Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Bộ quốc phòng Hàn Quốc

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ quốc phòng Hàn Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ quốc phòng Hàn Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011

>> Obama có thể bán máy bay do thám Global Hawk cho Hàn Quốc



Hàn Quốc đang phải chịu sức ép phải nâng cao năng lực trinh sát, phát hiện từ xa, đặc biệt là sau khi xảy ra hai sự cố va chạm với TT.

Tờ Bussinesslive cho biết nhiều khả năng chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể sẽ cho phép hãng sản xuất quốc phòng Northrop Grumman của nước này bán máy bay do thám người lái cỡ lớn Global Hawk cho Hàn Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay do thám người lái cỡ lớn Global Hawk.


Theo viện dẫn của Bussinesslive, chính quyền của Tổng thống Obama đã bắt đầu tham vấn cơ quan quốc hội Mỹ về kế hoạch bán máy bay do thám cỡ lớn, tầm xa Global Hawk cho quân đội Hàn Quốc.

Các kế hoạch này cũng đã được đệ trình lên uỷ ban đối ngoại thượng viện Mỹ, nơi có trách nhiệm phê chuẩn các hợp đồng bán vũ khí hiện đại của Mỹ cho các nước đối tác.

Tuy nhiên, hiện cũng chưa thể phán đoán được rằng các thoả thuận bán vũ khí công nghệ cao cho Hàn Quốc có được nhà chức trách Mỹ phê chuẩn hay không.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay do thám người lái cỡ lớn Global Hawk.


Tổng giá trị của các hợp đồng bán vũ cho Hàn Quốc có giá trị báo nhiêu cũng chưa có nguồn tin nào đề cập đến.

Việc có thông tin Mỹ đang xem xét khẳ năng bán bay nay do thám cho Hàn Quốc diễn ra trong bối cảnh quân đội Hàn Quốc đang phải chịu sức ép phải nâng cao năng lực trinh sát, phát hiện từ xa, đặc biệt là sau khi xảy ra hai sự cố va chạm với lực lượng của Triều Tiên khiến 50 người thiệt mạng vào năm 2010.

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2011

>> Hàn Quốc tiếp tục mạnh tay chi cho quân đội



Bộ quốc phòng Hàn Quốc tiếp tục yêu cầu tăng cường ngân sách quốc phòng để đảm bảo khả năng luôn luôn sẵn sàng chiến đấu của quân đội.

Bộ quốc phòng Hàn Quốc muốn nâng ngân sách quốc phòng lên 31,3 tỷ USD vào năm 2012 – tăng 6,6% so với ngân sách ban đầu.

Trong 31,3 tỷ USD ngân sách thì 4,02 tỷ USD được sử dụng để tăng cường sự hiện diện của quân đội trên các đảo phía tây bằng những căn cứ và vũ khí hiện đại nhất.

Căn cứ vững vàng hơn, các tòa nhà quân sự kiên cố hơn đang là một vấn đề bức thiết đặt ra với quân đội Hàn Quốc kể từ sau khi Triều Tiên bất ngờ pháo kích đảo Yeonpyeng trên Hoàng Hải vào tháng 11/2010. Hàng chục ngôi nhà của quân đội đã bị phá hủy trong cuộc pháo kích này.


Hàn Quốc đang rất tích cực cải tổ và nâng cao sức mạnh quân sự sau những vụ đụng độ với Triều Tiên vào năm 2010.

Ngân sách cũng dành ra 3,18 tỷ USD để dành cho công tác cứu hộ và 3,28 tỷ USD để tăng cường phúc lợi cho binh lính.

“Yêu cầu của chúng tôi là tập trung vào xây dựng quân đội luôn sẵn sàng chiến đấu và giành chiến thắng trong mọi cuộc chiến xảy ra bất cứ khi nào. Chúng tôi cũng cố gắng tăng cường phúc lợi cho binh lính và nâng cao đạo đức cũng như thúc đẩy cải tổ quân đội”, người phát ngôn bộ quốc phòng Hàn Quốc tuyên bố.

Mỹ chuyển giao quyền chỉ huy

Khoảng 1,78 tỷ USD sẽ được Hàn Quốc dành cho quá trình chuyển giao quyền chỉ huy chiến đấu từ quân đội Mỹ vào năm 2015. Kể từ khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên năm 1953, Mỹ vẫn giữ vai trò chỉ huy chiến đấu cho Quân đội Hàn Quốc.

“Để chuẩn bị cho quá trình chuyển giao quyền chỉ huy chiến đấu, chúng tôi sẽ tăng cường cấu trúc điều khiển và chỉ huy, cũng như xây dựng trung tâm chỉ huy chiến tranh”, người phát ngôn cho biết.

Tháng trước, Hàn Quốc đã chính thức triển khai tàu chiến Aegis thứ 2 – Yulgok Yi I sau 9 tháng chạy thử. Tàu Yulgok Yi I là một phần của chương trình tàu chiến Hàn Quóc KDX và hoạt động trong biên chế Hạm đội 7.

“Chúng tôi sẽ sở hữu máy ban giám sát vá trinh sát không người lái hoạt động ở độ cao lớn. Năm 2010, Hàn Quốc đã phải chứng khiến sự gây hấn nghiêm trọng… và bây giờ là thời gian để hành động kiên quyết và thông minh để đưa quân đội lên mức sẵn sàng cao nhất trước những nguy cơ an ninh”, đại diện Bộ quốc phòng Hàn Quốc cho biết.

Theo cơ quan truyền thông Yonhap, hợp đồng mua máy bay trinh sát không người lái RQ-4 Global Hawks giữa Hàn Quốc và tập đoàn Northrop Grumman sẽ sớm được ký kết.

[BDV news]


Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

>> Israel tuần tra biên giới bằng công nghệ cao



Mục đích chính là phát hiện những phần tử khủng bố Palestine muốn vượt qua biên giới để đặt bom tấn công lực lượng tuần tra của Israel.

Từ trước đó, khu vực biên giới của Israel thuộc khu vực Gaza dài 51 km với địa hình chủ yếu là sa mạc và bán hoang mạc. Nước này canh gác biên giới nhờ sử dụng phương tiện quân sự và quân đội; còn tại các điểm gần cửa khẩu được gác nhờ tháp canh có người.

Hệ thống tháp canh Sentry-Tech có chiều cao 5 m và đường kính 2 m. Trên đỉnh tháp là chòi canh thiết giáp, trang bị súng máy điều khiển từ xa.

Loại súng máy 12,7 mm có tầm bắn 2.000 m, còn một số tháp sử dụng súng máy 7,62 mm với tầm bắn 800m.



AvantGuard giúp Israel kiểm soát tốt hơn vùng biên giới Gaza. Hàn Quốc cũng đang phát triển một phương tiện không người lái riêng.


Ngoài ra, để bảo vệ khu vực dải Gaza, Israel còn triển khai các phương tiện vũ trang điều khiển từ xa hỗ trợ cho các khu vực tháp canh và tuần tra, đặc biệt tại các nơi có "điểm mù".

Tiêu biểu trong số đó là phương tiện Avant Guard sử dụng cảm biến và phần mềm với súng máy 7,62 mm, camera trang bị nhìn mọi hướng và hệ thống nhận dạng mối đe dọa tiềm tàng. Avant đặc biệt hiệu quả trong hoạt động ban đêm vì khả năng nhìn đêm và di chuyển lặng lẽ.

Với trọng lượng 1,3 tấn, Avant Guard được an toàn trước đạn súng trường và mảnh đạn cối, mảnh bom.

Với kinh nghiệm trên từ Israel, Hàn Quốc đang tính chuyện phát triển phương tiện không người lái riêng để triển khai tại DMZ.
[BDV news]


Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

>> Hàn Quốc chi đậm cho KF-X và AH-X



Nguồn tin từ Bộ quốc phòng Hàn Quốc cho biết, những năm tới nước này sẽ chi hàng tỷ USD để nâng cao chất lượng trang bị cho lực lượng vũ trang.

Kế hoạch tái trang bị vũ trang cho quân đội sẽ tập trung chú ý tới khả năng gia tăng sức chiến đấu toàn diện của lực lượng thiết giáp, phòng không và hải quân.

Việc Hàn Quốc nỗ lực tăng cường vũ trang toàn diện xuất phát chủ yếu từ hai sự việc xảy ra trong năm 2010. Đó là vụ chìm tàu hộ tống Cheonan tháng 3/2010 và Triều Tiên pháo kích đảo Yeonpyeong tháng 11/2010. Cả hai sự việc trên đã khiến nhiều dân thường và binh lính của Hàn Quốc thiệt mạng.

Nếu Triều Tiên công nhận vụ pháo kích lên đảo Yeonpyeong, thì trong vụ chìm tàu hộ tống của Hải quân Hàn Quốc, phía Bình Nhưỡng kiên quyết phủ định bất kỳ sự dính líu nào. Phía Seoul luôn giữ lập trường cho rằng, tàu Cheonan chìm là do ngư lôi phóng từ tàu ngầm Triều Tiên.

Trong bất kỳ trường hợp nào, các vụ việc trên đã buộc Hàn Quốc phải xem xét lại chiến lược phát triển lực lượng vũ trang của mình, cũng như quyết định tiếp tục mua sắm các loại vũ khí.

Hàn Quốc sẽ tập trung chú ý tới khả năng gia tăng sức chiến đấu toàn diện các lực lượng, trong đó có lực lượng thiết giáp, phòng không và hải quân.

Hai dự án nghiên cứu chính của Hàn Quốc mang tên KF-X và AH-X. Trong đó, dự án KF-X liên quan đến việc Hàn Quốc mua 60 chiếc máy bay chiến đấu mới, sử dụng công nghệ tàng hình.

Theo thông báo của các cơ quan truyền thông Hàn Quốc, có ba công ty tham gia cạnh tranh cung cấp vũ khí cho Hàn Quốc là Lockheed Martin (Mỹ) với máy bay chiến đầu F-35, tập đoàn Boeing với kế hoạch cung cấp F-15 SE, European Aerospace và Defense Group của Châu Âu sẽ cung cấp cho Hàn Quốc loại Eurofighter Typhoon.



Hàn Quốc cần phải tiến hành nghiên cứu so sánh các loại máy bay trên và điều kiện hợp đồng trong vài tháng tới. Hợp đồng cung cấp có thể sẽ được ký trước tháng 10/2012.


Đại diện giới lãnh đạo quân sự Hàn Quốc cho biết, hồ sơ dự thầu sẽ được công bố, nhưng nhiều khả năng lựa chọn sẽ thiên về máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, F-35 của Mỹ.

Quyết định này gặp phải sự chỉ trích từ phía các chuyên gia quân sự độc lập tại Hàn Quốc. Họ cho biết, F-35 không được coi là máy bay chiến đấu hoàn hảo. Ngoài ra, các phi công cũng có ý kiến về đặc tính bay, cũng như về trang bị và tính cơ động của chiếc máy bay này.

Tờ Sinmun dẫn lời tổng biên tập tạp chí quân sự có uy tín tại Hàn Quốc D&D, ông Kim Dae, bất cứ ai có một chút kiến ​​thức trong lĩnh vực công nghệ quân sự, sẽ bị sốc bởi sự lựa chọn của Hàn Quốc đối với F-35.

Không quân Mỹ và Israel đã từ chối sử dụng loại máy bay này trong biên chế với lý do giá thành cao và những điểm yếu trong trang bị và các đặc tính bay.

Trước đó, Hàn Quốc đã xem xét một chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm khác của Mỹ là F-22. Tuy nhiên, phương án này đã bị loại bỏ với lý do giá thành quá cao, đồng thời, chính quyền Mỹ không cho phép xuất khẩu loại máy bay này.

Nếu chiến thắng, Lockheed Martin sẽ trở thành nhà cung cấp chính máy bay mới cho Không quân Hàn Quốc. Còn Boeing sẽ phục thù trong một dự án quân sự khác của Hàn Quốc, cũng rất hấp dẫn. Đó là dự án AH-X, sẽ nâng cấp phi đội trực thăng của Hàn Quốc. Hàn Quốc sẽ mua tối thiểu 36 chiếc máy bay mới.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang