Các chuyên gia Ấn Độ nhận định, sử dụng tên lửa chống hạm lắp đầu tự dẫn radar thụ động hoàn toàn có thể đánh chìm tàu khu trục Type-052C của Trung Quốc với xác suất 100%.
Báo chí Ấn Độ đã có một loạt các bài viết phân tích đánh giá khả năng của tàu khu trục Type-052C của Trung Quốc. Họ cũng so sánh tàu này với tàu khu trục lớp Kolkata của Ấn Độ đang được đóng mới. Báo chí Ấn Độ cho rằng, tàu khu trục Type-052C hoàn toàn không thể so sánh với tàu khu trục của Ấn Độ. Sau một thời gian nghiên cứu, Hải quân Ấn Độ kết luận, hệ thống radar mạng pha đa năng với 4 anten nằm ở 4 góc của tháp chỉ huy của tàu khu trục Type-052C là một mục tiêu béo bở cho các tên lửa chống hạm. 4 anten ở 4 góc đài chỉ huy cùng phát sóng sục sạo mục tiêu biến nó trở thành một nguồn phát xạ mạnh. Cùng với đó là công nghệ chắp vá khiến hệ thống radar này hoạt động không hiệu quả. Sử dụng tên lửa chống hạm lắp đầu tự dẫn radar thụ động hoàn toàn có thể đánh chìm tàu khu trục Type-052C với xác suất 100%. Việc dẫn tên lửa tấn công tàu khu trục Type-052C là quá dễ, một tên lửa chống hạm lắp đầu tự dẫn radar thụ động sẽ tự động đánh chìm tàu khu trục này. Điểm yếu của Type-052C nằm ở hệ thống radar mạng pha. Ảnh: Junshijia Kém xa so với tàu khu trục của Ấn Độ So với tàu khu trục Project 15A, lớp Kolkata của Ấn Độ đang được đóng, tàu khu trục Type-052C của Trung Quốc còn kém xa về tất cả các chỉ số. Tàu khu trục lớp Kolkata của Ấn Độ được trang bị radar mạng pha chức năng hoạt động theo từng giai đoạn EL/M-2248 MF-STAR của Israel, một trong những radar tiên tiến nhất thế giới hiện nay. Thiết kế thủy động học, vũ khí, radar của tàu khu trục lớp Kolkata ở một đẳng cấp hoàn toàn khác. Hệ thống radar này hoàn toàn có thể so sánh với hệ thống Aegis của Hải quân Mỹ. Đặc biệt hệ thống radar này được thiết kế riêng cho Ấn Độ và hoàn toàn tương thích với chương trình phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo AAD. Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 được trang bị trên tàu khu trục Type-052C không phải là một lựa chọn hợp lý cho phòng thủ tên lửa. Type-052C buộc phải dựa vào hệ thống phòng thủ tầm cực gần như là lá chắn cuối cùng trước các tên lửa chống hạm. Tất nhiên, tỷ lệ đánh chặn thành công của súng là không đáng tin cậy. Tàu khu trục lớp Kolkata sử dụng 3 loại tên lửa siêu âm để đánh chặn tên lửa đạn đạo và tên lửa chống hạm. 8 hệ thống phóng thắng đứng cho tên lửa đánh chặn tầm xa AAD với tầm bắn đến 200km, có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo. Có tất cả 48 tên lửa đánh chặn tầm trung Barak-8 với tầm bắn 70km, tên lửa có khả năng hoạt động độc lập rất cao và gần như không phải phụ thuộc vào hệ thống nhắm mục tiêu hay dẫn đường của bệ phóng. Sau cùng là 32 tên lửa đánh chặn tầm ngắn Barak-1 với tầm bắn 12 km, bất kỳ tên lửa chống hạm nào trước khi uy hiếp tàu khu trục lớp Kolkata phải vượt qua 3 hệ thống đánh chặn nói trên. Năng lực chống hạm của tàu Kolkata vượt trội so với Type-052C. Nói đến khả năng chống hạm, tên lửa chống hạm YJ-62 của tàu khu trục Type-052C quả là khập khiễng khi đem so sánh với tên lửa chống hạm BrahMos được trang bị trên tàu khu trục lớp Kolkata. Tàu khu trục Type-052C được trang bị một trực thăng chống ngầm, trong khi đó tàu khu trục lớp Kolkata được trang bị tới 2 trực thăng với khả năng chống ngầm cực kỳ mạnh mẽ. Hệ thống đẩy của tàu khu trục Type-052C sử dụng hệ thống động cơ đẩy hỗn hợp tua bin khí-diesel CODOG nên bị hạn chế về tốc độ và khả năng hoạt động. Trong khi đó, tàu khu trục lớp Kolkata được trang bị hệ thống đẩy COGAG cho phép đạt tốc độ nhanh hơn, tiêu thụ ít nhiên liệu hơn. Báo chí Ấn Độ cho rằng, Trung Quốc luôn coi Ấn Độ tụt hậu trong công nghiệp đóng tàu so với Trung Quốc. Thế nhưng, Trung Quốc đóng tàu sân bay, Ấn Độ cũng có tàu sân bay , Trung Quốc có tàu ngầm nguyên tử, Ấn Độ cũng có. Ấn Độ cũng đang phát triển những năng lực không gian mạnh mẽ và hoàn toàn không thua kém Trung Quốc. Trong xu hướng chung phát triển công nghệ tàng hình cho tàu chiến, tàu khu trục Type-052C gần như không có khả năng tàng hình, thiết kế thân tàu mắc kẹt trong những thiết kế của những năm 1980, các công nghệ trang bị trên tàu thậm chí ở công nghệ của những năm 1960. Đáp lại các bài viết của báo chí Ấn Độ, trang mạng Junshijia có đoạn bình luận: “Ấn Độ tỏ ra quá kiêu ngạo khi so sánh với các tàu chiến hiện đại nhất của Trung Quốc, thiết kế của tàu khu trục Type-052C ở đẳng cấp thế giới, được thiết kế với công nghệ module hoàn toàn có thể dễ dàng thực hiện các công việc sửa đổi trong tương lai”. Trang mạng này cho rằng, Trung Quốc không dừng lại ở Type-052C mà còn phát triển xa hơn nữa. Ấn Độ còn nhiều việc phải làm để có thể đuổi kịp Trung Quốc. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn ACS - Aegis combat system. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ACS - Aegis combat system. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011
>> Ấn Độ đánh giá thấp tàu khu trục Type-052C
Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011
>> Kế hoạch 'vươn ra vùng biển sâu' của Hàn Quốc
Ý tưởng xây dựng một lực lượng hải quân có khả năng vươn ra khỏi thềm lục địa, tiến vào vùng biển sâu không được biết tới nhiều trong một thập kỷ qua. Nhưng điều đó không có nghĩa quốc gia “lắm tiền” này không có tham vọng phát triển hải quân tầm cỡ thế giới, mà đơn giản rằng họ không được sự chú ý nhiều như đối với người láng giềng Trung Quốc. Một hòn đảo phía nam luôn mâu thuẫn với đất liền, dân cư địa phương phản ứng kịch liệt trước sự xây dựng một căn cứ quân sự lớn, vấn đề bảo vệ rặng san hô đáy biển là một câu hỏi lớn của các nhà khoa học. Liệu đây có phải là những thông tin quen thuộc liên quan tới tranh chấp kéo dài về việc xây dựng căn cứ Mỹ tại đảo Okinawa, Nhật Bản? Câu trả lời là không. Đây là hòn đảo Jeju-do nằm phía nam của Hàn Quốc. Chính phủ quốc gia này đang lên kế hoạch xây dựng một trung tâm hải quân cỡ lớn tại làng Gangjeong – ngôi nhà trong tương lai của hạm đội tàu chiến cỡ lớn và rất hiện đại của Hàn Quốc trong tương lai không xa. Với mối đe dọa ngày càng lớn của hải quân Trung Quốc, Hàn Quốc cũng đang buộc phải “phình to” hải quân và thực hiện tham vọng sở hữu hải đội có tầm cỡ thế giới. Hải quân Hàn Quốc có những hạm đội tàu chiến mạnh Lực lượng hải quân nước sâu của Hàn Quốc được xây dựng dựa trên nòng cốt là những tàu chiến có trang bị hệ thống dẫn đường cho tên lửa phức tạp. Hai tàu chiến thuộc diện “hàng khủng” có trang bị hệ thống Aegis có trọng lượng choán nước 7.600 tấn vừa tham gia vào biên chế hải quân Hàn Quốc đã khẳng định tham vọng của quốc gia này. Tàu tấn công-đổ bộ lớp Dokdo có khả năng chuyên trở trực thăng và sắp tới là cả các máy bay không người lái. Ngoài ra, với khoảng nửa tá tàu chiến có trọng lượng choán nước 4.500 tấn cùng các tàu tấn công và tàu ngầm, hải quân Hàn Quốc có một sức mạnh đáng kể. Dokdo – tàu tấn công-đổ bộ có trọng lượng choán nước 18.000 tấn là hạt nhân dẫn đầu cho hạm đội tàu chiến chiến lược của hải quân Hàn Quốc. Dokdo lớn hơn mọi tàu chiến mà hải quân Nhật Bản và thậm chí cả hải quân Trung Quốc đang sở hữu. Đây là tàu chiến lớn nhất của các quốc gia Đông Á. Danh hiệu của Dokdo vẫn sẽ được duy trì cho tới khi Trung Quốc chính thức đưa tàu sân bay vào hoạt động. Trên thực tế, tàu sân bay của hải quân Trung Quốc khiến cho báo chí tốn nhiều giấy mực vẫn đang phải “đánh vật” với quá trình sửa chữa và chuẩn bị. Mặc dù tác dụng chính của sân bay trên tàu Dokdo là hỗ trợ máy bay trực thăng và lính thủy đánh bộ, tuy nhiên nó cũng có khả năng hỗ trợ thêm cho các máy bay chiến đấu không người lái. Và hiện tại, Hàn Quốc đang có kế hoạch chế tạo thêm một số tàu giống như Dokdo với trọng lượng nhỏ hơn. Nguyên nhân của chiến lược này Lý giải cho nguyên nhân phát triển hải quân chóng mặt, giống như người láng giềng Trung Quốc, Hàn Quốc tuyên bố đây là sự cần thiết để đưa sức mạnh quân sự vượt ra vùng biển quốc tế nhằm hỗ trợ các hoạt động gìn giữ hòa bình cũng như cứu hộ, cứu nạn khi có thiên tai xảy ra. Đảo Jeju từ lâu đã được coi là thiên đường du lịch tại Xứ sở Kim Chi. Nhưng theo các chuyên gia quân sự thì lời giải thích hợp tình hợp lý hơn chính là qui mô của nền kinh tế. Khi qui mô của nền kinh tế tăng trưởng, “phần chia” tài chính dành cho hải quân cũng lớn dần, do vậy các quốc gia sẽ tiến hành “mở rộng trước, tìm lý do sau”. Căn cứ hải quân ở phía nam đảo Jeju là một bước tiến rõ ràng chứng minh tham vọng vươn ra biển sâu của Hàn Quốc. Và quốc gia này cũng chọn địa điểm căn cứ ở phía nam nhằm tránh càng xa càng tốt "người láng giềng nóng tính" Triều Tiên ở phía bắc. Cho dù Triều Tiên được coi là kẻ thù chính của Hàn Quốc, nhưng trên thực tế, người dân 2 miền vẫn cùng một dân tộc. Sau khi hoàn thành vào năm 2014, căn cứ này sẽ là ngôi nhà mới cho khoảng 20 tàu chiến và tàu ngầm hiện đại nhất của Hàn Quốc. Căn cứ ở Jeju sẽ có khả năng chứa hai tàu chiến cỡ lớn cùng một lúc. Điều an ủi duy nhất đối với người dân đảo Jeju là căn cứ hải quân hùng mạnh mới sẽ kích thích số lượng khách du lịch tới thăm quan. Hoàn cảnh mới và tương lai của chiến lược vươn tầm hải quân của Hàn Quốc. Chiến lược đưa Hải quân Hàn Quốc vươn ra vùng biển sâu được phát triển vào cuối những năm 1990. Đây là thời kì mà mối quan hệ giữa hai miền Triều Tiên khá êm ấm khi chính sách Ánh dương của cựu tổng thống Kim Dea-jung vẫn phát huy tác dụng. Chính sách Ánh dương của cựu tổng thống Kim Dea-jung và thời kì "cơm lành canh ngọt" với Triều Tiên đã qua từ lâu. Nhưng tình hình hiện nay đã đổi khác rất nhiều. Trái ngược với việc hải quân Trung Quốc ít gây phiền nhiễu tới bờ biển Hàn Quốc, Triều Tiên lại chứng tỏ mình là một thế lực đáng gờm. Vào năm ngoái, tàu ngầm Triều Tiên đã bắn chìm tàu khu trục Cheonan và cướp đi sinh mạng của hơn 40 thủy thủ. Có vẻ các quan chức Hàn Quốc đã quá chú trọng vào tham vọng vươn ra vùng biển sâu mà lơ là mối đe dọa chính đối với quốc gia này chính là người anh em Triều Tiên ở phía bắc. Và những sự kiện đau thương xảy ra vào năm 2010 cũng đã góp phần làm thay đổi kế hoạch của hải quân Hàn Quốc. Ý tưởng “vươn ra biển sâu” càng ngày càng ít được nhắc tới và chính phủ đã rút lại “Chiến Lược Hải Quân Đại Dương”. [BDV news] |
Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2011
>> Hai tấm lá chắn của Mỹ ở Đông Bắc Á
[BDV news] Hệ thống phòng tên Aegis và THAAD sẽ là con bài cuối cùng mà Mỹ và các nước đồng minh tung ra để đối phó với các đòn tấn công bất ngờ từ tên lửa của CHDCND Triều Tiên.
Hệ thống Aegis trên biển Hệ thống vũ khí Aegis (ACS - Aegis combat system) hiện đang là hệ thống vũ khí phòng thủ hiện đại nhất của Hải quân Mỹ và các nước đồng minh. Theo các nhà thiết kế, Aegis đóng vai trò hệ thống phòng thủ toàn diện, có thể chống lại mọi mối đe dọa từ trên không, trên biển hay dưới đại dương. Ý tưởng phát triển hệ thống Aegis có từ hơn 40 năm trước khi Hải quân Mỹ dựa vào pháo hạm cỡ lớn lép vế trước các thế hệ tên lửa chống hạm của Liên Xô. Khu trục hạm Arleigh Burke được trang bị hệ thống Aegis hiện đại nhất của hải quân Hoa Kỳ. Trung tâm điều khiển điện tử của hệ thống Aegis. Chính phủ Mỹ hầu như “ném” hết tất cả những thành tựu của mình vào một hệ thống phòng thủ trên biển. Vũ khí của Aegis có tầm tác chiến rộng, có khả năng chống đỡ các cuộc tấn công từ mọi độ cao, mọi hướng, với đủ loại vũ khí từ tên lửa chống hạm, cho đến máy bay đối phương ở mọi tốc độ bay từ dưới âm, cận âm đến siêu âm. Không những thế, Aegis không hề giảm sút khả năng ngay cả trong những điều kiện thời tiết cực kỳ khắc nghiệt, hay dưới điều kiện nhiễu mạnh mà đối phương gây ra. “Trái tim” của hệ thống Aegis là radar đa kênh AN/SPY-1 có khả năng tự động phát hiện và theo dõi mục tiêu. Nhờ công suất cực lớn 4MW (cần một nhà máy thủy điện cơ vừa như nhà máy thủy điện Khe Cách của Việt Nam để cung cấp năng lượng cho radar này hoạt động). AN/SPY-1 có khả năng theo dõi và dẫn bắn cùng lúc tới hơn 100 mục tiêu. Về hệ thống vũ khí, Aegis là sự kết hợp hoàn hảo của tên lửa đối đất Tomahawk; tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, hệ thống phòng không SM-2, SM-3; hệ thống phòng thủ tầm gần Phalanx, các loại ngư lôi MK-46, MK-50 và trực thăng săn ngầm SH-60 Seahawk. Hệ thống phòng thủ tầm gần Phalanx, một phần của Aegis. Tên lửa phòng không tầm xa SM-2 được phóng thử nghiệm trong hệ thống Aegis. Trực thăng săn ngầm SH-60 Seahawk. Hiện nay, hệ thống Aegis đã được lắp đặt và đưa vào sử dụng trên các khu trục lớp Ticonderoga; Arleigh Burke của Mỹ; Kongo của Nhật Bản và tầu hộ vệ lớp F-100 của Tây Ban Nha. Gần đây, Hàn Quốc cũng lắp đặt thành công hệ thống Aegis trên khu trục hạm mới nhất của họ là King Sejong the Great. Trong tình hình thời sự hiện nay, Aegis được tin tưởng và đặt trọng trách lớn với nhiệm vụ ngăn chặn các tên lửa của các nước “thù địch” với Mỹ và đồng minh như CHDCND Triều Tiên hay Iran. Hệ thống THAAD trên đất liền THAAD (Theatre high-altitude area defence - Hệ thống phòng không tầm cao) là một hệ thống tên lửa phòng không có khả năng di chuyển linh hoạt với nhiệm vụ bảo vệ các căn cứ và mục tiêu quan trọng khỏi các loại tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 200 km và độ cao lên tới 150 km. THAAD chính là lớp ngoài cùng trong “Hệ thống bảo vệ nhiều tầng” mà người Mỹ dày công xây dựng. Các hệ thống khác như Patriot PAC-3 sẽ “lo liệu” các mục tiêu ở tầm thấp hơn từ 1,5-7,5 km. Hệ thống THAAD có tuổi đời khá trẻ, mới được Lockheed Martin phát triển theo một hợp đồng với Bộ Quốc phòng Mỹ trị giá 689 triệu USD. Sau đó, nhiệm vụ phát triển hệ thống còn được chia cả cho các công ty khác như Raytheon với nhiệm vụ thiết kế radar mặt đất. Cho đến năm 2000, hệ thống THAAD mới chuyển sang giai đoạn thiết kế chính thức và năm 2004, 16 tên lửa dành cho hệ thống mới được sản xuất với mục đích thử nghiệm. Cuộc thử nghiệm đầu tiên của hệ thống này diễn ra tốt đẹp tại bãi thử Kauai (Hawaii) tháng 1/2007, khi tên lửa THAAD bắn trúng mục tiêu ở tầng bình lưu (độ cao khoảng 30-70km). Loại xe phóng M1075 có chiều dài 12 mét, rộng 3,25 mét và mang được 8 tên lửa THAAD. Tên lửa THAAD đang được phóng thử nghiệm. Sau thử nghiệm thành công lần thứ hai vào tháng 4 cùng năm, THAAD dành được một hợp đồng cung cấp hai hệ thống gồm 6 xe phóng, 48 tên lửa, hai radar và hai trạm điều khiển. Hệ thống đầu tiên trong hợp đồng này được giao, kích hoạt và đưa vào sử dụng tại Fort Bliss tháng 5/2008. Một hệ thống THAAD hoàn chỉnh bao gồm 9 xe phóng, mỗi xe có khả năng mang 8 tên lửa và được điều khiển bằng hai trạm kiểm soát (TOCs - Tactical operation centres) và một radar mặt đất (GBR - Ground Base Radar). Tên lửa sử dụng cho THAAD là loại tên lửa nhiên liệu rắn một tầng đẩy với khả năng điều chỉnh hướng phụt có khối lượng 900 kg và dài 6,17m. Tên lửa được nạp dữ liệu trực tiếp về mục tiêu từ trạm điều khiển, từ đó nó sẽ tự tính toán điểm va chạm để tiêu diệt mục tiêu. Tên lửa THAAD đánh chặn mục tiêu tầm cao. Trong suốt quá trình bay, dữ liệu về mục tiêu tiếp tục được cập nhật để tăng tính chính xác; nếu vì một lý do nào đó quá trình này không hiệu quả thì tên lửa sẽ sử dụng đầu dò hồng ngoại để tự tìm kiếm mục tiêu. Tên lửa được vận chuyển và phóng trên xe tải M1075. Nguồn năng lượng để phóng tên lửa được tích trữ trong các acqui chì vận chuyển theo xe; các acqui này có thể sạc rất nhanh bằng máy phát điện đi kèm nên quá trình thay tên lửa và phóng loạt thứ hai của THAAD rất nhanh, chỉ trong vòng 30 phút. THAAD sử dụng radar băng sóng milimet và micromet loại AN/TPY-2, là phiên bản đất liền của loại AN/SPY-2 vốn được sử dụng trong hệ thống Aegis. Với công suất mạnh như nêu ở trên, radar này có khả năng phát hiện được tên lửa đạn đạo đối phương ở khoảng cách lên tới 1.000 km. Sơ đồ tác chiến phòng thủ của hệ thống THAAD. Ngoài khả năng tác chiến độc lập, THAAD còn có khả năng cung cấp thông tin về mục tiêu cho các hệ thống phòng không khác qua hệ thống data link nhằm nâng cao khả năng chiến đấu đến mức tối đa. Tháng 9/2008, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất đã đặt mua 3 hệ thống THAAD gồm 147 tên lửa, bốn radar, 6 trạm kiểm soát thông tin và 9 xe phóng. Tuy nhiên, thông tin về giá trị hợp đồng cũng như thời gian giao hàng vẫn được các bên giữ kín. Tháng 6/2009, trước sức nóng của các vụ thử tên lửa của CHDCND Triêu Tiên, Mỹ cũng đã có ý định triển khai hệ thống THAAD tại Nhật Bản kết hợp với hệ thống Aegis trên biển nhằm vô hiệu hóa mối đe dọa này. Mặc dù được thử nghiệm không ít lần thành công, hệ thống Aegis và THAAD vẫn bị nhiều thành viên của Bộ Quốc phòng Mỹ nghi hoặc. Các thử nghiệm dựa trên các mẫu tên lửa với đường bay cố định mang một đầu đạn hạt nhân; trong khi các tên lửa của đối trọng lớn nhất của Mỹ là Nga thường có khả năng tàng hình, có đường bay thay đổi liên tục, mang theo hàng chục đầu đạn hạt nhân và có thể phóng từ tầu ngầm từ bất cứ nơi nào trên thế giới. |
Nhãn:
ACS - Aegis combat system,
CHDCND Triều Tiên,
Đông Bắc Á,
Hải quân Mỹ,
Hệ thống Aegis,
Hệ thống THAAD,
liên xô,
Trực thăng săn ngầm SH-60 Seahawk
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)