Trong chiến tranh lạnh, Mỹ xây dựng kế hoạch ‘Star War’ nhằm chống lại các mối đe dọa không gian từ Liên Xô. Và Liên Xô cũng có kế hoạch đối phó.
Trong những năm 1960-1980, kho vũ khí chiến lược của Liên Xô gồm tên lửa đạn đạo, hệ thống phòng chống tên lửa, vệ tinh quân sự (trang bị vũ khí có khả năng phòng vệ) đã gây ra mối lo sợ lớn đối với Mỹ. Liên Xô cũng nhiều lần thử nghiệm về công nghệ tiêu diệt vệ tinh. Kế hoạch tấn công bằng vũ khí nguyên tử mang tên “Cuộc chiến hạt nhân 7 giờ” đã khiến Mỹ khởi động các chương trình phát triển hệ thống diệt vệ tinh và phòng chống tên lửa mới. "Cuộc chiến hạt nhân 7 giờ" thể hiện khả năng triển khai tấn công hạt nhân trong thời gian ngắn. Trong đó, các vệ tinh quân sự có vai trò quan trọng. Năm 1983, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Ronan Reagan đã công bố chương trình phòng thủ chiến lược mang tên “Star War”. Từ lúc đó, rất nhiều dự án xây dựng các trạm chiến đấu ngoài không gian được tiến hành, sử dụng vũ khí động năng, lazer và nguyên tử. Những động thái từ bên kia bờ Thái Bình Dương buộc các nhà lãnh đạo Xô Viết không thể làm ngơ. Kế hoạch triển khai các vũ khí nhằm đáp trả lại "Star War" bắt đầu. Kế hoạch của Liên Xô bao gồm việc vô hiệu hóa khả năng phòng thủ tên lửa của Mỹ, đồng thời xây dựng các trạm không gian mang vũ khí tấn công. Đây là những vệ tinh Xô Viết có tên “Polyot-1” và “Polyot”-2 được chế tạo nhằm chủ động tiêu diệt các vệ tinh gián điệp của kẻ thù. NPO Energia – vệ tinh được trang bị tên lửa và vũ khí lazer.N PO Energia được phát triển trên nền tảng của hai hệ thống vũ khí: hệ thống 17F19 “Skif” sử dụng tia lazer và hệ thống 17F111 “Kaskad” trang bị tên lửa. Để đưa hệ thống lên quỹ đạo, Liên Xô sử dụng tên lửa đẩy có tên: "Progress”. Trạm không gian dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất mang các mô đun chứa các tên lửa đạn đạo. Khi trạm trong trạng thái sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Một mô đun tàu con thoi “Buran”. Sức mạnh hủy diệt của nó là ở lượng bom hạt nhân bên trong. Những tàu này sau khi xác định được vị trí trên mặt đất sẽ lao về hướng mục tiêu với vai trò như một tên lửa "mẹ". Con tàu sẽ giải phóng các trái bom là các tàu nhỏ bên trong. Còn đây là dự án xây dựng trạm “Skif-D”. Tên lửa đẩy mang hệ thống "Stilet" lên quỹ đạo có chiều dài 40m, đường kính 4,1m và trọng lượng là khoảng 90 tấn. Cấu tạo bên trong lõi hệ thống “Stilet”. Một hệ thống “Stilet” trang bị trên 17F19S. Trạm vũ trụ Hòa Bình được Liên Xô đưa vào hoạt động từ năm 1986. Ngoài chức năng nghiên cứu không gian, Mir còn phục vụ cho hoạt động quân sự. Trạm Hòa bình có khả năng quét và theo dõi nhiều mục tiêu trên mặt đất. Những kỹ sư Nga là những người tiên phong trong việc phát triển bản mẫu của các phương tiện quân sự không gian. Đây là những vũ khí hết sức lợi hại, có thể tiêu diệt mục tiêu mà không gặp bất cứ khả năng chống cự nào. Kế hoạch “Star War” đã khơi mào cho những bùng nổ trong công nghệ vũ khí không gian ngày hôm nay. Tổng thống Gorbachev, người đã đặt dấu chấm hết cho Liên Bang Xô Viết, đồng thời sự tan vỡ này cũng khiến cho tham vọng thống lĩnh vũ trụ của Liên Xô bị tạm dừng.
[BDV news]
|
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cuộc chiến hạt nhân 7 giờ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cuộc chiến hạt nhân 7 giờ. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011
>> Lật lại hồ sơ chống ‘Star War’ của Liên Xô
Nhãn:
chiến tranh lạnh,
Cuộc chiến hạt nhân 7 giờ,
Liên Bang Xô Viết,
Mỹ,
Quân đội Liên Xô,
Ronan Reagan,
Star War,
tên lửa,
Tên lửa đẩy Progress,
Tổng thống Gorbachev
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)