Do cắt giảm kinh phí, Quân đội Peru đang ở tình thế tiến thoái lưỡng nan: hoặc là đóng thuế tốn 8,5 triệu USD, hoặc trả lại Trung Quốc số tăng này với chi phí vận chuyển 10 triệu USD. Quan trọng là Trung Quốc sẽ tận dụng sức mạnh và quyền lực đó để gây ảnh hưởng lớn Số xe tăng MBT-2000 trên gồm 5 chiếc mà Peru thuê Trung Quốc từ cuối năm 2010. Số xe tăng Trung Quốc này ở trạng thái mất khả năng chiến đấu đang được cất giữ tại kho của Lữ đoàn tăng 18. Việc mua sắm xe tăng Trung Quốc đã bị loại khỏi nghị trình do giá cao (19 triệu USD) và không thiết thực. Tháng 12/2009, Bộ trưởng Quốc phòng Peru khi đó là Rafael Rey đã công bố ý định mua ít nhất 120 chiếc MBT-2000 trị giá 560 triệu USD. Tháng 4/2010, nhà sản xuất Trung Quốc Norinco không có giấy phép tái xuất động cơ Ukraine lắp cho tăng MBT-2000 nên Peru đã hủy bỏ kế hoạch mua sắm. Kinh phí mua sắm xe tăng đã được chuyển sang cho các chương trình ưu tiên hơn như mua 2 trực thăng Mi-35 và 6 Mi-171. Bộ Tài chính Peru là cơ quan khoái chí nhất trong câu chuyện này vì họ đã từ chối ngay từ đầu tài trợ cho màn chào hàng quảng cáo mà các nhóm lobby trong giới lãnh đạo quân đội vận động cho các xe tăng đối địch trong cuộc thầu của quân đội Peru là MBT-2000 của Trung Quốc và Tifon-2 (Т-55 cải tiến với sự tham gia của Peru) do Ukraine tổ chức. Trước đó có tin, “người Trung Quốc đã cung cấp một số thông tin “về vấn đề Ukraine” cho tư lệnh Lục quân Guibovich và thuyết phục ông ta mua 3 xe tăng với giá 4 triệu USD/chiếc”. Guibovich khăng khăng chối cãi không có thiên vị riêng với xe tăng Trung Quốc, song thực tế cho thấy, các xe tăng Trung Quốc đã làm tốn cho ngân sách Peru gần gấp 5 lần so với tướng Guibovich chỉ để chúng tham gia diễu binh. Việc chuyển giao xe tăng Trung Quốc ngay từ đầu đã có nhiều ngoắt ngoéo, ví dụ, trong thời gian dài vấn đề với động cơ Ukraine dự kiến lắp cho MBT-2000 rất tù mù. Chẳng bao lâu sau, Pakistan khẳng định động cơ Trung Quốc quá tồi và hiện không có động cơ nào khác thay được động cơ Ukraine. Trung Quốc đổ lỗi những vấn đề nảy sinh ở Peru là do "quỷ kế" của Nga vì họ cho rằng, Nga đã giúp ông Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine thân Nga Ezhel loại các nhân vật thuộc phe ông Kuzmuk ở công ty Ukrspetsexport và hứa hẹn "ăn chia" thị trường vũ khí Mỹ Latinh khiến Ukraine cấm tái xuất các động cơ dành cho MBT-2000. Thực tế, ở Peru lâu nay vẫn xảy ra tình trạng Bộ Quốc phòng và giới lãnh đạo quân đội có thói quen gây khó dễ cho nhau khi lựa chọn các sản phẩm quân dụng nên chẳng cần trò "ngáng chân" của Nga và Ukraine thì tình hình vẫn rối beng như thế. Cũng có nghi ngờ là Trung Quốc với các xe tăng này đã đi theo con đường sai lầm của tập đoàn Rafael (Israel) vốn may mắn lắm mới không bán cho Peru các hệ thống tên lửa chống tăng Spike với giá cao gấp đôi các hệ thống tên lửa chống tăng Kornet của Nga. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tập đoàn Rafael. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tập đoàn Rafael. Hiển thị tất cả bài đăng
Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011
>> Peru 'chết dở' với xe tăng chủ lực Trung Quốc
Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011
>> Sức mạnh tên lửa chống tăng Spike của Israel
[BDV news] Quân đội Israel có một loại vũ khí chống tăng hiện đại do Hãng Rafael nghiên cứu, chế tạo mà trong suốt một thời gian dài không ai biết, kể cả Mỹ.
Tên lửa chống tăng có điều khiển Spike NLOS của Israel đã được giữ bí mật trong nhiều năm liền. Đó chính là tên lửa chống tăng có điều khiển Spike NLOS, biến thể mới nhất thuộc dòng tên lửa Spike hiện đang có mặt trong biên chế của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Chile, Columbia, Croatia, Ecuador, Phần Lan, Pháp, Đức, Ý, Newzealand, Peru, Ba Lan, Rumania, Singapore, Slovenia, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ. Khác với các tên lửa cùng lớp thế hệ trước, Spike NLOS (Non Line Of Sight) không được giới thiệu rộng rãi trong triển lãm vũ khí mặc dù đã xuất xưởng từ vài năm trước. Trong suốt một thời gian dài Israel đã giữ bí mật về loại tên lửa mới này, cất giữ nó trong kho vũ khí chuyên dụng. Chỉ mới cách đây một tuần Israel mới chính thức tiết lộ. Ngay đến cả đồng minh thân cận như Mỹ cũng không được biết đến loại tên lửa này trong suốt một thời gian dài. Sau đó, Mỹ cũng đã phát hiện ra sự hiện diện của Spike NLOS nhờ bản đồ vệ tinh. Thậm chí ngay đến tên của tên lửa này cũng được bảo mật khi cất giữ trong kho vũ khí chuyên dụng. Ở đây tên lửa Spike NLOS được gọi là Tamuz và chỉ có sỹ quan mới biết có sự hiện diện của nó trong kho. Ngay từ khi xuất hiện trên thị trường vũ khí thế giới, Spike NLOS đã được nhiều nước ưu chuộng và tin dùng. Spike NLOS lần đầu tiên được thử nghiệm trong điều kiện tác chiến vào năm 2006 khi diễn ra chiến tranh Lebanon lần hai. Khi đó, Spike NLOS đã được sử dụng để tiêu diệt nhóm tay súng Hezbollah. Sau khi thử nghiệm thành công, Israel đã quyết định cho triển khai Spike NLOS tại biên giới dải Gaza, đồng thời giới thiệu và xuất khẩu loại vũ khí này ra nước ngoài, đặc biệt là giới thiệu cho Ả Rập như một “món quà đặc biệt” phòng thân trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Cận cảnh hệ thống phóng tên lửa chống tăng Spike NLOS. Spike NLOS lần đầu tiên được biết đến trên thị trường vũ khí thế giới vào cuối năm 2009 tại triển lãm vũ khí tổ chức tại Singapore. Tuy nhiên, khi đó, Israel vẫn chưa chính thức khẳng định đã trang bị loại tên lửa hiện đại này cho quân đội của mình. Theo tuyên bố của các nhà chế tạo, Spike NLOS là hệ thống tên lửa điện quang đa năng, đa dụng, có thể ứng dụng trên nhiều phương tiện tác chiến khác nhau (trên bộ, trên không, trên biển). Tên lửa loại này có bán kính hoạt động 25 km, trọng lượng 71 kg, rất nhẹ mà giá thành lại rẻ cả trong bảo dưỡng lẫn khai thác, sử dụng nên vừa mới xuất hiện trên thị trường vũ khí thế giới đã được nhiều quốc gia ưa chuộng, tin dùng. Dòng tên lửa chống tăng có điều khiển Spike thế hệ thứ 3. Spike NLOS có thể mang nhiều loại đầu đạn khác nhau: nổ phá mảnh, xuyên phá, thông minh, đa năng,…Nó có thể tích hợp với hệ thống dẫn đường vệ tinh hoặc máy bay không người lái, có hệ thống định vị mục tiêu riêng kết hợp điều khiển từ xa. [Vitinfo news] Ấn Độ chi 1 tỷ đôla mua tên lửa Spike của Israel Theo thông tin của đại diện Bộ Quốc phòng Ấn Độ, thỏa thuận này xem xét việc cung cấp 321 máy phóng, 8356 tên lửa, 15 thiết bị huấn luyện và thiết bị khác. Hợp đồng có tổng trị giá là 1 tỷ đôla. Rafael là công ty duy nhất tham gia vụ đấu thầu được tuyên bố vào tháng 6/2010. Công ty General Dynamics và Raytheon của Mỹ, MBDA của châu Âu và Rosoboronexport của Nga không tham gia đấu vì Ấn Độ đòi hỏi thực hiện một phần đơn hàng tại các doanh nghiệp quốc phòng nước này. Về phần mình, tập đoàn Rafael đã bày tỏ sẵn sàng chuyển một phần hợp đồng cho tập đoàn quốc doanh Bharat Dynamics của Ấn Độ. Theo thông tin hiện có, cản trở chính đối với các công ty tham gia là yêu cầu chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, Defense News không tiết lộ các công ty không tham gia đấu thầu có từ chối chuyển giao công nghệ của mình cho ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ hay không cũng như quan điểm của Rafael về vấn đề này. Lực lượng Lục quân Ấn Độ nhận tổ hợp tên lửa chống tăng Spike ở những dạng khác nhau gồm dạng tên lửa sẵn sàng sử dụng được lắp ráp tại Israel, dạng tên lửa được lắp ráp một phần, còn khâu lắp ráp cuối cùng sẽ diễn ra tại Ấn Độ và một số bộ phận tên lửa sẽ được sản xuất tại tập đoàn quốc doanh Bharat Dynamics của Ấn Độ. Bộ Tư lệnh Lực lượng Lục quân Ấn Độ dự định trang bị tên lửa chống tăng Spike này cho trang thiết bị bọc thép hiện có do Nga sản xuất. Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Ấn Độ, việc thử nghiệm tổ hợp tên lửa chống tăng trong điều kiện chiến đấu đã hoàn tất, đặc điểm tên lửa phù hợp với tất cả các yêu cầu của Lực lượng Lục quân Ấn Độ bao gồm tầm xa tiêu diệt mục tiêu không được dưới 2,5km trong điều kiện cả ban ngày và ban đêm và độ chính xác là 90%. Việc Ấn Độ mua tổ hợp tên lửa chống tăng thế hệ 3 của nước ngoài xuất phát từ sự chậm trễ đưa tổ hợp tên lửa chống tăng Nag nội địa vào trang bị và từ dự định tiếp cận được những công nghệ hiện đại sản xuất tên lửa chống tăng. Hiện nay, Lục quân Ấn Độ được trang bị tổ hợp tên lửa chống tăng Milan-2 – đây là hệ thống thế hệ 2 được sản xuất vào thập niên 70. Tổ hợp tên lửa chống tăng Milan-2 được sản xuất tại công ty Bharat Dynamics Limited từ đầu thập niên 80 theo thỏa thuận cấp phép về chuyển giao công nghệ với MBDA. Tên lửa Spike đặt trên ô tô, tàu biển và trực thăng được trang bị 2 đầu đạn chiến đấu và hệ thống tự dẫn đường nâng cao tính chính xác khi bắn những mục tiêu di chuyển của kẻ địch. Theo nhiều thông số, tên lửa này giống với tên lửa FGM-148 Javelin của Mỹ. Tên lửa Spike có nhiều phiên bản khác nhau như tên lửa tầm ngắn, tầm trung, tầm xa và tầm xa hạng nặng cũng như phiên bản Spike NLOS (Non Line Of Sight). |
Nhãn:
Ba Lan,
Chile,
Columbia,
Croatia,
Ecuador,
Lục quân Ấn Độ,
Newzealand,
Peru,
Phần Lan,
Quân đội Israel,
Rumania,
Singapore,
Spike NLOS,
Tập đoàn Rafael,
Tên lửa chống tăng,
Ý
Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011
>> Israel triển khai hệ thống 'vòm sắt'
[BDV news] Trước sự gia tăng của các vụ phóng tên lửa từ dải Gaza, Israel sẽ triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa Iron Dome đầu tiên ở miền Nam Israel vào tuần tới.
Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak cho biết trong chuyến thăm đến khu vực căng thẳng trên dải Gaza “Tôi yêu cầu quân đội triển khai nhanh khẩu đội tên lửa Iron Dome đầu tiên đến khu vực này để thử nghiệm hoạt động”. Quyết định được đưa ra sau một loạt các vụ phóng tên lửa của các phiến quân tới từ dải Gaza trong những ngày gần đây và có một số tên lửa rơi khá sâu vào lãnh thổ Israel. Hệ thống tên lửa đánh chặn Iron Dome được thiết kế để đánh chặn các loại tên lửa, đạn pháo từ dải Gaza và Lebanon. Việc triển khai hệ thống liên tiếp bị trì hoãn do ê kíp trắc thủ điều khiển hệ thống cần được đào tạo thêm. Nhưng một số ý kiến lại cho rằng hệ thống quá tốn kém so với mục đích của nó. Hệ thống Iron Dome, được sản xuất bởi Tập đoàn Rafael, là hệ thống phòng không cao cấp được thiết kế để đánh chặn tên lửa và đạn pháo ở cự ly từ 4-70km. Cấu hình của hệ thống bao gồm, xe đài radar tìm kiếm mục tiêu được trang bị phần mềm kiểm soát dữ liệu mục tiêu rất hiện đại, ba xe phóng với 20 tên lửa mỗi xe. Hệ thống được trang bị tên lửa đánh chặn Tamir với đầu dò cảm biến quang điện tử, với khả năng cơ động rất cao. Iron Dome thử nghiệm đánh chặn rocket. Bộ trưởng Barak cho biết, hệ thống mới được triển khai ở giai đoạn thử nghiệm, sẽ phải mất nhiều năm để hệ thống có thể phát huy tối đa năng lực bảo vệ của mình. Hệ thống đầu tiên sẽ được triển khai dọc theo biên giới với Hamas tại dãi Gaza, nơi các chiến binh đã bắn rất nhiều các tên lửa tự chế khiến Israel phải mở một cuộc tấn công kéo dài 22 ngày vào năm 2008. Hệ thống tiếp theo sẽ được triển khai dọc biên giới với Lebanon, nơi các chiến binh Hezbollah đã bắn hơn 4000 quả tên lửa và đạn pháo vào miền Bắc Israel trong một cuộc chiến tranh vào năm 2006. Mỗi năm, Israel phải hứng chịu hàng ngàn quả tên lửa và đạn pháo được bắn từ dãi Gaza. Theo thông tin từ tình báo Israel, Hezbollah đang sở hữu kho vũ khí có hơn 40.000 quả tên lửa tầm ngắn. Chính những sự kiện đó đã thúc đẩy sự ra đời của hệ thống Iron Dome. Cũng trong tháng 3, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã yêu cầu Quốc hội thông qua khoản ngân sách tài trợ 250 triệu USD cho Israel để phát triển Iron Dome. Hàng năm Israel nhận được khoản tài trợ khoảng 3 tỷ USD cho các hoạt động quân sự. Hệ thống tiếp theo đang được phát triển và thử nghiệm là hệ thống tên lửa đánh chặn tầm trung David's Sling. Với các hệ thống hiện có và đang được nâng cấp như hệ thống đánh chặn tên lửa tầm xa Arrow-III, Israel đang tham vọng xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều tầng nhiều lớp. |
Nhãn:
Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak,
Gaza,
Iron Dome,
Israel,
phòng thủ tên lửa,
rocket,
Tập đoàn Rafael,
tên lửa,
Tên lửa tầm xa Arrow-III,
Tổng thống Mỹ Barack Obama
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)