Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Máy bay chiến đấu đa năng Rafale

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay chiến đấu đa năng Rafale. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay chiến đấu đa năng Rafale. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011

>> UAE có thể mua 63 chiếc Rafale



Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) có thể ký hợp đồng mua máy bay chiến đấu Rafale trong năm 2011.


http://nghiadx.blogspot.com

Chiến đấu cơ đa năng Rafale.


Các cuộc đàm phán đã được nối lại giữa UAE và công ty Dassault Aviation của Pháp về việc bán 63 máy bay chiến đấu Rafale. Dự kiến, thỏa thuận này có thể được ký kết trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 12/2011.

Trong đàm phán, có cả chương trình bán tên lửa tầm xa không đối không lớp Meteor, đang được phát triển bởi nhiều công ty, dẫn đầu là Tập đoàn Vũ trụ và Phòng không Châu Âu (MBDA) mà mới đây đã tiến đến giai đoạn thử nghiệm cuối cùng. (>> chi tiết)

Tháng 7/2011, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Gerard Longuet cho biết UAE được coi là ứng cử viên chính để cung cấp máy bay chiến đấu Rafale.

Việc Rafale tham chiến ở Libya cho phép các nhà lãnh đạo của UAE đánh giá được khả năng chiến đấu của loại máy bay này.

Pháp và UAE đã đàm phán để cung cấp 60 máy bay chiến đấu Rafale từ năm 2008 nhằm thay thế cho các máy bay Mirage-2000-9 được mua từ năm 1983.

Rafale là một máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ, cánh tam giác, hai động cơ rất nhanh nhẹn của Pháp, với trọng lượng cất cánh tối đa lên đến 24,5 tấn, tốc độ tối đa 2.250 km/giờ, tầm hoạt động 1.800 km, trần bay 18 km, trang bị hệ thống điện tử hiện đại.

Rafale có thể trang bị 8 tấn vũ khí gồm các tên lửa không đối không hiện đại như MBDA Meteor hay Magic II, cũng như các tên lửa không đối đất AASM hay AM 39 Exocet.

Ban đầu, chi phí của hợp đồng ước tính khoảng 10 tỷ euro, nhưng theo thông tin không chính thức, hiện nay giảm xuống còn 7 tỷ euro.

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2011

>> Tàu sân bay thứ hai của Pháp



Dự kiến, năm 2015 tàu sân bay thứ 2 phục vụ hải quân Pháp và trở thành hàng không mẫu hạm lớn nhất nước này.

Dự án tàu sân bay thứ hai (Porte-Avions 2, PA2) có kế hoạch chế tạo hàng không mẫu hạm có lượng giãn nước 75.000 tấn, dài 283 m. Số lượng thủy thủ làm việc trên tàu lên tới 1.720 người, trong đó, có khoảng 620 thành viên phi hành đoàn và 100 sĩ quan chỉ huy.

Thiết kế tàu sân bay
Tàu sân bay thuộc PA2 có diện tích boong phóng máy bay khoảng 15.700 m2, diện tích khoang chứa máy bay là 4.700 m2, có khả năng mang 32 máy bay chiến đấu Rafale, ba máy trinh sát E-2C và 5 trực thăng NH-90.

Tàu còn trang bị máy phóng thủy lực C13-2, có thể phóng một máy bay với vận tốc tối đa 150 hải lý mỗi giờ. Và thời gian phóng một phi cơ khoảng 30 giây.





Boong phóng máy bay của HKMH Porte-Avions (PA2)

Hệ thống điều khiển
Tàu sân bay thuộc PA2 sẽ được lắp đặt các thiết bị thông tin liên lạc bên trong và ngoài tàu, gồm các tần số HF, UHF và VHF.

Bên ngoài tàu có thiết bị kết nối dữ liệu chiến thuật L11, L16 và L22. Các thiết bị đó cho phép việc truyền tải các dữ liệu giữa hệ thống chiến đấu của tàu và trinh sát cơ E-2 diễn ra với tốc độ cao.

Đồng thời, các thiết bị kết nối dữ liệu sẽ chịu trách nhiệm phân phối thông tin cho các đơn vị hải quân, máy bay chiến đấu và trực thăng.

Ngoài ra, tàu sân bay thuộc PA2 được lắp đặt hệ thống kiểm soát chiến đấu kết hợp (CMS), radar dò tìm trên không Héracles. Cuối cùng là các thiết bị cảm biến hồng ngoại.

Máy bay
Tàu sân bay thuộc PA2 có khả năng mang được 40 máy bay bao gồm: chiến đấu cơ Rafale, trinh sát cơ E-2 và trực thăng NH-90.

Rafale là loại máy bay chiến đấu đa năng, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như tấn công mặt đất và trên biển, không chiến, trinh sát.

Rafale mang tối đa 9 tấn vũ khí trên 13 giá treo (phiên bản hải quân) với các loại vũ khí: tên lửa không đối không Mica, Magic, Sidewinder; tên lửa không đối đất Apache, AS30L, ALARM, HARM, Maverick và PGM-100; cuối cùng là tên lửa không đối hải Exocet/AM-39, Pentigum, AGM-84 Harpoon.

Máy bay E-2 C được thiết kế với vai trò chủ yếu là cảnh báo sớm trên không, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

NH-90 là trực thăng đa năng được sử dụng để làm nhiều nhiệm vụ như chống hạm, chống ngầm, vận tải và tìm kiếm cứu nạn. Trong nhiệm vụ chiến đấu, NH-90 mang được ngư lôi chống ngầm, tên lửa chống hạm và tên lửa không đối không.


Máy bay chiến đấu đa năng Rafale của hải quân Pháp.


Máy bay cảnh báo sớm trên không E-2C.


Trực thăng đa năng NH-90.

Hệ thống phòng vệ
Tàu sân bay thuộc PA2 trang bị hệ thống phòng không MBDA Aster 15. Tên lửa Aster 15 được chứa trong 8 ống phóng Sylver xếp theo phương thẳng đứng. Aster 15 có tầm bắn từ 1,7 km tới 30 km, trần bay 13 km. Tên lửa sử dụng radar chủ động dẫn đường giai đoạn cuối hành trình bay.

Tàu còn được vũ trang hệ thống phòng thủ chống ngư lôi và pháo phòng không 20 mm.


Tổ hợp tên lửa phòng không MBDA Aster 15 chứa trong các ống phóng thẳng đứng Sylver

Động lực của tàu
Tàu sân bay thuộc PA2 không sử dụng động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, thay vào đó là động cơ theo truyền thống.

Ban đầu, nhà thiết kế dự định dùng hai động cơ tuốc bin khí MT-30 Roll Royce. Tuy nhiên, tháng 9/2006, hải quân Pháp quyết định chọn loại động cơ mới và hệ thống động lực này sẽ tăng tốc độ của PA2 từ 26 lên 29 hải lý mỗi giờ.

Theo đó, DCN Propulsion và Alstom sẽ liên kết với General Electric phát triển thiết kế mới này, động lực của tàu sẽ dựa trên bốn động cơ tuốc bin khí LM2500+G4.

Tầm hoạt động của tàu sân bay thuộc PA2 khoảng 10.000 dặm với tốc độ trung bình 15 hải lý mỗi giờ.

(tổng hợp bdv)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang