Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Biểu tình Syria

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Biểu tình Syria. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Biểu tình Syria. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012

>> Ai đủ khả năng lật đổ Assad?


Trong khi phương Tây đang cố thúc đẩy Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua Nghị quyết mới về Syria nhằm lật đổ Tổng thống Assad thì Lực lượng Quân đội Tự do Syria (FSA) cũng bắt đầu chứng tỏ ảnh hưởng của họ đối với cục diện trong nước. Câu hỏi đặt ra là, ai đủ khả năng lật đổ ông Assad?

FSA lớn mạnh... Hy vọng chấm dứt tình trạng bạo lực ở Syria nhờ các giải pháp ngoại giao đang ngày càng trở nên mong manh khi cộng đồng quốc tế bắt đầu chú ý nhiều hơn đến vài trò của lực lượng Quân đội Tự do Syria (FSA). Ngày càng trưởng thành và không ngừng lớn mạnh, FSA đang được kỳ vọng sẽ đóng vai trò chính trong việc lật đổ chế độ Tổng thống Bashar Assad.


http://nghiadx.blogspot.com
Với sự lớn mạnh vượt bậc thời gian gần đây, liệu Lực lượng Quân đội Tự do Syria liệu có đủ khả năng lật đổ chế độ Assad? Ảnh minh họa: Reuters.


Giới quan sát quốc tế nhận định, hai tháng qua, trong khi FSA đi lên cả về chất lượng và số lượng thì lực lượng trung thành với chế độ Assad dường như lại đang yếu đi. Một trong những nguyên nhân quan trong là bởi những người đào tẩu khỏi hàng ngũ quân sự cũng như dân sự thuộc lực lượng trung thành với Tổng thống Assad ngày càng gia tăng. Thực tế này tạo cơ hội cho FSA thực hiện các cuộc tấn công chống lại quân đội của Tổng thống.

Cụ thể, thời gian gần đây, FSA tích cực và chủ động tổ chức các cuộc tấn công khá quy mô chống chế độ Assad trong vòng bán kính 8 km xung quanh Damacus cũng như các thành trì, thành phố do quân đội Tổng thống Assad kiểm soát, bất chấp các khó khăn về mặt hậu cần, vũ khí, đạn dược. "Tôi tin rằng FSA sẽ ngày càng chứng tỏ được vai trò chi phối tình hình Syria. FSA sẽ định hình kết quả cuộc đối đầu giữa chế độ Assad và người biểu tình Syria khi đang dần thay đổi bản chất của nó. Sự thật là FSA đang lớn mạnh về cả chất lượng lẫn số lượng và chứng tỏ khả năng phục hồi nhanh trên chiến trường", nhà phân tích quân sự cho Chính sách Cận Đông (WINEP) tại Học viện Washington Jeffrey White nhấn mạnh.

FSA tuyên bố hiện họ có 37 tiểu đoàn bao gồm khoảng 40.000 binh sĩ trong đó có 17 đến 23 tiểu đoàn quân sự hoạt động thường xuyên. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu ước tính con số binh sĩ của FSA trên thực tế chỉ dao động xung quanh con số 4.000 đến 7.000 người.

… và tiếp tục kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế

Dù chứng tỏ sự lớn mạnh về số lượng và chất lượng trong thời gian qua, trên thực tế FSA vẫn đối mặt với vô vàn khó khăn, thiếu thốn. Hiện nay, việc tìm kiếm các nguồn hỗ trợ vũ khí, đạn dược để duy trì cuộc đấu tranh chống lại chế độ Assad đang là thách thức sống còn mà FSA phải đối mặt từng ngày từng giờ.

Bởi sự thiếu thốn về vũ khí, đạn dược FSA gặp nhiều bất lợi trong nỗ lực cân bằng lực lượng với quân đội của Tổng thống Assad cũng như nhiều khó khăn trong việc kiểm soát các khu vực vừa giành được của chế độ Assad. Đó là một số vùng ngoại ô Damacus, một phần tỉnh Idlib ở phía Bắc Syria và thị trấn Zabadani gần biên giới với Lebanon.

"Chúng tôi cần tất cả mọi thứ, súng phóng lựu, súng đại liên, bộ phận giảm thanh hay đạn dược. Chúng tôi ngày càng gia tăng về số lượng và do đó, chúng tôi cần nhiều hơn những gì mà chúng tôi đang nhận được", Mohammed, một sĩ quan FSA tầm 40 tuổi cho hay.

“Vấn đề then chốt trong tình hình hiện nay chính là phải đảm bảo cung cấp các trang thiết bị quân sự, hậu cần cho quân nổi dậy cũng như khả năng cố vấn hợp lý cho ban lãnh đạo FSA để vạch ra những chiến lược đúng đắn”, nhà hoạt động chính trị người Syria tại Mỹ Ammar Abdulhamid nhận định.

Trong khi đó, ông White cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ FSA bằng cách cung cấp tiền, vũ khí, đặc biệt là vũ khí chống tăng, cũng như tư vấn xây dựng chiến lược và chiến thuật cho ban lãnh đạo FSA.

Tuy nhiên, giới phân tích cũng nhận định rằng các nguồn hỗ trợ FSA đến từ cộng đồng quốc tế sẽ vấp phải sự phản đối dữ dội và gay gắt từ chế độ Assad cũng như đồng mình của họ ở Iran và tổ chức Hezbollah ở Lebanon, thậm chí, từ cả Nga và Trung Quốc.

Một trong những lý do quan trọng là việc ủng hộ cho FSA để tổ chức các cuộc tấn công lật độ chế độ Assad mà sao lãng các giải pháp ngoại giao đàm phán hòa bình có thể đẩy mức độ bạo lực ở Syria tăng cao và kéo dài thêm nhiều tháng trước khi cục diện chuyến sang có lợi cho phe đối lập.

Các nguồn ủng hộ vũ khí đáng kể cho FSA

Tuy nhiên, bất chấp nguy cơ trên, từ trước đến nay, vũ khí ủng hộ cho FSA đa phần đến với tư cách cá nhân và với số lượng nhỏ vẫn được bí mật vận chuyển thông qua biên giới giữa Lebanon – Syria. Ngoài ra, một số loại vũ khí khác cũng đến tay quân nổi dậy Syria khá dễ dàng thông qua biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo một nguồn tin ngoại giao đáng tin cậy thì nhiều bộ lạc người Sunni ở tận tỉnh Al-Anbar của Iraq rất nhiệt tình ủng hộ vũ khí, đạn dược cho những người anh em của họ, những người Sunni ở miền Đông Syria. Ngoài ra, người Kurd ở miền Bắc Iraq cũng hết lòng ủng hộ vũ khí cho người Kurd phía Đông Bắc Syria giúp họ lật đổ chế độ Assad.

Không dừng lại ở đó, theo một quan chức FSA, nguồn vũ khí đáng kể ủng hộ cho quân nổi dậy thậm chí, còn đến từ binh lính lẫn một số quan chức quân đội phục vụ cho chế độ Assad.

“Khi một binh lính thuộc lực lượng trung thành với Tổng thống Assad muốn đào ngũ, họ liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ yêu cầu anh ta cung cấp tên tuổi và chức vụ. Từ đó, chúng tôi có thể đề nghị anh ta tiếp tục ở lại vị trí để lén đánh cắp vũ khí ủng hộ cho quân nổi dậy”, Sheikh Zuheir Amr Abassi, phát ngôn viên của Hội đồng Hồi giáo tối cao Syria kiêm điều phối viên hậu cần cho FSA tiết lộ.

Ngoài ra, ông Sheikh Zuheir Amr Abassi còn kể lại chuyện một sỹ quan thuộc lực lượng trung thành với Tổng thống Assad trước khí đào tẩu giúp FSA lấy được một lượng vũ khí đáng kể.

"Anh ta liên lạc với chúng tôi và tiết lộ nơi cất giấu vũ khí. Chúng tôi liền gửi 20 người tới và lấy được nhiều bao tải vũ khí, đạn dược”, Abassi kể lại.

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

>> Syria thoát lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc


Trung Quốc và Nga phủ quyết dự thảo trừng phạt Syria của các nước nước châu Âu và Mỹ đưa ra trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Hành động phủ quyết đánh dấu sự thất bại của những nỗ lực ngoại giao của các nước châu Âu nhằm áp đặt lệnh trừng phạt lên Damasucs vì những cáo buộc liên quan đến các hành động bạo lực chống lại người biểu tình của chính phủ Syria.

Đại sứ của Syria tại Liên Hợp Quốc Bashar al-Jaafari phản ứng với hành động phủ quyết bằng một nụ cười và lời cảm ơn với “tiếng nói của người khôn ngoan” khiến cho tham vọng thực dân và quân sự của các cường quốc Châu Âu", theo cách mô tả của ông al-Jaafari phải chịu thất bại.

Phát biểu sau khi bỏ phiếu, đại sứ Nga Vitaly I.Churkin và đại sứ Trung Quốc Li Boadong tại Liên Hợp Quốc bày tỏ sự lo ngại nghị quyết có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng ở Syria cũng như phục vụ cho 1 sự thay đổi chính quyền có thể có ở quốc gia này.

Ông Li Baodong cho hay Bắc Kinh không đồng ý với việc can thiệp vào việc nội bộ của Syria và cho rằng hành động này còn làm tình hình thêm căng thẳng.

Trước đó, thứ trưởng Ngoại giao Nga Gennady Gatilov cho biết, dự thảo nghị quyết của Liên Hợp Quốc là “không thể chấp nhận” bởi vì nó chỉ vạch ra các biện pháp trừng phạt mà không kêu gọi chính phủ của tổng thống Assad bắt đầu các cuộc đàm phán với phía đối lập, Interfax của Nga đưa tin.

http://nghiadx.blogspot.com
Người ủng hộ ông Assad tổ chức biểu tình phản đối các nhà ngoại giao châu Âu.


Cuộc bỏ phiếu đã khiến cho đại sứ tại Liên Hợp Quốc của Mỹ Susan E. Rice rất tức giận đến nỗi đã bỏ ra ngoài cuộc họp của Hội đồng Bảo An để phản đối tuyên bố của đại sứ Syria, khi ông này buộc tội Mỹ đang tham gia một liên minh diệt chủng bằng những hành động hỗ trợ của nước này với Israel.

Đại sứ Anh Mark Lyall Grant cũng ra khỏi hội đồng sau bà Rice.

“Nước Mỹ đã bị xúc phạm khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thất bại trong việc giải quyết một sự thách thức cấp bách về mặt đạo đức cũng như mối đe dọa ngày càng tăng đối với hòa bình và an ninh khu vực”, bà Rice cho biết với cảm xúc thất thường, “Rất nhiều thành viên dành cả tuần để phản đối văn bản có thể cứu mạng sống của rất nhiều thường dân Syria khỏi sự tàn bạo của chính quyền ông Assad”.

Đại sứ của Pháp Gerard Araud cam kết rằng “sự phủ quyết này sẽ không cản bước chúng tôi” trong việc gây áp lực lên chính quyền Syria chấm dứt cuộc đàn áp đã giết gần 3.000 người.

Bà Rice cho biết các ý kiến khác nhau trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng cho thấy một minh họa rõ rệt của những quốc gia ủng hộ cho khát vọng đối với một nền dân chủ ở Syria cũng như thế giới Arab.

Dự thảo nhận được 9 phiếu thuận, trong số 15 thành viên hội đồng, nhưng không được thông qua do 2 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là Nga và Trung Quốc phủ quyết. Nam Phi, Ấn Độ, Braxin và Lebanon bỏ phiếu trắng.

Bản dự thảo trên được các nước châu Âu chuẩn bị với sự hỗ trợ của Mỹ quy định chính phủ Syria có thể phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt cứng rắn nếu không dừng các hành động đàn áp người biểu tình trong vòng 30 ngày.

Tuần trước, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua 1 bản tuyên bố, vốn không có nhiều sức nặng như 1 nghị quyết, lên án hành vi của Syria.

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011

>> Mỹ đề nghị Nga không bán vũ khí cho Syria



Hôm 12/8, báo Kommersant đưa tin Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong một buổi trả lời phỏng vấn trên kênh CBS đã kêu gọi Nga không bán vũ khí cho Syria.


http://nghiadx.blogspot.com

Các cuộc biểu tình ở Syria vẫn tiếp diễn trong những tháng qua.


Hiện Moscow chưa có phản ứng gì đối với đề nghị của Ngoại trưởng Mỹ. Khác với Libya, Syria không chịu trừng phạt quốc tế, vì vậy Moscow có thể duy trì làm ăn buôn bán vũ khí với Damascus.

Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố khi trả lời phỏng vấn của CBS: “Chúng tôi muốn Trung Quốc hợp tác với chúng tôi. Chúng tôi muốn Nga không bán vũ khí cho chế độ của Asad nữa”. Đây là tuyên bố chính thức đầu tiên của Washington kêu gọi Moscow ngừng bán vũ khí cho Damascus.

Bốn tháng gần đây ở Syria xảy ra biểu tình của quần chúng đòi tiến hành cải cách và Tổng thống Bashar Asad từ chức. Các cuộc phản đối đã bắt đầu từ giữa tháng ba ở phía Nam đất nước, sau đó lan ra các khu vực khác.

Theo các dữ liệu gần đây nhất, trong các cuộc đụng độ với các lực lượng an ninh đã có hơn 1.600 người bị giết, gần 3.000 người mất tích. Theo các số liệu chính thức, đã có 340 quân nhân và người của các lực lượng an ninh thiệt mạng.

Hiện Moscow chưa có phản ứng gì trước lời kêu gọi của Mỹ. Trong bối cảnh biến động chính trị đang diễn ra ở Cận Đông, Syria là một trong những thị trường triển vọng lớn nhất cho vũ khí Nga. Khác với Libya, Syria chưa chịu các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc.

Cho đến gần đây Nga chống lại việc trừng phạt, giải thích rằng không muốn lặp lại tình hình ở Libya – hồi mùa Xuân Moscow và Bắc kinh đã không phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc về thiết lập vùng cấm bay ở Libya, do đó NATO đã có khả năng bắt đầu chiến dịch quân sự chống chế độ của Muamar Gaddafi.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang