Hàn Quốc đang phải chịu sức ép phải nâng cao năng lực trinh sát, phát hiện từ xa, đặc biệt là sau khi xảy ra hai sự cố va chạm với TT. Tờ Bussinesslive cho biết nhiều khả năng chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể sẽ cho phép hãng sản xuất quốc phòng Northrop Grumman của nước này bán máy bay do thám người lái cỡ lớn Global Hawk cho Hàn Quốc. Máy bay do thám người lái cỡ lớn Global Hawk. Theo viện dẫn của Bussinesslive, chính quyền của Tổng thống Obama đã bắt đầu tham vấn cơ quan quốc hội Mỹ về kế hoạch bán máy bay do thám cỡ lớn, tầm xa Global Hawk cho quân đội Hàn Quốc. Các kế hoạch này cũng đã được đệ trình lên uỷ ban đối ngoại thượng viện Mỹ, nơi có trách nhiệm phê chuẩn các hợp đồng bán vũ khí hiện đại của Mỹ cho các nước đối tác. Tuy nhiên, hiện cũng chưa thể phán đoán được rằng các thoả thuận bán vũ khí công nghệ cao cho Hàn Quốc có được nhà chức trách Mỹ phê chuẩn hay không. Máy bay do thám người lái cỡ lớn Global Hawk. Tổng giá trị của các hợp đồng bán vũ cho Hàn Quốc có giá trị báo nhiêu cũng chưa có nguồn tin nào đề cập đến. Việc có thông tin Mỹ đang xem xét khẳ năng bán bay nay do thám cho Hàn Quốc diễn ra trong bối cảnh quân đội Hàn Quốc đang phải chịu sức ép phải nâng cao năng lực trinh sát, phát hiện từ xa, đặc biệt là sau khi xảy ra hai sự cố va chạm với lực lượng của Triều Tiên khiến 50 người thiệt mạng vào năm 2010. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chính phủ Hàn Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chính phủ Hàn Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011
>> Obama có thể bán máy bay do thám Global Hawk cho Hàn Quốc
Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011
>> Kế hoạch 'vươn ra vùng biển sâu' của Hàn Quốc
Ý tưởng xây dựng một lực lượng hải quân có khả năng vươn ra khỏi thềm lục địa, tiến vào vùng biển sâu không được biết tới nhiều trong một thập kỷ qua. Nhưng điều đó không có nghĩa quốc gia “lắm tiền” này không có tham vọng phát triển hải quân tầm cỡ thế giới, mà đơn giản rằng họ không được sự chú ý nhiều như đối với người láng giềng Trung Quốc. Một hòn đảo phía nam luôn mâu thuẫn với đất liền, dân cư địa phương phản ứng kịch liệt trước sự xây dựng một căn cứ quân sự lớn, vấn đề bảo vệ rặng san hô đáy biển là một câu hỏi lớn của các nhà khoa học. Liệu đây có phải là những thông tin quen thuộc liên quan tới tranh chấp kéo dài về việc xây dựng căn cứ Mỹ tại đảo Okinawa, Nhật Bản? Câu trả lời là không. Đây là hòn đảo Jeju-do nằm phía nam của Hàn Quốc. Chính phủ quốc gia này đang lên kế hoạch xây dựng một trung tâm hải quân cỡ lớn tại làng Gangjeong – ngôi nhà trong tương lai của hạm đội tàu chiến cỡ lớn và rất hiện đại của Hàn Quốc trong tương lai không xa. Với mối đe dọa ngày càng lớn của hải quân Trung Quốc, Hàn Quốc cũng đang buộc phải “phình to” hải quân và thực hiện tham vọng sở hữu hải đội có tầm cỡ thế giới. Hải quân Hàn Quốc có những hạm đội tàu chiến mạnh Lực lượng hải quân nước sâu của Hàn Quốc được xây dựng dựa trên nòng cốt là những tàu chiến có trang bị hệ thống dẫn đường cho tên lửa phức tạp. Hai tàu chiến thuộc diện “hàng khủng” có trang bị hệ thống Aegis có trọng lượng choán nước 7.600 tấn vừa tham gia vào biên chế hải quân Hàn Quốc đã khẳng định tham vọng của quốc gia này. Tàu tấn công-đổ bộ lớp Dokdo có khả năng chuyên trở trực thăng và sắp tới là cả các máy bay không người lái. Ngoài ra, với khoảng nửa tá tàu chiến có trọng lượng choán nước 4.500 tấn cùng các tàu tấn công và tàu ngầm, hải quân Hàn Quốc có một sức mạnh đáng kể. Dokdo – tàu tấn công-đổ bộ có trọng lượng choán nước 18.000 tấn là hạt nhân dẫn đầu cho hạm đội tàu chiến chiến lược của hải quân Hàn Quốc. Dokdo lớn hơn mọi tàu chiến mà hải quân Nhật Bản và thậm chí cả hải quân Trung Quốc đang sở hữu. Đây là tàu chiến lớn nhất của các quốc gia Đông Á. Danh hiệu của Dokdo vẫn sẽ được duy trì cho tới khi Trung Quốc chính thức đưa tàu sân bay vào hoạt động. Trên thực tế, tàu sân bay của hải quân Trung Quốc khiến cho báo chí tốn nhiều giấy mực vẫn đang phải “đánh vật” với quá trình sửa chữa và chuẩn bị. Mặc dù tác dụng chính của sân bay trên tàu Dokdo là hỗ trợ máy bay trực thăng và lính thủy đánh bộ, tuy nhiên nó cũng có khả năng hỗ trợ thêm cho các máy bay chiến đấu không người lái. Và hiện tại, Hàn Quốc đang có kế hoạch chế tạo thêm một số tàu giống như Dokdo với trọng lượng nhỏ hơn. Nguyên nhân của chiến lược này Lý giải cho nguyên nhân phát triển hải quân chóng mặt, giống như người láng giềng Trung Quốc, Hàn Quốc tuyên bố đây là sự cần thiết để đưa sức mạnh quân sự vượt ra vùng biển quốc tế nhằm hỗ trợ các hoạt động gìn giữ hòa bình cũng như cứu hộ, cứu nạn khi có thiên tai xảy ra. Đảo Jeju từ lâu đã được coi là thiên đường du lịch tại Xứ sở Kim Chi. Nhưng theo các chuyên gia quân sự thì lời giải thích hợp tình hợp lý hơn chính là qui mô của nền kinh tế. Khi qui mô của nền kinh tế tăng trưởng, “phần chia” tài chính dành cho hải quân cũng lớn dần, do vậy các quốc gia sẽ tiến hành “mở rộng trước, tìm lý do sau”. Căn cứ hải quân ở phía nam đảo Jeju là một bước tiến rõ ràng chứng minh tham vọng vươn ra biển sâu của Hàn Quốc. Và quốc gia này cũng chọn địa điểm căn cứ ở phía nam nhằm tránh càng xa càng tốt "người láng giềng nóng tính" Triều Tiên ở phía bắc. Cho dù Triều Tiên được coi là kẻ thù chính của Hàn Quốc, nhưng trên thực tế, người dân 2 miền vẫn cùng một dân tộc. Sau khi hoàn thành vào năm 2014, căn cứ này sẽ là ngôi nhà mới cho khoảng 20 tàu chiến và tàu ngầm hiện đại nhất của Hàn Quốc. Căn cứ ở Jeju sẽ có khả năng chứa hai tàu chiến cỡ lớn cùng một lúc. Điều an ủi duy nhất đối với người dân đảo Jeju là căn cứ hải quân hùng mạnh mới sẽ kích thích số lượng khách du lịch tới thăm quan. Hoàn cảnh mới và tương lai của chiến lược vươn tầm hải quân của Hàn Quốc. Chiến lược đưa Hải quân Hàn Quốc vươn ra vùng biển sâu được phát triển vào cuối những năm 1990. Đây là thời kì mà mối quan hệ giữa hai miền Triều Tiên khá êm ấm khi chính sách Ánh dương của cựu tổng thống Kim Dea-jung vẫn phát huy tác dụng. Chính sách Ánh dương của cựu tổng thống Kim Dea-jung và thời kì "cơm lành canh ngọt" với Triều Tiên đã qua từ lâu. Nhưng tình hình hiện nay đã đổi khác rất nhiều. Trái ngược với việc hải quân Trung Quốc ít gây phiền nhiễu tới bờ biển Hàn Quốc, Triều Tiên lại chứng tỏ mình là một thế lực đáng gờm. Vào năm ngoái, tàu ngầm Triều Tiên đã bắn chìm tàu khu trục Cheonan và cướp đi sinh mạng của hơn 40 thủy thủ. Có vẻ các quan chức Hàn Quốc đã quá chú trọng vào tham vọng vươn ra vùng biển sâu mà lơ là mối đe dọa chính đối với quốc gia này chính là người anh em Triều Tiên ở phía bắc. Và những sự kiện đau thương xảy ra vào năm 2010 cũng đã góp phần làm thay đổi kế hoạch của hải quân Hàn Quốc. Ý tưởng “vươn ra biển sâu” càng ngày càng ít được nhắc tới và chính phủ đã rút lại “Chiến Lược Hải Quân Đại Dương”. [BDV news] |
Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011
>> Hàn Quốc mua trực thăng theo dõi Triều Tiên
Chính phủ Hàn Quốc cho biết, nước này có kế hoạch mua 2 máy bay trực thăng trinh sát không người lái mang tên Camcopter S-100
Camcopter S-100 do Công ty Schiebel của Áo chế tạo, để tăng cường khả năng do thám tại vùng biển phía Tây, giáp với Triều Tiên. Theo kế hoạch, 2 máy bay Camcopter S-100 sẽ được triển khai hoạt động gần với Đường biên giới phía Bắc NLL và trên biển Hoàng Hải để giám sát các hoạt động của Quân đội Triều Tiên. Máy bay Camcopter S-100 là loại máy bay do thám mà Chính phủ Hàn Quốc đang quan tâm. Đường biên giới phía Bắc NLL trên biển giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, được vạch ra bởi lực lượng của Liên Hợp Quốc do Mỹ lãnh đạo, sau cuộc nội chiến Triều Tiên kết thúc năm 1953. Triều Tiên không công nhận đường giới tuyến này và yêu cầu phải vẽ một đường ranh giới khác ăn sâu về phía Hàn Quốc. Trực thăng Camcopter S-100 là loại máy bay do thám có trọng lượng cất cánh tối đa là 200 kg, máy bay có thể hoạt động liên tục trong 6 giờ với tốc độ tối đa lên tới 220 km/h, trần bay 5,5km. Ngày 19/4, Cơ quan phụ trách các chương trình mua sắm của Hàn Quốc dự định khởi động việc đấu thầu mua máy bay chiến đấu thế hệ mới vào đầu năm 2012 và sẽ đưa ra kết quả ngay sau đó. Tổng giá trị của gói thầu là khoảng 9,1 tỷ USD. Theo giai đoạn thứ ba của chương trình hiện đại Không quân Hàn Quốc FX-3, Seoul dự định mua 60 chiếc máy bay chiến đấu tàng hình, được đưa vào thay thế các máy bay đã lạc hậu F-4E và F-5E/F F-4.
[BDV news]
|
Nhãn:
Bình Nhưỡng,
Camcopter S-100,
CHDCND Triều Tiên,
Chính phủ Hàn Quốc,
Hải quân Hàn Quốc,
Máy bay Camcopter S-100,
North Korean,
Quân đội Triều Tiên,
Thủ đô Seoul
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)