Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011

>> UAE có thể mua 63 chiếc Rafale



Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) có thể ký hợp đồng mua máy bay chiến đấu Rafale trong năm 2011.


http://nghiadx.blogspot.com

Chiến đấu cơ đa năng Rafale.


Các cuộc đàm phán đã được nối lại giữa UAE và công ty Dassault Aviation của Pháp về việc bán 63 máy bay chiến đấu Rafale. Dự kiến, thỏa thuận này có thể được ký kết trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 12/2011.

Trong đàm phán, có cả chương trình bán tên lửa tầm xa không đối không lớp Meteor, đang được phát triển bởi nhiều công ty, dẫn đầu là Tập đoàn Vũ trụ và Phòng không Châu Âu (MBDA) mà mới đây đã tiến đến giai đoạn thử nghiệm cuối cùng. (>> chi tiết)

Tháng 7/2011, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Gerard Longuet cho biết UAE được coi là ứng cử viên chính để cung cấp máy bay chiến đấu Rafale.

Việc Rafale tham chiến ở Libya cho phép các nhà lãnh đạo của UAE đánh giá được khả năng chiến đấu của loại máy bay này.

Pháp và UAE đã đàm phán để cung cấp 60 máy bay chiến đấu Rafale từ năm 2008 nhằm thay thế cho các máy bay Mirage-2000-9 được mua từ năm 1983.

Rafale là một máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ, cánh tam giác, hai động cơ rất nhanh nhẹn của Pháp, với trọng lượng cất cánh tối đa lên đến 24,5 tấn, tốc độ tối đa 2.250 km/giờ, tầm hoạt động 1.800 km, trần bay 18 km, trang bị hệ thống điện tử hiện đại.

Rafale có thể trang bị 8 tấn vũ khí gồm các tên lửa không đối không hiện đại như MBDA Meteor hay Magic II, cũng như các tên lửa không đối đất AASM hay AM 39 Exocet.

Ban đầu, chi phí của hợp đồng ước tính khoảng 10 tỷ euro, nhưng theo thông tin không chính thức, hiện nay giảm xuống còn 7 tỷ euro.

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011

>> Xe tăng chiến đấu chủ lực của Phương Tây (Phần I)




Cho đến nay tăng thiết giáp vẫn là lực lượng chủ yếu của Quân chủng Bộ binh ở các quốc gia. Hiện nay, ở Phương Tây những cường quốc chính về xe tăng là Mỹ, Đức và Pháp. Tất cả xe tăng của các quốc gia này đều có những đặc điểm riêng, sở hữu các tính năng chiến đấu cao. Chúng ta hãy bắt đầu với xe tăng hiện đại Leclerc của Pháp, được coi là một trong những loại xe tăng của tương lai.


Xe tăng của Pháp được một số chuyên gia xếp vào loại xe tăng thế hệ 3+, và cũng có chuyên gia xếp chúng vào thế hệ hoàn thiện hơn - thế hệ xe tăng thứ 4.

Pháp phát triển loại xe tăng chiến đấu chủ lực Leclerc trong ba giai đoạn. Giai đoạn 1978-1982: nghiên cứu xây dựng quan điểm phát triển xe tăng thế hệ mới và các đặc điểm tính năng của loại xe tăng này; giai doạn 1982 - 1986: tiến hành thiết kế mẫu xe tăng Leclerc; giai đoạn 1986 - 1991: chế tạo mẫu xe tăng Leclerc và tiến hành thử nghiệm.

Tháng 1/1992, các doanh nghiệp của hãng quốc gia GIAT đã xuất xưởng seri xe tăng Leclerc đầu tiên. Sau khi thử nghiệm thành công xe tăng Leclerc đã được đưa vào sử dụng vào năm 1993. Trong năm đó Pháp đã sản xuất 13 chiếc, và đến cuối năm 1995 là 60 chiếc. Cho đến cuối năm 2000, Bộ Quốc phòng Pháp đã lên kế hoạch đặt mua 850 chiếc xe tăng loại này. Tuy nhiên, do tình hình chính trị thay đổi (chiến tranh lạnh kết thúc) và do giá xe tăng quá đắt nên đơn đặt hàng ban đầu đã giảm xuống 800 chiếc, sau đó giảm tiếp xuống còn 406 chiếc. Vào năm 1993, hãng GIAT đã ký thỏa thuận cung cấp 390 xe tăng Leclerc với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE). Hợp đồng giữa Pháp và UAE được hoàn thành vào năm 1999.




Xe tăng Leclerc được sản xuất theo công thức kinh điển truyền thống với bộ phận điều khiển ở phía trước và khoang truyền dẫn - động cơ ở phía sau. Tải trọng chiến đấu của xe tăng Leclerc so với những xe tăng chiến đấu chủ lực khác của các nước Phương Tây là không lớn – chỉ khoảng 55 tấn. Tuy nhiên, lần đầu tiên nhiều giải pháp liên quan đến việc bố trí những hệ thống bên trong xe tăng và ê kíp chiến đấu được ứng dụng. Ví dụ như, các thành viên của ê kíp tăng được bố trí biệt lập với nhau; một máy nạp đạn tự động được lắp đặt trên xe tăng thay cho thành viên nạp đạn của ê kíp.

Phù hợp với cách bố trí cổ điển, phần lớn ê kíp chiến đấu được triển khai ở tháp tăng bọc thép quay tròn. Ê kíp chiến đấu gồm 3 người: trưởng xe, pháo thủ, lái xe. Phần dưới của tháp tăng là máy nạp đạn tự động, có vách ngăn bằng thép với bộ phận chiến đấu. Nhờ đặc điểm bố trí như trên, tất cả ê kíp chiến đấu biệt lập với nhau, giúp nâng cao hiệu quả chống vũ khí hủy diệt hàng loạt và giảm sự phóng khí của xe tăng khi bắn.

Nhờ sử dụng máy nạp đạn tự động và động cơ nhỏ gọn với công suất 1500 mã lực, khối lượng bên trong của thân xe tăng nhỏ hơn đáng kể so với những loại xe tăng khác của Phương Tây, còn chiều dài của bộ phận chuyển động đã được cắt giảm xuống gần 1 mét. Kết quả là, trọng lượng chiến đấu của xe tăng Leclerc không quá 55 tấn (xe tăng Abrams M1A2 – 62,5 tấn), còn công suất riêng của động cơ là 27,5 mã lực trên 1 tấn; điều này cho phép xe tăng chỉ cần 5,5 giây có thể tăng vận tốc lên tới 32km/h, còn khi di chuyển trên đường nhựa thì xe tăng có thể đạt tới vận tốc 72km/h.





Vũ khí chính của xe tăng Leclerc là pháo nòng trơn 120mm CN-120-26/52. Tốc độ bắn là 15 phát/ phút, còn trong điều kiện chiến đấu thực, chỉ số này giảm xuống dao động ở khoảng 10-12 phát/phút.

Pháo lắp đặt trên xe tăng Leclerc được cho là pháo mạnh nhất trong số tất cả các loại xe tăng thế hệ 3, vượt qua cả pháo Rh-120/L44 của Đức, tương đương với М256 của Mỹ và 2А46М của Nga. Tuy nhiên, bên cạnh những đặc điểm chiến đấu cao, pháo này cũng chứa đựng một số khiếm khuyết như: giá thành cao, sản xuất phức tạp. Nhờ lỗ bắn lớn của tháp tăng, trong tương lai xe tăng Leclerccó thể được lắp đặt loại pháo 140mm mạnh hơn.

Các nhà chế tạo xe tăng Pháp trang bị cho xe tăng Leclerc hệ thống bảo vệ - chiến đấu GALIX-13. 9 ống phóng lựu đạn khói lắp bên hông tháp pháo. Hệ thống GALIX có thể phóng ra lựu đạn khói, lựu đạn sát thương hoặc tia hồng ngoại để đánh lạc hướng đối phương. Lựu đạn khói được bắn ở cự ly 30-50m. Lựu đạn sát thương khi nổ tạo ra khoảng 1000 mảnh vỡ 0,2g, bay với vận tốc 1600m/s. Lựu đạn sát thương được bắn ở khoảng cách 15m và tiêu diệt lực lượng bộ binh của kẻ địch đang ở bên cạnh hoặc phía sau xe tăng ở cự ly 30m.

Hệ thống điều khiển hỏa lực của xe tăng Leclerc bao gồm:
- Kính ngắm của pháo thủ và trưởng xe được trang bị máy viễn trắc lazer;
- Camera ảnh nhiệt;
- 8 kính tiềm vọng dành cho trưởng xe;
- Trạm khí tượng tự động có khả năng xác định áp suất không khí, vận tốc và hướng gió, nhiệt độ không khí;
- Hệ thống phối hợp động lực học đường ngắm;
- Bộ phận cân bằng vũ khí ở 2 bên hông tháp pháo;

Tất cả các bộ phận thuộc hệ thống điều khiển hỏa lực được nối với máy tính xử lý dữ liệu để bắn, có khả năng đưa ra những điều chỉnh cần thiết cũng như kiểm soát hoạt động của các hệ thống và tổ hợp máy của xe tăng. Thời gian cần để đưa hệ thống điều khiển hỏa lực vào tình trạng chiến đấu là 1 phút kể từ khi mở máy tính.




Hệ thống bắn điện tử cho phép xạ thủ hoặc chỉ huy có thể chọn 6 mục tiêu khác nhau để tham chiến chỉ trong vòng 30 giây. Hệ thống vi tính điện tử cho phép xử lý thông tin từ kính ngắm và hệ thống cảm biến. Chỉ huy có 8 kính tiềm vọng và hệ thống ngắm toàn cảnh HL-70 của hãng Safran. HL-70 bao gồm: laser định vị, hệ thống quan sát ban ngày và hệ thống khuếch đại hình ảnh 2 bậc. Tầm nhận diện mục tiêu là 4km và tầm định vị là 2.5km. Chỉ huy có thể quan sát mục tiêu qua ống ngắm nhiệt của xạ thủ.




Mức độ hoàn toàn mới của liên kết thông tin và điện toán hóa là đặc điểm của xe tăng Leclerc cho phép một số chuyên gia xếp chúng vào thế hệ xe tăng chiến đấu thứ 4. Tất cả các bộ phận điện tử của xe tăng tạo thành một Hệ thống điều khiển thống nhất. Hệ thống này kiểm soát toàn bộ các hoạt động của thiết bị truyền động, động cơ, vũ khí và những bộ phận khác của xe tăng.

Số lượng xe tăng Leclerc được bán ra nước ngoài còn khá khiêm tốn. Giá cả xe tăng là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến điều này. UAE là nhà nhập khẩu duy nhất loại xe tăng này. Không có gì ngạc nhiên vì giá một chiếc tăng Leclerc dao động ở mức 10 triệu USD. Mức giá này cao kỷ lục trong ngành chế tạo xe tăng. Trị giá các thiết bị điện tử của Leclerc chiếm tới gần 60% giá trị xe tăng. Trong khi đó, cũng là xe tăng chiến đấu chủ lực tương tự như Leclerc, xe tăng Merkava-4 của Israel và M1A2 SEP của Mỹ chỉ có giá từ 6-7 triệu USD, giá xe tăng Leopard – 2A6 của Đức là 4-5 triệu USD, còn giá xe tăng T-90S của Nga chỉ ở vào khoảng 1,3 – 1,8 triệu USD.

[Vitinfo news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang