giữa hai bên, trong khi Nga ủng hộ một hệ thống chung. Nga và NATO đã nhất trí rằng các cuộc đàm phán về một hệ thống tên lửa cần tiếp tục được tổ chức và các bộ trưởng quốc phòng NATO và Nga sẽ tổ chức một cuộc họp khác vào tháng 6 tới, các quan chức cho biết.
[VITINFO news]
|
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đan Mạch. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đan Mạch. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011
>> Nga, NATO công bố quỹ trực thăng cho Afghanistan
Nhãn:
Đan Mạch,
liên quân NATO,
Luxembourg,
Nga
Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011
>> Hé lộ về tàu đổ bộ chở trực thăng đóng cho Thái Lan
[Vietnamdefence news] Công ty Singapore Technologies Marine (ST Marine) đã cung cấp thông tin về tàu đốc đổ bộ chở trực thăng LPD (Landing Platform Dock) đang đóng cho Hải quân Thái Lan.
Tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Endurance của Hải quân Singapore Tàu đổ bộ LPD sẽ giống với tàu đổ bộ tăng Endurance của Hải quân Singapore. Điểm khác biệt chủ yếu là không có cửa dốc ở mũi mà thay cho nó là các cửa và thang tàu ở mạn phải rộng gần 6 m cho phép bốc xếp binh khí kỹ thuật nhẹ và binh lính, Jane’s navy International cho hay. Tàu đổ bộ chở trực thăng LPD đóng cho Hải quân Thái Lan Hải quân Thái Lan đã ký với ST Marine hợp đồng trị giá 5 tỷ baht (144 triệu USD) để thiết kế và đóng tàu đổ bộ dài 141 m và một số xuồng đổ bộ vào tháng 11.2008 sau một cuộc thầu quốc tế. Hợp đồng bao gồm việc đóng 2 tàu đổ bộ tăng LCM (Landing Craft, mechanised) dài 23 m và 2 xuồng đổ bộ bộ binh LCVP dài 13m. Hai tàu LCM sẽ được bố trí ở khoang đốc ở đuôi tàu LPD, còn 2 xuồng LVCP bố trí trên các giá treo xà lúp ở 2 bên sườn phần thượng tầng của tàu. Tàu LPD sẽ dùng để chuyển chở binh khí kỹ thuật và binh sĩ, tham gia các chiến dịch yểm trợ, tìm cứu và cứu trợ nạn nhân thiên tai. LPD được đóng từ giữa năm 2009 và dự kiến bàn giao cho Thái Lan vào nửa cuối năm 2012. Hệ thống động lực của tàu LPD bao gồm 2 động cơ diesel Catepillar C280-12 công suất 4.060 kW mỗi động cơ. Tàu được trang bị thiết bị trợ lái ở mũi. Tốc độ tối đa 17 hải lý/h, cự ly hành trình trên biển ở tốc độ 12 hải lý/h là 5.000 hải lý. Nguồn điện được cấp bởi 4 máy phát 3512B công suất 900 kW. Các tàu RSS Endeavour (trên) và RSS Persistence lớp Endurance của Hải quân Singapore Công ty Đan Mạch Terma sẽ cung cấp cho tàu LPD hệ thống chỉ huy chiến đấu C-Flex với 3 công-xon đa năng, radar C-Search và tổ hợp các sensor, bao gồm radar phát hiện mục tiêu bay/mục tiêu mặt nước SCANTER 4100 với hệ thống nhận dạng địch-ta và hệ thống quang-điện tử điều khiển hỏa lực C-Fire với 1 khí tài ảnh nhiệt, 1 camera truyền hình và 1 máy đo xa laser. Hệ thống vũ khí bao gồm 1 pháo 76 mm Super Rapid của công ty OTO Melara và 2 giá để lắp các khẩu pháo MSI Seahawk 30 mm. Ngoài ra, trên cầu chỉ huy có thể lắp 2 súng máy. Tàu LPD có trọng tải 1.000 tấn, lượng giãn nước đầy đủ 1.600 tấn. Tàu có thể chở 300 lính. Thủy thủ đoàn 120 người (cộng 15 người của đội bay), tức là gần gấp đôi tàu Endurance, điều này cho thấy tàu của Thái Lan có trình độ tự động hóa kém hơn. Tàu đổ bộ chở trực thăng RSS Endurance của Hải quân Singapore |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)