Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Ukraine

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Ukraine. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ukraine. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

>> Hải quân Trung Quốc với tham vọng vươn xa



Từ Somalia (châu Phi) đến vịnh Ba Tư hay eo biển Malacca, Bắc Kinh đang cố gắng tăng cường sự hiện diện của sức mạnh hải quân trên khắp thế giới.

Đây là bước đột phá khỏi truyền thống duy trì hạm đội chỉ để tuần tra duyên hải Trung Hoa.

Các tướng lĩnh Trung Quốc một mực khẳng định Hải quân Trung Quốc là lực lượng thuần túy để tự vệ, thế nhưng gần đây, lực lượng này đã được giao thêm nhiệm vụ phục cho các lợi ích hàng hải và kinh tế của Trung Quốc trên khắp thế giới.

“Với sự thay đổi chiến lược hải quân, chúng tôi đang chuyển từ phòng thủ bờ biển sang phòng thủ từ ngoài khơi xa”, phó tư lệnh Hạm đội Đông hải Trương Hoa Sâm trả lời phỏng vấn của Tân Hoa Xã.

Theo các chuyên gia, Hải quân Trung Quốc mỗi năm nhận được hơn 1/3 tổng ngân sách dành cho quân sự nước này. Điều này thể hiện rõ quyết tâm của Bắc Kinh muốn nắm quyền kiểm soát các tuyến hàng hải mang nhiều giá trị về sản xuất và tài nguyên.

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn sự gia tăng sức mạnh của Hải quân Trung Quốc, Đất Việt xin giới thiệu một số hình ảnh về lực lượng này, tổng hợp từ trang Foreign Policy:



Chiến hạm Châu Sơn hướng về vịnh Aden (Somalia) ngày 21/2/2011. Hạm đội hộ tống số 8 của hải quân Trung Quốc với hai hộ tống hạm tên lửa là Mã Yên Sơn và Ôn Châu có nhiệm vụ chống cướp biển Somalia, sẽ được tàu tiếp vận Vạn Đảo Hồ hỗ trợ.



Thủy thủ trên hộ tống hạm tên lửa Mã Yên Sơn tại cảng Manila (Philippines) tháng 4/2010. Các chuyên gia cho rằng những chiến dịch như thế này sẽ giúp cải thiện khả năng tác chiến từ xa của Trung Quốc.



Hàng không mẫu hạm Varyag được Trung Quốc mua lại từ Ukraine. Được đặt tên là Thi Lang và trang bị radar mảng pha và tên lửa hạm đối không. Giới quân sự Trung Điều đánh giá sự trang bị này giúp Thi Lang có khả năng tác chiến độc lập cao hơn các hàng không mẫu hạm Mỹ, vốn phụ thuộc chặt chẽ vào các hộ tống hạm mang tên lửa Aegis.




Hải quân đánh bộ Trung Quốc trong đợt tập trận chung với hải quân Nga ở Thanh Đảo năm 2005.




Tàu ngầm Trung Quốc phóng tên lửa trong cuộc tập trận năm 2005, Cuộc tập trận tại Thanh Đảo điều động 7.000 binh sĩ cùng nhiều tàu ngầm, tàu chiến và khu trục hạm.




Tháng 3/2010, tàu chiến Trung Quốc có mặt tại cảng Abu Dhabi (UAE), đánh dấu việc lần đầu tiên Hải quân Trung Quốc cập cảng một nước Trung Đông.




Tàu ngầm Trung Quốc tham gia biểu dương lực lượng tại Thanh Đảo năm 2009, chỉ vài tuần sau một vụ va chạm với hải quân Mỹ. Trung Quốc đã cho xây một căn cứ tàu ngầm trên đảo Hải Nam. Từ đây tàu ngầm Trung Quốc có thể lặn sâu trong vòng 20 phút để có mặt tại biển Đông. Hải quân Mỹ luôn theo dõi chặt chẽ hoạt động của căn cứ bằng cách cử tàu ngầm tuần tra gần đảo Hải Nam. Dù không chính thức tuyên bố Hải quân Trung Quốc là đối thủ, nhưng hầu hết các tàu ngầm hạt nhân mạnh nhất của Mỹ đã có mặt tại Thái Bình Dương.




Tàu chiến Trung Quốc đi qua cảng Hong Kong.



Đặc nhiệm biển Trung Quốc diễn tập chống khủng bố trên khu trục hạm Hải Khẩu, tháng 12/2008.



Tàu ngầm lớp Kilo của Trung Quốc ở căn cứ Thanh Đảo. Trung Quốc đã mua nhiều tàu ngầm của Nga.



Tàu ngầm Trung Quốc tại Hong Kong, tháng 4/2004.


[BDV news]


Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

>> Ukraine tiếp tay cho chương trình tàu sân bay Trung Quốc



Công khai và bí mật, Ukraine đã và đang cung cấp cho Trung Quốc các vũ khí trang bị thiết yếu như động cơ xe tăng, tên lửa Kombat, R-27, tên lửa hành trình chiến lược Kh-55, tàu đổ bộ Zubr, động cơ máy bay, và đặc biệt là vũ khí trang bị cho dự án tàu sân bay như mẫu chế thử Su-33, động cơ thủy,...




Máy bay của Hải quân Nga luyện tập tại NITKA

Thiết kế tổ hợp mặt đất huấn luyện phi công tàu sân bay của Trung Quốc hầu như giống hệt tổ hợp NITKA ở Saki, Crimea, Ukraine; đặc biệt giống là kích thước và hình dáng bên ngoài của cầu bật (để máy bay cất cánh), một nguồn tin trong Hải quân Nga tiết lộ với tạp chí Kanwa.

Theo nguồn tin này, Trung Quốc không thể nào sao chép trung tâm NITKA sau khi tham quan NITKA 2-3 lần.

Nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng mới đây đã có bài trả lời phỏng vấn độc quyền với Kanwa về vấn đề này. Ông ta thừa nhận rằng, một công ty quốc doanh Ukraine (có thể là Ukrspetsexport) đang dính líu sâu vào chương trình đóng tàu sân bay của Trung Quốc và trang bị lại cho tàu sân bay Varyag. Song nguồn tin cũng nhấn mạnh rằng, sự tham gia đó mang tính chất rất hạn chế và mức độ tham gia thực tế của Ukraine vào dự án tàu sân bay Trung Quốc không giống như các đánh giá mà thế giới đưa ra, đồng thời lưu ý là toàn bộ thông tin có được về vấn đề này đều bắt nguồn từ công ty quốc doanh kia.

Nguồn tin cho biết, thông tin nói rằng, tàu Varyag sẽ được trang bị hệ thống động lực chính do Ukraine sản xuất là đúng. Ukraine cũng sẽ bán cho Trung Quốc 2 tàu đổ bộ đệm khí Zubr, chứ không phải 4 tàu như dư luận ngoài Ukraine bàn tán.

Nguồn tin cho hay: “Trong 2-3 năm qua, hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Trung Quốc và Ukraine đã tiến lên một trình độ mới về chất, chủ yếu là vì Trung Quốc muốn tiếp cận các công nghệ, nhưng chúng tôi cho rằng, việc đó không phù hợp với những lợi ích kinh tế của chúng tôi. Vì thế, trong chuyến thăm Bắc Kinh vừa qua của Tổng thống Ukraine, hai bên đã thảo luận triển vọng tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự, nhưng đến nay vẫn chưa có những kế hoạch cụ thể nào. Ở giai đoạn đầu, Trung Quốc muốn nghiên cứu cấu tạo của tàu đổ bộ Zubr, và chúng tôi giải thích với họ là sẽ không phải là chuyện khó nếu chúng tôi có thể hỗ trợ gì đó, nhưng sẽ không có chuyện chuyển giao công nghệ. Kết quả là biến thể Zubr của Trung Quốc khác với mẫu cơ sở vì trên tàu lắp đặt các hệ thống vũ khí, điều khiển hỏa lực của Trung Quốc, ngoài ra việc lắp ráp hoàn chỉnh cũng tiến hành ở Trung Quốc. Chúng tôi chỉ làm vỏ tàu. Ngoài ra, căn cứ vào kích thước các loại binh khí kỹ thuật cần đổ bộ của Trung Quốc, chúng tôi đã thay đổi cách bố trí các khoang”.

Một nguồn tin có uy tín mới đây cũng tiết lộ với Kanwa: “Các chuyên gia Ukraine đã đến thăm Nhà máy nồi hơi Harbin. Sau dự án hợp tác về turbine khí DN80 mà các vị đã biết (dự án nay bao gồm cả việc chuyển giao cho Trung Quốc công nghệ sản xuất turbine khí DN80, và các turbine này được lắp đặt cho tàu sân bay Varyag”), thì dự án hợp tác lớn nhất trong lĩnh vực vũ khí hải quân giữa Trung Quốc và Ukraine là hỗ Nhà máy nồi hơi Harbin sản xuất các nồi hơi và động cơ quân dụng công suất lớn”. Đáp lại câu hỏi liệu các nồi hơi mới có được lắp cho các tàu sân bay Trung Quốc dự định đóng sắp tới hay không, nguồn tin chỉ cười.

Hiện nay, có thể khẳng định chắc chắn, tàu Varyag và tàu sân bay nội địa của Trung Quốc sẽ được trang bị các nồi hơi của Ukraine. Công việc tiến triển tốt, Ukraine sẽ cung cấp các nồi hơi thử nghiệm cho Trung Quốc.

Trong khuôn khổ dự án xây dựng trung tâm huấn luyện phi công tàu sân bay tương tự tổ hợp NITKA, cũng theo các nguồn tin này, sự hợp tác mang tính chất rất hạn chế, bởi vì Ukraine đã bán các công nghệ và vũ khí trang bị, và không chịu trách nhiệm về việc xây dựng các công trình quân dụng. Ukraine chỉ tư vấn cho Trung Quốc về thiết kế bên trong của NITKA và cung cấp cho họ thông tin về các tòa nhà và công trình.

Theo Kanwa, kể cả như thế thì cũng có thể coi là kết quả không tồi. Nhờ sự hợp tác đó với Ukraine, Trung Quốc có khả năng nắm được những cách tiếp cận cơ bản đối với việc xây dựng NITKA.

Ukraine cũng có nhiều cơ hội bán vũ khí và công nghệ của mình cho Trung Quốc, khác với Nga, nơi toàn bộ hoạt động xuất khẩu vũ khí và công nghệ quân sự phải thực hiện thông qua công ty Rosoboronoexport.

Theo nguồn tin của Kanwa, “việc xuất khẩu các vũ khí như tên lửa chống tăng có điều khiển Kombat (phóng qua nòng pháo tăng) nằm trong thẩm quyền của công ty Artyom, công ty này cũng đang cung cấp cho Trung Quốc tên lửa không-đối-không R-27Т/R. Công ty này cũng có quyền xuất khẩu trực tiếp vũ khí. Công ty KhKBM A.A. Morozov ở Kharkov cũng có quyền xuất khẩu động cơ diesel dành cho xe tăng 6TD-2. Các công ty Antonov và Ivchenko-Progress cũng có thể cung cấp trực tiếp động cơ cho Trung Quốc”.

Trở lại với vấn đề xây dựng trung tâm tương tự NITKA ở Trung Quốc, vài năm trước Kanwa đã đưa tin nói rằng, tổ hợp NITKA của Ukraine đang thuộc quyền quản lý trực tiếp của Hải quân Ukraine, còn Bộ Quốc phòng Ukraine thì có quyền tự chủ trong xuất khẩu một số hệ thống vũ khí. Một nguồn tin khác tiết lộ với Kanwa rằng, mẫu chế thử của tiêm kích Su-33 (Т-10К) được chuyển cho Trung Quốc không phải thông qua Ukrspetexport. Theo Kanwa, Т-10К có thể đã do Hải quân hoặc Bộ Quốc phòng Ukraine cung cấp cho Trung Quốc dưới dạng vũ khí thanh lý. Cũng nhiều khả năng là tài liệu về NITKA cũng đã được Bộ Quốc phòng Ukraine cung cấp trực tiếp cho Trung Quốc.

Liên quan đến vai trò của Ukraine trong việc hỗ trợ Trung Quốc đóng các tàu sân bay, nguồn tin cho biết, Ukraine đã cử một số lượng hạn chế chuyên gia sang Trung Quốc. Theo Kanwa, điều đó có nghĩa là sau khi nghỉ việc, đa số các chuyên gia Ukraine sẽ đến Thượng Hải dưới tên thật của họ.
[VietnamDefence news]


Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2011

>> Nga trở thành thủ lĩnh trên thị trường vũ khí Peru



Theo gói đơn hàng cung cấp vũ khí cho lực lượng vũ trang Peru giai đoạn 2010-2013, Nga chiếm vị trí thứ nhất với giá trị cung cấp vũ khí trị giá 253 triệu USD. Theo chỉ số này, Nga vượt xa đáng kể so với Pháp (140 triệu USD, thứ hai) và Mỹ (88 triệu USD, vị trí thứ ba).

Theo đánh giá của Trung tâm phân tích buôn bán vũ khí quốc tế Nga (TsAMTO), giá trị nhập khẩu vũ khí Peru giai đoạn 2010-2013 là 588 triệu USD.

Trong 8 năm trước (2002-2009), có 9 quốc gia đã cung cấp vũ khí cho Peru là Belarus, Đức, Ấn Độ, Italy, Trung Quốc, Ba Lan, Nga, Mỹ và Ukraine.




Từ năm 2010-2013, các nước Anh, Israel, Italy, Canada, Trung Quốc, Hà Lan, Nga, Mỹ, Ukraine, Pháp và Hàn Quốc có các đơn hàng cung cấp vũ khí với Peru.

Trong 4 năm trở lại đây (2007-2010), giá trí khối lượng các hợp đồng nhập khẩu vũ khí của Peru là 647 triệu USD, trong đó năm 2007 – 10 triệu USD, 2008 – 217,5 triệu USD, 2009 – 153 triệu USD, năm 2010 – 267 triệu USD.

Trong khi đó, giá trị nhập khẩu vũ khí thực tế trong giai đoạn này là 448 triệu USD, trong đó năm 2007 - 27 triệu USD, năm 2008 – 56 triệu USD, năm 2009 - 80,5 triệu USD, năm 2010 – 284 triệu USD.

Trong những năm gần đây, Peru tăng đáng kể ngân sách quốc phòng. Từ 840 triệu USD năm 2002, Peru đã tăng ngân sách quốc phòng lên 1,4 tỷ USD vào năm 2009 (chưa có thống kê năm 2010).

Peru là một trong những quốc gia mua nhiều vũ khí nhất của Liên Xô trong khu vực Mỹ Latinh. Hợp tác kỹ thuật quân sự Liên Xô – Peru được bắt đầu vào năm 1973 khi những thỏa thuận vũ khí đầu tiên được ký kết.

Chuyên gia Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Pauline Temerin đánh giá, cùng với Venezuela, thị trường vũ khí Peru vẫn hấp dẫn nhất đối với xuất khẩu vũ khí Nga bất chấp những khó khăn tạm thời.

Theo bà, Peru hiện đã thông qua chương trình hiện đại hóa Lực lượng Vũ trang trị giá 650 triệu USD.

“Thị trường Peru cũng trở nên tiềm năng nhất trước hết đối với trang thiết bị trực thăng Nga”, bà Temerin đánh giá. Bà cũng cho rằng Nga có cả những cơ hội tốt dành cho Nga trong việc cung cấp trang thiết bị bọc thép hạng nặng cho Peru trong đó có xe tăng T-90.

Tháng 7 năm ngoái, Bộ Quốc phòng Peru đã ký hợp đồng với công ty xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport cung cấp 6 trực tăng Mi-17Sh và 2 trực thăng vận tải chiến đấu Mi-35P. Giá trị thỏa thuận bao gồm cả hỗ trợ kỹ thuật trị giá 107,9 triệu USD. Trong khuôn khổ thỏa thuận, đầu tháng 4 năm nay, 2 trực thăng vận tải chiến đấu Mi-35P đầu tiên của Nga đã được chuyển tới căn cứ không quân của Peru.

Trong tương lai, Không quân Peru cũng sẽ quay trở lại chương trình sửa chữa máy bay Su-25. Tháng 9/2010, Không quân Peru đã hoãn vô thời hạn vụ đấu thầu quốc tế cung cấp phụ tùng dành cho những cường kích cơ Su-25 đang trang bị.

Liên quan đến việc hủy bỏ kết quả đấu thầu mua xe tăng chiến đấu chủ lực dành cho lực lượng vũ trang Peru mà công ty NORINCO của Trung Quốc với tăng MBT-2000 đã giành chiến thắng, Nga lại có cơ hội để tranh giành hợp đồng này. Những đối thủ cạnh tranh chính trong vụ đấu thầu là Ukraine, Hà Lan, Đức, Serbia và có thể là cả Ba Lan.
[BDV news]


Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

>> Hệ thống tên lửa chống tăng mới Stugna-P của Ukraine



Hệ thống tên lửa chống tăng mới Stugna-P đã được nhận vào trang bị của quân đội Ukraine theo sắc lệnh số 203 của Bộ trưởng Quốc phòng Mikhail Ezhel.

Hiện chưa rõ số lượng Stugna-P sẽ được cung cấp cho quân đội.

Ngoài Stugna-P, quân đội Ukraine còn nhận được các hệ thống tổng đài thông tin viễn thông cố định và các bộ đầu cuối hội nghị video của hệ thống chỉ đạo hoạt động hàng ngày của quân đội.

Tháng 10.2010, Bộ Quốc phòng Ukraine đã đặt hàng Viện thiết kế Luch ở Kiev 10 hệ thống Stugna-P để thử nghiệm. Việc thử nghiệm dự kiến kết thúc trong năm 2011.

Hệ thống Stugna-P dùng để tiêu diệt các mục tiêu thiết giáp cơ động hoặc tĩnh tại, các mục tiêu nhỏ như các hỏa điểm kiên cố, trực thăng bay treo.

Stugna-P và tên lửa được phát triển với sự tài trợ của Viện Luch và công ty Ukrspetsexport.


Hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển Stugna-P (kiev.prostogorod.com)


Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Ukraine, Stugna-P có tính năng chiến-kỹ thuật không thua kém, thậm chí có một số thông số vượt trội so với các mẫu của nước ngoài và là sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường vũ khí thế giới.

Các tên lửa có điều khiển của Stugna-P được chế tạo dựa trên tên lửa Stugna vốn dùng để phóng qua nòng pháo tăng. Các tên lửa này được sản xuất với cỡ 100 và 125 mm.

Stugna-P cho phép bắn ở cự ly từ 100 m đến 4.000 m. Tên lửa Stugna-P có khả năng xuyên giáp dày đến 800 mm. Tên lửa được dẫn bằng tia laser hoặc kênh truyền hình từ vị trí ẩn nấp được chuẩn bị sẵn.


[VietnamDefence news]


>> Su-35 áp sát biên giới Trung Quốc



Tạp chí Kanwa dẫn nguồn tin quân sự ẩn danh ở Moskva cho biết, ít nhất một lô trong số 48 máy bay tiêm kích Su-35 mà Không quân Nga đặt mua sẽ được triển khai tại căn cứ không quân số 6968 ở thành phố Komsomolsk trên sông Amur, chỉ cách biên giới Nga-Trung 300 km.




Siêu tiêm kích Su-35


Nguồn tin cho biết, Không quân Nga sẽ bắt đầu nhận được những chiếc Su-35 đầu tiên vào năm 2012. Su-35 sẽ là tiêm kích thế hệ 4++ tiên tiến nhất. Về mặt chính thức, Không quân Nga chưa thông báo Su-35 sẽ được trang bị cho những đơn vị nào.

Trước đó, Kanwa cũng đã đưa tin, 2 trung đoàn không quân Nga Ttrung đoàn 23 đóng tại căn cứ 6987 ở Dzemgi và Trung đoàn 22 ở căn cứ 6989 Uglovaya) được trang bị các tiêm kích Su-27SM. Các căn cứ này cách tương ứng biên giới với Trung Quốc 308 và 61 km. Như vậy, toàn bộ các tiêm kích Su-27SM và lô Su-35 đầu tiên sẽ được triển khai tại quân khu phía Đông, giáp giới Trung Quốc.

Nguồn tin nhận xét, “trung thực mà nói thì không quân Trung Quốc, cũng như quân đội Trung Quốc nói chung, là mạnh nhất trong số các láng giềng của Nga. Giữa Nga và NATO còn có vùng đệm tự nhiên là Belorussia và Ukraine, chính vì vậy sự chú ý đặc biệt đối với vùng Viễn Đông xem ra là tự nhiên đối với Không quân Nga. Ngoài ra, Su-27SM và Su-35 cũng đang được sản xuất ở Viễn Đông, vì vậy, việc bố trí chúng ở cùng khu vực giúp đơn giản hóa công tác bảo dưỡng và thử nghiệm, điều này cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất”.


Su-27SM


Sau khi triển khai Su-35 tại Viễn Đông, khoảng cách công nghệ giữa Không quân Nga và không quân Trung Quốc sẽ tăng thêm và Không quân Nga với Su-35 sẽ có thể giành lại ưu thế trên không.

Radar Irbis trên Su-35 có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly 400 km và khi hoạt động trên lãnh thổ Nga, chúng có thể bao quát lãnh thổ các tỉnh Hắc Long Giang và Cát Lâm, cũng như một phần tỉnh Liêu Ninh.

Thời Liên Xô, các sân bay của không quân chiến thuật và máy bay ném bom chiến lược được bố trí gần biên giới Xô-Trung. Ví dụ, căn cứ Ukrainka của các máy bay ném bom chiến lược Tu-95 chỉ nằm cách biên giới 105 km.

Từ thập niên 1990, quân đội Trung Quốc bắt đầu trang bị lại bằng hệ thống rocket phóng loạt 12 nòng Type 03 AR02 cỡ 300 mm có tầm bắn 150 km và tên lửa đất-đối-đất DF-11A, tạo ra mối đe dọa lớn cho các căn cứ không quân Nga.

[Vietnamdefence news]


Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011

>> Đằng sau chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc



[Vnexpress news] Sau nhiều đồn đoán, Tân Hoa xã vừa chính thức công bố hình ảnh về chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đang được hoàn thiện, dựa trên phần khung sườn mua từ Ukraine.




Trung Quốc chuẩn bị đưa vào hoạt động tàu sân bay đầu tiên. Ảnh: Xinhua


Xuất xứ tàu sân bay Trung Quốc
Nguyên bản chiếc tàu sân bay Trung Quốc đang hoàn thiện mang tên Varyag được Liên Xô khởi công đóng tại Ukraine từ năm 1985. Khi hoàn thành được khoảng 70% khối lượng công việc với phần khung sườn nhưng chưa lắp đặt động cơ và hệ thống điện tử, thì Liên Xô sụp đổ và quyền sở hữu Varyag được chuyển giao cho Ukraine.

Tuy nhiên chủ mới cũng không đủ ngân sách để hoàn thiện nốt Varyag khiến việc đóng tàu bị ngừng lại hoàn toàn từ năm 1992 và bộ khung sườn khổng lồ phải nằm “đắp chiếu” tại cảng bên bờ Biển Đen. Năm 1998, Ukraine quyết định thanh lý khối sắt này bằng cách đem bán đấu giá và một khách hàng từ Trung Quốc đã giành quyền mua.

Bộ trưởng Thương mại Ukraine Roman Shpek khi đó công bố người chiến thắng trong cuộc đấu giá là một công ty du lịch tại Hong Kong và họ có ý định kéo Varyag về Macau để biến nó thành một khách sạn nổi kiêm sòng bạc. Phải mất một thời gian dài đầy khó khăn, tàu Varyag chỉ có phần vỏ mà không có động cơ mới được kéo về đến cảng Đại Liên ở đông bắc Trung Quốc năm 2002 để chuẩn bị cho việc hoán chuyển chức năng sử dụng.

Sau khi về Đại Liên, khách hàng Trung Quốc vẫn cho biết khung sườn của Varyag sẽ được chuyển thành một khách sạn nổi. Nhưng sau đó vài năm con tàu này tiếp tục nằm tại cảng mà không có động tĩnh gì. Đây được coi là khoảng thời gian quân đội Trung Quốc tiến hành kiểm tra thực trạng và đi đến quyết định sẽ hoàn thiện nó như thiết kế ban đầu để trở thành một khí tài quân sự.

Tới đầu tháng 6/2005, phỏng đoán Trung Quốc sẽ hoàn thiện tàu sân bay Varyag càng được khẳng định hơn khi nó được đưa lên xưởng sửa chữa tàu trên cạn, với phần vỏ được sơn cạo lại và những dàn giáo mọc lên xung quanh. Tạp chí quân sự Mỹ Jane’s Fighting Ships cho rằng Varyag đã được đổi tên thành Shi Lang, một đô đốc thời Minh - Thanh từng chỉ huy đánh chiếm đảo Đài Loan năm 1681.

Các hãng truyền thông trong khu vực như Asahi Shimbun của Nhật cuối năm 2008 cũng đưa tin chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc hoàn thiện từ khung tàu Varyag của Ukraine sắp hoàn thành. Tới tuần trước, Tân Hoa xã lần đầu tiên công bố một loạt hình ảnh về tàu sân bay này từ cảng Đại Liên với dáng vẻ gần như đã sẵn sàng cho việc ra khơi.

Global Security dẫn một báo cáo tình báo hải quân Mỹ tháng 8/2009 dự đoán tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc có thể bắt đầu hoạt động từ cuối năm 2010 đến 2012. Trong khi một số nguồn tin cho rằng Trung Quốc sẽ thử nghiệm Shi Lang vào ngày 23/4 tới, nhân kỷ niệm 62 năm ngày thành lập quân giải phóng Trung Quốc hoặc ngày 1/7, đúng dịp kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc.


Tàu sân bay Varyag trên đường được kéo về Trung Quốc. Ảnh: US Navy


Tàu sân bay lai tuần dương hạm
Tàu Varyag được Liên Xô thiết kế khác với quan niệm về tàu sân bay truyền thống của hải quân Mỹ, Anh hay Pháp. Người Nga gọi đây là tàu TAKR (viết tắt của cụm từ tyazholiy avianesushchiy kreyser, có nghĩa là tuần dương hạm hạng nặng mang máy bay). Nói cách khác đây là chiếc tàu sân bay lai tuần dương hạm.

Các tàu sân bay hiện có của Mỹ có trọng tải trên 100.000 tấn chạy bằng năng lượng hạt nhân, trong khi tàu Varyaq của Nga có thiết kế 67.500 tấn và chạy bằng năng lượng thông thường. Ban đầu người Nga cũng có ý định cho Varyag chạy bằng năng lượng nguyên tử nhưng do vấn đề kinh phí quá lớn nên thiết kế gốc đã được điều chỉnh.

Tàu sân bay Shi Lang hoàn thiện từ Varyag được đánh giá có khả năng chứa tối đa 50 chiếc máy bay phản lực và 18 trực thăng. Nhưng theo các chuyên gia, Trung Quốc sẽ không sử dụng đủ số chiến đấu cơ này trong giai đoạn đầu, vì nước này có thể chỉ sử dụng tàu phục vụ công tác huấn luyện với khoảng 8 chiếc phản lực cơ và 10 trực thăng trên boong.

Hiện cũng chưa rõ Trung Quốc sẽ dùng những loại máy bay nào cho Shi Lang. Dòng máy bay hải quân chính của nước này có thể sử dụng trên tàu sân bay là J-11 tự sản xuất dựa trên công nghệ nước ngoài và những chiếc Su-27 mua từ Ukraine. Bên cạnh đó là những chiếc trực thăng hải quân như máy bay săn tàu ngầm Ka-28, máy bay cảnh báo sớm radar Ka-31 và máy bay vận tải Mi-8 đều do Nga chế tạo.

Trong khi đó, một trong những khâu nội địa hoá phức tạp nhất của Shi Lang là bộ phận động cơ tàu. Trung Quốc chưa từng sản xuất động cơ turbine khí phục vụ cho tàu sân bay và cũng chưa thấy mua của nước ngoài loại động cơ này, do đó các chuyên gia Mỹ nhận định Shi Lang sẽ được lắp các động cơ diesel tàu biển thông thường.

Những động cơ diesel nói trên có kích thước lớn hơn động cơ turbine khí và điều này có thể sẽ khiến Shi Lang chạy chậm hơn so với thiết kế ban đầu, dẫn đến chậm hơn nhiều so với tiêu chuẩn của tàu sân bay Mỹ. Vấn đề liên quan đến động cơ càng khẳng định cho phỏng đoán Trung Quốc sẽ sử dụng tàu sân bay đầu tiên cho mục đích huấn luyện hơn là tác chiến.


Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc gần hoàn thiện. Ảnh: Xinhua


Ý nghĩa chính trị hơn quân sự
Trước Varyag, Trung Quốc từng mua 3 tàu sân bay thanh lý của nước ngoài. Trong số này có tàu HMAS Melbourne do một công ty tháo dỡ tàu mua từ Australia năm 1985 và được cải tạo thành một bảo tàng. Chiếc thứ hai là tàu sân bay Minsk của Nga mua lại từ một công ty “xẻ thịt” tàu của Hàn Quốc năm 1998 và được biến thành cơ sở giải trí tại Thâm Quyến. Chiếc thứ ba mang tên Kiev mua trực tiếp của Nga năm 2000 và cũng được biến thành một điểm thăm quan.

Giới quan sát cho rằng những chiếc tàu sân bay thanh lý này đã được hải quân Trung Quốc nghiên cứu kỹ lưỡng, phục vụ cho việc hoàn thiện tàu Shi Lang cũng như lấy kinh nghiệm để tự đóng tàu sân bay nội địa sau này. Chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc đang được đóng ở Thượng Hải dự kiến hoàn thành năm 2015. Do đó Shi Lang sẽ là tàu sân bay đầu tiên trong hạm đội gồm 5 chiếc tương tự trong chiến lược của hải quân Trung Quốc trong thập kỷ tới.

Hạ thuỷ Shi Lang sẽ giúp Trung Quốc trở thành quốc gia Đông Bắc Á đầu tiên triển khai tàu sân bay kể từ thời phát xít Nhật trong Thế chiến II. Tuy nhiên tại châu Á, trước đó đã có Thái Lan sở hữu tàu sân bay hạng nhỏ trọng tải 11.000 tấn Chakri Naruebet từ năm 1997. Hải quân Ấn Độ cũng đã sử dụng một tàu sân bay mang tên INS Viraat và đang có kế hoạch đưa vào khai thác chiếc thứ hai cuối năm 2011 và chiếc thứ ba năm 2015.

Trong bối cảnh một số nước châu Á cạnh tranh về sức mạnh hải quân, động thái Trung Quốc công bố hình ảnh về tàu sân bay đầu tiên được cho là mang tính chính trị hơn là quân sự. Nguyên nhân vì từ nay cho đến khi có thể phục vụ một cách đầy đủ, chiếc tàu sân bay lai tuần dương hạm của Trung Quốc còn phải mất rất nhiều năm thử nghiệm hệ thống radar và hệ thống vũ khí trên tàu.

Động thái công bố ảnh tàu sân bay cũng không khác nhiều so với sự kiện hồi tháng 1 vừa qua, khi Trung Quốc tung ra hình ảnh đầu tiên về chiếc máy bay ném bom tàng hình J-20 đang được hoàn thiện tại Tứ Xuyên, ngay trước thềm chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates. Còn phải mất nhiều năm thử nghiệm nữa dòng máy bay này mới được bổ sung vào không quân Trung Quốc.

Bloomberg dẫn lời đô đốc chỉ huy quân Mỹ tại Thái Bình Dương Robert Willard đánh giá việc Trung Quốc hoàn thiện tàu sân bay có từ thời Liên Xô sẽ không gây ra mối đe doạ nào đối với Mỹ, nhưng sẽ khiến các nước trong khu vực nâng cao nhận thức về một biểu tượng mới trong sự mở rộng sức mạnh quân sự của Trung Quốc.




Thứ Ba, 12 tháng 4, 2011

>> Khả năng của 'người khổng lồ' An-124



[BDV news] Chính thức hoạt động vào năm 1986, An-124 là máy bay vận tải khổng lồ hoạt động hiệu quả nhất từ trước đến nay.
An-124, được sản xuất bởi hãng máy bay Antonov của Liên Xô, là loại máy bay vận tải lớn nhất được sản xuất loạt cho đến khi có sự ra đời của chiếc Airbus A-380. Hiện tại An-124 được Antonov Airline của Ukraine và Volga-Dnepr Airlines của Nga khai thác, sử dụng.



An-124 có khả năng mang tải trọng hàng hóa khổng lồ.

Có những mặt hàng chỉ có An-124 mới chở được, trong ảnh một chiếc máy bơm khổng lồ hiệu Putzmeister nặng 86 tấn được chở đến Nhật Bản để tham gia khắc phục sự cố nhà máy điện Fukushima.

Với tải trọng lên đến 122 tấn, An-124 có thể chở được những hàng hóa mà tưởng chừng không thể chở được bằng máy bay. Trong ảnh một chiếc đầu máy xe lửa đang được đưa lên khoang của An-124.

Khả năng chuyển chở của An-124 rất đa dạng, trong ảnh một chiếc tàu ngầm cứu hộ đang được đưa lên khoang.

An-124 là máy bay chuyên chở các loại hàng quá khổ quá tải, trong ảnh một chiếc trực thăng Chinook đang được đưa xuống từ khoang của An-124.

An-124 có chiều dài 68,96 mét, sải cánh 73,3 mét, cao 20,78 mét.Khối lượng rỗng của máy bay tới 175 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa tới 450 tấn.

An-124 là loại máy bay vận tải chủ lực trong các hoạt động cứu trợ của Liên Hợp Quốc. Trong ảnh một Trung tâm y tế lưu động đang được đưa đến Haiti sau thảm họa động đất năm 2010.

Một chiếc An-124 đang vận chuyển thân máy bay Airbus đến các cơ sở lắp ráp của Airbus.

Được trang bị 4 động cơ Ivchenko D-18T công suất 229,5kN mỗi chiếc. An-124 có khả năng bay một mạch 4.600km với tối đa tải trọng hàng hóa.

Sau một thời gian dán đoạn, chính phủ Nga đã quyết định nối lại sản xuất loại máy bay vận tải khổng lồ này. Nâng cấp lên biến thể mới An-124-150 với tải trọng hàng hóa tối đa lên đến 150 tấn.



Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

>> Thái Lan mua 200 xe tăng tiên tiến của Ukraine



[VietnamDefence news] Lãnh đạo quân đội Thái Lan đã quyết định thay thế các xe tăng cổ lỗ M41A3 của Mỹ do không còn đáp ứng các nhiệm vụ đặt ra. Họ muốn mua 200 xe tăng chủ lực tiên tiến Oplot-М. Đây sẽ là loại xe tăng hiện đại nhất ở Đông Nam Á.





Oplot-M là loại tăng do Ukraine phát triển trên cơ sở T-80UD của Liên Xô, được xem là một trong những loại tăng tiên tiến nhất thế giới hiện nay

Các loại tăng khác tham gia cuộc thầu của Thái Lan còn có tăng K1 của Hàn Quốc, Т-90 của Nga và Leopard 2 của Đức.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang