Việc Nga phái nhiều tàu chiến đến cảng Tartus ở Syria khiến nhiều người đặt câu hỏi: để bảo vệ đồng minh là Tổng thống Assad hay sơ tán công dân? >> Syria lỡ 'vuốt râu hùm'? >> Khám phá lưới lửa phòng không Syria Khu trục hạm chống tàu ngầm Đô đốc Chabanenko. Ảnh: AFP Giới chức Nga luôn khẳng định đã lên kế hoạch huấn luyện và diễn tập từ lâu, và theo giới quan sát những cuộc diễn tập đó nhằm nhiều mục đích, trong đó chủ yếu để thể hiện sức mạnh tại khu vực. Nhưng có một chi tiết đáng chú ý cho thấy: hầu hết các con tàu đến Địa Trung Hải xuất phát từ ba hạm đội của Nga (Biển Đen, Bắc Cực và Baltic) này đều là những tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn. Sơ tán công dân Nga? Loại tàu đó phù hợp cho việc vận chuyển rất nhiều người (và cả xe tăng). Các chuyên gia cho hay đây là bằng chứng khá thuyết phục rằng Kremlin đang tích cực chuẩn bị cho khả năng sơ tán hàng chục ngàn công dân Nga khỏi Syria, một khi chế độ của Tổng thống Assad sụp đổ. Ước tính số người Nga tại Syria hiện khoảng 100.000 người. Ông Sergei Markov, phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Plekhanov tại Moskva và là cố vấn thường xuyên của Tổng thống Nga Putin, nói: “Việc điều tàu nhằm thực hiện diễn tập đã được lên kế hoạch, và có mục đích thể hiện sự hỗ trợ của Nga đối với chính quyền Tổng thống Assad và thể hiện vai trò của Nga trong khu vực, nhưng có lẽ sự kết hợp của nhiều tàu trong đội tàu này phản ánh một mục đích còn thực tiễn hơn, Tôi tin chắc Nga đang nghĩ về việc sơ tán hàng chục ngàn công dân đang gặp nguy hiểm ở Syria”. Giới chuyên gia cho biết Trung Quốc đã sơ tán thành công hơn 30.000 công dân của mình tại Libya hồi năm ngoái, với việc dùng tàu đổ bộ Hải quân Trung Quốc và Nga đã lưu ý kỹ việc này. Nga vốn là đối tác chính trị và quân sự với Syria từ năm 1971 và nước này luôn phản đối những can thiệp của nước ngoài vào tình hình Syria. Nhưng những tuần gần đây, Moskva có lẽ đã cảm nhận sự sụp đổ không thể tránh khỏi của chính phủ Syria nên bắt đầu có những động thái mới. Tuần này, Nga đã tuyên bố sẽ hủy những hợp đồng vũ khí mới với Syria. Hôm 10/7, Nga đã tiếp đón một đoàn đại biểu từ nhóm đối lập Hội đồng Quốc gia Syria, như là một phần những nỗ lực linh hoạt hơn. “Nga muốn đa dạng hóa sự lựa chọn của mình”, ông Fyodor Lukyanov, biên tập viên của tạp chí Vấn đề Toàn cầu, một tạp chí hàng đầu về chính sách đối ngoại của Moskva, cho biết. Phương Tây nghi ngờ Tuy nhiên, phương Tây cũng ngờ rằng các tàu chiến của Nga đến Syria không phải để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện hay diễn tập mà nhằm cung cấp vũ khí cho chính quyền Tổng thống Assad. Tờ New York Times cho rằng đây không phải là lần đầu tiên Nga cử tàu đến tập trận đến vùng biển phía Đông Địa Trung Hải này, nhưng việc Nga cử một số tàu lớn bất thường này đến nơi này có thể được coi là thông điệp rằng nước này phản đối việc tìm cách lật đổ Tổng thống Syria Assad. Đó chính là cách ngầm thể hiện sự ủng hộ của Nga đối với chính quyền của Tổng thống Assad và ngầm cảnh cáo phương Tây về ý định can thiệp quân sự tại nước này. Có ý kiến cho rằng đó cũng là động thái khẳng định vị thế đối với phần bờ biển của Syria, nơi Nga đặt căn cứ quân sự ở cảng Tartus. Nga muốn chiếm giữ cảng Tartus, địa điểm có vai trò quan trọng chiến lược. Moskva đã từng nói rõ rằng việc duy trì căn cứ quân sự của Nga tại cảng Tartus là ưu tiên hàng đầu. Cũng có thể Nga hi vọng rằng việc điều lực lượng hải quân đến Syria sẽ giúp Tổng thống Assad giữ được chính quyền. Nếu trường hợp chính quyền Syria sụp đổ, Nga vẫn có thể duy trì khả năng hiện diện tại cảng Tartus. Hôm qua, hãng tin Interfax của Nga cho biết Nga đã cử một nhóm tàu gồm 7 chiến hạm tới căn cứ hải quân tại cảng Tartus của Syria. Dẫn đầu là khu trục hạm chống tàu ngầm Đô đốc Chabanenko. Chiến hạm này cùng với 3 tàu đổ bộ khác rời cảng Severomorsk ở Biển Bắc và đang trên đường tới Địa Trung Hải, nơi chúng sẽ gặp tàu tuần tra Yaroslav Mudry cũng như một tàu hỗ trợ khác. Tàu tuần tra Smetlivy từ căn cứ của Hạm đội Hắc Hải tại cảng Sevastopol ở Ukraina cũng đang trên đường tới Tartus. (Nguồn :: BDV) |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tổng thống Assad. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tổng thống Assad. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012
>> Đội tàu chiến Nga đến Syria để làm gì?
Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011
>> Syria thoát lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc
Trung Quốc và Nga phủ quyết dự thảo trừng phạt Syria của các nước nước châu Âu và Mỹ đưa ra trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Hành động phủ quyết đánh dấu sự thất bại của những nỗ lực ngoại giao của các nước châu Âu nhằm áp đặt lệnh trừng phạt lên Damasucs vì những cáo buộc liên quan đến các hành động bạo lực chống lại người biểu tình của chính phủ Syria. Đại sứ của Syria tại Liên Hợp Quốc Bashar al-Jaafari phản ứng với hành động phủ quyết bằng một nụ cười và lời cảm ơn với “tiếng nói của người khôn ngoan” khiến cho tham vọng thực dân và quân sự của các cường quốc Châu Âu", theo cách mô tả của ông al-Jaafari phải chịu thất bại. Phát biểu sau khi bỏ phiếu, đại sứ Nga Vitaly I.Churkin và đại sứ Trung Quốc Li Boadong tại Liên Hợp Quốc bày tỏ sự lo ngại nghị quyết có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng ở Syria cũng như phục vụ cho 1 sự thay đổi chính quyền có thể có ở quốc gia này. Ông Li Baodong cho hay Bắc Kinh không đồng ý với việc can thiệp vào việc nội bộ của Syria và cho rằng hành động này còn làm tình hình thêm căng thẳng. Trước đó, thứ trưởng Ngoại giao Nga Gennady Gatilov cho biết, dự thảo nghị quyết của Liên Hợp Quốc là “không thể chấp nhận” bởi vì nó chỉ vạch ra các biện pháp trừng phạt mà không kêu gọi chính phủ của tổng thống Assad bắt đầu các cuộc đàm phán với phía đối lập, Interfax của Nga đưa tin. Người ủng hộ ông Assad tổ chức biểu tình phản đối các nhà ngoại giao châu Âu. Cuộc bỏ phiếu đã khiến cho đại sứ tại Liên Hợp Quốc của Mỹ Susan E. Rice rất tức giận đến nỗi đã bỏ ra ngoài cuộc họp của Hội đồng Bảo An để phản đối tuyên bố của đại sứ Syria, khi ông này buộc tội Mỹ đang tham gia một liên minh diệt chủng bằng những hành động hỗ trợ của nước này với Israel. Đại sứ Anh Mark Lyall Grant cũng ra khỏi hội đồng sau bà Rice. “Nước Mỹ đã bị xúc phạm khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thất bại trong việc giải quyết một sự thách thức cấp bách về mặt đạo đức cũng như mối đe dọa ngày càng tăng đối với hòa bình và an ninh khu vực”, bà Rice cho biết với cảm xúc thất thường, “Rất nhiều thành viên dành cả tuần để phản đối văn bản có thể cứu mạng sống của rất nhiều thường dân Syria khỏi sự tàn bạo của chính quyền ông Assad”. Đại sứ của Pháp Gerard Araud cam kết rằng “sự phủ quyết này sẽ không cản bước chúng tôi” trong việc gây áp lực lên chính quyền Syria chấm dứt cuộc đàn áp đã giết gần 3.000 người. Bà Rice cho biết các ý kiến khác nhau trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng cho thấy một minh họa rõ rệt của những quốc gia ủng hộ cho khát vọng đối với một nền dân chủ ở Syria cũng như thế giới Arab. Dự thảo nhận được 9 phiếu thuận, trong số 15 thành viên hội đồng, nhưng không được thông qua do 2 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là Nga và Trung Quốc phủ quyết. Nam Phi, Ấn Độ, Braxin và Lebanon bỏ phiếu trắng. Bản dự thảo trên được các nước châu Âu chuẩn bị với sự hỗ trợ của Mỹ quy định chính phủ Syria có thể phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt cứng rắn nếu không dừng các hành động đàn áp người biểu tình trong vòng 30 ngày. Tuần trước, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua 1 bản tuyên bố, vốn không có nhiều sức nặng như 1 nghị quyết, lên án hành vi của Syria. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)