Tập đoàn Boeing nhận được một bản hợp đồng từ bộ quốc phòng Mỹ về việc phát triển và nâng cấp các hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến GMD.
Hãng sản xuất máy bay hàng đầu thế giới Boeing nhận được một bản hợp đồng từ bộ quốc phòng Mỹ về việc tiếp tục phát triển và nâng cấp các hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến GMD cho các căn cứ quân sự của Mỹ.
Theo Defense Aerospace, hợp đồng có tổng giá trị lên tới 3.48 tỷ USD, và dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 12 năm 2018. Mô phỏng hoạt động của Hệ thống tên lửa đánh chặn của Mỹ Theo thỏa thuận, Boeing sẽ tham gia vào việc hiện đại hóa và phát triển các hệ thống GMD cùng với sự hợp tác của tập đoàn Northrop Grumman, và trực tiếp nhận các phần việc phát triển nâng cấp cho các bệ phóng và các hệ thống cảnh báo sớm và rada chỉ dẫn tới mục tiêu. Tờ Defense Aerospace cũng cho biết bước đầu công việc hiện đại hóa sẽ được triển khai đối với 20 tên lửa đánh chặn EKV và đưa vào thử nghiệm tại các căn cứ quân sự ở Huntsville Alabama, Fort Greely, Alaska, Vandenberg ở California, Schriever, Peterson, Cheyenne, Colorado Springs, Colorado, Tucson, Arizona, và các căn cứ bí mật của Chính phủ. Dàn phóng tên lửa của Mỹ Dự kiến, việc cải tiến các tên lửa đánh chặn EKV (một phần của chương trình GMD) sẽ được hoàn thành và đưa vào thử nghiệm trong năm 2012. Đầu đạn EKV có khả năng phá hủy được các tên lửa đạn đạo khi đang trong giai đoạn hành trình trên không, đối với cải tiến mới này sẽ cho phép tính toán được quỹ đạo của EKV, trong đó sau khi tách rời khỏi phần động cơ đầu đạn có thể điều chỉnh hướng va chạm tới mục tiêu. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Boeing Military Chris Chadwick. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Boeing Military Chris Chadwick. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012
>> Boeing sẽ nâng cấp các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ
Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011
>> Ấn Độ mua thêm 4 máy bay P-8I Poseidon
[BDV news] Hãng tin India Defence cho biết, Chính phủ Ấn Độ thông qua kế hoạch mua bổ sung thêm 4 máy bay tuần tra P-8I Poseidon.
Theo lời giám đốc hãng Boeing Military Chris Chadwick, các máy bay P-8I Poseidon mua bổ sung của Ấn Độ sẽ được chuyển giao từ sau năm 2015. Hiện, tổng giá trị của hợp đồng nói trên chưa được công bố. Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã công bố về khả năng mua bổ sung thêm các máy bay P-8I Poseidon mới từ tháng 9/2010. Theo đó, các máy bay tuần tra biển nói trên sẽ có giá tương đương với lô 8 máy bay P-8I Poseidon trị giá 2,1 tỷ USD mà quốc gia Nam Á này đặt mua từ năm 2009. Như vậy, có thể dự đoán giá thành của 4 máy bay P-8I Poseidon bổ sung trong thời gian tới sẽ vào khoảng từ 1-1,5 tỷ USD. Quyết định mua bổ sung thêm máy bay P-8I Poseidon được coi là để củng cố và nâng cao khả năng tuần tra khu vực duyên hải của Ấn Độ. P-8I Poseidon là biến thể dành riêng cho Ấn Độ. Hiện tại, trong biên chế của Hải quân Ấn Độ có 8 máy bay Tu-142M và 5 máy bay IL-38SD cải tiến, 2 loại máy bay này vẫn đảm nhiệm chức năng tuần tra biển của Hải quân Ấn Độ. Trong tương lai, các máy bay loại này đang đảm nhiệm nhiệm vụ tuần tra biển sẽ được thay thế P-8I Poseidon hiện đại hơn. Theo đó, máy bay mới sẽ đảm nhiệm các nhiệm vụ săn ngầm, tìm kiếm-cứu nạn, trinh sát và chị thỉ mục tiêu. Quá trình lắp ráp máy bay P-8I Poseidon đầu tiên cho Ấn Độ đã được tiến hành từ tháng 12/2010. Trong đó, việc chuyển giao các máy bay P-8I Poseidon cho Ấn Độ sẽ diễn ra từ năm 2013-2015. Giống như phiên bản P-8A dành cho hải quân Mỹ, P-8I Poseidon được phát triển dựa trên cơ sở máy bay chở khách Boeing 737. Máy bay khả năng đạt tốc độ tối đa tới 907 km/h và bay tuần tra khoảng 330 km/h, tầm hoạt động của P-8I Poseidon là 3.700 km. Máy bay P-8I Poseidon được trang bị tên lửa gắn trên 5 giá treo bên trong thân máy bay và 6 giá treo bên ngoài. Ngoài ra, máy bay còn được trang bị ngư lôi, thủy lôi tùy vào nhiệm vụ tác chiến và cả radar AN/APY-10. P-8I còn có khả năng theo dõi, phát hiện loại tàu ngầm, tàu nổi, trinh sát điện tử, giám sát các vùng biển và hỗ trợ cứu nạn. P-8I Poseidon có hình dạng giồng như máy bay P-8A của Mỹ. Máy bay P-8I Poseidon do công ty Boeing nghiên cứu và chế tạo dành riêng cho Ấn Độ. Ngoài việc chuyển giao máy bay, các chuyên gia của hãng Boeing còn chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ hậu cần, bảo trì - bảo dưỡng trong suốt vòng đời của dòng máy bay tuần tra hải quân này trong biên chế hải quân Ấn Độ. Hiện tại, cả Boeing và Lockheed Martin của Mỹ đang tích cực bán vũ khí cho Ấn Độ. Dự kiến, quan hệ hợp tác của Boeing với Ấn Độ trong thời gian tới có thể đạt doanh thu tới 31 tỷ USD. Trước đó, Quân đội Ấn Độ đã đặt hàng hãng chế tạo hàng không Mỹ 21 tên lửa đối hạm cận âm AGM-84L Harpoon II. Tổng giá trị của hợp đồng mua đạn tên lửa Harpoon II ước tính vào khoảng 200 triệu USD. Dự kiến, sau khi được tiếp nhận, tên lửa AGM-84L sẽ được trang bị trên các máy bay Boeing P-8I Poseidon của Hải quân Ấn Độ. Tên lửa Harpoon II trang bị đầu đạn nổ phân mảnh tadem nặng 226 kg và có khả năng tiêu diệt cả mục các mục tiêu trên biển, cũng như trên bộ. Dòng tên lửa đối hạm này có tầm bắn khoảng 278 km và tốc độ bay đạt tới 850 km/h Với thời gian hoạt động trên không hơn 5 giờ và được trang bị vũ khí hiện đại, P-8I Poseidon sẽ nâng cao đáng kể khả năng tuần tra cũng như tầm hoạt động trên biển của quân đội Ấn Độ. |
Nhãn:
Boeing Military Chris Chadwick,
BQP Ấn Độ,
Hải quân Ấn Độ,
Hải quân Mỹ,
India Defence,
Lockheed Martin,
Mỹ,
Mỹ - Ấn,
P-8I Poseidon,
Tên lửa Harpoon II,
Tu-142M
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)