Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: UAE

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn UAE. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn UAE. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011

>> UAE có thể mua 63 chiếc Rafale



Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) có thể ký hợp đồng mua máy bay chiến đấu Rafale trong năm 2011.


http://nghiadx.blogspot.com

Chiến đấu cơ đa năng Rafale.


Các cuộc đàm phán đã được nối lại giữa UAE và công ty Dassault Aviation của Pháp về việc bán 63 máy bay chiến đấu Rafale. Dự kiến, thỏa thuận này có thể được ký kết trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 12/2011.

Trong đàm phán, có cả chương trình bán tên lửa tầm xa không đối không lớp Meteor, đang được phát triển bởi nhiều công ty, dẫn đầu là Tập đoàn Vũ trụ và Phòng không Châu Âu (MBDA) mà mới đây đã tiến đến giai đoạn thử nghiệm cuối cùng. (>> chi tiết)

Tháng 7/2011, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Gerard Longuet cho biết UAE được coi là ứng cử viên chính để cung cấp máy bay chiến đấu Rafale.

Việc Rafale tham chiến ở Libya cho phép các nhà lãnh đạo của UAE đánh giá được khả năng chiến đấu của loại máy bay này.

Pháp và UAE đã đàm phán để cung cấp 60 máy bay chiến đấu Rafale từ năm 2008 nhằm thay thế cho các máy bay Mirage-2000-9 được mua từ năm 1983.

Rafale là một máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ, cánh tam giác, hai động cơ rất nhanh nhẹn của Pháp, với trọng lượng cất cánh tối đa lên đến 24,5 tấn, tốc độ tối đa 2.250 km/giờ, tầm hoạt động 1.800 km, trần bay 18 km, trang bị hệ thống điện tử hiện đại.

Rafale có thể trang bị 8 tấn vũ khí gồm các tên lửa không đối không hiện đại như MBDA Meteor hay Magic II, cũng như các tên lửa không đối đất AASM hay AM 39 Exocet.

Ban đầu, chi phí của hợp đồng ước tính khoảng 10 tỷ euro, nhưng theo thông tin không chính thức, hiện nay giảm xuống còn 7 tỷ euro.

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

>> Pháp sắp bán được tiêm kích Rafale



Ngày 20.5.11, TT Pháp Nicolas Sarkozy đã gặp Thái tử Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) Mohamed Bin Zayed Al Nahyan.

Theo dư luận, trong cuộc gặp này, hai bên đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về việc bán 60 tiêm kích Rafale cho UAE.


Ngày 20.5.11, TT Pháp Nicolas Sarkozy và Thái tử UAE Mohamed Bin Zayed Al Nahyan


Nếu thông tin là chính xác thì hợp đồng có thể được ký kết trong mấy tuần tới, chẳng hạn vào ngày khai mạc Triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế Le Bourget lần thứ 49 diễn ra vào ngày 20.6.

Có tin hai nước đã thống nhất được về cấu hình trang bị cho số tiêm kích sẽ mua bán. Trên cơ sở đó, hai bên đang đàm phát về giá trị hợp đồng.

Có 2 yếu tố giải thích vì sao không quân UAE muốn mua tiêm kích Pháp.

Một là việc mua sắm Rafale cho phép UAE giữ được vị thế độc lập với Mỹ. UAE không muốn trở thành “công cụ quân sự đơn thuần” trong tay Mỹ giống như đang xảy ra với Saudi Arabia. Hai là, chiến dịch quân sự ở Libya là bằng chứng sinh động cho thấy, Rafale là máy bay chiến đấu rất hiệu quả.



Một yếu tố không kém phần quan trọng khác là Pháp bảo đảm trang bị cho các máy bay này 100% vũ khí, khí tài trinh sát và tác chiến điện tử do Pháp sản xuất phục vụ cho tất cả các loại hình chiến đấu, điều đó sẽ cho phép UAE không phải cầu cạnh sự giúp đỡ của Mỹ.





Bên cạnh đó, một số nguồn tin quân sự, trong đó có blog Ấn Độ LiveFist, diễn đàn Key Publishing Aviation và Rafale News đã đăng tải hình ảnh 3 D của biến thể Rafale tàng hình.

Máy bay có 2 cánh đứng đuôi nghiêng ra ngoài và các thùng treo có bề mặt tán xạ hiệu dụng nhỏ, trong đó chứa vũ khí, giống như biến thể mới F/A-18 Silent Hornet của tiêm kích Mỹ F/A-18. Hoàn toàn có khả năng tiêm kích tàng hình Rafale sẽ xuất hiện sau năm 2020.
[BDV news]


Thứ Năm, 12 tháng 5, 2011

>> UAE nhận chiếc C-17 Globemaster III đầu tiên



Flightglobal đưa tin: Tập đoàn chế tạo máy bay Boeing của Mỹ đã chuyển cho Bộ Quốc phòng Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) chiếc máy bay vận tải quân sự C-17 Globemaster III đầu tiên trong số những máy bay đã đặt hàng.




Theo nguồn tin trên, việc chuyển máy bay vận tải quân sự mang số hiệu 1223 đã diễn ra tại nhà máy của Boeing tại Long Beach, California. UAE sẽ nhận tất cả 6 chiếc máy bay C-17 Globemaster III.

Công ty Boeing đã giành được hợp đồng từ UAE cung cấp 6 máy bay vận tải quân sự C-17 vào tháng 1/2010. Sự kiện này đánh dấu việc UAE trở thành quốc gia thứ hai tại khu vực Trung Đông đặt mua máy bay vận tải này sau Qatar.

Chiếc máy bay thứ hai đã được lắp ráp xong và sơn màu; hiện nay việc sản xuất 2 chiếc C-17 tiếp theo đang diễn ra. Dự kiến, UAE sẽ nhận 4 chiếc C-17 vào năm 2011 và 2 chiếc vào năm 2012.

Hiện nay, UAE đang thực hiện chương trình mở rộng khả năng của hàng không vận tải quân sự. Cụ thể, Không quân UAE đang chờ đợi việc cung cấp 5 máy bay vận tải An-32. Trước đó, Bộ Quốc phòng UAE có kế hoạch sở hữu 12 chiếc C-130J Super Hercules của Mỹ, tuy nhiên kế hoạch này đã bị hoãn vô thời hạn. Nguyên nhân của quyết định trì hoãn chưa được tuyên bố.

Một phi công của UAE đã từng chia sẻ: C-17 sẽ tạo điều kiện cho UAE có khả năng thực hiện nhiều hoạt động viện trợ nhân đạo và các chiến dịch chiến lược khác trên khắp thế giới nhằm ủng hộ các sứ mệnh trong nước và quốc tế.

Máy bay vận tải tiên tiến C-17 Globemaster III có thể chở quân, trang thiết bị chiến đấu hoặc hàng viện trợ nhân đạo đến các sân bay nhỏ ở bất cứ nơi đâu trên thế giới.




Với tổng trọng lượng 77 tấn, máy bay C-17 có tầm bay xa khoảng 4.445km. C-17 có thể thực hiện các chuyến bay với vận tốc 830km/h.

Hiện tổng cộng 212 máy bay C-17 đã có mặt trên toàn thế giới, trong đó Lực lượng Không quân Mỹ sở hữu 193 chiếc. Máy bay C-17 có 19 khách hàng nước ngoài, trong đó có lực lượng không quân Anh, Canada và Australia.

[BDV news]


Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011

>> Tên lửa chống tăng mới Karakal



Belarus đã ký hợp đồng đầu tiên bán các hệ thống tên lửa cơ động mới Karakal, Chủ tịch Ủy ban công nghiệp quốc phòng nhà nước Belarus, ông Sergei Gurulev cho hay.



“Hệ thống này do Belarus và Ukraine sản xuất, song nền tảng là Belarus”, - ông Gurulev nói, nhưng không tiết lộ khối lượng bán, giá trị và khách hàng.

Hệ thống Karakal lắp trên ô tô bọc thép nhẹ, gồm 2 khoang tách biệt, một dành cho kíp xe gồm 2 người, 1 cho module chiến đấu.




Hệ thống tên lửa chống tăng Karakal (armyrecognition.com)


Trong thành phần của Karakal gồm có bệ phóng lắp 4 tên lửa chống tăng sẵn sàng phóng. Karakal đã được công ty Beltech của Belarus trưng bày tại triển lãm vũ khí IDEX-2011 diễn ra ở Abu Dhabi, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) vào tháng 2.2011. Hợp đồng xuất khẩu đầu tiên đã được ký chính tại đây.

Tại triển lãm, một đại diện của Beltech cho biết, Karakal được chế tạo dựa trên hệ thống tên lửa chống tăng mang vác Skif.

Khi trang bị đầy đủ, hệ thống có thể mang tới 12 tên lửa chống tăng và một hệ thống nạp đạn tự động.

Tại IDEX-2011, Belarus cũng tìm được khách hàng cho hệ thống tên lửa chống tăng Skif. Dự kiến, hợp đồng bán Skif sẽ được ký vào tháng 9.2011. Khách hàng mùa Skif vẫn chưa được tiết lộ.

Tên lửa chống tăng Skif dẫn bằng tia laser, tự động bám mục tiêu. Hệ thống cũng được trang bị khí tài ảnh nhiệt, cho phép tác chiến ban đêm. Skif có thể tiêu diệt mục tiêu ở tầm từ 100 m đến 5.000 m ban ngày và từ 100 m đến 3.000 m ban đêm. Tên lửa Skif có đường kính 130 mm.

[VietnamDefence news]


Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

>> UAE đặt mua 218 tên lửa Sidewinder



Các Tiểu vương Quốc Arab Thống nhất (UAE) đã đặt hàng của Mỹ 218 tên lửa không đối không AIM-9X-2 Sidewinder.

Cơ quan Hợp tác Quốc phòng (DSCA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ đã trình đơn đặt hàng trên lên Quốc hội. Nếu Quốc hội Mỹ thông qua, Công ty Raytheon của Mỹ sẽ đảm nhiệm việc thực hiện hợp đồng. Hợp đồng này có trị giá khoảng 251 triệu USD. Thời điểm chuyển giao tên lửa cho bên đặt hàng chưa được công bố chính xác.



Tên lửa AIM-9X-2 Sidewinder. Ảnh: Aviation News


Trong đơn đặt hàng mà DSCA trình lên Quốc hội Mỹ nói rằng, UAE có kinh nghiệm trong việc sử dụng các tên lửa tương tự và việc cung cấp tên lửa AIM-9X-2 cho nước này sẽ không làm thay đổi sự cân bằng quân sự tại khu vực.

Theo đánh giá của DSCA, vũ khí mới cho phép UAE tham gia vào các chiến dịch quân sự của Mỹ ở nước ngoài và yểm trợ trên không.

Ngoài 218 tên lửa AIM-9X-2, UAE còn đặt mua 48 tên lửa huấn luyện, 18 hệ thống dẫn đường chiến thuật AIM-9X-2 WGU-51/B, 8 hệ thống dẫn đường huấn luyện CATM-9X-2 WGU-51/B và các thiết bị phụ kèm.


[BDV news]


Thứ Ba, 12 tháng 4, 2011

>> Nga sắp kiện Trung Quốc sao chép vũ khí?



[BDV news] Gần đây, chính phủ Trung Quốc tiết lộ dự định đưa ra thị trường vũ khí thế giới tên lửa đạn đạo chiến thuật M20.

M20 là hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn do Trung Quốc tự phát triển, lần đầu tiên được giới thiệu tại triển lãm IDEX ở Abu Dhabi (UAE). Cũng tại đây, 17 công ty quốc phòng Trung Quốc đã trưng bày nhiều sản phẩm nội địa của mình.

Ngoài mô hình minh họa, Trung Quốc không tiết lộ bất kỳ thông tin nào của loại tên lửa đạn đạo chiến thuật M20. Tên lửa M20 chứa trong hai ống phóng đặt trên xe tự hành.

Có một điều dễ nhận thấy ở M20 là nó khá giống hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander (9K720) của Nga. Nếu M20 mang quá nhiều đặc điểm của Iskander thì không loại trừ khả năng sẽ xảy ra vụ kiện tụng lớn.



Mô hình tên lửa đạn đạo chiến thuật M20 tại triển lãm Abu Dhabi.

Cách đây không lâu, Trung Quốc từng có ý định xuất khẩu chiến đấu cơ J-11B (sao chép công nghệ Su-27 của Nga) và ngay lập tức đã gặp phải sự phản ứng gay gắt từ phía Nga.

Nga đã không ít lần cảnh báo giới chức quân sự Trung Quốc về việc sao chép “lậu” công nghệ vũ khí Nga và bán ra nước ngoài.

Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander được phát triển giai đoạn cuối cuộc Chiến tranh lạnh. Iskander phóng thành công lần đầu năm 1996 và chính thức đi vào phục vụ trong Quân đội Nga năm 2006.

Trọng lượng phóng của tên lửa là 3,8 tấn, sử dụng động cơ rocket nhiên liệu rắn. Iskander đạt tầm bắn tối đa 400km, tốc độ hành trình bay siêu âm Mach 6-7.

Iskander có thể lắp nhiều loại đầu đạn khác như: đầu đạn thuốc nổ mạnh phân mảnh, đầu đạn nhiệt áp và đầu đạn xung điện từ. Tên lửa Iskander thiết kế với hệ thống dẫn đường tiên tiến cho phép đạt độ chính xác cực cao (CEP 5-7m).

Circular Error Probability: Sai số vòng tròn xác suất (50% số điểm chạm có thể nằm trong hoặc ngoài đường tròn khi ném bom, bắn tên lửa hoặc pháo kích); xác suất sai số tuần hoàn của tổ hợp vũ khí

Nga cũng chế tạo biến thể xuất khẩu mang tên Iskander E có tầm bắn 280km. Ban đầu, các nước Syria, Kuwait, Hàn Quốc, Ấn Độ, Iran, Malaysia, Singapore và UAE bày tỏ sự quan tâm tới việc nhập khẩu Iskander.

Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại chỉ có Iran là thực sự muốn mua, nhưng quốc gia Hồi giáo này đang chịu lệnh cấm vận vũ khí của phương Tây.




Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011

>> Mỹ thực sự muốn các đồng minh Ả Rập dân chủ?



Nhìn vào làn sóng bạo loạn chống chính phủ ở Bắc Phi, Washington dường như luôn dao động về lập trường. Nhưng, rõ ràng hiện nay chính phủ Barack Obama đang thực hiện chính sách:

Nếu đồng minh lâu dài trong khu vực của họ muốn thúc đẩy cải cách chính trị, thì Mỹ sẽ ủng hộ họ duy trì quyền lực, mặc dù những cải cách liên quan không hoàn toàn thỏa mãn những đòi hỏi dân chủ của những người biểu tình chống chính phủ.




Biểu tình chống chính quyền vẫn đang diễn ra tại Lybia.

Trong thời gian bạo loạn tại Ai Cập, ban đầu Washington ủng hộ Tổng thống Ai Cập, đồng minh lâu nay của Mỹ, Hosni Mubarak, nhưng sau đó lập trường dần dần thay đổi, và cuối cùng lại đứng về phía những người biểu tình, yêu cầu Mubarak từ chức.

Các nước Ả rập từng kêu gọi Mỹ để cho Mubarak “ra đi có thể diện”, nhưng Obama không nghe, khiến họ rất tức giận. Ngay cả Lầu Năm Góc cũng hoài nghi về cách làm của Nhà Trắng (quan hệ giữa quân Mỹ và Ai Cập rất chặt chẽ).

Mubarak ra đi, các nước vùng Vịnh tức giận
Một số người lo ngại, Mỹ ép Mubarak buộc phải từ chức một cách nhanh chóng như vậy sẽ dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ tại Cairo, ảnh hưởng đến sự ổn định của Bắc Phi. Lý do của Nhà Trắng là người biểu tình trên đường phố ở Ai Cập lên đến hàng trăm ngàn, Mỹ bất đắc dĩ phải thay đổi lập trường của họ.

Trên thực tế, khi Nhà Trắng chuyển sang ủng hộ những người biểu tình, trong con mắt của tổ chức nhân quyền, là đã quá muộn, chứ không phải quá sớm, vì vậy đã bị chỉ trích.

Sau sự đổi thay ở Ai Cập, các nước Ả Rập vẫn tiếp tục vận động Mỹ nghĩ đến sự ổn định của khu vực Ả Rập, không nên ủng hộ các phần tử chống chính phủ.

Họ đặc biệt lo ngại, một khi vua Hamad của Bahrain cũng bị lật đổ, khu vực này sẽ là xuất hiện "hiệu ứng domino", rất nhiều nhà lãnh đạo sẽ phải đối mặt với nguy cơ rời khỏi ngai vàng quyền lực.


Người lao động nhập cư đang cố gắng tháo chạy khỏi Libya hỗn loạn càng sớm càng tốt, rất nhiều người chưa được di tản phải trú ẩn trong các khu trại tị nạn tạm thời.

Họ cũng cảnh báo Mỹ, nếu mất đi đồng minh quan trọng này, đối phương có thể chuyển sang thân Iran.

Trong khi đó, cộng đồng tình báo Mỹ lo ngại về một hậu quả khác: Saudi Arabia sẽ tấn công Bahrain, đàn áp các phiến quân người Shiite, khiến cho mối quan hệ đồng minh lâu dài giữa Mỹ và Saudi Arabia cũng bị đe dọa, gây thiệt hại nghiêm trọng cho quan hệ chính trị và kinh tế hai nước.

Công tác vận động thay mặt cho Bahrain do Ủy ban Hợp tác vùng Vịnh đi đầu. Nước thành viên của Ủy ban này ngoài Bahrain, còn có các nước như Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia và UAE.

Kết quả, chính quyền Obama đã xác định chính sách đối với các nước Ả Rập, đó chính là ủng hộ các đồng minh trong khu vực (bao gồm Bahrain và Morocco) muốn thúc đẩy cải cách chính trị, chứ không hoàn toàn thỏa mãn đòi hỏi dân chủ của những người biểu tình chống chính phủ.

Một quan chức Mỹ cho biết: "Bắt đầu từ Bahrain, (Mỹ) chính phủ đã có một số hành động, muốn nhấn mạnh đến tính ổn định của công tác cai quản. Mọi người đều hiểu là, Bahrain quá quan trọng, không thể sụp đổ được".

Cai quản ổn định, trừ Libya
Tuy nhiên, Libya là một ngoại lệ trong đối tượng thực hiện chính sách này. Libya vốn từ lâu đối đầu với Mỹ, nhưng do đồng ý từ bỏ chương trình hạt nhân nên đã cải thiện quan hệ một phần với Mỹ.

Trước tình hình xảy ra biểu tình ở Libya, phản ứng đầu tiên của Obama là giữ im lặng, nhưng sau đó đã chỉ trích nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi đã có các hành động bạo lực đối với người dân nước này, kêu gọi Gaddafi từ chức.

Nhưng có người chỉ trích Obama đã có phản ứng quá chậm, hiện nay buộc phải áp dụng các hành động quân sự.

Có quan chức Nhà Trắng thẳng thắn thừa nhận, quyết định một tháng trước của chính phủ không thực sự hoàn hảo, đó là một quá trình rút kinh nghiệm của họ. Ông nói: “Chúng ta luôn nói, những nước này cần phải cải cách chính trị, kinh tế và xã hội, nhưng chính sách mà người dân thực sự cần mỗi nước có khác nhau”.

(vtc news)

Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011

>> Chùm ảnh: T-90C, siêu tăng hiện đại nhất của Lục quân Nga



“Siêu tăng” hiện đại T-90C của Nga có khả năng “bơi”, “bay” và hỏa lực mạnh



“Xe tăng bay” T-90C của Nga có tổng trọng lượng 46,5 tấn, nhẹ hơn nhiều so với các dòng xe tăng cùng loại của nước ngoài và trên thực tế thì cũng khó có thể có chiếc xe tăng nào có thể so sánh với nó về tốc độ bắn.


Không những vậy, xe tăng T-90C của Nga còn có khả năng đặc biệt mà hiếm có loại xe tăng nào trên thế giới hiện nay có thể làm được Nga. Đó là khả năng tiêu diệt bất cứ xe bọc thép nào của đối phương trong phạm vi 5 km.


Theo nhận định của nhà thiết kế, chế tạo xe tăng Vladimir Nevolin, T-90C không hề thua kém bất cứ mẫu xe tăng thế hệ thứ 3 nào của nước ngoài.


Nó được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hoàn toàn tự động nên có thể quan sát, phát hiện mục tiêu cả ngày lẫn đêm mà không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết tốt hay xấu. Kính ngắm của xe tăng được tích hợp với camera cảm ứng nhiệt tiên tiến làm tăng khả năng quan sát.


Bên cạnh đó, tăng T-90C còn được trang bị lớp thép bảo vệ phản lực rất chắc chắn, có khả năng chống được đạn xuyên thép, đồng thời tổ hợp chế áp “Blind” trang bị trên xe sẽ giúp cho T-90C có thể tránh được tên lửa chống tăng có điều khiển của đối phương.


Khả năng vượt trội này của T-90C đã được thực nghiệm tại các sa mạc của Ấn Độ khi nhiệt độ ngoài trời là 50 độ C và nó có thể hoạt động trong phạm vi hàng nghìn km ở các khu rừng nhiệt đới ở Malaysia.


Hiện tại, xe tăng T-90C của Nga đang được coi là một trong những loại xe tăng hiện đại và nguy hiểm nhất thế giới. Ngoài Nga, T-90C còn được biên chế trong lực lượng vũ trang của Ấn Độ, Algeria và Ả Rập Xê út.

(vitinfo news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang