Ba trong số 8 trạm radar dẫn đường cho hệ thống phòng không Patriot PAC-3 của Hàn Quốc không thể điều khiển tên lửa tấn công mục tiêu. Theo đó, radar dẫn hướng AN/MPQ-53/65 đã không thể dẫn hướng cho tên lửa tấn công mục tiêu giả định. Quả tên lửa được phóng ra từ bệ phóng trở thành “đồ bỏ”. Đây thực sự là một cú sốc đối với nỗ lực xây dựng lá chắn tên lửa của Hàn Quốc. Ông Kim Jang Soo một nhà lập pháp của Đảng Đại dân tộc cho biết, hệ thống máy nén xung bị hỏng, hệ thống nhận diện địch/ta cũng gặp vấn đề, máy phát tần số cũng gặp vấn đề không lâu sau đó. Các nhà lập pháp Hàn Quốc cũng lên tiếng chỉ trích chương trình bảo dưỡng tại chổ cũng không đạt yêu cầu đề ra. Phát ngôn viên của Không quân Hàn Quốc cho biết: “Chúng tôi có kế hoạch lắp đặt các trạm radar hoạt động đầy đủ vào đầu năm 2012. Nhưng trục trặc có thể xảy ra tiếp bởi việc nhập khẩu linh kiện đang gặp hạn chế”. Radar AN/MPQ-53/65 của hệ thống PAC-3 của Hàn Quốc không thể dẫn hướng cho tên lửa. Ảnh minh họa Hàn Quốc từng lên kế hoạch mua hệ thống tên lửa phòng không Patriot từ những năm 1980. Tuy nhiên, đề xuất này phải hoãn lại vì khó khăn về kinh tế. Năm 2006, Hàn Quốc đã mua một số hệ thống Patriot PAC-2 đã qua sử dụng từ Đức. Hàn Quốc đã chi hơn 1 tỷ USD cho việc xây dựng hệ thống phòng không hiện đại nhằm đối phó với các mục tiêu trên không, tiêu diệt máy bay chiến đấu của đối phương và quan trọng hơn cả là đánh chặn tên lửa. Nỗ lực nhằm kiềm tỏa mối đe dọa về tên lửa từ Triều Tiên, chương trình SAM-X được xem là thế hệ tiếp theo của hệ thống phòng không Hàn Quốc. Đây là một trong những chương trình có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh quốc phòng của Hàn Quốc. Để hiện thực hóa chương trình, năm 2009 Hàn Quốc đã đầu tư 8 khẩu đội tên lửa phòng không hiện đại Patriot PAC-3. Mỗi khẩu đội có 6 xe phóng tên lửa và một trạm radar điều khiển hỏa lực. Tuy nhiên, những thất bại của hệ thống radar kiểm soát hỏa lực và những trục trặc khác của hệ thống phòng không hiện đại này khiến các nhà lập pháp Hàn Quốc đang hoài nghi về giá trị sử dụng của hệ thống trị giá cả tỷ USD này. Trước đó, đã có những báo cáo cho biết, hệ thống radar định vị pháo binh TPQ-36 và cả biến thể hiện đại là TPQ-37 cũng gặp nhiều trục trặc trong hoạt động gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống phòng thủ của Hàn Quốc. Cụ thể trong gần 5 năm hoạt động trong biên chế quân đội Hàn Quốc, radar định vị pháo binh TPQ-36 gặp phải 98 trục trặc khác nhau, biến thể hiện đại TPQ-37 cũng gặp tới 60 trục trặc khác nhau. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hệ thống PAC-3. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hệ thống PAC-3. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011
>> Radar Patriot của Hàn Quốc không quản được tên lửa
Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011
>> Israel nâng hệ thống PAC-2 lên chuẩn PAC-3
Israel quyết định hiện đại hóa tổ hợp tên lửa phòng không PAC-2 lên tiêu chuẩn biến thể PAC-3 hiện đại hơn, với mục đích cải thiện khả năng đánh chặn các mục tiêu trên không. Mỹ đã viện trợ các tổ hợp tên lửa đối không Patriot PAC-2 cho Israel từ năm 1991. Chương trình nâng cấp gồm việc trang bị hệ thống dẫn đường, radar mới cho tổ hợp PAC-2. Việc hiện đại hóa sẽ tạo điều kiện để tổ hợp tên lửa phòng không Patriot PAC-3 có thể thực hiện đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung với hiệu suất cao hơn. Mỗi hệ thống PAC-3 có hỏa lực mạnh hơn với 16 tên lửa đánh chặn so với biến thể PAC-2 chỉ có 4 tên lửa. Trong ảnh, Bệ phóng tên lửa đối không Patriot. Trong cấu trúc của hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa của Israel, tổ hợp tên lửa đối không Patriot sẽ đánh chặn tên lửa tầm trung, trong khi đó hệ thống Vòm sắt được sử dụng để phá hủy tên lửa tầm ngắn và Arrow-2 thì tiêu diệt tên lửa đạn đạo tầm xa. Tương lai, Không quân Israel sẽ dần thay thế các tổ hợp tên lửa Patriot bằng hệ thống phòng không “David Sling” để chống lại các tên lửa M600, Zelzal, Fajr và Fateh 110 do Iran sản xuất. Đây là kết quả của sự hợp tác giữa Israel với công ty Raytheon (Mỹ). Quân đội Israel cũng đang lên kế hoạch thành lập các tiểu đoàn phòng không trang bị David Sling. [BDV news] |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)