Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Vịnh Bắc Bộ

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Vịnh Bắc Bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vịnh Bắc Bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

>> Tàu ngầm Trung Quốc tập trung gần Vịnh Bắc Bộ

Trung Quốc đã hoành thành việc xây dựng căn cứ tàu ngầm hạt nhân chiến lược ở Tam Á, đảo Hải Nam.



http://nghiadx.blogspot.com
 Căn cứ tàu ngầm Tam Á


Tạp chí Khán Hòa (Kanwa) đưa tin, căn cứ tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Hải quân Trung Quốc ở Tam Á, đảo Hải Nam đã được hoàn tất. Nơi đây có thể sẽ là nơi tập trung lực lượng tàu ngầm chiến lược của nước này.

>> Trận địa tàu ngầm của Trung Quốc ở Tam Á
>> Tàu chiến Trung Quốc rợp biển Đông

Tàu ngầm tấn công lớp Thương và tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Tấn có thể ở trong khu vực gần Vịnh Bắc Bộ để thực hiện các đòn tấn công bằng tên lửa hạt nhân chiến lược.

Trong vùng biển này, tàu lớp Tấn hoàn toàn có thể đảm bảo được an toàn cho chính mình khi tham gia các hành động tác chiến hạt nhân chiến lược.

Nơi tập trung lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược

Bài báo viết, sau 10 năm xây dựng, căn cứ tàu ngầm hạt nhân thứ hai của Trung Quốc tại Tam Á, Hải Nam đã hoàn thành.

Các hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy, tại căn cứ này người ta cho xây dựng hàng loạt các kho lớn cực kì kiên cố, các cầu cảng neo đậu tàu ngầm cũng được tăng lên thành 4, mỗi cầu này dài 230m. Điều này có nghĩa trong tương lai số lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược sẽ tăng lên ít nhất là bằng với số cầu cảng.

Các nguồn tin bên ngoài chủ yếu dựa vào các hình ảnh vệ tinh và thông tin tình báo được tiết lộ để phỏng đoán về tình hình trang bị ở hai căn cứ tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc.

Hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy, có hai tàu ngầm hạt nhân của hạm đội Nam Hải đang neo đậu ở Tam Á. Trong đó, chắc chắn 1 chiếc là tàu ngầm tiến công lớp Thương, chiếc còn lại rất có khả năng là tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Tấn.

Việc nhận diện dựa vào việc trên tàu có 1 thiết bị định vị thủy âm (sonar) đặt ở phía sau đuôi. Loại sonar này gióng hệt như những loại khác trang bị cho các tàu ngầm hạt nhân chiến lược trước đây của Liên Xô. Đây chính là loại sonar mà Hải quân Trung Quốc dùng cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược của mình, công nghệ này có thể Trung Quốc lấy được từ Belarus.

Bài viết giả thuyết rằng, sau khi hoàn thành việc xây dựng căn cứ ở Tam Á, lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc sẽ chuyển dần về đây.

Hiện ở đây chỉ có 1 chiếc tàu lớp Tấn, nhưng nhiều khả năng nó sẽ rời căn cứ Thanh Đảo để chuyển về Tam Á, ý đồ chiến lược của việc di chuyển quân này rất rõ ràng: lợi dụng điều kiện nước sâu của Vịnh Bắc Bộ và biển Đông, gây khó khăn cho Mỹ và các nước khác trong việc trinh sát tàu ngầm hạt nhân chiếc lược của Trung Quốc.

Căn cứ che giấu tiếng ồn tàu ngầm

Tại căn cứ tàu ngầm hạt nhân thứ nhất của Trung Quốc ở Thanh Đảo, độ sâu trung bình vào khoảng 100m, đối với sự ồn ào của tàu ngầm hạt nhân chiến lược mà nói, độ sâu này rất khó để có thể tránh đi được sự phát hiện của sonar đối phương.

Khi vận hành, nếu thời tiết không có mây, nắng to, tàu ngầm lớp Tấn thậm chí có thể bị phi hành đoàn trên máy bay chống ngầm P3-C nhìn thấy bằng mắt thường.

Với căn cứ Tam Á lại hoàn toàn khác, trong vòng bán kính 80km từ căn cứ này, độ sâu trung bình của nước biển vào khoảng 200m, rất có lợi cho việc ẩn mình của tàu ngầm.

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Trung Quốc trước đây được gọi là tàu ngầm “Vịnh Bột Hải”, bởi vì chủ yếu xuất phát từ khu vực vịnh Bột Hải, Đông Bắc Trung Quốc.

Hiện nay, tàu ngầm lớp Tấn có thể gọi là tàu ngầm “Vịnh Bắc Bộ”. Bởi vì chúng có thể từ khu vực vịnh Bắc Bộ tiến hành các đòn công kích hạt nhân chiến lược.

Ngoài ra, căn cứ Tam Á là cửa ngõ tiến vào biển Đông của Trung Quốc. Tàu ngầm tấn công và tàu nổi có thể từ đây thực hiện các nhiệm vụ hành quân và tác chiến ở khu vực biển Đông, cũng như đối phó với các cuộc xung đột bất ngờ.

Các chuyên gia phân tích vũ khí phương Tây cho rằng, Trung Quốc mới chỉ đưa vào biên chế 1 tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn, ngoài ra còn 2 tàu nữa đang trong quá trình thử nghiệm, và 1 chiếc đang được đóng. Loại tàu này có thể mang phóng tên lửa hạt nhân chiến lược Cự Lãng 2 (JL-2).

Căn cứ Tam Á cách đảo Guam gần 4.000 km, khoảng cách này hoàn toàn nằm trong tầm bắn của tên lửa JL-2. Với lợi thế về địa hình vùng nước ở biển Đông, tàu ngầm Trung Quốc hoàn toàn có thể im lặng tiến ra biển Đông từ đó thực hiện các đòn tấn công vào Alaska hoặc Hawaii.

Bài viết dự đoán, để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, tàu ngầm lớp Tấn sẽ hoạt động trong phần lãnh hải Trung Quốc thuộc Vịnh Bắc Bộ.

Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, Trung Quốc sẽ điều thêm 2 tàu ngầm hạt nhân lớp Thương và 4 tàu ngầm chạy bằng diesel thuộc lớp Kilo Type 636M thực hiện phong tỏa các lối vào vịnh nhằm bảo vệ cho tàu lớp Tấn.

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

>> Tàu Hải quân Việt Nam tuần tra và thăm Trung Quốc





Chiều 18/6, tàu HQ-375 và HQ-376 thuộc Đoàn M62 (Vùng D hải quân) chính thức rời bến cảng thực hiện nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân.

Hai tàu được giao nhiệm vụ đại diện Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam rời bến đến địa điểm tập kết để cùng với tàu của Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tham gia chuyến tuần tra liên hợp trên vùng biển vịnh Bắc Bộ. Đây là đợt tuần tra chung lần thứ 11 kể từ khi hải quân hai nước ký kết thỏa thuận về Quy chế tuần tra liên hợp tháng 10/2005.

Đại tá Nguyễn Văn Kiệm, Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân chỉ huy tuần tra phía Việt Nam và làm Trưởng đoàn Hải quân nhân dân Việt Nam đến thăm Trung Quốc. Tham gia đoàn tàu quân sự Việt Nam thăm Trung Quốc có cán bộ chỉ huy các cơ quan Quân chủng Hải quân và thủy thủ hai tàu HQ-375 và HQ-376.



Tàu HQ-376 trước khi rời bến lên đường tuần tra.


Theo lịch trình, Hải quân hai nước thực hiện chuyến tuần tra liên hiệp bắt đầu từ 8h ngày 19/6 và kết thúc lúc 10h15 ngày 20/6/2011 (theo giờ Hà Nội).

Quãng đường tuần tra 306 hải lý, từ điểm 1 đến điểm 10 của tuyến tuần tra cơ bản. Sau khi kết thúc tuần tra liên hợp, tàu của Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tiến hành dẫn đường cho hai tàu của Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam hành quân qua eo biển Quỳnh Châu vào cảng Trạm Giang thực hiện chuyến thăm, giao lưu hữu nghị với Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.

Chuyến tuần tra này nhằm tiếp tục phát triển mối quan hệ hữu nghị, tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa quân đội và hải quân hai nước.

Khu vực tuần tra là vùng biển giáp ranh giữa hai nước trên vịnh Bắc Bộ đã được phân định. Chuyến tuần tra còn nhằm duy trì an ninh, trật tự trên vùng biển; thúc đẩy thực thi Hiệp định nghề cá,duy trì trật tự ổn định các hoạt động sản xuất bình thường của nhân dân hai nước trên vùng biển vịnh Bắc Bộ; trao đổi kinh nghiệm hoạt động của hải quân hai nước.

Hoạt động tuần tra chung giữa Hải quân Nhân dân Việt Nam và Hải quân Trung Quốc là hoạt động thường niên. Ngoài giao lưu với Hải quân Trung Quốc, Hải quân Nhân dân Việt Nam còn thực hiện những chuyến giao lưu với Hải quân Thái Lan, Campuchia...

[BDV news]


Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

>> Cắt cáp dầu khí Việt Nam, Trung Quốc nói là bình thường!



Sau khi bị Việt Nam phản đối về việc các tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Dư đã có một số bình luận.

Bà Khương Dư nói trong một tuyên bố đăng tải trên trang web của bộ này rằng: "Những gì mà các cơ quan liên quan của Trung Quốc đã làm là các hoạt động giám sát và thực thi luật pháp hoàn toàn bình thường ở khu vực biển thuộc thẩm quyền tài phán của Trung Quốc”.


Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở thủ đô Bắc Kinh


Giống như mọi tuyên bố sau khi xảy ra những tranh chấp ở Biển Đông với các bên liên quan, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn khẳng định: "Trung Quốc đã cam kết bảo vệ hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Chúng tôi sẵn sàng làm việc với các bên có liên quan để tìm kiếm một giải pháp cho các tranh chấp liên quan”.

Hồi đầu tháng 3, tại các khu vực tranh chấp tại biển Hoa Đông và Biển Đông đã liên tiếp xảy ra những vụ việc có liên quan tới tàu, máy bay Trung Quốc. Trước phản ứng của Nhật, Philippines, ngày 8/3, phát biểu với báo chí ở Bắc Kinh, bà Khương Dư từng quả quyết: "Trung Quốc nắm giữ chủ quyền không thể tranh cãi ở Biển Đông. Trung Quốc tìm kiếm giải quyết tranh chấp bằng tham vấn thân thiện với các quốc gia khác”.

Trở lại vụ việc tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh. Hôm 27/5, quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận sáng 26/5, trong khi đang tiến hành khảo sát tại lô 148 trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, tàu Bình Minh 02 của PVN đã bị 3 tàu hải giám số 72, 17 và 84 của Trung Quốc cắt cáp thăm dò.

Lô 148 hoàn toàn nằm trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. Vị trí cáp thăm dò bị phía Trung Quốc cắt chỉ cách mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên khoảng 120 hải lý, tức là còn 80 hải lý nữa mới đến ranh giới 200 hải lý. Khác với tình hình trong vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, ở khu vực miền Trung vào phía Nam, trong đó có lô 148, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hoàn toàn không chồng lấn với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của bất cứ quốc gia nào, kể cả Trung Quốc.

Địa điểm tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp cách bờ biển đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 340 hải lý. Do đó, việc tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh đã xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa của mình. Là một thành viên của Công ước Luật Biển năm 1982 nhưng hành động này của Trung Quốc lại hoàn toàn trái với nghĩa vụ của mình theo Công ước này.

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối hành động nói trên của phía Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam.

Nội dung công hàm cũng nêu rõ hành động nói trên của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa của mình, vi phạm Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Trung Quốc về việc không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.

Biển Đông được coi là nơi cung cấp lộ trình vận chuyển quan trọng cho thương mại hàng hải toàn cầu và với các nền kinh tế Đông Á vốn phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ Trung Đông. Đây còn là vùng đa dạng sinh học cực lớn, nguồn thủy sản dồi dào, và được tin là rất giàu tài nguyên dầu khí.

Trong bài nghiên cứu về Biển Đông đăng trên tạp chí Hàng hải và Thủy sản quốc tế KMI, tác giả Nazery Khalid khuyến cáo: "Vì lợi ích chung của các nước trong khu vực, Biển Đông cần được xem là nền tảng của sự thịnh vượng hơn là nơi tranh chấp hay đấu khẩu. Các quốc gia liên quan tới tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông nên tự mình chấp nhận một tư thế linh hoạt hơn, ít hiếu chiến hơn trong vùng biển. Sẽ không có tác dụng trong việc thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng vùng biển khi mỗi người tham gia cuộc chơi có hành động gây hấn hay quan điểm cứng rắn để đảm bảo tuyên bố chủ quyền của mình. Và, con đường hòa bình thông qua các kênh ngoại giao cần được khai thác triệt để hơn là con đường dẫn tới căng thẳng gia tăng ở Biển Đông".
[Vitinfo news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang