Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Mỹ - Ấn

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Mỹ - Ấn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mỹ - Ấn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

>> Trung Quốc đang bị kẹp chặt từ hai cánh


“Mỹ-Philippines, Mỹ-Ấn đồng thời tổ chức tập trận ở biển Đông và Ấn Độ Dương đã tạo thế tấn công gọng kìm đối với Hải quân Trung Quốc”.


http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Mỹ và Philippines tập trận chung trên biển Đông.

Theo Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), Hải quân Mỹ và Philippines trong tuần này “vai kề vai” tổ chức tập trận chung ở vùng biển gần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV), kéo dài đến ngày 27/4.

Giới tình báo quân sự phương Tây cho rằng, Hải quân Mỹ và Philippines triển khai diễn tập ở biển Đông lần này là để tăng cường quan hệ hợp tác quân sự song phương, hiệp đồng trang bị, đồng thời Mỹ cũng muốn đưa ra một lời cảnh báo cứng rắn với các nước ở biển Đông như Trung Quốc; còn Philippines cũng muốn thể hiện với Trung Quốc về vai trò hợp tác với Mỹ, thể hiện sức mạnh quân sự của Mỹ, Philippines trong thời điểm tình hình biển Đông căng thẳng.

Tổng thống Philippines còn công khai nói rằng, cuộc diễn tập lần này là nhằm tăng cường sức mạnh chiến đấu thực tế trên biển cho Hải quân Philippines và Mỹ, cùng đối mặt với các thách thức từ Trung Quốc, đồng thời thông qua diễn tập cũng giúp cho Quân đội Mỹ và Philippines tăng cường hiệp đồng sẵn sàng chiến đấu.

Cách đây một tuần, 8 tàu cá của Trung Quốc đánh bắt cá ở bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) đã bị tàu chiến cỡ lớn mới nhất của Philippines bao vây một cách công khai, các binh sĩ Philippines còn có ý định bắt giữ ngư dân Trung Quốc mà họ cáo buộc vi phạm.

Khi đó, Trung Quốc đã lập tức điều 3 tàu hải giám có vũ trang tới, tàu thuyền của Trung Quốc và tàu chiến của Philippines đã xảy ra cuộc đối đầu trên biển dài ngày.

http://nghiadx.blogspot.com
Lính thủy đánh bộ Mỹ-Philippinese tập trận đổ bộ tháng 10/2011.


Trong khi đó, chính quyền Philippines đặc biệt nhấn mạnh, cuộc diễn tập Mỹ-Philippines lần này ở biển Đông đã được lên kế hoạch từ sớm, là diễn tập thường lệ, không phải cố ý khiêu khích Trung Quốc, không có liên quan đến sự cố đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines.

Trung Quốc đã đưa các tàu cá về cảng biển ở tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, nhưng vẫn giữ lại một tàu hải giám để tiếp tục tuần tra ở vùng biển xung quanh bãi cạn Scarborough.

Trong bối cảnh này, Mỹ và Philippines đã tổ chức cuộc diễn tập lớn trên biển nhạy cảm, với sự tham gia của 4.500 binh sĩ Mỹ và 2.300 binh sĩ Philippines.

Địa điểm chủ yếu ở vùng biển đảo Luzon phía bắc Philippines và ở vùng biển xung yếu chiến lược kiểm soát tuyến đường trên biển Đông.

Theo các nguồn tin mới nhất, khoa mục diễn tập trên biển Đông của Hải quân Mỹ và Philippines bao gồm diễn tập sơ tán khẩn cấp nhân viên trên biển, diễn tập bắn đạn thật, diễn tập chiến đấu mô phỏng, diễn tập máy bay chiến đấu, diễn tập tàu chiến, diễn tập đột kích đổ bộ tàu nhỏ và diễn tập đột kích đổ bộ lưỡng thê ở đảo Palawan…

Chuyên gia quân sự Australia cho rằng, Mỹ và Philippines lựa chọn biển Đông để diễn tập đã phát đi tín hiệu cảnh báo nhạy cảm đối với Trung Quốc. Mỹ muốn đóng vai trò thực sự ở biển Đông, lần này Mỹ diễn tập ở biển Đông chính là muốn phát đi một tín hiệu với Trung Quốc, Mỹ sẽ phải giúp các nước có liên quan đối phó với Trung Quốc, đồng thời Mỹ cũng quan tâm đến các hoạt động quân sự của Hải quân Trung Quốc ở biển Đông.

Mỹ muốn cùng các đồng minh trong khu vực tăng cường hiện diện quân sự ở biển Đông.

http://nghiadx.blogspot.com
Hạm đội liên hợp Mỹ-Ấn tập trận chung ở Ấn Độ Dương tháng 4/2012.

Mặt khác, tạp chí “Nhà ngoại giao” Nhật Bản mới tiết lộ, trong cuộc diễn tập Malabar lần thứ 16 giữa Hải quân Mỹ và Ấn Độ đang được tiến hành, Mỹ đã cử cụm chiến đấu tàu sân bay của Hạm đội 7, có tàu sân bay USS Carl Vinson, liên đội máy bay chiến đấu 17, tàu tuần dương, tàu khu trục tên lửa; còn Ấn Độ đã cử 2 tàu khu trục tên lửa, tàu hộ tống tên lửa, tàu tiếp tế viễn dương.

Cuộc diễn tập này diễn ra liên tục ở vịnh Bengal trong thời gian 10 ngày, đồng thời khoa mục diễn tập gồm tác chiến chống tàu ngầm và phòng không trên biển, tác chiến trên tàu chiến, hành động chống cướp biển, tác chiến chống tàu ngầm đặc biệt là tàu ngầm Trung Quốc. Hải quân Ấn Độ và Mỹ đã triển khai diễn tập lớn trên biển, tính chất chiến đấu thực tế rất mạnh.

Quan chức Mỹ công khai cho rằng, hiện nay ở biển Đông có cuộc diễn tập của Mỹ-Philippinese, còn ở Ấn Độ Dương có cuộc diễn tập của Mỹ-Ấn, đã tạo thành thế tấn công gọng kìm. Mỹ không thể coi thường Hải quân Trung Quốc, đồng thời cũng đang tăng cường đề phòng Hải quân Trung Quốc từ hai cánh.

http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Mỹ-Ấn tập trận chung ở Ấn Độ Dương.

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

>> Mỹ suýt tấn công Ấn Độ vào năm 1971



Các tài liệu vừa được giải mật về cuộc chiến tranh Ấn Độ - Pakistan cho thấy căng thẳng giữa Ấn Độ và Mỹ trong giai đoạn này lớn hơn nhiều so với những gì được công bố.


Các tài liệu này cho thấy Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi khi đó vẫn giúp đỡ Bangladesh giành độc lập bất chấp động thái của Mỹ dù Tổng thống Nixon có nhiều động thái hết sức đáng gờm.

Phong cách lãnh đạo quyết đoán của bà Gandhi trong cuộc chiến tranh năm 1971 đã được nhiều người biết đến, tuy nhiên tài liệu mới giải mật này đã cho thấy sự dũng cảm của bà vượt xa những gì mọi người biết đến.

Theo tài liệu, sau khi quân đội Pakistan đầu hàng tại Dhaka (thủ đô Bangladesh), quân đội Mỹ đã điều hạm đội 7 tới vịnh Bengal, trên danh nghĩa để di tản công dân Mỹ nhưng thực tế lại là để sẵn sàng tấn công quân đội Ấn Độ.


http://nghiadx.blogspot.com
Hàng không mẫu hạm USS Enterprise tiến vào vịnh Bengal sẵn sàng tấn công Ấn Độ năm 1971


Các tài liệu cũng cho thấy chính quyền Nixon vẫn cung cấp vũ khí đều đặn cho Pakistan trong cuộc chiến bất chấp trước đó Mỹ đã tuyên bố áp đặt lệnh cấm vận quân sự lên cả 2 nước.

Ấn Độ khi đó đã quá bức xúc về việc này nên mở chiến dịch bắt giữ các tàu chở vũ khí Mỹ cho Pakistan, tuy nhiên, sau đó kế hoạch này đã bị bỏ do các nhà ngoại giao Ấn Độ lo ngại mối căng thẳng leo thang.

Sự thiên vị của Mỹ cho Pakistan trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết khi Tổng thống Richard Nixon bố trí 3 tiểu đoàn thủy quân lục chiến sẵn sàng hỗ trợ Pakistan, một quyết định mà trước khi tài liệu trên được giải mật thì không được đề cập trên bất cứ hồ sơ nào.

Một tài liệu dài 6 trang do Bộ ngoại giao Ấn Độ nắm giữ cho thấy tổng thống Nixon là người chịu trách nhiệm chính cho các hoạt động ủng hộ trái phép đối với Pakistan trong suốt cuộc chiến tranh.

Trong tài liệu ghi rõ “Quyết định đề cập đến Ấn Độ như “kẻ xâm lược” và gửi Hạm đội 7 tới vịnh Bengal được đưa ra một cách cá nhân bởi tổng thống Nixon” và “các máy bay ném bom trên hàng không mẫu hạm Enterprise đã được tổng thống cho phép tấn công các cơ sở quân sự, thông tin liên lạc của Ấn Độ nếu cần thiết”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tướng AAK Niazi (phải) ký văn kiện đầu hàng các lực lượng Ấn Độ và Bangladesh.



Đầu tháng 6/1971, New Dehli đã định tấn công 3 tàu chở hàng của Pakistan chứa đầy vũ khí của Mỹ. Tuy nhiên, để thực hiện kế hoạch này Ấn Độ phải tấn công các con tàu trước khi chúng kịp về Karachi hoặc dùng lực lượng hải quân chặn cửa vịnh Bengal. Cả 2 động thái này đều phải sử dụng các lực lượng quân sự và có thể coi là hành động gây chiến với không chỉ Pakistan.

Ngày 14/12/1971, tướng AAK Niazi, chỉ huy các lực lượng Pakistan tại Đông Pakistan (Bangladesh ngày nay) đã thông báo với lãnh sự quán Mỹ tại Dhaka là ông ta sẽ đầu hàng.

Tuy nhiên, thông điệp này sau khi được chuyển đến Washington đã được giữ kín và chỉ chuyển đến New Dehli 19 tiếng sau đó.

Một nhà ngoại giao lâu năm của Ấn Độ khi đó cũng đã dự đoán hành động ém nhẹm thông tin này có thể do khi đó Mỹ đang tính đến khả năng tấn công quân sự vào Ấn Độ.


Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011

>> Ấn Độ phát triển tên lửa đánh chặn



Ấn Độ đã bắt đầu phát triển một mạng lưới các hệ thống phòng không có khả năng bắn hạ bất cứ tên lửa nào của đối phương ở vị trí cách xa 5000km trước khi nó có thể bay vào không phận Ấn Độ.

Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) đã phát triển loại tên lửa có thể đánh chặn tên lửa của đối phương cách xa 2.000km trong khuôn khổ chương trình Hệ thống Phòng thủ Tên lửa Đạn đạo (BMD) và hiện đang tiến hành giai đoạn thứ hai.

Giám đốc DRDO V K Saraswat tiết lộ, trong giai đoạn thứ hai này, các chuyên gia đã thiết kế và phát triển để tên lửa có khả năng bắn hạ bất cứ tên lửa nào đang bay tới ở khoảng cách 5.000km.




Theo ông, tên lửa đánh chặn ở tầm bắn 5.000km này sẽ sẵn sàng hoạt động vào trước năm 2016.

“Hiện tại, các tên lửa của chúng tôi được thiết kế để nhắm tới các mục tiêu trong phạm vi 2.000km. Sau đó, chúng tôi sẽ nâng tầm bắn các tên lửa đánh chặn lên mức 5.000km. Đó sẽ là giai đoạn II của hệ thống BMD”, ông nói them.

Tháng 7 năm ngoái, DRDO đã thử nghiệm thành công giai đoạn I của tên lửa đánh chặn nội địa từ bãi thử nghiệm kết hợp (ITR) ở đảo Wheeler, ngoài khơi bờ biển Orissa.

Về khả năng hợp tác với Mỹ hoặc bất cứ quốc gia nào khác để phát triển các hệ thống BMD, ông Saraswat cho biết: “Tiến trình hợp tác quốc tế của chúng tôi hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc thúc đẩy tiến trình phát triển của riêng chúng tôi. Bất cứ khi nào chúng tôi cảm thấy cần thiết công nghệ mới thì chúng tôi mới tính đến chuyện hợp tác”.

Liên quan đến việc Mỹ đề xuất với Ấn Độ về Hệ thống Phòng thủ Tên lửa Aegis, ông khẳng định: “Sẽ luôn luôn có các đề xuất bán trang thiết bị. Tại Ấn Độ, đây không chỉ là nỗ lực của DRDO mà còn là một chương trình thực sự, vì thế tôi nghĩ không nên lo lắng về vấn đề này”.

Ấn Độ cũng đang phát triển radar theo dõi tầm xa (LRTR) trang bị cho hệ thống BMD với sự hợp tác cùng Israel.
[BDV news]


Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2011

>> Chó nghiệp vụ của Mỹ & những chuyện ít biết



Mỗi con chó nghiệp vụ của Mỹ "ngốn" 20.000 USD phí đào tạo nhưng số lượng những chiến binh đặc biệt trong quân đội tinh nhuệ nhất hành tinh này không ngừng tăng.


Chó đã chiến đấu bên cạnh binh sĩ Mỹ suốt hơn 100 năm nay, từ nội chiến Mỹ, qua 2 cuộc đại chiến thế giới tới chiến tranh xâm lược Afghanistan, Iraq.

Ngày nay, có khoảng 2.800 chú khuyển đang phục vụ trong biên chế quân đội Mỹ tại khắp các chiến trường ở Iraq và Afghanistan.

Trong chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden, một chú khuyển ưu tú nhất đã sát cánh cùng với 79 lính đặc nhiệm Mỹ. Trong chiến dịch đó, chú chó cũng tham chiến và là vũ khí đáng sợ đặc nhiệm SEAL.

Dưới đây là một số hình ảnh về những chú chó nghiệp vụ trong Quân đội Mỹ:



Một lính Mỹ cùng với người bạn 4 chân thuộc lực lượng đặc nhiệm số 10 nhảy ra khỏi một trực thăng CH-47 Chinook trong chiến dịch diễn tập Emerald Warrior.



Câu trả lời dành cho câu hỏi làm sao một chú chó có thể đột nhập vào căn cứ của bin Laden có thể khiến nhiều người ngạc nhiên: nhảy từ trực thăng.
Chú chó này cùng những lính đặc nhiệm Mỹ đã đột nhập vào dinh cơ của bin Laden từ trực thăng MH-60s. Chó thường nhảy dù cùng người huấn luyện. Trong ảnh, lính đặc nhiệm Mike Forsythe thuộc đội SEAL và chú chó Cara nhảy từ độ cao 10 km.



Đại đội thủy quân lục chiến số 8 đợi máy bay trực thăng vận tải trong chiến dịch Khanjar ở tỉnh Helmand.




Theo huấn luyện viên Mike Dowling: “Bộ óc của loài chó tràn ngập những tín hiệu khứu giác”. Trên thực tế, một con chó bình thường có khoảng 225 triệu tế bào mùi trong mũi – gấp 40 lần so với con người.



Trang bị tới tận răng: Chó quân sự không còn bị coi là “dụng cụ phụ trợ” như trong các cuộc chiến cách đây vài chục năm. Ngày nay, chúng được trang bị những thiết bị bảo hộ chuyên dùng như Doggle (bảo vệ mắt), áo giáp, áo cứu sinh, mặt nạ phòng độc, áo trang bị GPS tầm xa…



Vũ khí: Không phải mọi chó nghiệp vụ đều được huấn luyện để tiêu diệt đối thủ. Tuy nhiên, những chú chó nào đạt được điểm cao trong các kỳ huấn luyện cơ bản sẽ được tham gia những chương trình đặc biệt. Quá trình này tập trung vào kiểm soát sự hung giữ và tìm kiếm kẻ địch trong nhà hoặc ngoài trời, tự động tấn công kẻ địch chỉ khi bị tấn công, dừng tấn công ngay khi nhận được lệnh.
Trong ảnh, một lính Mỹ đang huấn luyện chó tấn công tại tỉnh Kandahar, Afghanistan.



Giữa chó nghiệp vụ cùng người huấn luyện luôn tồn tại một mối quan hệ gắn bó sâu sắc. Mối quan hệ này được xây dựng dần dần qua quá trình huấn luyện công phu. Loài chó không chỉ là một vũ khí tấn công đáng sợ, chúng còn là những người bảo vệ rất trung thành.
Khi binh nhất Carlton Rusk bị bắn bởi lính bắn tỉa Taliban lúc đang đi tuần, Eli – chú chó dò bom của Rusk đã ngồi lên người của Rusk và tấn công bất cứ ai lại gần anh. Rusk đã hy sinh vì vết thương quá nặng còn Eli được giải ngũ sớm để về sống cùng gia đình Rusk. Trong ảnh, trung sỹ Erick Martinez thường bế chú chó Argo II của anh trên vai. Bài tập này giúp nâng cao sự tin tưởng, lòng trung thành và khả năng phối hợp ăn ý.



Khứu giác là vũ khí lợi hại nhất mà loài vật thân thiết nhất với con người sở hữu. Thậm chí, ngày nay người ta sử dụng chó để phát hiện ra một số căn bệnh ung thư hiếm gặp. Trong chuyến công du châu Á của ông Obama vào năm 2010, 30 chú chó ưu tú nhất đã đi theo hộ tống Tổng thống Mỹ. Chúng được ở trong khách sạn 5 sao, đi trên những chiếc xe sang trọng nhất và có hẳn thợ may riêng để đảm bảo có được vẻ ngoài bắt mắt nhất. Chi phí nuôi dưỡng và huấn luyện một chú chó phát hiện bom lên tới khoảng 20.000 USD. Trong ảnh, Trung sỹ Matthew Templet và chú chó phát hiện bom Basco đang dò tìm chất nổ trong khu làng bỏ hoang Haji Ghaffar.



Mỹ và các đồng minh đang gặp nhiều khó khăn trong cuộc chiến tại Afghanistan khi càng ngày quân Taliban sử dụng càng nhiều bom, mình tự chế. Vào tháng 10/2010, Mỹ đã công bố kế hoạch 6 năm và 19 tỷ USD dành cho phát triển công nghệ dò phá bom mìn. Những thiết bị tối tân nhất hiện nay của quốc gia này có độ thành công khoảng 50%, trong khi chó – người bạn lâu năm nhất của con người có độ chính xác cao hơn tới 30%.



Trong 2 năm trở lại đây, cuộc chiến chống lại bom, mìn tự chế ở Afghanistan và Iraq đã khiến số lượng chó tham gia quân đội tăng đáng kể. Thủy quân lục chiến Mỹ có khoảng 170 chú chó dò bom, nhưng số lượng này sẽ lên tới 600 vào tháng 9/2012. Đại đội Charly thư giãn cho hai chú chó dò bom Books và Good tại trại lính Huskers ở ngoại ô Marija, Helmand.

[BDV news]


Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011

>>'Sentinel R1 ' - 'Cú vọ' soi mói' Libya



Khi Mỹ ít can dự vào cuộc không kích Libya, các máy bay trinh sát của Anh được dịp thể hiện vai trò của mình.

Trong các chiến dịch không kích Libya, đảm trách nhiệm vụ trinh sát cho Không quân Hoàng gia Anh (RAF) là những chiếc máy bay trinh sát Sentinel R1.

Trước những chỉ trích của dư luận Libya và quốc tế về việc Liên quân lạm dụng Nghị quyết 1973 của Liên Hợp Quốc xa rời nhiệm vụ bảo vệ dân thường mà chỉ tập trung truy sát ông Gaddafi hoặc bắn giết bừa bãi, hãng BCC đã cử một nhóm phóng viên tác nghiệp trên một chuyến bay Sentinel R1 của Không quân Hoàng gia Anh, nhằm chứng tỏ, NATO đã "cân nhắc" và rất chắc chắn trước khi quyết định tấn công một mục tiêu nào đó ở Libya.

Dưới đây là bài viết của BBC quảng bá cho năng lực của máy bay trinh sát Sentinel R1 và cơ sở cho các quyết định không kích các mục tiêu ở Libya của NATO:

Đây là loại máy bay được hoán cải từ máy bay thương mại và có khả năng cung cấp những bức ảnh thời gian thực từ chiến trường với độ chính xác cao.

Trong tình hình chiến sự phức tạp giữa hai phe trung thành và đối lập với Đại tá Gaddafi hiện nay tại Libya, không có bộ binh tham chiến, làm thế nào để NATO có thể lựa chọn chính xác mục tiêu và đảm bảo không vi phạm các điều luật tham chiến của Liên Hợp Quốc? Câu hỏi được giải đáp bởi cách mà họ thu thập tin tức tình báo.

Một buổi chiều muộn tại căn cứ không quân RAF Akrotiri, đảo Cyprus trên biển địa Trung Hải, các nhân viên mặt đất đang kiểm tra lần cuối chiếc máy bay.

Họ được chuyển đến đây từ phi đội 5 đóng tại căn cứ Waddington khi NATO quyết định thiết lập vùng cấm bay trên không phận Libya.

Nhiệm vụ của những người này là đảm bảo cho chiếc máy bay thuộc loại máy bay trinh sát duy nhất của nước Anh - Sentinel R1 có thể hoạt động hoàn hảo.



Máy bay R1 Sentinel tại căn cứ

Phía dưới thân của chiếc máy bay là các thiết bị radar có thể rà soát hàng ngàn km2 trong một phút. Vì giống như một chiếc xuồng nên bộ phận chứa radar này được đặt tên là “canoe”, có nghĩa là chiếc xuồng.

Nguyên mẫu của chiếc máy bay trinh sát này là loại máy bay thương mại, có khả năng tùy chỉnh nội thất dễ dàng thường được các chính trị giá hay các siêu sao mua dưới dạng máy bay cá nhân.

Bên trong chiếc máy bay này được trang bị 3 bộ bàn ghế quay về phía cánh máy bay. Ngoài ra, còn có hàng loạt máy vi tính, một chiếc bàn nhỏ và ghế dành cho 4 hành khách.



Bố trí máy móc bên trong một chiếc R1 Sentinel

Truy tìm vũ khí hạng nặng

Trong thông báo lần chót, phi đội bay được nghe lại về nhiệm vụ của mình. Họ sẽ bay qua bầu trời Libya, tập trung vào các vùng bờ biển và các thành phố như Brega hay Sirte.

Công việc của họ là thu thập thông tin về nhất cử nhất động của Quân đội Libya, bất kỳ vũ khí hạng nặng nào cũng như việc di chuyển của những thường dân và các thay đổi trong cảnh quan.



Ảnh chụp từ độ cao 15 km của máy bay trinh sát R1 Sentinel

Sau khi họ đã xây dựng được bức tranh toàn cảnh về tình hình dưới mặt đất, thông tin sẽ được chuyển qua cho chỉ huy NATO đảm bảo an ninh vùng cấm bay.

Trung tá Anne-Marie Houghton, sĩ quan chỉ huy phi đội A, phi đoàn viễn chinh số 907 đóng tại đảo Cyprus giải thích: “Toàn bộ các chiến dịch phụ thuộc rất nhiều vào các ảnh chụp về từ máy bay trinh sát. Dựa vào các bức ảnh của chúng tôi cung cấp, họ sẽ biết tiếp theo phải làm gì và sử dụng thông tin một cách hiệu quả nhất. Quân đội Mỹ cũng có năng lực không kém nhưng chỉ quân đội Anh mới có những chiếc R1 Sentinel”.

'Bay theo' Sentinel R1 trinh sát Libya

Khi màn đêm buông xuống, nhóm phóng viên và toàn thể phi đội chiếc R1 cất cánh từ căn cứ Akrotiri, từng thành viên trong phi đội nhanh chóng về chỗ của mình, ngay phía dưới một ngăn bếp nhỏ được đánh số đang hâm nóng bữa ăn của họ.

Ngoài ra, họ cũng được phục vụ chè và cà phê trong suốt chuyến bay dài, có thể kéo dài đến 11 giờ. Toàn bộ phi đội chỉ dùng tên không kèm họ để gọi nhau vì các lý do an ninh.

Theo cơ trưởng James, đây là một chiếc máy bay có khả năng bay rất tốt. Vị cơ trưởng cho biết phi đội của anh có những chiến thuật và phương pháp đặc biệt để đối phó với các hệ thống phòng không. Chỉ cần có mối nguy hiểm xuất hiện trên màn hình, phi công sẽ biết cách đối phó với nó.

“Giá như chúng tôi có những chiếc bàn nạm vàng và ghế bành da thì tốt hơn, tuy nhiên thế này cũng đủ cho chúng tôi làm việc rồi” - James đùa. Sau vài giờ, ánh đèn từ thành phố Benghazi đã rõ ràng phía dưới chúng tôi và radar liên tục quét từ trên xuống dưới khu bờ biển.

Giải mã các bức ảnh

Trong toàn bộ khối NATO, chỉ có Mỹ và Anh mới có khả năng cần thiết để thực hiện các vụ trinh sát không ảnh này, và giá cả của nó cũng không rẻ chút nào.

Riêng tiền trang bị radar ASTOR cho năm chiếc Sentinel đã ngốn của nước Anh 1 tỷ bảng (1,64 tỷ USD). Số tiền này bao gồm mua mới và bảo trì chúng trong suốt 10 năm hoạt động.

Thực ra vẫn có rất nhiều vấn đề an ninh nhạy cảm nên nhóm phóng viên BBC không được xem các bức ảnh chụp mặt đất đang được "giải mã" ngay tại chỗ trên 2 máy phân tích đặt trên máy bay.

Tuy nhiên, từ khoảng cách hơn 11 km phía trước, chiếc radar vẫn đang thu thập các bức ảnh để máy phân tích so sánh với những bức ảnh đã được chụp trước đó để phát hiện các dấu hiệu chuyển động.

Thông tin này sẽ được chuyển đến cho chỉ huy chiến trường để quyết định chọn mục tiêu nào, hay không chọn mục tiêu nào nhằm tránh thương vong cho dân thường.

Đại úy Jim, chỉ huy nhiệm vụ nàny cho biết họ đang tìm các dấu hiệu chuyển quân của lực lượng trung thành với ông Gaddafi tại phía đông đất nước: “Chúng tôi liên tục phân tích cập nhật tình hình trong thời gian thực, tất cả những nỗ lực này chỉ nhằm mục đích bảo vệ tính mạng dân thường dưới mặt đất”.

Chris, một chỉ huy nhiệm vụ khác cho biết thông tin họ thu thập được là tối cần thiết cho chiến dịch: “Nhằm đảm bảo an ninh vùng cấm bay, chúng tôi phải chắc chắn hiểu khu vực mà chung tôi đang phải tác chiến.

Mặc dù không thể tránh khỏi nguy cơ cho phi đội từ các bệ phóng tên lửa phòng không của Libya, nhưng mọi người đều cho rằng các chuyến bay trinh sát này đều xứng đáng vì thông tin mà chúng thu thập được.

Sau 10 tiếng trinh sát, chiếc máy bay quay đầu trở về căn cứ trên đảo Cyprus.

Máy bay R1 Sentinel có khả năng hoạt động đến hơn 10 giờ đồng hồ liên tục.
Những bức ảnh do radar thu được sẽ được so sánh với những bức ảnh chụp bằng vệ tinh.

Tuy hiện đại và được việc nhưng những chiếc Sentinel R1 sẽ ngừng phục vụ sớm từ năm 2015 để tiết kiệm tiền, tính ra, thời gian phục vụ của chúng chỉ vỏn vẹn 8 năm.

Loại máy bay này vẫn hàng ngày bay lượn trên bầu trời Libya và Afghanistan, cung cấp thông tin tình báo giúp bảo vệ sinh mạng của nhiều binh lính trên chiến trường.

R1 Sentinel là loại máy bay được hoán cải từ máy bay thương mại Global Express. Chúng có chiều dài 30,3m, sải cánh 28,5m và cao 8,2m. Máy bay này có thể đạt tốc độ tới 1.100 km/h, bay liên tục hơn 10 giờ, có tầm hoạt động 9.250 km và có trần bay 15 km.

Máy bay được trang bị hệ thống trinh sát không ảnh ASTOR, radar SAR/MTI phát hiện chuyển động. Phi hành đoàn trên máy bay có năm người bao gồm một phi công chính, một phi công phụ, một chỉ huy nhiệm vụ và hai nhân viên phân tích ảnh.

Giá thành cả phi đội 5 chiếc R1 Sentinel và hệ thống các xe tiếp sóng mặt đất lên tới 1,56 tỷ USD.
[BDV news]


Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

>> Ấn Độ mua thêm 4 máy bay P-8I Poseidon



[BDV news] Hãng tin India Defence cho biết, Chính phủ Ấn Độ thông qua kế hoạch mua bổ sung thêm 4 máy bay tuần tra P-8I Poseidon.

Theo lời giám đốc hãng Boeing Military Chris Chadwick, các máy bay P-8I Poseidon mua bổ sung của Ấn Độ sẽ được chuyển giao từ sau năm 2015. Hiện, tổng giá trị của hợp đồng nói trên chưa được công bố.

Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã công bố về khả năng mua bổ sung thêm các máy bay P-8I Poseidon mới từ tháng 9/2010. Theo đó, các máy bay tuần tra biển nói trên sẽ có giá tương đương với lô 8 máy bay P-8I Poseidon trị giá 2,1 tỷ USD mà quốc gia Nam Á này đặt mua từ năm 2009.

Như vậy, có thể dự đoán giá thành của 4 máy bay P-8I Poseidon bổ sung trong thời gian tới sẽ vào khoảng từ 1-1,5 tỷ USD. Quyết định mua bổ sung thêm máy bay P-8I Poseidon được coi là để củng cố và nâng cao khả năng tuần tra khu vực duyên hải của Ấn Độ.



P-8I Poseidon là biến thể dành riêng cho Ấn Độ.

Hiện tại, trong biên chế của Hải quân Ấn Độ có 8 máy bay Tu-142M và 5 máy bay IL-38SD cải tiến, 2 loại máy bay này vẫn đảm nhiệm chức năng tuần tra biển của Hải quân Ấn Độ.

Trong tương lai, các máy bay loại này đang đảm nhiệm nhiệm vụ tuần tra biển sẽ được thay thế P-8I Poseidon hiện đại hơn. Theo đó, máy bay mới sẽ đảm nhiệm các nhiệm vụ săn ngầm, tìm kiếm-cứu nạn, trinh sát và chị thỉ mục tiêu.

Quá trình lắp ráp máy bay P-8I Poseidon đầu tiên cho Ấn Độ đã được tiến hành từ tháng 12/2010. Trong đó, việc chuyển giao các máy bay P-8I Poseidon cho Ấn Độ sẽ diễn ra từ năm 2013-2015.

Giống như phiên bản P-8A dành cho hải quân Mỹ, P-8I Poseidon được phát triển dựa trên cơ sở máy bay chở khách Boeing 737. Máy bay khả năng đạt tốc độ tối đa tới 907 km/h và bay tuần tra khoảng 330 km/h, tầm hoạt động của P-8I Poseidon là 3.700 km.

Máy bay P-8I Poseidon được trang bị tên lửa gắn trên 5 giá treo bên trong thân máy bay và 6 giá treo bên ngoài.

Ngoài ra, máy bay còn được trang bị ngư lôi, thủy lôi tùy vào nhiệm vụ tác chiến và cả radar AN/APY-10. P-8I còn có khả năng theo dõi, phát hiện loại tàu ngầm, tàu nổi, trinh sát điện tử, giám sát các vùng biển và hỗ trợ cứu nạn.


P-8I Poseidon có hình dạng giồng như máy bay P-8A của Mỹ.

Máy bay P-8I Poseidon do công ty Boeing nghiên cứu và chế tạo dành riêng cho Ấn Độ. Ngoài việc chuyển giao máy bay, các chuyên gia của hãng Boeing còn chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ hậu cần, bảo trì - bảo dưỡng trong suốt vòng đời của dòng máy bay tuần tra hải quân này trong biên chế hải quân Ấn Độ.

Hiện tại, cả Boeing và Lockheed Martin của Mỹ đang tích cực bán vũ khí cho Ấn Độ. Dự kiến, quan hệ hợp tác của Boeing với Ấn Độ trong thời gian tới có thể đạt doanh thu tới 31 tỷ USD.

Trước đó, Quân đội Ấn Độ đã đặt hàng hãng chế tạo hàng không Mỹ 21 tên lửa đối hạm cận âm AGM-84L Harpoon II.

Tổng giá trị của hợp đồng mua đạn tên lửa Harpoon II ước tính vào khoảng 200 triệu USD. Dự kiến, sau khi được tiếp nhận, tên lửa AGM-84L sẽ được trang bị trên các máy bay Boeing P-8I Poseidon của Hải quân Ấn Độ.

Tên lửa Harpoon II trang bị đầu đạn nổ phân mảnh tadem nặng 226 kg và có khả năng tiêu diệt cả mục các mục tiêu trên biển, cũng như trên bộ. Dòng tên lửa đối hạm này có tầm bắn khoảng 278 km và tốc độ bay đạt tới 850 km/h

Với thời gian hoạt động trên không hơn 5 giờ và được trang bị vũ khí hiện đại, P-8I Poseidon sẽ nâng cao đáng kể khả năng tuần tra cũng như tầm hoạt động trên biển của quân đội Ấn Độ.


Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011

>> Báo Nga: Mỹ muốn dùng lá chắn tên lửa ở Ấn Độ để chống Nga - Trung



[VITINFO news] Nhật báo Komsomoloskaya Pravda của Nga hôm 31/3 đưa tin, Mỹ đã và đang cố gắng tập trung vào kế hoạch xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu tại Ấn Độ để đe dọa Nga và Trung Quốc.

Theo thông tin do WikiLeaks tiết lộ, Mỹ không chỉ có kế hoạch triển khai hệ thống lá chắn tên lửa chống lại Nga tại châu Âu mà còn đang đàm phán với các quốc gia dọc biên giới của Nga, chẳng hạn như Nhật Bản và Ấn Độ, để phối hợp xây dựng các hệ thống phòng thủ tên lửa, hệ thống này cũng để nhằm vào Nga.

“Chiếc dây thòng lọng quanh Nga đang bị thít chặt. Nhờ có WikiLeaks, Nga mới biết rằng Washington đã và đang đồng thời thực hiện nhiều cuộc hội đàm với các quốc gia ở nhiều nơi trên thế giới về việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ trên lãnh thổ của họ. Đó là những quốc gia khác nhau, nhưng những quốc gia này tạo thành một dây chuỗi quanh nước Nga”.



Một bức điện tín bí mật từ đại sứ quán Mỹ ở New Delhi đưa ra trong năm 2007 đã bác bỏ thông tin trên báo chí rằng Ấn Độ đã bất ngờ quay trở lại thỏa thuận kí năm 2005 với Mỹ để hợp tác về phòng thủ tên lửa. Theo bức điện tín này, báo chí Ấn Độ đã hiểu sai tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Pranab Mukherjee sau cuộc gặp đa phương Nga – Trung - Ấn vào ngày 24/10/2007. Ông Mukherjee khẳng định, thông tin Ấn Độ sẽ tham gia vào hệ thống phòng thủ tên lửa do Mỹ đứng đầu là “không có cơ sở”.

Amandeep Singh Gill, người từng phụ trách vấn đề giải trừ quân bị và an ninh quốc tế đã xác nhận rằng bình luận của ông Mukherjee tại Harbin không thể được hiểu như một sự trệch hướng khỏi hiện trạng mối quan hệ hợp tác phòng thủ tên lửa hiện nay giữa Mỹ và Ấn Độ”.

Đại sứ quán Mỹ tại Ấn Độ nhắc lại: “Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ khi đó là ông Mukherjee và Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Rumsfeld đã nhất trí mở rộng hợp tác liên quan đến lĩnh vực phòng thủ tên lửa trong một thỏa thuận khung về quốc phòng Mỹ - Ấn tháng 7/2005”.

Hợp tác Mỹ - Ấn về phòng thủ tên lửa “đến nay đã giới hạn trong các cuộc thảo luận về công nghệ và tìm kiếm sự thật”, điện tín trên cho biết.

Nhật báo Komsomoloskaya Pravda cho biết, Mỹ đã “quăng lưới cá tại Ấn Độ” để nước này tham gia vào kế hoạch xây dựng vành đai hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ bao quanh nước Nga.

“Kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa quanh nước Nga – trước hết ở châu Âu, sau đó là các khu vực khác - của Washington có thể nhằm mục đích buộc chúng tôi phải chia sẻ nguồn tài nguyên giàu có của mình”, nhật báo trên viết.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang