Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Công ty Ukrspetsexport

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Công ty Ukrspetsexport. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Công ty Ukrspetsexport. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

>> Bí ẩn vụ tai nạn tàu đổ bộ Zubr



Cuối tháng 5/2011, tàu đổ bộ đệm khí cao tốc Zubr (do Trung Quốc đặt hàng) gặp tai nạn ngay khi chuẩn bị hạ thủy ở Ukraine.

Tàu đổ bộ “nhảy dù”

Cụ thể, khi 2 cầu trục trong xưởng lắp ráp của Nhà máy đóng tàu đệm khí Morie (Ukraine) chuẩn bị hạ tàu đổ bộ đệm khí cao tốc Zubr xuống đất, thì một cầu trục bị phá hủy và sập xuống cùng con tàu này.

Các tấm giáp bị văng khỏi tàu, phần trước con tàu bị phá hủy hầu như hoàn toàn, thân tàu bị biến dạng nghiêm trọng. Hiện tại, con tàu đang treo lơ lửng trên một dầm cầu trục còn lại vì chẳng ai dám lên cần cầu để hạ nó xuống. Đây là tàu đổ bộ đầu tiên do Ukraine đóng cho Trung Quốc theo hợp đồng ký năm 2009.




Tàu đổ bộ đệm khí cao tốc Zubr.


Theo một số nguồn tin, các dầm cầu trục đã hoạt động không đồng bộ khiến cấu trúc một cầu trục sập đổ do quá tải, làm 2 người chết và 2 người bị thương.

Nhưng thiệt hại lớn nhất là chiếc cầu trục sập đổ đã làm biến dạng các kết cấu chịu tải của thân nhà xưởng. Bên ngoài, nhà xưởng có vẻ còn nguyên, nhưng bên trong thì không còn sử dụng được nữa. Nguyên nhân ban đầu được cho là lỗi của con người.

Năm 2009, Công ty xuất khẩu vũ khí Ukrspetsexport (Ukraine) đã ký với Trung Quốc hợp đồng trị giá gần 350 triệu USD để đóng 4 tàu lớp Projekt 12322 Zubr Zubr (2 chiếc đóng tại Ukraine, 2 chiếc đóng ở TQ theo giấy phép, với sự tham gia của chuyên gia Ukraine).

Mùa thu năm 2010, Công ty đóng tàu Morie ở Feodosya, Crimea, Ukraine đã khởi đóng 2 tàu đệm khí Zubr theo hợp đồng này.

Thèm khát công nghệ

Hải quân Trung Quốc rất thèm khát công nghệ đóng tàu Zubr để tăng cường khả năng tác chiến đổ bộ. Họ đã đàm phán với Nga hơn 10 năm trời để mua Zubr cùng công nghệ, song vô hiệu.

Một trong những nguyên nhân đàm phán đổ vỡ là Viện thiết kế TsMKB Almaz của Nga, hãng thiết kế Zubr chỉ chấp nhận chuyển giao tài liệu kỹ thuật của Zubr sau khi Trung Quốc đã mua 10-15 tàu do họ đóng.




Nga cũng có thể không muốn bán công nghệ tàu Zubr cho Trung Quốc vì loại tàu này sẽ có khả năng làm thay đổi cán cân quân sự ở Viễn Đông. Ngoài ra, Zubr có thể được Trung Quốc sử dụng để chống lại chính Nga trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ sau này.

Bị Nga từ chối, Trung Quốc nhanh chóng ký hợp đồng với Ukraine. Việc lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đồng ý thanh toán phần lớn nợ nần của Nhà máy Morie cho thấy, họ rất quan tâm đến hợp đồng.

Thắng lợi lớn nhất đối với Trung Quốc là theo hợp đồng, họ đã nhận được các tài liệu kỹ thuật của Zubr. Việc mất hợp đồng lẫn công nghệ tàu Zubr làm cho Viện TsKMB Almaz của Nga, cơ quan thiết kế tàu Zubr, rất tức giận và gây ra tranh cãi về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ với phía Ukraine.

Ngày 30/5/2011, Ủy ban liên ngành điều tra nguyên nhân tai nạn đã bắt đầu làm việc ở Feodosya. Công ty Morie không loại trừ khả năng phía Trung Quốc đòi tiền bồi thường, thậm chí hủy hợp đồng. Vì Trung Quốc tội gì phải mất tiền cho Ukraine nếu họ có thể tự đóng lấy tàu.

Theo một số nguồn tin, Trung Quốc đã nhận được bộ tài liệu kỹ thuật thiết kế trước thời hạn. Đa số cán bộ của công ty Morie hiện đang làm việc ở Trung Quốc để gấp rút xây dựng một nhà máy giống hệt.

Như vậy, với tài liệu kỹ thuật trong tay, không lâu nữa, Trung Quốc với sự giúp đỡ của các chuyên gia Ukraine sẽ có khả năng đóng các tàu đổ bộ Zubr với số lượng tùy thích.

Tàu đổ bộ đệm khí cao tốc lớn nhất thế giới

Zubr dùng để vận chuyển, đổ bộ binh khí kỹ thuật và các đơn vị đổ bộ lên bờ biển không được chuẩn bị trước và chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ. Tàu cũng có thể vận chuyển thủy lôi và rải các bãi thủy lôi.

Thời Liên Xô, các tàu Zubr được đóng tại Nhà máy đóng tàu Morie (Ukraine) và hãng TsKMB Almaz ở St. Petersburg (Nga). Ngoài Nga, Ukraine, chỉ có 5 nước khác có khả năng chế tạo tàu đổ bộ đệm khí cao tốc là Anh, Mỹ, Australia, Canada và New Zealand.

Ưu điểm nổi bật của Zubr là kết hợp được tốc độ cao, trọng tải lớn và khả năng lội nước độc đáo. Zubr hiện có trong trang bị của hải quân Nga và Hy Lạp, còn các tàu trong trang bị của Ukraine đã bị loại bỏ. Zubr có thể chở 3 xe tăng chủ lực, tổng trọng lượng 150 tấn; hoặc 10 xe bọc thép chở quân có tổng trọng lượng 131 tấn và 140 lính đổ bộ; hoặc 8 xe chiến đấu bộ binh, tổng trọng lượng 115 tấn; hoặc 8 xe tăng bơi. Tàu có 4 khoang chở lính đổ bộ đủ chỗ cho 140 người. Khoang chở binh khí kỹ thuật có thể dùng để chở thêm 366 lính (tổng cộng gần 500 lính).



Tàu đổ bộ Zubr.

Tàu có thể chạy với tốc độ hơn 60 hải lý/h (gần 120 km/h) trên mặt đất, mặt nước, mặt băng và vượt vật cản dạng “tường đứng” cao 1,5 m. Tàu được trang bị 5 động cơ turbine khí. Các máy phát turbine khí cho Zubr cũng được sản xuất loạt tại Nhà máy Zarya-Mashprojekt ở Nikolayev, Ukraine.

Đại học đóng tàu quốc gia Nikolayev mang tên Đô đốc Makarov đang tiếp tục phát triển các công nghệ mới cho tàu đệm khí, đặc biệt là lớp vỏ mềm (giữa thân và bề mặt, giúp tàu vượt vật cản và sóng), một trong những thành phần trọng yếu nhất của tàu đệm khí. Một khi chế tạo được lớp vỏ mềm mới, Ukraine sẽ làm chủ hoàn toàn công nghệ tàu đệm khí Zubr.

Tàu Zubr có lượng giãn nước 555 tấn; chiều dài tối đa 57,3 m, chiều rộng tối đa 25,6 m; chiều cao tối đa trên đệm khí 21,9 m; tốc độ toàn phần hơn 60 hải lý/h; 5 động cơ turbine khíx10.000 mã lực, cự ly hành trình hơn 300 hải lý ở tốc độ 60 hải lý/h và 1.000 hải lý ở tốc độ 55 hải lý/h, thời gian hoạt động độc lập 5 ngày, thủy thủ đoàn 27 người.

Vũ khí gồm hệ thống rocket phóng loạt A-22 Ogon với 2 bệ phóng MS-227 mỗi bệ 22 nòng, bắn đạn phóng rocket 140 mm (cơ số đạn 66 quả) tầm bắn 800-4.500 m và hệ thống điều hỏa lực; 2 ụ pháo tự động 30 mm АК-630 (cơ số đạn 3.000 viên) và hệ thống điều khiển hỏa lực MR-123-02; 8 hệ thống tên lửa phòng không vác vai Igla. Vũ khí thủy lôi của tàu gồm một bộ thiết bị dùng để rải 20-80 quả thủy lôi tùy theo chủng loại.

[BDV news]


Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

>> Peru 'chết dở' với xe tăng chủ lực Trung Quốc




Do cắt giảm kinh phí, Quân đội Peru đang ở tình thế tiến thoái lưỡng nan: hoặc là đóng thuế tốn 8,5 triệu USD, hoặc trả lại Trung Quốc số tăng này với chi phí vận chuyển 10 triệu USD.


Quan trọng là Trung Quốc sẽ tận dụng sức mạnh và quyền lực đó để gây ảnh hưởng lớn Số xe tăng MBT-2000 trên gồm 5 chiếc mà Peru thuê Trung Quốc từ cuối năm 2010.

Số xe tăng Trung Quốc này ở trạng thái mất khả năng chiến đấu đang được cất giữ tại kho của Lữ đoàn tăng 18. Việc mua sắm xe tăng Trung Quốc đã bị loại khỏi nghị trình do giá cao (19 triệu USD) và không thiết thực.

Tháng 12/2009, Bộ trưởng Quốc phòng Peru khi đó là Rafael Rey đã công bố ý định mua ít nhất 120 chiếc MBT-2000 trị giá 560 triệu USD.



Tháng 4/2010, nhà sản xuất Trung Quốc Norinco không có giấy phép tái xuất động cơ Ukraine lắp cho tăng MBT-2000 nên Peru đã hủy bỏ kế hoạch mua sắm. Kinh phí mua sắm xe tăng đã được chuyển sang cho các chương trình ưu tiên hơn như mua 2 trực thăng Mi-35 và 6 Mi-171.

Bộ Tài chính Peru là cơ quan khoái chí nhất trong câu chuyện này vì họ đã từ chối ngay từ đầu tài trợ cho màn chào hàng quảng cáo mà các nhóm lobby trong giới lãnh đạo quân đội vận động cho các xe tăng đối địch trong cuộc thầu của quân đội Peru là MBT-2000 của Trung Quốc và Tifon-2 (Т-55 cải tiến với sự tham gia của Peru) do Ukraine tổ chức.

Trước đó có tin, “người Trung Quốc đã cung cấp một số thông tin “về vấn đề Ukraine” cho tư lệnh Lục quân Guibovich và thuyết phục ông ta mua 3 xe tăng với giá 4 triệu USD/chiếc”.

Guibovich khăng khăng chối cãi không có thiên vị riêng với xe tăng Trung Quốc, song thực tế cho thấy, các xe tăng Trung Quốc đã làm tốn cho ngân sách Peru gần gấp 5 lần so với tướng Guibovich chỉ để chúng tham gia diễu binh.

Việc chuyển giao xe tăng Trung Quốc ngay từ đầu đã có nhiều ngoắt ngoéo, ví dụ, trong thời gian dài vấn đề với động cơ Ukraine dự kiến lắp cho MBT-2000 rất tù mù. Chẳng bao lâu sau, Pakistan khẳng định động cơ Trung Quốc quá tồi và hiện không có động cơ nào khác thay được động cơ Ukraine.

Trung Quốc đổ lỗi những vấn đề nảy sinh ở Peru là do "quỷ kế" của Nga vì họ cho rằng, Nga đã giúp ông Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine thân Nga Ezhel loại các nhân vật thuộc phe ông Kuzmuk ở công ty Ukrspetsexport và hứa hẹn "ăn chia" thị trường vũ khí Mỹ Latinh khiến Ukraine cấm tái xuất các động cơ dành cho MBT-2000.

Thực tế, ở Peru lâu nay vẫn xảy ra tình trạng Bộ Quốc phòng và giới lãnh đạo quân đội có thói quen gây khó dễ cho nhau khi lựa chọn các sản phẩm quân dụng nên chẳng cần trò "ngáng chân" của Nga và Ukraine thì tình hình vẫn rối beng như thế.

Cũng có nghi ngờ là Trung Quốc với các xe tăng này đã đi theo con đường sai lầm của tập đoàn Rafael (Israel) vốn may mắn lắm mới không bán cho Peru các hệ thống tên lửa chống tăng Spike với giá cao gấp đôi các hệ thống tên lửa chống tăng Kornet của Nga.

[BDV news]


Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

>> Hệ thống tên lửa chống tăng mới Stugna-P của Ukraine



Hệ thống tên lửa chống tăng mới Stugna-P đã được nhận vào trang bị của quân đội Ukraine theo sắc lệnh số 203 của Bộ trưởng Quốc phòng Mikhail Ezhel.

Hiện chưa rõ số lượng Stugna-P sẽ được cung cấp cho quân đội.

Ngoài Stugna-P, quân đội Ukraine còn nhận được các hệ thống tổng đài thông tin viễn thông cố định và các bộ đầu cuối hội nghị video của hệ thống chỉ đạo hoạt động hàng ngày của quân đội.

Tháng 10.2010, Bộ Quốc phòng Ukraine đã đặt hàng Viện thiết kế Luch ở Kiev 10 hệ thống Stugna-P để thử nghiệm. Việc thử nghiệm dự kiến kết thúc trong năm 2011.

Hệ thống Stugna-P dùng để tiêu diệt các mục tiêu thiết giáp cơ động hoặc tĩnh tại, các mục tiêu nhỏ như các hỏa điểm kiên cố, trực thăng bay treo.

Stugna-P và tên lửa được phát triển với sự tài trợ của Viện Luch và công ty Ukrspetsexport.


Hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển Stugna-P (kiev.prostogorod.com)


Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Ukraine, Stugna-P có tính năng chiến-kỹ thuật không thua kém, thậm chí có một số thông số vượt trội so với các mẫu của nước ngoài và là sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường vũ khí thế giới.

Các tên lửa có điều khiển của Stugna-P được chế tạo dựa trên tên lửa Stugna vốn dùng để phóng qua nòng pháo tăng. Các tên lửa này được sản xuất với cỡ 100 và 125 mm.

Stugna-P cho phép bắn ở cự ly từ 100 m đến 4.000 m. Tên lửa Stugna-P có khả năng xuyên giáp dày đến 800 mm. Tên lửa được dẫn bằng tia laser hoặc kênh truyền hình từ vị trí ẩn nấp được chuẩn bị sẵn.


[VietnamDefence news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang