Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: đảo Trường Sa Lớn

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn đảo Trường Sa Lớn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đảo Trường Sa Lớn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

>> Căng thẳng ở Trường Sa không thể là cớ dẫn tới chiến tranh




Ngày 23-6, Tướng Gary L. North, tư lệnh lực lượng không quân Thái Bình Dương của Mỹ hiện đang ở thăm Philippines, nói với báo giới rằng căng thẳng chính trị xung quanh vấn đề tranh chấp quần đảo Trường Sa không thể là cái cớ dẫn tới chiến tranh.





Tướng Gary L. North, tư lệnh lực lượng không quân Thái Bình Dương


Ông nhắc lại quan hệ hai nước dựa trên hiệp định phòng thủ chung (Mutual Defense Treaty) và nhấn mạnh rằng Mỹ luôn ủng hộ Philippines.

Về sự gia tăng căng thẳng quanh khu vực quần đảo Trường Sa tướng Gary L. North nói: "cái chính là ở chỗ các quốc gia nhận thức tham vọng của mình" Ông cho rằng "không cứ có sức mạnh quân sự là có lẽ phải"

"Quan hệ 60 năm hợp tác phòng thủ chung giữa Mỹ và Philippines sẽ bảo đảm cho họ có được sự bình yên phải có", tướng North tuyên bố trong buổi tiệc tối cùng ngày do đại sứ Mỹ Harry Thomas tại Philippines tổ chức tại nhà riêng để chào đón ông cùng với tổng tham mưu trưởng lực lượng không quân Philippines Eduardo Oban.

Chính quyền Philippines nhiều lần lên tiếng tố cáo Trung Quốc gây hấn tại Trường Sa.

Malaysia, Taiwan và Brunei cũng đã có những tuyên bố về chủ quyền một phần ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Về hiệp định Phòng thủ chung, North cho biết "cả hai quốc gia luôn tôn trọng cam kết và sẵn sàng đáp trả mọi khiêu khích, song tình hình căng thẳng cần phải được giải quyết hòa bình và thông qua ngoại giao dựa trên tuyên bố về ứng xử biển Đông mà các bên đã ký kết."

Ông cho biết Chính phủ Mỹ sẽ không chỉ theo dõi sát diễn biến căng thẳng giữa các nước đòi chủ quyền ở Trường Sa mà còn theo dõi diễn biến liên quan tới các hoạt động dân sự, thương mại, phát triển công nghiệp, tội phạm xuyên quốc gia như cướp biển, buôn người và đánh bắt cá bất hợp pháp ở khu vực Thái Bình Dương.

[BDV news]


Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011

>> Philippines đua sức mạnh quân sự với Trung Quốc và Malaysia ở Biển Đông


[Vitinfo news] Quân đội Philippines đang tụt hậu so với Trung Quốc, Việt Nam và Malaysia, trong việc phát triển khả năng phòng thủ tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện đang có tranh chấp.



Bia chủ quyền trên quần đảo Trường Sa.


Theo nguồn tin, Quân đội Philippines cho biết các nước có tuyên bố chủ quyền - ngoại trừ Đài Loan và Brunei - đã tăng cường khả năng phòng thủ tại các đảo nhỏ và bãi cát ngầm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trước hết là Malaysia
Từ một đảo nhỏ bắt đầu chiếm đóng vào năm 1984, Quân đội Malaysia hiện đã triển khai các binh sĩ trên 5 hòn đảo.

Được biết, tại bãi cạn Swallow (bãi Hoa Lau) do Malaysia chiếm đóng, hiện đang có một đường băng dài 1.200 mét cùng với một căn cứ hải quân nhỏ trên hòn đảo được gọi là Layang-Layang, vốn đã được quy hoạch thành khu du lịch lặn cho du khách.

Theo các nguồn tin cho biết, đường băng có thể phục vụ các máy bay vận tải dân sự và quân sự hạng nặng. Sân bay này chỉ mất một giờ bay từ Kota Kinabalu và được xem là rất quan trọng để bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của của Malaysia.

“Các căn cứ không quân của Malaysia đặt tại Kota Kinabalu và Labuan có thể được sử dụng để tiến hành xuất kích các máy bay hiện đại F-18 của Mỹ và MIG-29 Fulcrum của Nga. Tuy nhiên, các căn cứ này không đề cập đến việc triển khai các tàu khu trục mang tên lửa tầm trung và tầm xa của Malaysia,” theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Philipppines cho hay.

Đồng thời, báo cáo của Bộ Quốc phòng Philipppines cũng trích dẫn kế hoạch của Malaysia về việc mua sắm máy bay Sukhoi SU-35 mới từ Nga.

Tiếp đó là Trung Quốc

Ngoài ra, báo cáo cũng cho biết các bức ảnh chụp trong quá trình thực hiện tuần tra định kỳ quần đảo Trường Sa của Việt Nam, phía Philippines gọi là quần đảo Kalayaan, cho thấy Bắc Kinh đã tăng cường xây dựng lực lượng quân sự trong khu vực bất chấp đã tham gia ký kết Tuyên bố ứng xử Biển Đông năm 2002.

Theo đó, các bức ảnh trinh sát mới nhất chụp trong năm 2010 cho thấy Trung Quốc đã triển khai nhiều súng máy khác nhau và lắp đặt các thiết bị ăng-ten thông tin liên lạc, cũng như triển khai các tàu hải quân neo tại bãi đá Chigua (bãi đá Gạc Ma).

Chưa hết, Trung Quốc còn tiến hành phát triển khả năng giám sát quân sự ở bãi Cuarteron (bãi Châu Viên), trong khi xây dựng bãi Fiery Cross (bãi Chữ Thập) trở thành trung tâm thông tin liên lạc và nghiên cứu hải dương học.

“Trung Quốc cũng tăng cường các hoạt động quân sự nhằm xây dựng khả năng phòng thủ tại khu vực đảo tranh chấp,” báo cáo cho biết.

Hành động của Philippines
Hiện tại, Bộ Tư lệnh Miền Tây Philippines(Wescom) được yêu cầu khẩn trương sửa chữa đường băng trên đảo Pag-Asa (đảo Thị Tứ), hòn đảo lớn nhất trong số các đảo có binh sĩ quân đội Philippines đồn trú. Kể từ khi xây dựng sân bay trên đảo Thị Tứ từ những năm 1970, sân bay này chưa bao giờ được tiến hành sửa chữa lớn.

Các quan chức thuộc Bộ Tư lệnh Miền Tây Philipppines (Wescom) cho biết, công việc sửa chữa và phục hồi hoạt động của sân bay Rancudo phải được thực hiện càng sớm càng tốt, để không cho phép làm xói mòn đất gây thiệt hại hơn nữa cho đường băng.

“Sau khi sửa chữa, sân bay phải cho phép phục vụ các máy bay vận tải hạng nặng và máy bay chiến đấu, giống như đảo Trường Sa Lớn của Việt Nam (Philippines gọi là đảo Lagos) và bãi Swallow (bãi Hoa Lau) của Malaysia,” một quan chức cấp cao của Wescom tiết lộ trong điều kiện giấu tên.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang