Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Công ty Raytheon

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Công ty Raytheon. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Công ty Raytheon. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

>> Châu Á bạo tay chi tiêu quốc phòng


Ngân sách quốc phòng tăng mạnh của Trung Quốc đang góp phần thúc đẩy việc chi tiêu cho quân sự trên khắp châu Á, với các khí tài được mua từ máy bay chiến đấu, trinh thám đến công nghệ tên lửa.



http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ vừa chi 11 tỷ USD để mua 126 chiến đấu cơ Rafale của Pháp. Ảnh: Outlookinda

Làn sóng chi tiêu quân sự ở châu Á mang lại cho Mỹ và châu Âu một cơ hội để bù đắp nhu cầu đang ngày một giảm ở thị trường phương Tây.

Hãng sản xuất trang thiết bị quân sự Lockheed Martin và công ty sản xuất máy bay chiến đấu Boeing sẽ có buổi trình diễn máy bay vào tuần sau tại Singapore với tư cách là hai nhà thầu quốc phòng lớn nhất của Mỹ, nhằm cạnh tranh với các hãng châu Âu nhằm chiếm phần bánh to trong đơn đặt hàng trị giá 7 tỷ USD của Hàn Quốc. Cuộc đấu khắc nghiệt này cũng tương tự như những gì đang diễn ra ở Nhật và Ấn Độ.

Theo Frost & Sullivan, chi tiêu vào việc mua sắm máy bay chiến đấu, tên lửa và các vũ khí thiết bị khác của các nước châu Á Thái Bình Dương được dự đoán là có mức tăng trưởng trung bình hàng năm 4,2%, đạt giá trị tới 114 tỷ USD vào năm 2016. Lý do là sự tăng trưởng kinh tế và những căng thẳng leo thang trong khu vực. Tập đoàn Goldman Sachs dự đoán rằng chỉ riêng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ tăng lên 14% hàng năm từ nay cho tới 2015.

“Nguồn thu ngân sách tăng lên khiến đầu tư cho quốc phòng cũng tăng,” Tim Huxley, giám đốc điều hành của Viện quốc tế nghiên cứu chiến lược châu Á tại Singapore nói. “Nhiều khu vực của châu Á không an toàn hoặc là chính phủ các nước có lý do để nhận thấy sự bất ổn”.

Trung Quốc đang tiến hành dự án tàu sân bay đầu tiên và máy bay chiến đấu tàng hình J-20. Nước này lên kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng lên 13%, đạt 601,1 tỷ nhân dân tệ (95 tỷ USD) vào năm ngoái. Quốc gia này đang đẩy mạnh ngân sách cho quốc phòng để thay thế các loại máy bay chiến đấu cũ, và đặc biệt nhấn mạnh vào vấn đề an ninh quốc gia trong bối cảnh những căng thẳng về lãnh thổ gia tăng, các nhà phân tích của Goldman Sachs, Ronald Keung và Tom Kim, cho biết.

Chạy đua mua chiến đấu cơ

Đài Loan đang có kế hoạch nâng cấp 145 máy bay chiến đấu F-16 trong một dự án tiêu tốn khoảng 3,7 tỷ USD. Theo một tuyên bố của cơ quan Hợp tác an ninh quốc phòng, dự án của Đài Loan bao gồm cả việc lắp đặt hệ thống định vị và radar mới.

Cục ngân sách quốc phòng của Hàn Quốc cho biết, nước này đang lên kế hoạch mua sắm khoảng 60 máy bay chiến đấu. Các hồ sơ dự thầu đơn hàng này bao gồm F-35 của Lockheed Martin, F-15 của Boeing, chiến đấu cơ Typhoon của Eurofighter, và Gripen của Saab. Ngoài ra, quốc gia này cũng đang mua sắm thêm các loại máy bay trực thăng tấn công cũng như xem xét việc mua thêm các thiết bị bay không người lái để trang bị cho quân đội và hải quân.

Công ty Lockheed, có trụ sở đặt tại Bethesda, Maryland, đã giành được đơn đặt hàng của Nhật Bản đặt mua 42 chiếc máy bay chiến đấu F-35 vào tháng mười hai. Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, dự án đầu tư thêm các máy bay phản lực này trị giá 1,6 nghìn tỷ yên (21 tỷ USD) bao gồm cả việc mua mới, vận hành và bảo dưỡng trong 20 năm. Singapore cũng đã đăng ký như là một đối tác phát triển của phi cơ chiến đấu.

Tuần trước, Ấn Độ đã chấm công ty Dassault Aviation SA của Pháp là nhà thầu cung cấp 126 máy bay chiến đấu. Trong khi Lockheed, Boeing, Saab và tập đoàn máy bay United có trụ sở tại Moscow bị loại ngay từ vòng đầu thì nhà sản xuất máy bay Rafale cũng lọt vào danh sách vòng sau cùng với Eurofighter Typhoon. Cuối cùng chỉ có Dasault thắng thầu.

Mục tiêu của Eurofighter bây giờ là các nhà thầu Hàn Quốc cùng với các cơ hội ở Malaysia và vùng Vịnh, giám đốc điều hành Enzo Casolini cho biết. Cũng theo Casolini, châu Á là “thị trường quan trọng". Xuất khẩu chiến đấu cơ Typhoon cũng hết sức quan trọng đối với ngành công nghiệp của châu Âu và nền kinh tế châu Âu.”

Quá trình sản xuất của Eurofighter bị ngừng trệ khi chính phủ các nước châu Âu tiến hành các biện pháp cắt giảm chi tiêu cho quốc phòng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và các quốc gia phải “thắt lưng buộc bụng”. Theo Fitch Ratings, năm ngoái, chi tiêu cho quốc phòng của Tây Âu giảm khoảng 5% và có thể giảm hơn nữa trong năm nay.

Trong khi đó, chi tiêu quốc phòng của châu Á - Thái Bình Dương tăng 14% năm ngoái và trở thành khu vực tăng trưởng nhanh nhất, theo Frost & Sullivan. Số liệu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cho thấy rằng, Nhật Bản là nước chi tiêu lớn thứ hai về quốc phòng ở châu Á, sau Trung Quốc, với ngân sách chi tiêu lên tới 54,5 tỷ USD trong năm 2010. Cũng trong năm ngoái, Ấn Độ được đánh giá là nước đứng thứ ba với mức chi cho quốc phòng là 41,3 tỷ USD. Dẫn đầu mức chi tiêu cho quốc phòng trong năm ngoái là Mỹ với tổng ngân sách trị giá 698 tỷ USD.

Chiến đấu cơ Trung Quốc

http://nghiadx.blogspot.com
Hai chiếc JF-17 của Trung Quốc. Ảnh: China Militray Report


Trung Quốc cũng đang tìm kiếm để tận dụng cơ hội của việc tăng ngân sách cho quốc phòng bằng cách bán các thiết bị được sản xuất ở trong nước ra thị trường nước ngoài. Tại cuộc triển lãm ở Singapore, bộ phận xuất khẩu vũ khí của tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC), đơn vị hàng không vũ trụ lớn nhất của Trung Quốc, sẽ giới thiệu máy bay chiến đấu loại JF-17 có biệt danh là Fierce Dragon (Rồng dữ) do nước này hợp tác với Pakistan sản xuất. Ngoài ra các loại máy bay nâng cao như L-15, Yilong hoặc Pterodactyl và máy bay do thám cũng sẽ được giới thiệu và ra mắt tại triển lãm.

“Những cuộc triển lãm hàng không như thế này là dịp giúp các công ty quốc phòng Trung Quốc tiến ra thị trường toàn cầu nhằm phản ánh sức mạnh tăng lên của họ”, Ken Zhang, một nhà phân tích quốc phòng có công ty đặt tại Bắc Kinh cho biết. Ông nói, các công ty như AVIC cũng cần đẩy mạnh xuất khẩu để có kinh phí trang trải cho việc nghiên cứu bởi lẽ họ có thể không giành được “lợi nhuận béo bở” từ các hợp đồng bán hàng cho quân đội Trung Quốc.

Lockeed cũng thấy được nhu cầu về công nghệ tên lửa phòng thủ ở châu Á - Thái Bình dương, giống như một xu hướng đã thấy ở Trung Đông một thập kỷ trước.

“Chúng tôi nhận thấy họ đang có các mối quan ngại về an ninh giống hoặc tương tự như ở Trung Đông trước đây", Robert Stevens, giám đốc điều hành văn phòng Lockheed, nhận xét. "Đó là, sự phát triển lớn mạnh của công nghệ, mong muốn có được tên lửa có khả năng chiến đấu tốt hơn, tầm xa hơn, chính xác hơn, cũng như mong muốn của các chính phủ nâng cao khả năng phòng vệ nhằm chống lại mối đe dọa của tên lửa đạn đạo".

Máy bay trinh sát và do thám

Công ty truyền thông L-3 có trụ sở tại New York, đã nhận được sự quan tâm của khách hàng ở châu Á Thái Bình dương đối với các máy bay có người lái, máy bay thông minh, các hệ thống trinh sát, theo dõi và do thám, cũng như loại máy bay do thám không người lái, giám đốc điều hành của công ty Michael Strianese cho biết cuối tháng trước.

Bill Swanson, giám đốc điều hành công ty Raytheon, một hãng sản xuất tên lửa lớn nhất trên thế giới, nói rằng công ty hy vọng sẽ đạt được 30% lượng đơn hàng và 26% doanh thu bán hàng từ thị trường ngoài Mỹ trong năm nay.

“Châu Á và Trung Đông là các thị trường quan trọng và vẫn đang phát triển,” Swanson nói.

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011

>> Israel nâng hệ thống PAC-2 lên chuẩn PAC-3



Israel quyết định hiện đại hóa tổ hợp tên lửa phòng không PAC-2 lên tiêu chuẩn biến thể PAC-3 hiện đại hơn, với mục đích cải thiện khả năng đánh chặn các mục tiêu trên không.

Mỹ đã viện trợ các tổ hợp tên lửa đối không Patriot PAC-2 cho Israel từ năm 1991. Chương trình nâng cấp gồm việc trang bị hệ thống dẫn đường, radar mới cho tổ hợp PAC-2.

Việc hiện đại hóa sẽ tạo điều kiện để tổ hợp tên lửa phòng không Patriot PAC-3 có thể thực hiện đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung với hiệu suất cao hơn.



Mỗi hệ thống PAC-3 có hỏa lực mạnh hơn với 16 tên lửa đánh chặn so với biến thể PAC-2 chỉ có 4 tên lửa. Trong ảnh, Bệ phóng tên lửa đối không Patriot.

Trong cấu trúc của hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa của Israel, tổ hợp tên lửa đối không Patriot sẽ đánh chặn tên lửa tầm trung, trong khi đó hệ thống Vòm sắt được sử dụng để phá hủy tên lửa tầm ngắn và Arrow-2 thì tiêu diệt tên lửa đạn đạo tầm xa.

Tương lai, Không quân Israel sẽ dần thay thế các tổ hợp tên lửa Patriot bằng hệ thống phòng không “David Sling” để chống lại các tên lửa M600, Zelzal, Fajr và Fateh 110 do Iran sản xuất. Đây là kết quả của sự hợp tác giữa Israel với công ty Raytheon (Mỹ). Quân đội Israel cũng đang lên kế hoạch thành lập các tiểu đoàn phòng không trang bị David Sling.

[BDV news]


Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

>> UAE đặt mua 218 tên lửa Sidewinder



Các Tiểu vương Quốc Arab Thống nhất (UAE) đã đặt hàng của Mỹ 218 tên lửa không đối không AIM-9X-2 Sidewinder.

Cơ quan Hợp tác Quốc phòng (DSCA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ đã trình đơn đặt hàng trên lên Quốc hội. Nếu Quốc hội Mỹ thông qua, Công ty Raytheon của Mỹ sẽ đảm nhiệm việc thực hiện hợp đồng. Hợp đồng này có trị giá khoảng 251 triệu USD. Thời điểm chuyển giao tên lửa cho bên đặt hàng chưa được công bố chính xác.



Tên lửa AIM-9X-2 Sidewinder. Ảnh: Aviation News


Trong đơn đặt hàng mà DSCA trình lên Quốc hội Mỹ nói rằng, UAE có kinh nghiệm trong việc sử dụng các tên lửa tương tự và việc cung cấp tên lửa AIM-9X-2 cho nước này sẽ không làm thay đổi sự cân bằng quân sự tại khu vực.

Theo đánh giá của DSCA, vũ khí mới cho phép UAE tham gia vào các chiến dịch quân sự của Mỹ ở nước ngoài và yểm trợ trên không.

Ngoài 218 tên lửa AIM-9X-2, UAE còn đặt mua 48 tên lửa huấn luyện, 18 hệ thống dẫn đường chiến thuật AIM-9X-2 WGU-51/B, 8 hệ thống dẫn đường huấn luyện CATM-9X-2 WGU-51/B và các thiết bị phụ kèm.


[BDV news]


Thứ Tư, 13 tháng 4, 2011

>> Hàn Quốc nhận hệ thống Phalanx mới nâng cấp



[BDV news] Công ty Raytheon đã chuyển giao hệ thống phòng thủ tầm ngắn Phalanx đầu tiên cho Hải quân Hàn Quốc trang bị trên các tàu chiến lớp Ulsan-1 thuộc chương trình FFX.

Hệ thống Phalanx Block 1B sẽ được lắp đặt trên các tàu hộ tống có lượng giãn nước 2.300 tấn. Raytheon mong đợt sẽ sớm ký kết hợp đồng bổ sung thêm 5 hệ thống Phalanx với Hàn Quốc trong tương lai gần.

“Hệ thống Phalanx có khả năng bảo vệ chống tất cả mối nguy hiểm trên mặt biển và trên không trong tác chiến trên biển,” ông Rick Nelson – phó chủ tịch dây chuyền sản xuất hệ thống vũ khí hải quân của Raytheon nói.



Hệ thống pháo phòng thủ tầm ngắn Phalanx sẽ tạo ra màn đạn dày đặc ngăn cản tên lửa của đối phương tiếp cận tàu.


Phalanx trang bị một pháo 6 nòng cỡ 20mm, có tốc độ bắn lên tới 4.500 viên/phút, sơ tốc đầu đạn 1.100m/s, tầm bắn hiệu quả khoảng 3.600m.

Phalanx Block 1B là bản nâng cấp mới nhất với cấu hình chế độ mặt biển, tăng khả năng chống mục tiêu trên không với việc lắp đặt thêm cảm biến hồng ngoại nhìn phía trước và kiểu nòng pháo tối ưu có từ biến thể Block 1A, cho phép hệ thống sử dụng để đối phó hiệu quả mối nguy hại ven biển như trực thăng hay mục tiêu tốc độ cao.

Chương trình FFX do Hải quân Hàn Quốc quản lý ra đời nhằm mục đích thay thế toàn bộ tàu hộ tống lớp Ulsan và hộ vệ hạm cỡ nhỏ Donghae/Pohang bằng loại hộ tống hạm thế hệ mới Ulsan-1.

Dự kiến, chiếc đầu tiên thuộc FFX sẽ đi vào hoạt động trong năm 2011. Tàu Ulsan-1 được trang bị hệ thống Phalanx, hệ thống tên lửa đối không RIM-116, trực thăng chống ngầm Westland Lynx.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang