Nền công nghiệp quốc phòng Châu Âu sẽ phải đối mặt với những nguy cơ sụp đổ nhanh chóng nếu không có những chính sách cần thiết.
Một nghiên cứu mới đây cho biết, khả năng phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của châu Âu sẽ gặp khó khăn, và có thể sẽ không thực hiện được trừ khi những quyết định cấp thêm kinh phí sớm được đưa ra.
Nhóm nghiên cứu của Cơ quan Quốc Phòng Châu Âu (EDA) về hệ thống hàng không tương lai (FAS4 Europe) cho rằng tình hình của các hệ thống này trong tương lai tương đối nghiêm trọng, với khả năng một số ngành công nghiệp và kỹ thuật quan trọng sẽ được đặt trong tình trạng báo động. Nếu không tăng cường đầu tư và xây dựng một chiến lược phát triển cần thiết thì tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn. Nhóm nghiên cứu còn cho biết thêm rằng "phát triển máy bay chiến đấu tương lai (có người lái và không người lái) và máy bay trực thăng tấn công" mang lại những rủi ro rất cao. Máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon "Ngành công nghiệp phòng không của châu Âu vẫn còn tính cạnh tranh, tuy nhiên, vị trí hiện nay có được đều dựa trên những dự án đầu tư trong quá khứ," báo cáo cho biết. "Để phục hồi lại được sẽ tốn kém rất nhiều về cả thời gian và tiền bạc ". Nhóm nghiên cứu cũng cảnh báo rằng trong một số trường hợp ngành công nghiệp sẽ không thể đáp ứng các yêu cầu của các quốc gia thành viên trong EDA cho tới năm 2020. "Để có nhiều thời gian và chi phí cần thiết cho việc phát triển hệ thống hàng không tiên tiến trong tương lai, các quốc gia thành viên trong Liên minh châu Âu phải thống nhất một kế hoạch chung, tuy nhiên trên thực tế lại chưa có một kế hoạch nào như vậy", nhóm nghiên cứu FAS4 Europe cho biết. Những chương trình thực dụng và ngắn hạn cần phải được thay thế bằng một chiến lược dài hạn để duy trì sức mạnh quân sự. Máy bay chiến đấu Saab Gripen Họ cũng chỉ ra rằng nền công nghiệp quốc phòng Châu Âu đang phải đối mặt với những sức ép rất lớn đến từ Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ, và các cường quốc công nghiệp mới nổi như Brazil, Ấn Độ, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là một trong những lý do buộc họ phải hành động. Trong báo cáo, nhóm nghiên cứu FAS4 Europ (bao gồm BAE Systems, Dassault, EADS, Hellenic Aerospage Industry, Saab và Thales) đã đề xuất một chiến lược ba giai đoạn từ năm 2012 tới 2017. Trong đó, giai đoạn đầu tiên sẽ thực hiện các dự án để "duy trì khả năng công nghiệp, hoàn thiện công nghệ, tăng cường hợp tác, phát triển các mô hình kinh doanh, cũng như đấu thầu cho các dự án chung châu Âu". Các nước thành viên cần phải cấp thêm nguồn kinh phí để tài trợ cho các dự án, bao gồm dự án phát triển hệ thống hàng không tương lai, báo cáo cho biết. Mới đây, Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) công bố rằng lần đầu tiên trong lịch sử, chi phí dành cho công nghiệp quốc phòng của các quốc gia châu Á đã vượt qua khu vực châu Âu. Máy bay chiến đấu Dassault Rafale Trong báo cáo của IISS, tổng mức ngân sách quốc phòng của hai khu vực đã nhanh chóng “xích lại gần nhau” từ sau năm 2008. Các quốc gia châu Âu đang phải cắt giảm chi phí quốc phòng vì khủng hoảng kinh tế khu vực: trong giai đoạn 2008-2010, 16 quốc gia thành viên NATO đã phải cắt giảm đáng kể chi phí quốc phòng hàng năm. Trong năm 2011, các quốc gia NATO thuộc châu Âu chi ra 270 tỉ USD cho quốc phòng, còn các quốc gia châu Á (gồm cả Australia và New Zealand) đạt 262 tỉ USD. Trong khi đó, năm 2010, Mỹ đã chi 693 tỉ USD và Nga là 53 tỉ USD cho quốc phòng. Ở khu vực châu Á, chi phí quốc phòng của Trung Quốc chiếm khoảng 1/3 tổng chi phí quốc phòng của khu vực. Tạp chí quân sự Janes dự báo, tới năm 2015, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ lớn hơn tổng chi phí quốc phòng của 8 quốc gia chủ chốt của NATO (trừ Mỹ) cộng lại, gồm: Anh, Đức, Pháp, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Tây Ban Nha và Ba Lan. Máy bay chiến đấu BAE Harrier Vào trung tuần tháng 3, Trung Quốc tuyên bố dự toán ngân sách quốc phòng của nước này năm 2012 sẽ tăng 11,2% so với năm 2011, đạt 106,4 tỉ USD. Mức tăng này trong năm 2011 là 12,7%. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay Rafale. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay Rafale. Hiển thị tất cả bài đăng
Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012
>> CNQP Châu Âu sẽ sụp đổ ?
Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012
>> Châu Á bạo tay chi tiêu quốc phòng
Ngân sách quốc phòng tăng mạnh của Trung Quốc đang góp phần thúc đẩy việc chi tiêu cho quân sự trên khắp châu Á, với các khí tài được mua từ máy bay chiến đấu, trinh thám đến công nghệ tên lửa. Ấn Độ vừa chi 11 tỷ USD để mua 126 chiến đấu cơ Rafale của Pháp. Ảnh: Outlookinda Làn sóng chi tiêu quân sự ở châu Á mang lại cho Mỹ và châu Âu một cơ hội để bù đắp nhu cầu đang ngày một giảm ở thị trường phương Tây. Hãng sản xuất trang thiết bị quân sự Lockheed Martin và công ty sản xuất máy bay chiến đấu Boeing sẽ có buổi trình diễn máy bay vào tuần sau tại Singapore với tư cách là hai nhà thầu quốc phòng lớn nhất của Mỹ, nhằm cạnh tranh với các hãng châu Âu nhằm chiếm phần bánh to trong đơn đặt hàng trị giá 7 tỷ USD của Hàn Quốc. Cuộc đấu khắc nghiệt này cũng tương tự như những gì đang diễn ra ở Nhật và Ấn Độ. Theo Frost & Sullivan, chi tiêu vào việc mua sắm máy bay chiến đấu, tên lửa và các vũ khí thiết bị khác của các nước châu Á Thái Bình Dương được dự đoán là có mức tăng trưởng trung bình hàng năm 4,2%, đạt giá trị tới 114 tỷ USD vào năm 2016. Lý do là sự tăng trưởng kinh tế và những căng thẳng leo thang trong khu vực. Tập đoàn Goldman Sachs dự đoán rằng chỉ riêng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ tăng lên 14% hàng năm từ nay cho tới 2015. “Nguồn thu ngân sách tăng lên khiến đầu tư cho quốc phòng cũng tăng,” Tim Huxley, giám đốc điều hành của Viện quốc tế nghiên cứu chiến lược châu Á tại Singapore nói. “Nhiều khu vực của châu Á không an toàn hoặc là chính phủ các nước có lý do để nhận thấy sự bất ổn”. Trung Quốc đang tiến hành dự án tàu sân bay đầu tiên và máy bay chiến đấu tàng hình J-20. Nước này lên kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng lên 13%, đạt 601,1 tỷ nhân dân tệ (95 tỷ USD) vào năm ngoái. Quốc gia này đang đẩy mạnh ngân sách cho quốc phòng để thay thế các loại máy bay chiến đấu cũ, và đặc biệt nhấn mạnh vào vấn đề an ninh quốc gia trong bối cảnh những căng thẳng về lãnh thổ gia tăng, các nhà phân tích của Goldman Sachs, Ronald Keung và Tom Kim, cho biết. Chạy đua mua chiến đấu cơ Đài Loan đang có kế hoạch nâng cấp 145 máy bay chiến đấu F-16 trong một dự án tiêu tốn khoảng 3,7 tỷ USD. Theo một tuyên bố của cơ quan Hợp tác an ninh quốc phòng, dự án của Đài Loan bao gồm cả việc lắp đặt hệ thống định vị và radar mới. Cục ngân sách quốc phòng của Hàn Quốc cho biết, nước này đang lên kế hoạch mua sắm khoảng 60 máy bay chiến đấu. Các hồ sơ dự thầu đơn hàng này bao gồm F-35 của Lockheed Martin, F-15 của Boeing, chiến đấu cơ Typhoon của Eurofighter, và Gripen của Saab. Ngoài ra, quốc gia này cũng đang mua sắm thêm các loại máy bay trực thăng tấn công cũng như xem xét việc mua thêm các thiết bị bay không người lái để trang bị cho quân đội và hải quân. Công ty Lockheed, có trụ sở đặt tại Bethesda, Maryland, đã giành được đơn đặt hàng của Nhật Bản đặt mua 42 chiếc máy bay chiến đấu F-35 vào tháng mười hai. Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, dự án đầu tư thêm các máy bay phản lực này trị giá 1,6 nghìn tỷ yên (21 tỷ USD) bao gồm cả việc mua mới, vận hành và bảo dưỡng trong 20 năm. Singapore cũng đã đăng ký như là một đối tác phát triển của phi cơ chiến đấu. Tuần trước, Ấn Độ đã chấm công ty Dassault Aviation SA của Pháp là nhà thầu cung cấp 126 máy bay chiến đấu. Trong khi Lockheed, Boeing, Saab và tập đoàn máy bay United có trụ sở tại Moscow bị loại ngay từ vòng đầu thì nhà sản xuất máy bay Rafale cũng lọt vào danh sách vòng sau cùng với Eurofighter Typhoon. Cuối cùng chỉ có Dasault thắng thầu. Mục tiêu của Eurofighter bây giờ là các nhà thầu Hàn Quốc cùng với các cơ hội ở Malaysia và vùng Vịnh, giám đốc điều hành Enzo Casolini cho biết. Cũng theo Casolini, châu Á là “thị trường quan trọng". Xuất khẩu chiến đấu cơ Typhoon cũng hết sức quan trọng đối với ngành công nghiệp của châu Âu và nền kinh tế châu Âu.” Quá trình sản xuất của Eurofighter bị ngừng trệ khi chính phủ các nước châu Âu tiến hành các biện pháp cắt giảm chi tiêu cho quốc phòng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và các quốc gia phải “thắt lưng buộc bụng”. Theo Fitch Ratings, năm ngoái, chi tiêu cho quốc phòng của Tây Âu giảm khoảng 5% và có thể giảm hơn nữa trong năm nay. Trong khi đó, chi tiêu quốc phòng của châu Á - Thái Bình Dương tăng 14% năm ngoái và trở thành khu vực tăng trưởng nhanh nhất, theo Frost & Sullivan. Số liệu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cho thấy rằng, Nhật Bản là nước chi tiêu lớn thứ hai về quốc phòng ở châu Á, sau Trung Quốc, với ngân sách chi tiêu lên tới 54,5 tỷ USD trong năm 2010. Cũng trong năm ngoái, Ấn Độ được đánh giá là nước đứng thứ ba với mức chi cho quốc phòng là 41,3 tỷ USD. Dẫn đầu mức chi tiêu cho quốc phòng trong năm ngoái là Mỹ với tổng ngân sách trị giá 698 tỷ USD. Chiến đấu cơ Trung Quốc Hai chiếc JF-17 của Trung Quốc. Ảnh: China Militray Report Trung Quốc cũng đang tìm kiếm để tận dụng cơ hội của việc tăng ngân sách cho quốc phòng bằng cách bán các thiết bị được sản xuất ở trong nước ra thị trường nước ngoài. Tại cuộc triển lãm ở Singapore, bộ phận xuất khẩu vũ khí của tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC), đơn vị hàng không vũ trụ lớn nhất của Trung Quốc, sẽ giới thiệu máy bay chiến đấu loại JF-17 có biệt danh là Fierce Dragon (Rồng dữ) do nước này hợp tác với Pakistan sản xuất. Ngoài ra các loại máy bay nâng cao như L-15, Yilong hoặc Pterodactyl và máy bay do thám cũng sẽ được giới thiệu và ra mắt tại triển lãm. “Những cuộc triển lãm hàng không như thế này là dịp giúp các công ty quốc phòng Trung Quốc tiến ra thị trường toàn cầu nhằm phản ánh sức mạnh tăng lên của họ”, Ken Zhang, một nhà phân tích quốc phòng có công ty đặt tại Bắc Kinh cho biết. Ông nói, các công ty như AVIC cũng cần đẩy mạnh xuất khẩu để có kinh phí trang trải cho việc nghiên cứu bởi lẽ họ có thể không giành được “lợi nhuận béo bở” từ các hợp đồng bán hàng cho quân đội Trung Quốc. Lockeed cũng thấy được nhu cầu về công nghệ tên lửa phòng thủ ở châu Á - Thái Bình dương, giống như một xu hướng đã thấy ở Trung Đông một thập kỷ trước. “Chúng tôi nhận thấy họ đang có các mối quan ngại về an ninh giống hoặc tương tự như ở Trung Đông trước đây", Robert Stevens, giám đốc điều hành văn phòng Lockheed, nhận xét. "Đó là, sự phát triển lớn mạnh của công nghệ, mong muốn có được tên lửa có khả năng chiến đấu tốt hơn, tầm xa hơn, chính xác hơn, cũng như mong muốn của các chính phủ nâng cao khả năng phòng vệ nhằm chống lại mối đe dọa của tên lửa đạn đạo". Máy bay trinh sát và do thám Công ty truyền thông L-3 có trụ sở tại New York, đã nhận được sự quan tâm của khách hàng ở châu Á Thái Bình dương đối với các máy bay có người lái, máy bay thông minh, các hệ thống trinh sát, theo dõi và do thám, cũng như loại máy bay do thám không người lái, giám đốc điều hành của công ty Michael Strianese cho biết cuối tháng trước. Bill Swanson, giám đốc điều hành công ty Raytheon, một hãng sản xuất tên lửa lớn nhất trên thế giới, nói rằng công ty hy vọng sẽ đạt được 30% lượng đơn hàng và 26% doanh thu bán hàng từ thị trường ngoài Mỹ trong năm nay. “Châu Á và Trung Đông là các thị trường quan trọng và vẫn đang phát triển,” Swanson nói. |
Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2011
>> 10 vũ khí gây chú ý nhất năm 2011
Trong một năm đầy ắp các sự kiện quân sự, thế giới được chứng kiến các màn ra mắt của những loại vũ khí mới cùng sự khẳng định của những khí tài đã có tên tuổi từ lâu. Tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc thu hút sự chú ý của thế giới trong suốt năm qua, ngay cả trước khi quân đội nước này thừa nhận sự tồn tại của hàng không mẫu hạm thuộc lớp Đô đốc Kuznetsov. Quân đội Trung Quốc mua lại vỏ tàu sân bay này từ Ukraina vào năm 1998, rồi sau đó tiến hành quá trình làm mới để biến nó thành hàng không mẫu hạm đầu tiên. Tàu Thi Lang chạy thử lần đầu vào tháng 8 năm nay. Bất chấp sự e ngại của nhiều nước trước mục đích sử dụng tàu sân bay Thi Lang, Trung Quốc khẳng định sẽ dùng hàng không mẫu hạm này để nghiên cứu và huấn luyện. Ảnh: Xinhua Máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 mang tên J-20 cũng là một trong những vũ khí được Trung Quốc tích cực thử nghiệm trong năm nay. J-20 (Tiêm 20) đã liên tục trải qua khoảng gần 30 lần bay thử tại thủ phủ Thành Đô của tỉnh miền tây nam Tứ Xuyên. Nó cất cánh lần đầu tiên vào tháng 1, đúng thời điểm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là Robert Gates đến thăm Trung Quốc. Trong các cuộc bay thử, J-20 chưa được trang bị một loại vũ khí nào. Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc đặt nhiều kỳ vọng ở loại máy bay được so sánh với F-22 Raptor của Mỹ và Sukhoi SU-50 Firefox của Nga. Ảnh: FlyBNB Máy bay không người lái Predator của Mỹ tham gia vào nhiều chiến dịch trong năm nay. Nó được sử dụng để truy kích các phiến quân ở khu vực biên giới Afghanistan - Pakistan, đồng thời cũng được điều động tham gia nhiệm vụ hỗ trợ trong chiến dịch không kích các mục tiêu ở Libya. Những cuộc tìm diệt của Predator trên lãnh thổ Pakistan đã khiến quan hệ giữa Mỹ và quốc gia Nam Á trở nên căng thẳng, với đỉnh điểm là việc Washington tuyên bố ngừng viện trợ quân sự cho quốc gia vốn có quan hệ đồng minh thân thiết. Ảnh: AFP Chiến đấu cơ Rafale của Pháp là một trong những vũ khí chủ lực trong chiến dịch không kích của NATO nhằm vào các mục tiêu quân sự của chế độ Moammar Gadhafi. Vai trò của Rafale đặc biệt nổi bật sau khi Mỹ trao lại quyền chỉ huy chiến dịch cho NATO. Chính những đợt không kích của những chiếc Rafale cùng nhiều máy bay khác của liên quân NATO đã góp phần vô hiệu hóa khả năng chiến đấu của lực lượng trung thành với Gadhafi, giúp binh sĩ nổi dậy ở Libya dần chiếm thế thượng phong trong cuộc nội chiến. Ảnh: Outlookindia Các máy bay F-16 của Mỹ cũng là một đề tài nóng bỏng trong năm 2011. Trước sức ép của Trung Quốc, Mỹ đã không cung cấp những chiếc F-16 C/D cho Đài Loan, nhưng lại thông qua thương vụ bán vũ khí cho hòn đảo này, bao gồm việc nâng cấp 145 chiến đấu cơ F-16 A/B mà đảo này hiện có. Bất chấp việc quan chức quân sự và lãnh đạo cấp cao hai nước liên tục thăm viếng lẫn nhau kể từ đầu năm, Trung Quốc vẫn đưa ra cảnh báo nguy cơ rạn nứt các quan hệ ngoại giao và quân sự nếu Mỹ tiếp tục có những thương vụ vũ khí với Đài Loan. Ảnh: Defenseindustrydaily Trong điệp vụ tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden hồi đầu tháng 5, một chiếc trực thăng tàng hình của biệt kích Mỹ đã gặp nạn và rơi xuống gần khu nhà của cựu trùm mạng Al-Qaeda tại thị trấn Abbottabad, Pakistan. Trước khi rút đi, biệt kích Mỹ đã cho nổ chiếc trực thăng để đảm bảo bí mật quân sự. Tuy nhiên, những mảnh vỡ của chiếc trực thăng, được cho là loại UH-60 Black Hawk đang trong quá trình thử nghiệm bí mật, còn vương lại hiện trường đã trở thành một chủ đề gây nhiều tranh cãi. Có tin cho rằng Trung Quốc đã tiếp cận để tìm hiểu bí mật công nghệ trực thăng tàng hình của Mỹ, nhưng Trung Quốc bác bỏ thông tin này. Mỹ gây sức ép đòi Pakistan trả lại các mảnh vỡ, nhưng rạn nứt quan hệ giữa hai nước sau vụ tiêu diệt Bin Laden khiến việc này bị chậm trễ. Mọi chuyện chỉ kết thúc khi cuối cùng những mảnh vỡ của chiếc trực thăng này được Pakistan đồng ý giao lại cho Mỹ. Ảnh: EPA Các tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ và Anh góp phần tạo nên những cú đánh tiêu diệt hệ thống phòng không của chế độ cũ ở Libya, mở đường cho chiến dịch không kích của liên quân NATO sau đó diễn ra thuận lợi. Mỗi quả tên lửa Tomahawk có giá cả triệu USD, vì thế chi phí khi sử dụng loại vũ khí tối tân này rất tốn kém. Chiến phí mà Anh và Mỹ phải gánh trong những ngày đầu chiến dịch tấn công Libya chủ yếu đến từ những quả Tomahawk được bắn đi từ các tàu sân bay. Ảnh: US Navy Tên lửa diệt tàu sân bay Dongfeng (Đông Phương) DF-21D là một trong số những vũ khí đáng chú ý nhất của Trung Quốc trong vài năm qua. Đây là loại tên lửa đầu tiên được đặt trên bờ nhưng có thể vươn tới các hàng không mẫu hạm ngoài khơi xa và chính điều này khiến các nhà phân tích quân sự của Mỹ lo ngại. Chương trình chế tạo DF-21D được khởi động từ những năm 60 thế kỷ trước. Mỹ ước tính Trung Quốc hiện có từ 60 tới 80 tên lửa loại này, kèm theo 60 giàn phóng tự hành đạt tầm bắn lên tới 1.500 km. Ảnh: AP Tên lửa xuyên lục địa Bulava của Nga trong một lần được bắn thử từ tàu ngầm Yury Dolgoruky tại biển Bạch Hải. Đây là loại tên lửa đạt tầm bắn tới 8.000 km và là một trong những vũ khí chiến lược của Nga trong thế kỷ này. Quân đội Nga liên tục bắn thử tên lửa Bulava trong năm nay, và có cả thành công lẫn thất bại. Bulava (Cây chùy) được cho là sẽ thay thế các loại tên lửa từ thời Xô viết mà quân đội Nga đang không sử dụng, do "tuổi tác" của các tên lửa này cũng như theo các thỏa thuận với Mỹ. Ảnh: RIA Novosti Những chiếc xe bán tải hiệu Toyota được lắp thêm các dàn phóng tên lửa UB-32 do Nga sản xuất. Đây là một trong số những vũ khí quen thuộc của quân nổi dậy ở Libya trong cuộc chiến với lực lượng trung thành của đại tá Gadhafi. Hình ảnh những chiếc xe bán tải với dàn tên lửa UB-32 trở nên rất quen thuộc trong suốt cuộc nội chiến ở Libya. Ảnh: AP |
Nhãn:
DF-21D,
Máy bay Rafale,
Tomahawk,
Vũ khi chiến lược
Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011
>> Ngắm những máy bay tối tân tại triển lãm hàng không Paris
Thời tiết của thủ đô Paris trong suốt 3 ngày đầu tiên của Triển lãm quốc tế hàng không và không gian lần thứ 49 diễn ra từ ngày 20 - 26/6 ở ngoại ô thủ đô Paris, Pháp không mấy thuận lợi, khiến các màn trình diễn máy bay trở nên kém hứng thú. Nhưng không vì thế mà bầu không khí của triển lãm mất đi phần sôi động. Năm nay là lần đầu tiên trong lịch sử, sự kiện này quy tụ con số kỷ lục với 2.100 doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng không tham gia triển lãm. Các nhà tổ chức hy vọng sẽ đón tiếp tổng cộng 138.000 khách tham quan là những người làm chuyên nghiệp và khoảng 200.000 người dân quan tâm đến lĩnh vực hàng không. Chúng ta cùng ngắm một số máy bay tham gia sự kiện lớn nhất thế giới trong lĩnh vực triển lãm hàng không quốc tế này. Sukhoi Super Jet 100 của Nga có thể chở được 98 hành khách với tầm bay xa 4.400km. Dự kiến, Superjet-100 sẽ thay thế phần lớn máy bay Тu-154 và Тu-134 cũ. Airbus A380 – máy bay chở khách lớn nhất trên thế giới. Sải cánh máy bay đạt 80m, còn chiều dài của thân máy bay – 73m. Airbus 380 có thể thực hiện chuyến bay với khoảng cách 15.000km không cần hạ cánh và chở được 525 hành khách bằng đường băng thông thường và khoảng 853 người trong trường hợp đặc biệt. Airbus 380 của công ty hàng không Korean Air của Hàn Quốc thực hiện chuyến bay trình diễn tại triển lãm hàng không Paris. Boeing 747-8 Intercontinental là máy bay chở khách dài nhất thế giới - hơn 76m. Dassault Rafale là máy bay chiến đấu đa chức năng thế hệ 4 của Pháp. Từ năm 2000, Không quân và Hải quân Pháp đã bắt đầu vận hành máy bay này. Máy bay Rafale của hãng Dassault là một trong những ưu tiên phát triển ngành công nghiệp hàng không vũ trụ của Pháp. Eurofighter Typhoon là chiến đấu cơ đa chức năng. Máy bay được cung cấp cho Không quân Đức, Italy, Tây Ban Nha và Anh Những đặc điểm về cấu trúc của máy bay Typhoon phản ánh nỗ lực của các nhà chế tạo sử dụng những thành tựu tiên tiến nhất trong lĩnh vực chế tạo máy bay và điện tử. Chiến đấu cơ hạng nhẹ đa chức năng thế thệ 4 F-16 Fighting Falcon do Mỹ chế tạo có được sự thành công trên thị trường vũ khí thế giới, và hiện trang bị cho quân đội 24 quốc gia trên thế giới. Máy bay chở khách đường dài Lockheed Constellation của Mỹ được nghiên cứu và do hãng Lockheed sản xuất vào những năm 1943-1957 theo nhiều phiên bản khác nhau (dân sự và quân sự). Lockheed Constellation đã lập được một số kỷ lục. Ngày 17/4/1944, máy bay thuộc seri sản xuất đầu tiên L049 đã thực hiện chuyến bay từ Burbank, California tới Washington trong vòng 6 giờ 57 phút với vận tốc trung bình 532,5km/h. Airbus A400M - máy bay vận tải quân sự 4 động cơ phản lực cánh quạt do Airbus Military nghiên cứu. Đầu năm 2013, Airbus Military có kế hoạch sẽ chuyển cho Không quân Pháp những chiếc A400M đầu tiên. Máy bay Dassault Falcon 7X do công ty Dassault Aviation xuất xưởng dựa trên máy bay Falcon 900. Công ty hàng không Nga sử dụng ít nhất 2 máy bay loại này để vận chuyển những nhân vật hàng đầu của Nga. Từ ngày 31/10 đến ngày 01/11/2010, những máy bay này được sử dụng trong chuyến thăm vùng Sakhalin của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev. Chiến đấu cơ F-16 trong thời gian trình diễn tại triển lãm hàng không và không gian tại Paris hôm 24/6. |
Nhãn:
Airbus A380,
Boeing 747-8 Intercontinental,
Eurofighter Typhoon,
Hàng không Korean Air,
Máy bay Rafale,
Sukhoi Super Jet 100,
Thủ đô Paris,
Triển lãm Hàng không - Vũ trụ Paris 2011
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)