Trung Quốc đã hoành thành việc xây dựng căn cứ tàu ngầm hạt nhân chiến lược ở Tam Á, đảo Hải Nam. Căn cứ tàu ngầm Tam Á Tạp chí Khán Hòa (Kanwa) đưa tin, căn cứ tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Hải quân Trung Quốc ở Tam Á, đảo Hải Nam đã được hoàn tất. Nơi đây có thể sẽ là nơi tập trung lực lượng tàu ngầm chiến lược của nước này. >> Trận địa tàu ngầm của Trung Quốc ở Tam Á >> Tàu chiến Trung Quốc rợp biển Đông Tàu ngầm tấn công lớp Thương và tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Tấn có thể ở trong khu vực gần Vịnh Bắc Bộ để thực hiện các đòn tấn công bằng tên lửa hạt nhân chiến lược. Trong vùng biển này, tàu lớp Tấn hoàn toàn có thể đảm bảo được an toàn cho chính mình khi tham gia các hành động tác chiến hạt nhân chiến lược. Nơi tập trung lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược Bài báo viết, sau 10 năm xây dựng, căn cứ tàu ngầm hạt nhân thứ hai của Trung Quốc tại Tam Á, Hải Nam đã hoàn thành. Các hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy, tại căn cứ này người ta cho xây dựng hàng loạt các kho lớn cực kì kiên cố, các cầu cảng neo đậu tàu ngầm cũng được tăng lên thành 4, mỗi cầu này dài 230m. Điều này có nghĩa trong tương lai số lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược sẽ tăng lên ít nhất là bằng với số cầu cảng. Các nguồn tin bên ngoài chủ yếu dựa vào các hình ảnh vệ tinh và thông tin tình báo được tiết lộ để phỏng đoán về tình hình trang bị ở hai căn cứ tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc. Hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy, có hai tàu ngầm hạt nhân của hạm đội Nam Hải đang neo đậu ở Tam Á. Trong đó, chắc chắn 1 chiếc là tàu ngầm tiến công lớp Thương, chiếc còn lại rất có khả năng là tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Tấn. Việc nhận diện dựa vào việc trên tàu có 1 thiết bị định vị thủy âm (sonar) đặt ở phía sau đuôi. Loại sonar này gióng hệt như những loại khác trang bị cho các tàu ngầm hạt nhân chiến lược trước đây của Liên Xô. Đây chính là loại sonar mà Hải quân Trung Quốc dùng cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược của mình, công nghệ này có thể Trung Quốc lấy được từ Belarus. Bài viết giả thuyết rằng, sau khi hoàn thành việc xây dựng căn cứ ở Tam Á, lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc sẽ chuyển dần về đây. Hiện ở đây chỉ có 1 chiếc tàu lớp Tấn, nhưng nhiều khả năng nó sẽ rời căn cứ Thanh Đảo để chuyển về Tam Á, ý đồ chiến lược của việc di chuyển quân này rất rõ ràng: lợi dụng điều kiện nước sâu của Vịnh Bắc Bộ và biển Đông, gây khó khăn cho Mỹ và các nước khác trong việc trinh sát tàu ngầm hạt nhân chiếc lược của Trung Quốc. Căn cứ che giấu tiếng ồn tàu ngầm Tại căn cứ tàu ngầm hạt nhân thứ nhất của Trung Quốc ở Thanh Đảo, độ sâu trung bình vào khoảng 100m, đối với sự ồn ào của tàu ngầm hạt nhân chiến lược mà nói, độ sâu này rất khó để có thể tránh đi được sự phát hiện của sonar đối phương. Khi vận hành, nếu thời tiết không có mây, nắng to, tàu ngầm lớp Tấn thậm chí có thể bị phi hành đoàn trên máy bay chống ngầm P3-C nhìn thấy bằng mắt thường. Với căn cứ Tam Á lại hoàn toàn khác, trong vòng bán kính 80km từ căn cứ này, độ sâu trung bình của nước biển vào khoảng 200m, rất có lợi cho việc ẩn mình của tàu ngầm. Tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Trung Quốc trước đây được gọi là tàu ngầm “Vịnh Bột Hải”, bởi vì chủ yếu xuất phát từ khu vực vịnh Bột Hải, Đông Bắc Trung Quốc. Hiện nay, tàu ngầm lớp Tấn có thể gọi là tàu ngầm “Vịnh Bắc Bộ”. Bởi vì chúng có thể từ khu vực vịnh Bắc Bộ tiến hành các đòn công kích hạt nhân chiến lược. Ngoài ra, căn cứ Tam Á là cửa ngõ tiến vào biển Đông của Trung Quốc. Tàu ngầm tấn công và tàu nổi có thể từ đây thực hiện các nhiệm vụ hành quân và tác chiến ở khu vực biển Đông, cũng như đối phó với các cuộc xung đột bất ngờ. Các chuyên gia phân tích vũ khí phương Tây cho rằng, Trung Quốc mới chỉ đưa vào biên chế 1 tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn, ngoài ra còn 2 tàu nữa đang trong quá trình thử nghiệm, và 1 chiếc đang được đóng. Loại tàu này có thể mang phóng tên lửa hạt nhân chiến lược Cự Lãng 2 (JL-2). Căn cứ Tam Á cách đảo Guam gần 4.000 km, khoảng cách này hoàn toàn nằm trong tầm bắn của tên lửa JL-2. Với lợi thế về địa hình vùng nước ở biển Đông, tàu ngầm Trung Quốc hoàn toàn có thể im lặng tiến ra biển Đông từ đó thực hiện các đòn tấn công vào Alaska hoặc Hawaii. Bài viết dự đoán, để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, tàu ngầm lớp Tấn sẽ hoạt động trong phần lãnh hải Trung Quốc thuộc Vịnh Bắc Bộ. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, Trung Quốc sẽ điều thêm 2 tàu ngầm hạt nhân lớp Thương và 4 tàu ngầm chạy bằng diesel thuộc lớp Kilo Type 636M thực hiện phong tỏa các lối vào vịnh nhằm bảo vệ cho tàu lớp Tấn. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Căn cứ Tam Á. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Căn cứ Tam Á. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012
>> Tàu ngầm Trung Quốc tập trung gần Vịnh Bắc Bộ
Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012
>> Trận địa tàu ngầm của Trung Quốc ở Tam Á
Trung Quốc có thể đã xây dựng trận địa phóng tên lửa của tàu ngầm hạt nhân 094 tại khu vực vịnh Bắc Bộ và tương lai coi đây là nơi triển khai chính. Tàu ngầm hạt nhân chiến lược 094 của Hải quân Trung Quốc. Gần đây, tạp chí “Kanwa Defense Review” Canada cho biết, Quân đội Trung Quốc đã xây dựng xong căn cứ tàu ngầm hạt nhân kiểu mới ở Tam Á, đảo Hải Nam, tàu ngầm hạt nhân tấn công 093 và tàu ngầm hạt nhân chiến lược 094 tiên tiến có thể đã được xây dựng xong trận địa phóng tên lửa chiến lược (phóng từ tàu ngầm) ở vùng biển vịnh Bắc Bộ. >> Bí mật thiết kế tàu sân bay Nga trong tương lai >> Bí mật siêu tên lửa Nga lọt vào tay ai? >> Chiến lược 'chống tiếp cận' của Trung Quốc đã bị hóa giải Ở vùng biển này, tàu ngầm hạt nhân 094 có thể tiến hành các hành động phản kích/đáp trả chiến lược có hiệu quả trong khi vẫn đảm bảo được an toàn cho chúng. Bài viết cho rằng, căn cứ tàu ngầm hạt nhân thứ hai của Quân đội Trung Quốc, được xây dựng trong thời gian dài tới 10 năm, nằm ở Tam Á, đảo Hải Nam, đã cơ bản được xây dựng xong. Các hình ảnh vệ tinh cho thấy, căn cứ này đã được bố trí nhà kho cỡ lớn tương đối kiên cố, cầu tàu dùng cho tàu ngầm hạt nhân bỏ neo cũng tăng lên tới 4 chiếc (so với 3 chiếc ban đầu), độ dài mỗi cầu tàu đều lên tới 230 m. Điều này có nghĩa là sẽ có tương đối nhiều tàu ngầm hạt nhân đồn trú ở căn cứ này. Dư luận bên ngoài luôn phỏng đoán về tình hình triển khai của căn cứ tàu ngầm hạt nhân Tam Á thông qua các hình ảnh vệ tinh và tin tức tình báo khác. Những bức ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy, 2 tàu ngầm hạt nhân của Hạm đội Nam Hải đang cập cảng tại căn cứ Tam Á. Trong đó có một chiếc có thể được xác định là tàu ngầm hạt nhân tấn công 093, chiếc khác có thể là tàu ngầm hạt nhân chiến lược 094. Tàu ngầm hạt nhân tấn công 093 của Hải quân Trung Quốc. Sở dĩ có sự phỏng đoán như vậy là do chiếc tàu ngầm hạt nhân này có đặc điểm rõ rệt của tàu ngầm hạt nhân chiến lược 094: Ở phần đuôi có gắn thiết bị sonar kiểu thu phát, tương tự sonar được trang bị cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Liên Xô. Hệ thống sonar mà Quân đội Trung Quốc sử dụng cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược 094 là kiểu Liên Xô, công nghệ của nó có thể có liên quan đến Belarus. Theo bài viết, sau khi xây dựng xong căn cứ tàu ngầm hạt nhân Tam Á, việc triển khai lực lượng tàu ngầm của Quân đội Trung Quốc sẽ tập trung cho căn cứ này. Hiện nay Tam Á mới chỉ xuất hiện 1 tàu ngầm hạt nhân 094, còn tàu ngầm hạt nhân 094 khác của Quân đội Trung Quốc cũng có thể rời căn cứ tàu ngầm hạt nhân Thanh Đảo, đến Tam Á để triển khai. Ý đồ chiến lược của việc điều chỉnh bố trí này tương đối rõ ràng: Đó chính là tận dụng điều kiện nước sâu ở vịnh Bắc Bộ, biển Đông, gia tăng độ khó cho quân đội nước ngoài như Mỹ khi tiến hành do thám tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Trung Quốc. Bài viết cho rằng, ở căn cứ tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Quân đội Trung Quốc tại Thanh Đảo, nước sâu bình quân bên ngoài căn cứ này chỉ khoảng 100 m, đối với tàu ngầm hạt nhân có tiếng ồn tương đối lớn, thì việc tránh khỏi sự theo dõi của thiết bị sonar đối phương là tương đối khó. Khi lặn xuống hoạt động dưới biển, nếu gặp phải tình hình đầy đủ ánh nắng mặt trời, tàu ngầm hạt nhân 094 khổng lồ thậm chí còn bị mắt thường của phi công máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-3C của đối phương phát hiện. Biên đội tàu ngầm Trung Quốc. Nhưng tình hình của căn cứ tàu ngầm hạt nhân thứ hai của Quân đội Trung Quốc ở Tam Á thì hoàn toàn khác. Nước sâu trước căn cứ này lên tới 200 m, có lợi cho tăng cường “tính tàng hình” của tàu ngầm hạt nhân. Trước đây, tàu ngầm hạt nhân chiến lược Trung Quốc luôn bị dư luận bên ngoài cho là “tàu ngầm hạt nhân vịnh Bột Hải”, bởi vì nó coi vịnh Bột Hải là khu vực triển khai chủ yếu. Hiện nay, tàu ngầm hạt nhân 094 có thể được gọi là “tàu ngầm hạt nhân vịnh Bắc Bộ”. Bởi vì chúng có thể lấy vịnh Bắc Bộ làm trận địa phóng tên lửa chiến lược. Ngoài ra, căn cứ Tam Á là cửa ngõ để Hải quân Trung Quốc phóng ra biển Đông. Tàu ngầm hạt nhân tấn công và tàu chiến mặt nước (tàu nổi) triển khai ở đây có lợi cho việc hỗ trợ cho tàu thuyền Trung Quốc đi lại trên các tuyến đường hàng hải ở biển Đông và đòi hỏi nguồn tài nguyên dầu khí tại biển Đông, rất có lợi cho việc Trung Quốc đối phó với các cuộc xung đột bất ngờ xảy ra. Các nhà phân tích vũ khí phương Tây phỏng đoán, Trung Quốc có thể đã triển khai một tàu ngầm hạt nhân chiến lược 094, hai tàu ngầm phiên bản cải tiến khác đang ở trong giai đoạn thử nghiệm, còn một chiếc vẫn đang chế tạo. Loại tàu ngầm hạt nhân này có thể mang theo nhiều tên lửa phóng ngầm JL-2. Tên lửa phóng ngầm JL-2 trang bị cho tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc. Khoảng cách từ duyên hải phía nam Trung Quốc đến căn cứ quân Mỹ ở Guam là 3.930 km. Tên lửa JL-2 trang bị cho tàu ngầm hạt nhân 094 triển khai tại đây hoàn toàn có thể tấn công căn cứ Guam. Nếu muốn tấn công Alaska và Hawaii của Mỹ, tàu ngầm hạt nhân 094 phải rời khỏi vùng biển ven bờ, lặn xuống vùng nước sâu ở biển Đông, đương nhiên tiền đề là phải có sự ẩn náu chiến lược hiệu quả. Bài viết phỏng đoán, để bảo đảm “an toàn tuyệt đối”, tàu ngầm hạt nhân 094 sẽ hoạt động ở phần biển vịnh Bắc Bộ thuộc về Trung Quốc. Trong thời chiến, Hải quân Trung Quốc sẽ triển khai 2 tàu ngầm hạt nhân tấn công 093 và 4 tàu ngầm diesel 636M Kilo xây dựng thành mạng lưới phong tỏa nhằm ngăn chặn tàu ngầm quân đội nước ngoài xâm nhập vịnh Bắc Bộ, từ đó bảo đảm cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược 094 có thể thực hiện các hành động đáp trả chiến lược một cách an toàn và hiệu quả. |
Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011
>> Hạm đội Nam Hải: Hạm đội được ưu tiên nhất của Hải quân TQ
Hạm đội Nam Hải được ưu tiến nhất trong Hải quân Trung Quốc, trang bị những tàu khu trục hiện đại và tàu đổ bộ cỡ lớn cùng 2 lữ hải quân đánh bộ chủ lực. Nam Hải là 1 trong 3 hạm đội thuộc Hải quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, thành lập vào tháng 9/1950. Được giao nhiệm vụ phụ trách vùng biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải), hạm đội Nam Hải là lực lượng chủ đạo trong việc bảo vệ lợi ích và đòi hỏi các yêu sách của Trung Quốc trong khu vực. Vai trò này càng được thể hiện rõ trong những năm gần đây, khi Trung Quốc không ngừng trang bị những vũ khí tân tiến nhất cho lực lượng này. Từ năm 1998 đến nay, Hải quân Trung Quốc đã biên chế các tàu mới nhất và giao cả 2 lữ hải quân đánh bộ cho Hạm đội Nam Hải, làm sức mạnh của hạm đội vượt qua tất cả hải quân các nước khác trong khu vực. Sở hữu các tàu khu trục hiện đại nhất Nói tới lực lượng tàu mặt nước thuộc Hạm đội Nam Hải không thể nói tới chiến hạm “Thâm Quyến 167”, tên đặc khu kinh tế sống động nhất Trung Quốc. Đây là một trong những tàu khu trục hiện đại nhất trong Hải quân Trung Quốc, thuộc lớp Type-051B (NATO gọi là Lữ Hải), được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Đại Liên. Thẩm Quyến 167 là tàu khu trục đa năng có kích thước 153x16,5x6mm lượng giãn nước 6.000 tấn, lớn hơn các tàu khu trục tự đóng khác của Trung Quốc. Vũ khí uy lực nhất của tàu là có 2 bệ tên lửa chống hạm C-802 tầm bắn 120km (mỗi bệ có 4 ống phóng). Để chống các mối đe dọa từ trên không, tàu lớp Lữ Hải được trang bị 1 bệ tên lửa phòng không HQ-7 (Hồng Kỳ 7, nạp sẵn 8 quả đạn) tầm bắn 12km, bắn cao 5.000m. Hỗ trợ hệ thống HQ-7 còn có 4 pháo 37mm nòng kép. Khu trục hạm Thâm Quyến (số hiệu 167). Để chống ngầm, tàu lớp Lữ Hải có 2 bệ phóng tên lửa CY-1 (4 ống phóng) tầm bắn 18km, 6 ống phóng ngư lôi B515 – 324mm, tầm bắn 6km. Tuy nhiên, vũ khí chống ngầm hiệu quả nhất là 2 trực thăng Ka-28 hoặc trực thăng nội địa Z-9C. “Thâm quyến 167” mới đi vào hoạt động vài năm nay, ngoài vũ khí hiện đại còn sở hữu hệ thống radar, điện tử, chế áp điện tử, trinh sát, dữ liệu tác chiến tối tân. Hạm đội Nam Hải còn được biên chế các tàu khu trục tên lửa Type-052C, tàu hộ tống Type-054A/D (nếu toàn bộ Hải quân Trung Quốc có 11 chiếc Type-054 thì 8 chiếc được điều động biên chế cho hạm đội Nam Hải). Ngoài ra, hạm đội này còn có các tàu đổ bộ cỡ lớn chở xe tăng, tàu quét mìn và các tàu phục vụ… Căn cứ Du Lâm và các tàu ngầm chiến lược Dù Bộ tư lệnh Hạm đội Nam Hải đóng ở Trạm Giang, Quảng Đông nhưng căn cứ Du Lâm, trên đảo Hải Nam có vai trò hết sức quan trọng. Căn cứ này có mực nước sâu, ẩn vào trong núi này được xây dựng với chiều rộng cửa đến 23m, cho phép 20 tàu ngầm hạt nhân trú chân. Phóng to vị trí tàu ngầm Type 094 (lớp Tấn) ở căn cứ Tam Á. Hạm đội Nam Hải có 2 lữ đoàn tàu ngầm trang bị các loại tàu chạy năng lượng hạt nhân lớp Hạ, Hán và tàu diesel lớp Kilo, lớp Minh, phần lớn mới xuất xưởng. Tổng số các tàu ngầm của Hạm đội Nam Hải lên tới gần 30 chiếc. Trong đó, nếu tàu ngầm hạt nhân chỉ chiếm 1/3 thì tàu ngầm diesel loại mới nhất chiếm ½ số lượng toàn bộ tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc. Trong tương lai, sức mạnh uy lực nhất của các tàu ngầm này không còn là tên lửa JL-1 mà là JL-2, có tầm bắn xa hơn đến 8.000km. Theo một số nguồn tin không chính thức và qua một số bức ảnh chụp vệ tinh, một tàu ngầm hạt nhân hiện đại của hải quân Trung Quốc loại Type-094 (lớp Tấn) được điều động xuống làm nhiệm vụ tại Hạm đội Nam Hải. Sự biên chế, điều động kể trên cho thấy vị trí chiến lược của căn cứ Du Lâm và khả năng đưa các tàu ngầm chiến lược can dự vào các cuộc xung đột tương lai của Trung Quốc là rất rõ ràng. “Nắm trọn” hải quân đánh bộ Trung Quốc Một lực lượng cần quan tâm đặc biệt trong biên chế Hạm đội Nam Hải là hải quân đánh bộ. Nếu như trước đây, Hải quân Trung Quốc có 3 sư đoàn hải quân đánh bộ, biên chế đều cho mỗi hạm đội 1 sư thì sau cuộc cải cách lớn những năm 1980, lực lượng này được biên chế thành 2 lữ đoàn, quân số ít đi nhưng trang bị rất hiện đại hơn. Điều đáng nói, cả 2 lữ đoàn này đều nằm trong sự quản lý của Hạm đội Nam Hải. Hạm đội Nam hải được ưu tiên tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071. Mỗi lữ này có 7 tiểu đoàn gồm 3 tiểu đoàn hải quân đánh bộ, 1 tiểu đoàn hải quân đánh bộ thiết giáp, 1 tiểu đoàn pháo, 1 tiểu đoàn xe cơ giới, 1 tiểu đoàn thông tin và các đơn vị trinh sát, công binh, phòng hóa... Trang bị của 2 lữ có hơn 500 xe tăng nhẹ và thiết giáp, pháo 122mm, cối 107mm, tên lửa chống tăng HJ-73, HJ-8, tên lửa phòng không HN-5. Tiến hành tác chiến, các lữ trên phối hợp với các lữ tàu đổ bộ, từ các loại tàu đổ bộ cỡ lớn LST (Quỳnh Sa, Vũ Hán, Ngọc Đình I và II) đến cỡ trung LSM (Du Lâm, Ngọc Đảo , Ngọc Hải, Ngọc Linh và Ngọc Sa) và cỡ nhỏ LCU (Vân Nam, Ngọc Bắc) hay xuồng đổ bộ đệm khí loại 722-II. Tàu đổ bộ loại này được chở trên tàu đổ bộ 072-III. Xuồng 072-II có tên “Người tiên phong” chở đầy 80 tấn, có thể mang 20 người và 50 tấn trang bị, tốc độ cao nhất 98km/h, lướt cách mặt nước cao nhất 1,5m, vũ khí có hai súng máy 14,5mm. Tag: Hải quân các nước trên thế giới Bộ tư lệnh Hạm đội Nam Hải được tổ chức thành các căn cứ hải quân, các đơn vị tàu chiến đấu (lữ đoàn, tiểu đoàn độc lập), hải quân đánh bộ (lữ đoàn), không quân hạm đội (sư đoàn, trung đoàn độc lập), lực lượng pháo – tên lửa bờ biển (trung đoàn pháo, tiểu đoàn tên lửa), pháo phòng không (trung đoàn), radar đối hải (trung đoàn)... Các đơn vị tàu chiến đấu có: 2 lữ tàu ngầm gồm 1 lữ ở Trạm Giang và 1 lữ ở Du Lâm, 2 lữ tàu khu trục, 1 lữ tàu hộ vệ tên lửa, 4 lữ tàu tuần tiễu, phóng lôi, 1 lữ tàu đổ bộ, nhiều tiểu đoàn tàu độc lập... Không quân Hạm đội có 3 sư đoàn: sư ném bom số 3 (loại H-6D) ở Quế Bình (Quảng Tây), sư tiêm kích 8 (loại J-6) và sư tiêm kích 9 (J-8II, FBC-1) đều trên đảo Hải Nam, mỗi sư có 3 trung đoàn. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)