Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Máy bay Su-30MK2

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay Su-30MK2. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay Su-30MK2. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

>> Đọ sức Lan Châu 170 của Hải quân Trung Quốc và Su-30KM2 của Việt Nam trên biển Đông

Trong những năm vừa qua, Việt Nam liên tục đưa vào trang bị các loại máy bay hiện đại Su-30MK2, Su-30MK2V để nâng cao sức mạnh trên bầu trời biển Đông. Hãy xem Trung Quốc dùng quân bài nào với lực lượng Không quân Việt Nam và chúng ta dùng cách nào để đối phó lại.

>> Khu trục hạm Type 052C của Hải quân Trung Quốc




Trong những năm vừa qua, Việt Nam liên tục đưa vào trang bị các loại máy bay hiện đại Su-30MK2, Su-30MK2V để nâng cao sức mạnh bảo vệ chủ quyền đất nước. Trung Quốc thì liên tục quấy phá, gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, xâm phạm vùng biển đảo Việt Nam. Hãy xem Trung Quốc dùng gì để đối phó với lực lượng Không quân Việt Nam và chúng ta dùng cách nào để đối chọi lại.
Lan Châu 170 - 'Át chủ bài' của phòng không Trung Quốc trên biển Đông

Để bảo vệ đội hình tàu chiến của Hạm đội Nam Hải khỏi những đòn đánh trên không của các tiêm cường kích Su-30MK2, Su-30MK2V của Việt Nam khi tiến hành xâm chiếm Biển Đông, phía Trung Quốc đã đưa vào trang bị cho hạm đội Nam Hải tàu Lan Châu 170 thuộc lớp Type 052C Lữ Dương II.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Lan Châu (170) thuộc lớp Type 052C Lữ Dương II tham gia tâp trận ở khu vực Biển Đông và Tây Thái Bình Dương.

Lan Châu 170 có lượng giãn nước 7.000 tấn, dài 155m, trang bị hệ thống pháo – tên lửa tầm xa, sức công phá mạnh, có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên biển, trên đất liền. Vũ khí chính tạo nên sức mạnh phòng không "khủng" của Lan Châu 170 là hệ thống tên lửa tầm cao HHQ-9 (48 quả trong bệ phóng thẳng đứng) đạt tầm bắn 200km độ cao tối đa 30km. Theo công bố, đạn tên lửa HHQ-9 cũng có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo ở tầm xa 30km.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống vũ khí trên tàu Lan Châu 170



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Các ống phóng chứa tên lửa phòng không trên tàu

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Theo công bố hệ thống có thể tiêu diệt đồng thời nhiều mục tiêu trên nhiều hướng khác nhau

Lớp tàu Type 052C Lữ Dương II, được coi là "chiến hạm Aegis của Trung Quốc" với năng lực phòng không tầm xa, tầm cao. Sở dĩ con tàu được gọi là “chiến hạm Aegis” một phần vì kiểu thiết kế hệ thống anten radar mạng pha đa chức năng được lắp ở tháp điều khiển. Tất cả các tàu chiến Aegis của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đều có nét thiết kế này. Tất nhiên, Type 052C chỉ có đặc điểm giống về hình thức, còn xét “bản chất” thì con tàu không được trang bị hệ thống chiến đấu nào tương đương với Aegis của Mỹ.
Dù vậy, Type 052C vẫn được đánh giá là một trong những chiến hạm tiên tiến trên thế giới với hệ thống hỏa lực mạnh có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên biển, trên đất liền.

Mục đích thiết kế ban đầu của Type 052C là dành cho nhiệm vụ phòng không tầm xa để hộ tống tàu sân bay, tàu chiến trong hạm đội.
Đạn tên lửa HHQ-9 được đặt trong hệ thống ống phóng thẳng đứng (6 cụm, 48 ống) nằm ở boong tàu phía trước. Tên lửa sẽ bắn theo nguyên tắc “phóng lạnh”, tức là quả đạn sẽ được đẩy ra khỏi ống phóng rồi động cơ mới kích hoạt ở độ cao thấp. Phương pháp phóng đạn này giúp giảm thiểu thiệt hại cho cấu trúc thân tàu khi động cơ rocket khởi động.

Với hệ thống HHQ-9, Type 052C Lữ Dương II được xem là chiến hạm đầu tiên của Hải quân Trung Quốc có khả năng phòng không tầm cao, tầm xa. Trước đó, hầu hết các chiến hạm của Trung Quốc đều chỉ có năng lực phòng không tầm thấp, tầm trung.

Trong tác chiến chống tàu mặt nước, Type 052C được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu YJ-62 (8 ống phóng đặt ở giữa thân tàu). YJ-62 đạt tầm bắn xa tới 280km, trong pha cuối tiếp cận mục tiêu, quả đạn chỉ bay cách mặt biển 7-10m gây khó khăn cho vũ khí đánh chặn của đối phương.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Lan Châu 170 khai hỏa hệ thống phòng không

Theo một số nguồn tin không chính thức, YJ-62 được cho là có khả năng tấn công mục tiêu trên đất liền ở tầm bắn tương tự.
Ngoài 2 hệ thống vũ khí chính trên, Type 052C còn trang bị pháo hạm 100mm dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không (máy bay, tên lửa) và mặt biển, tốc độ bắn 90 viên/phút.

Type 052C cũng trang bị 2 hệ thống pháo phòng không tầm gần Type 730 có tốc độ bắn 4.600-5.800 viên/phút, tầm bắn 3.000m. Đây được xem là “lá chắn” cuối cùng chống mục tiêu tên lửa (hoặc máy bay) của đối phương nếu HHQ-9 thất bại trong đánh chặn.
Cuối cùng, hỏa lực săn tàu ngầm của Type 052C trang bị 6 máy phóng ngư lôi và một trực thăng săn ngầm Ka-27 hoặc Z-9C đậu ở đuôi tàu.

Trong tương lai, Hạm đội Nam Hải còn được tiếp nhận tàu khu trục tên lửa Type 052D tiên tiến hơn. Hiện Trung Quốc vẫn trong quá trình hoàn thiện con tàu đầu tiên.

Như vậy có thể thấy rằng phía Trung Quốc cũng đã chuẩn bị những vũ khí đối trọng với Su-30MK2, Su-30MK2V của Việt Nam khi chiến sự nổ ra ở Biển Đông.

Vỏ quýt dày thì móng tay phải nhọn

Giả sử các thông số kỹ thuật của Type 052C phía Trung Quốc công bố đều là thật thì phía Việt Nam cũng không phải quá lo lắng. Thực tế chiến tranh đã chứng minh cách sử dụng vũ khí mới là yếu tố quyết định nhất.

Việt Nam có thể sử dụng lực lượng Không quân bố trí dọc bờ biển, bí mật bất ngờ lao ra đánh phủ đầu lực lượng tàu chiến của địch, đặc biệt là tiêu diệt lực lượng tàu phòng không tầm xa.

Không quân Việt Nam cũng có thể tiến hành bay với quỹ đạo sát mặt biển, khi đó hệ thống radar phát hiện mục tiêu trên tàu sẽ rất khó phát hiện do bị nhiễu bởi tín hiệu phản xạ từ mặt biển. Khi đến cự ly tác chiến hiệu quả sẽ tiến hành phóng các tên lửa chống hạm tiêu diệt các tàu này.

Yếu tố bí mật bất ngờ đã giúp Không quân Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc đối đầu với Mỹ trong trận Điện Biên Phủ trên không. Mà so với Trung Quốc, lực lượng Không quân Mỹ hiện đại và có trình độ tác chiến cao hơn nhiều.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Su-30MK2 của Không quân Việt Nam xuất kích tuần tra trên biển

Bên cạnh đó, Không quân Việt Nam cũng cần được trang bị những loại vũ khí chống hạm tầm xa như Yakhont/BrahMos tầm bắn 300 km, Kh-35UE tầm bắn 260 km, Moskit P-270 3M80 tầm bắn 250 km…

Khi có những vũ khí này, các loại máy bay như Su-30MK2 có thể đứng ngoài vùng hỏa lực phòng không đối phương rồi tung đòn tiêu diệt, làm tê liệt hệ thống phòng không của hạm đội tàu địch, sau đó sẽ lần lượt tiêu diệt các tàu còn lại.

Như vậy, chúng ta thấy, phía Trung Quốc đã tính đến phương án đối phó với các loại máy bay Su-30MK2, Su-30MK2V của Việt Nam. Và chúng ta chắc chắn cũng đã đề ra cách thức để chống lại việc xâm chiếm trên biển Đông.

Vũ khí là yếu tố quan trọng nhưng con người và cách thức sử dụng vũ khí mới là điều quyết định đến kết quả cuộc chiến. Thực tiễn các cuộc chiến tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam đã minh chứng hùng hồn cho chân lý ấy.


(Tổng hợp nguồn Quân Sự Soha, BVO, GDQP)

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

>> Tin nóng quốc phòng : Nga quyết bán 18 Su-30K cho Việt Nam

Tờ Belvpo của Nga trích dẫn nguồn tin từ tổ hợp công nghiệp quốc phòng cho biết, Nga không muốn bán 18 máy bay Su-30K đã qua sử dụng cho Belarus.

>> Tìm hiểu sức mạnh của Su-30KN
>> Việt Nam muốn mua 18 chiếc Su-30K


Thay vì cung cấp máy bay Su-30K cho đồng minh Belarus của mình, lãnh đạo Rosoboronexport đã quyết định bán chúng cho Việt Nam.


http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích Su-30K.

Toàn bộ 18 máy bay Su-30K đã được Không quân Ấn Độ sử dụng trong thời gian 10 năm sau đó được trả lại Nga để thay bằng những chiếc Su-30MKI hiện đại hơn.

Tuy nhiên, số máy bay này lại được chuyển tới nhà máy số 558 ở Belarus để sửa chữa và nâng cấp sau đó bán lại cho bên thứ ba mà không cần đưa trở lại Nga để tránh thuế nhập khẩu hải quan.

Từng có nhiều đồn đoán về số phận của 18 chiếc Su-30K và đích tới của nó. Có nguồn tin cho rằng Belarus muốn mua lại toàn bộ lô máy bay này, và rằng Nga không cấp tín dụng cho họ (Belarus) để mua máy bay của Tập đoàn Irkut.

Trong khi đó, Việt Nam cũng đã cử phái đoàn quân sự tới kiểm tra một vài máy bay và ngỏ ý muốn mua lại.

Nhưng thông tin mới mà tờ Belvpo tiết lộ cho thấy, số phận của 18 máy bay Su-30K đã được Nga định đoạt. Các máy bay này sẽ được nâng cấp lên chuẩn Su-30KN hiện đại hơn và sau đó chuyển giao cho Không quân Việt Nam.

(Nguồn :: BDV )

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

>> Tìm hiểu sức mạnh của Su-30KN

Su-30K/KN là bước phát triển đột phá mang đến thành công cho ngành hàng không quân sự Nga trong việc xuất khẩu các biến thể Su-30 sau này.

>> >> Việt Nam muốn mua 18 chiếc Su-30K



http://nghiadx.blogspot.com
Mẫu thử nghiệm máy bay Su-30KN số hiệu 302.


heo một số nguồn tin Nga, Việt Nam đang bày tỏ sẵn sàng mua tất cả 18 tiêm kích đa năng Su-30K đang được sửa chữa và nâng cấp lên chuẩn Su-30KN tại nhà máy số 558 ở Belarus với mức giá hấp dẫn.

Để cung cấp thông tin chi tiết tới bạn đọc,  xin giới thiệu bài viết về sơ lược sự phát triển của Su-30K và tính năng chiến đấu của bản hiện đại hóa Su-30KN.

Được phát triển từ dòng tiêm kích đa năng thế hệ thứ tư Su-27, các biến thể mới của tiêm kích đa năng Su-30 có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, được nhiều quốc gia trên thế giới ưa chuộng và đưa vào trong biên chế. Trong đó, có Su-30K, bản xuất khẩu đầu tiên của Su-27PU hai chỗ ngồi. Tiêm kích này có cấu hình đối không mạnh mẽ hơn so với Su-27PU mà Không quân Việt Nam đang biên chế hai chiếc.

Ban đầu, khái niệm về tiêm kích đa năng Su-30KN bắt nguồn từ chương trình nâng cấp sâu các máy bay chiến đấu - đánh chặn tầm xa Su-30. Công việc được bắt đầu thực hiện từ ngày 9/11/2001, khi Irkutsk phối hợp với Văn phòng thiết kế Sukhoi Russkaya Avionika và Không quân Nga phát triển giải pháp nâng cấp tiêm kích đa năng Su-30K lên chuẩn Su-30KN với chi phí hiệu quả.

Cũng trong năm 2001, chiếc Su-30KN đầu tiên mang số hiệu 302 đã đượcIrkutsk đưa vào thử nghiệm với những đặc điểm bổ sung, giúp máy bay này có khả năng chiến đấu toàn diện, gồm tấn công hiệu quả các mục tiêu trên biển và dưới mặt đất bằng cả vũ khí thông thường và các loại vũ khí dẫn đường chính xác cao, có khả năng tấn công mục tiêu cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết.

Su-30KN được Irkutsk bổ sung thêm các thiết bị, khí tài mới, gồm: máy tính xử lý mới, kênh mở rộng cho hệ thống kiểm soát vũ khí, màn hình hiển thị buồng lái AMLCD và radar nâng cấp N001 tiêu chuẩn mới. Theo các chuyên gia quân sự Nga, Su-30KN có thể so sánh với loại máy bay tấn công chiến thuật F-15E Strike Eagle và F/A-18F của Không quân Mỹ.

Dự án nâng cấp Su-30K lên chuẩn KN sau đó đã mở đường cho việc hiện đại hóa hàng loạt các máy bay chiến đấu của Không quân Nga gồm 2 giai đoạn:

Giai đoạn một, nâng cấp Su-30 có thể bắn được các tên lửa không đối hải Kh-31A, Kh-31P và Kh-29T cũng như bom dẫn đường KAB-500. Ngoài ra, điểm nổi trội là máy bay đã được bổ sung tên lửa không đối không tiên tiến R-77 (RVV-AE).

Giai đoạn hai, Su-30KN tục được tăng cường thêm khả năng không chiến bằng việc thay thế anten PLPK-27 bằng một anten mảng pha hoạt động theo từng giai đoạn với tính năng kiểm soát chùm tia quét điện tử bằng kỹ thuật số. Điều đáng nói, các hệ thống điện tử tích hợp vào máy bay sau khi nâng cấp chỉ nặng thêm 30 kg. Ngoài ra, sau khi nâng cấp lên chuẩn Su-30KN, tất cả các tùy chọn nâng cấp theo yêu cầu của khách hàng vẫn có thể được tích hợp thêm đáp ứng yêu cầu chiến thuật riêng của mỗi quốc gia.

Trong quá trình nâng cấp từ Su-30K lên chuẩn Su-30KN, Irkutsk đã chú trọng đến việc thích nghi cho máy bay có thể hoạt động trong những điều kiện thời tiết bất lợi, cả ngày lẫn đêm và môi trường gây nhiễu mạnh, điều này cực kỳ quan trọng trong các cuộc chiến tranh hiện đại ngày nay.

Khi nâng cấp, Su-30KN được trang bị hệ thống quản lý vũ khí SUV-30K có thể đảm bảo triển khai mở rộng trang bị nhiều loại vũ khí mới. Máy bay cũng có radar với khả năng lập bản đồ mặt đất, cho phép phát hiện các mục tiêu trên mặt đất/mặt nước và tấn công trong bất kỳ điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm. Đồng thời, hệ thống định vị của máy bay GPS A-737-010 có thể làm việc với các tín hiệu từ hệ thống GLONASS (Nga) và NAVSTAR (Mỹ). Ngoài ra, các đồng hồ số trên máy bay được thay thế bằng hai màn hình hiển thị màu đa chức năng 5x5 inch MFI-55...




http://nghiadx.blogspot.com
Su-30KN cất cánh.

Sau khi nâng cấp, các nhiệm vụ mà Su-30KN có thể đảm nhận gồm:

+ Tạo và duy trì được ưu thế trên không khi tham gia tấn công các mục tiêu trên không và chống lại các mục tiêu mặt đất, mặt nước.
+ Sử dụng vũ khí có độ chính xác cao, vô hiệu hóa hệ thống phòng không của kẻ thù bằng tên lửa chống radar, và tiêu diệt các đơn vị hỗ trợ cho không quân đối phương bằng vũ khí không đối đất không điều khiển và có điều khiển.
+ Tấn công mặt biển để tăng cường hỗ trợ cho hải quân, tiêu diệt chiến hạm riêng lẻ và nhóm tàu chiến từ ngoài tầm bắn của các hệ thống phòng trang bị trên tàu chiến kẻ địch.

Để thực hiện nhiệm vụ tấn công trên không, tấn công mặt đất/mặt biển, Su-30KN có thể sử dụng các loại vũ khí, gồm:

Một pháo bắn nhanh một nòng 30 mm GSh-1 với cơ số đạn 150 viên.
Tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar bán chủ động R-27R1, R-27ER1.
Tên lửa không đối không tầm trung dẫn đường bằng hồng ngoại R-27T1, R-27ET1.
Tên lửa không đối không tầm ngắn dẫn đường hồng ngoại R-73E .
Tên lửa không đối không tầm trung RVV-AE với đầu tự dẫn radar chủ động.
Tên lửa chống bức xạ (chống radar) tầm trung Kh-31P tầm bắn 110 km.
Tên lửa chống tàu tầm trung Kh-31A với đầu dẫn radar chủ động, tầm bắn 50 km.
Tên lửa không đối đất tầm trung Kh-59ME dẫn đường truyền hình, tầm bắn 115 km.
Tên lửa không đối đất tầm ngắn Kh-29T (TE) dẫn đường truyền hình, tầm bắn 30 km.
Bom có điều khiển KAB-500 và KAB-1500 tầm bắn 5 km và 8 km tương ứng, cùng với nhiều loại bom và rocket không điều khiển khác như S-8KOM, S-13 và S-25OFM.

Ưu thế không chiến

Khi phát triển Su-30KN, nhà sản xuất đã trang bị cho nó khả năng chiến đấu đa năng. Tuy nhiên, trên thực tế khả năng chiến đấu số một của nó là không chiến và tiến công mặt đất, nhiệm vụ đánh biển chỉ là thứ yếu và chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết.

Về vũ khí, Su-30KN được trang bị chủ yếu với hàng loạt các loại tên lửa không đối không như loại R-27, R-73 và R-77 để đánh chặn các mục tiêu trên không. Đặc biệt là tên lửa không đối không tiên tiến R-77 với tầm bắn xa 90 km (bản R-77M1 tầm bắn tới 175 km) sẽ giúp máy bay không chiến ngoài tầm nhìn.

Ngoài ra, việc trang bị bộ khí tài ngắm bắn tiên tiến cùng với radar lập bản đồ mặt đất cho thấy, Su-30KN được ưu tiên cho nhiệm vụ đánh chặn và tiến công các mục tiêu dưới đất.

http://nghiadx.blogspot.com
Ưu thế của Su-30KN là khả năng không chiến, đánh đất.

Xét một cách tổng quát, Su-30KN là khá hiện đại. Tuy không thể bằng được loại Su-30MK2 mà Không quân Việt Nam đang sử dụng chuyên cho chiến trường không - biển, nhưng so với các loại MiG-21, Su-22 và Su-27PU đang có trong biên chế thì Su-30KN có khả năng vượt trội.

Hơn thế, một số lượng lớn MiG-21 và Su-22 của Việt Nam đã quá già nua và cần được thay thế. Vì vậy, nếu được tăng cường bổ sung bằng Su-30KN để dần loại bỏ những máy bay lỗi thời sẽ là ưu tiên hợp lý.

Su-30KN sẽ thực hiện nhiệm vụ đánh chặn trên không và hỗ trợ lục quân, trong khi Su-30MK2 tiến công trên biển, hỗ trợ hải quân. Khả năng chiếm ưu thế trên không khi phải đối mặt với các loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Su-30KN sẽ giảm được được gánh nặng mà số máy bay MiG-21, Su-22 đang phải thực hiện.

Các thông số cơ bản

Tải trọng cất cánh (thông thường/tối đa) 24.780/30.450 kg.
Dự trữ nhiên liệu (thông thường/tối đa) 5.270/9.400 kg.
Tải trọng hạ cánh cực đại 21.000 kg.
Tầm bay cực đại với nguồn nhiên liệu bên trong 3.000 km.
Tầm bay khi được tiếp nhiên liệu trên không 5.200 km.
Trần bay 16.700m.


(Nguồn: Báo Đất Việt)

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

>> Việt Nam nhận thêm 3 chiến đấu cơ Su-30 MK2

Hãng thông tấn Nga Interfax-AVN hôm 16/5 đưa tin: Tập đoàn Rosoboronexport và Sukhoi của Nga vừa hoàn tất việc bàn giao cho Việt Nam 3 máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2.




http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến đấu cơ Su-30MK2

Các máy bay vừa được chuyển giao cho Việt Nam, trong tương lai gần sẽ trở thành một phần của lực lượng Không quân Việt Nam.

Theo dự kiến, phía Nga sẽ chuyển cho Việt Nam 4 chiếc Su-30MK2, nhưng thực tế chỉ có 3 chiếc được đưa sang Việt Nam trong đợt này, bởi 1 trong 4 chiếc đã bị rơi trong chuyến bay thử nghiệm hồi tháng 2/2012.

>> 'Hổ mang chúa' Su-30MK2 trên bầu trời Việt Nam
>> “Sát thủ diệt hạm” Kh-59MK trên Su-30MK2 Việt Nam

Cũng theo nguồn tin trên, Hiệp hội sản xuất máy bay Komsomolsk on Amur của Nga đang tiến hành hoàn thiện nốt những chiếc Su-30 còn lại để chuyển cho Việt Nam theo bản hợp đồng đã được ký kết hồi năm 2010.

Cho tới thời điểm hiện tại, Nga đã gần như hoàn thành 2 bản hợp đồng về việc cung cấp các máy bay chiến đấu cho Việt Nam. Đầu tiên, là bản hợp đồng cung cấp 8 chiến đấu cơ Su-30MK2 với tổng chi phí khoảng 400 triệu USD.

Tiếp theo là bản hợp đồng cung cấp 12 chiếc Su-30MK2 với trị giá (không công khai) lên đến 1 tỉ USD. 2 bản hợp đồng này bao gồm cả việc cung cấp thiết bị vũ khí và phụ tùng cho các máy bay.

Chiến đấu cơ Su-30MK2 là loại máy bay đa năng 2 chỗ ngồi, có khả năng hoạt động trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất, ngày cũng như đêm. Đặc biệt, loại chiến đấu cơ này có thể sử dụng cả các loại vũ khí tác chiến tầm xa và tiếp nhiên liệu trên không.

Su-30MK2 được trang bị pháo tự động cỡ 30mm, bom hoặc tên lửa được bố trí trên 12 giá treo dưới cánh và thân. Các tên lửa không đối không trang bị trên máy bay bao gồm tên lửa tầm trung R-27 với nhiều biến thể khác nhau, tên lửa tầm ngắn R-73E với đầu tự dẫn hồng ngoại, tên lửa tầm trung RVV-AE…

http://nghiadx.blogspot.com
Khoang lái Su-30 MK2


http://nghiadx.blogspot.com
Su-30MK2 và các loại tên lửa có thể được trang bị

Su-30MK2 thực hiện nhiệm vụ cường kích sẽ được trang bị các tên lửa Kh-59ME, Kh-35E và Kh-59MK, tên lửa đối hạm tầm trung Kh-31P, tên lửa tầm ngắn Kh-29T… Bên cạnh đó là 1 số loại bom và tên lửa không có điều khiển.

Gần đây, có thông tin cho rằng, trong tương lai Việt Nam có thể mua thêm 24 chiến đấu cơ Su-30MK2.

Trước đó, vào tháng 6 và 12/2011, Việt Nam đã liên tiếp nhận được 8 chiếc Su-30 MK2 từ phía Nga.

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

>> Su-30MK2, 'ông hoàng' của Không quân Việt Nam




Theo hãng tin RIA Novosti, Nga đã bắt đầu thực hiện hợp đồng cung cấp cho Việt Nam lô hàng máy bay tiêm kích Su-30MK2.




Máy bay tiêm kích Su-30MK2 là loại máy bay 2 chỗ ngồi, có thể tiếp dầu trên không.


Theo đó, 4 chiếc chiến đấu cơ Su-30MK2 đầu tiên đã được chuyển giao cho Không quân Việt Nam, nằm trong hợp đồng ký năm 2009.

Xin giới thiệu với độc giả một số thông tin về chiến đấu cơ Su-30MK2.

Su-30MK2 có thể tiêu diệt các mục tiêu trên không bằng tên lửa điều khiển tầm trung và tầm ngắn, tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và mặt nước bằng tất cả các loại vũ khí có độ chính xác cao.

Su-30MK2 có thể tác chiến độc lập hoặc theo biên đội trong nhiều kiểu thời tiết, có thể tác chiến trong đêm tối. Chiến đấu cơ này cũng có thể được dùng để huấn luyện các kỹ thuật bay và thủ đoạn sử dụng vũ khí tiêu diệt đường không cho phi công.


Theo đánh giá của các chuyên gia Nga, biến thể Su-30MK2 dành cho Việt Nam có nhiều cải tiến để tác chiến hỗn hợp.

Với tính năng linh hoạt có thể bổ nhào, quay tròn và dễ dàng thay đổi góc bay, Su-30MK2 có thể làm nhiệm vụ tiêm kích đánh chặn và giành ưu thế trên không.

Khi thực hiện nhiệm vụ cường kích, máy bay có thể tấn công chính xác các mục tiêu trên mặt đất, tiêu diệt hệ thống phòng không - radar của đối phương. Loại máy bay tiêm kích này cũng là "quả đấm" lợi hại trong nhiệm vụ tác chiến không - hải, có khả năng diệt gọn các mục tiêu trên biển.

Su-30MK2 có kết cấu khung càng chắc chắn bảo đảm độ tin cậy, có khả năng cất cánh với trọng lượng cất cánh tối đa lên đến 38 tấn.



So sánh khả năng của Su-30MK2 với một số máy bay chiến đấu Mỹ về radar, động cơ, khả năng mang vũ khí.

Hệ thống điện tử hiện đại

Ở chế độ không đối không, radar của Su-30MK2 làm việc bảo đảm sục sạo các mục tiêu trên không, làm cơ sở cho các quyết định tấn công các mục tiêu bằng tên lửa tầm ngắn, tầm trung và tầm xa với các hệ thống điều khiển khác nhau; sục sạo, bắt và bám các mục tiêu quan sát được bằng mắt thường trong hoạt động tác chiến tầm gần.

Ở chế độ không đối đất, radar của Su-30MK2 cho phép phát hiện mục tiêu trong nhiều điều kiện thời tiết, xác định tọa độ các mục tiêu mặt nước và mặt đất, cung cấp tọa độ cho việc điều khiển tên lửa Kh-31А, Kh-35E, Kh-59МК tấn công.



Buồng lái Su-30MK2.

Hệ thống ngắm bắn quang – điện tử của máy bay gồm thiết bị định vị quang học và hệ thống chỉ thị mục tiêu gắn trên mũ phi công. Thiết bị định vị quang học là khối kết hợp giữa thiết bị định vị quan sát ảnh hồng ngoại – theo dõi và thiết bị đo xa – chỉ thị mục tiêu bằng laser, được sử dụng để phát hiện và theo dõi các mục tiêu trên không ở bán cầu phía trước và phía sau mục tiêu theo bức xạ nhiệt, đo cự ly từ máy bay đến các mục tiêu mặt đất và trên không bằng tia laser.

Ngoài ra, nó còn được dùng để chiếu laser vào các mục tiêu mặt đất, dẫn đường cho các tên lửa không đối đất có đầu tự dẫn laser chủ động tấn công.

Vũ khí đa dạng

Vũ khí của Su-30MK2 gồm pháo tự động 30mm loại GSh-301 (150 viên), bom hoặc tên lửa được bố trí trên 12 điểm treo dưới cánh và thân.

Vũ khí tên lửa “không đối không” gồm các tên lửa có điều khiển tầm trung R-27 (R-27T1 và R-27ET1 được trang bị đầu tự dẫn nhiệt, R-27R1 và R-27ER1 được trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động), tên lửa R-27P1, R-27EP1, tên lửa tầm ngắn R-73E với đầu tự dẫn hồng ngoại, tên lửa tầm trung RVV-AE với đầu tự dẫn radar chủ động.

Để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất (mặt nước), Su-30MK2 sử dụng các loại vũ khí có điều khiển và không điều khiển.

Vũ khí có điều khiển “không đối đất” bao gồm tên lửa Kh-59ME, Kh-35E và Kh-59MK, tên lửa siêu tốc tầm trung Kh-31P với đầu tự dẫn radar thụ động, tên lửa tầm ngắn Kh-29T (E) với đầu tự dẫn nhiệt hoặc Kh-29L với đầu tự dẫn laser, bom điều khiển KAB-500KP (KAB-500-OD).

Vũ khí không điều khiển bao gồm bom loại 500kg, 250kg và 100kg, bom cháy và tên rocket S-8, S-13, S-25-OFM.


Danh mục các loại vũ khí của Su-30MK2

Thông số cơ bản của Su-30MK2

Động cơ: 2xAL-31F
Dài: 21,9m; Cao: 6,4m; Sải cánh: 14,7m
Trọng lượng cát cánh tối đa 34.500 kg
Tải trọng vũ khí: 8.000kg
Dự trữ nhiên liệu: 9.720kg
Tốc độ tối đa: Mach 2
Trần bay thực tế: 17.300m


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang