Tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc đã trải qua đoạn đường 28.200km về tới cảng Đại Liên, Trung Quốc. Varyag là tên của tàu sân bay đa năng lớp Admiral Kuznetsov do Liên Xô chế tạo dự định trang bị cho Hạm đội tàu sân bay của Hải quân Xô Viết. Ngày 6/12/1985, Varyag được khởi công đóng tại nhà máy 444 (ngày nay là công ty đóng tàu Nam Nikolayev) thuộc Nikolayev. Ngày 4/12/1988, Varyag chính thức được hạ thủy. Sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, các khí tài của Liên Xô được chia cho các nước thành viên liên bang. Và Ukraine được tiếp nhận xác Varyag. Bán đấu giá Do những biến động mạnh cả về chính trị và kinh tế thời hậu Xô Viết nên Ukraine không có khả năng hoàn thiện toàn bộ Varyag. Năm 1992, chính quyền Ukraine quyết định dừng việc chế tạo Varyag. Vào thời điểm đó, cơ bản con tàu đã hoàn thiện nhưng thiếu hệ thống điện tử, động cơ và vũ khí. Sau một thời gian dài “đắp chiếu”, chính phủ Ukraine quyết định đem bán đấu giá Varyag. Năm 1998, Bộ trưởng thương mại Ukraine Roman Shepk tiết lộ công ty du lịch Chonglot (trụ sở tại HongKong) đã thắng thầu. “Vỏ” tàu Varyag được bán với giá rất rẻ chỉ 20 triệu USD. Chonglot dự định sẽ đưa Varyag về neo đậu tại Macau và hoán cải nó thành khách sạn – sòng bạc nổi. Mặc dù vậy, trước chuyến đi Chonglot định đưa Varyag tới Macau nhưng chính quyền Macau đã lên tiếng cảnh báo họ không chấp nhận cho Varyag về neo đậu ở cảng. Xác tàu sân bay Varyag trên vùng biển Thổ Nhĩ Kỳ. Đường về lắm gian nan Từ giữa năm 2000, đội tàu kéo của Hà Lan cùng thủy thủ đoàn người Philippines được công ty Chonglot thuê kéo “xác Varyag” về Trung Quốc. Dự kiến ban đầu họ định đưa tàu vượt qua biển Đen, kênh đào Suez và tới Macau nưng thực tế thì không ít khó khăn nảy sinh. Đầu cuộc hành trình, Chonglot lại gặp vấn đề lớn khi chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ không đồng ý cho Varyag đi qua eo biển Bosphorus. Lý do mà Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra là tàu Varyag không có động cơ sẽ gây nguy hiểm cho các tàu thuyền khác di chuyển trên eo biển. Vì việc này mà Varyga phải loanh quanh ở Biển Đen 16 tháng. Sau đó, phái đoàn cấp cao của chính phủ Trung Quốc đại diện cho Chonglot đã tới Thủ đô Ankara tiến hành đám phán giải quyết vụ việc. Cuối cùng, sau một vài thỏa thuận trao đổi thì tới ngày 1/11/2001 chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý cho Varyag đi qua eo Bosphorus. Varyag được “hộ tống” bởi 27 tàu các loại (trong đó có 11 tàu kéo và 3 tàu hoa tiêu). Để vượt qua eo Bosphorus, nó phải mất tới 6 giờ trong khi các tàu cỡ lớn thông thường chỉ mất 1 tiếng rưỡi. Lúc 11h45 2/11, Varyag đã vượt qua bán đảo Gallipoli và cảng Canakkale (thuộc eo biển Dardanelles của thổ Nhĩ Kỳ) với tốc độ trung bình 5,8 hải lý/h (10,7km/h). Ngày 3/11, Varyag gặp phải gió bão lớn làm đứt cáp trôi dạt trong khi đang đi tới hòn đảo Skyros của Hy Lạp. Ngay lập tức, các thủy thủ tàu kéo cố gắng thiết lập lại cáp kéo tàu. Tới tận ngày 7/11 thì việc này mới thành công, trong quá trình cứu kéo thì một thủy thủ tàu kéo Haliva Champion đã thiệt mạng. Con tàu tiếp tục cuộc hành trình về Trung Quốc. Do kênh đào Suez không chấp nhận những con tàu “chết” (không có động cơ tàu) nên đội tàu kéo phải đưa Varyag đi vòng qua eo biển Gibraltar, mũi Hảo Vọng và eo biển Malacca. Ngày 20/2/2002, tàu Varyag tiến vào hải phận Trung Quốc. Ngày 3/3 con tàu cập cảng Đại Liên – Đông bắc Trung Quốc. Trong suốt cuộc hành trình, đội tàu kéo di chuyển với tốc độ trung bình 6 hải lý/h (11km/h) vượt 28.200km. Đội tàu dừng tiếp liệu và nhu yếu phẩm tại Piraeus (Hy Lạp), Las Palmas (đảo Canary), Maputo (Mozambique) và đảo quốc Singapore. Tổng chi phí cho việc đưa Varyag về Đại Liên tiêu tốn hơn 30 triệu USD. Chonglot và Hải quân Trung Quốc là một? Varyag không bao giờ rời khỏi cảng Đại Liên nữa, nó cũng không được hoán cải thành sòng bạc như tuyên bố ban đầu mà sớm “lộ nguyên hình” tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc. Vấn đề đặt ra là tại sao Chonglot không sớm “thu hồi” Varyag để kinh doanh các dịch vụ giải trí mà lại “giao” nó cho quân đội. Phải chăng, Chonglot chẳng qua chỉ là tấm bình phong mà Hải quân Trung Quốc dựng lên. Số tiền 20 triệu USD mà Chonglot chi ra mua Varyag thực tế là tiền của Hải quân Trung Quốc. Varyag "vĩnh viễn" nằm lại cảng Đại Liên, Trung Quốc. Thật vậy, nếu Hải quân Trung Quốc trực tiếp đứng ra mua Varyag thì thực sự sẽ làm cả thế giới chú ý. Vì thế, họ thông qua công ty tư nhân để mua về thì sẽ tránh được dư luận để ý đến. Họ hoàn toàn có thể âm thầm nghiên cứu tàu sân bay mà không bị “làm phiền”. Ngoài ra, còn một lý do nữa cho thấy “sợi dây vô hình” liên kết Chonglot với Quân đội Trung Quốc. Đó là, Chonglot là công ty con của công ty Chin Luck (trụ sở tại Hong Kong). Chủ tịch lãnh đạo Chin Luck lại từng là sĩ quan Quân đội Trung Quốc. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Liên Bang Xô Viết. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Liên Bang Xô Viết. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011
>> 'Xác chết' Varyag về Trung Quốc như thế nào?
Nhãn:
Admiral Kuznetsov,
cảng Đại Liên,
Chonglot,
Chủ tịch lãnh đạo Chin Luck,
Hải quân Trung Quốc,
Liên Bang Xô Viết,
Quân đội Trung Quốc,
Tàu sân bay Varyag
Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011
>> Lật lại hồ sơ chống ‘Star War’ của Liên Xô
Trong chiến tranh lạnh, Mỹ xây dựng kế hoạch ‘Star War’ nhằm chống lại các mối đe dọa không gian từ Liên Xô. Và Liên Xô cũng có kế hoạch đối phó.
Trong những năm 1960-1980, kho vũ khí chiến lược của Liên Xô gồm tên lửa đạn đạo, hệ thống phòng chống tên lửa, vệ tinh quân sự (trang bị vũ khí có khả năng phòng vệ) đã gây ra mối lo sợ lớn đối với Mỹ. Liên Xô cũng nhiều lần thử nghiệm về công nghệ tiêu diệt vệ tinh. Kế hoạch tấn công bằng vũ khí nguyên tử mang tên “Cuộc chiến hạt nhân 7 giờ” đã khiến Mỹ khởi động các chương trình phát triển hệ thống diệt vệ tinh và phòng chống tên lửa mới. "Cuộc chiến hạt nhân 7 giờ" thể hiện khả năng triển khai tấn công hạt nhân trong thời gian ngắn. Trong đó, các vệ tinh quân sự có vai trò quan trọng. Năm 1983, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Ronan Reagan đã công bố chương trình phòng thủ chiến lược mang tên “Star War”. Từ lúc đó, rất nhiều dự án xây dựng các trạm chiến đấu ngoài không gian được tiến hành, sử dụng vũ khí động năng, lazer và nguyên tử. Những động thái từ bên kia bờ Thái Bình Dương buộc các nhà lãnh đạo Xô Viết không thể làm ngơ. Kế hoạch triển khai các vũ khí nhằm đáp trả lại "Star War" bắt đầu. Kế hoạch của Liên Xô bao gồm việc vô hiệu hóa khả năng phòng thủ tên lửa của Mỹ, đồng thời xây dựng các trạm không gian mang vũ khí tấn công. Đây là những vệ tinh Xô Viết có tên “Polyot-1” và “Polyot”-2 được chế tạo nhằm chủ động tiêu diệt các vệ tinh gián điệp của kẻ thù. NPO Energia – vệ tinh được trang bị tên lửa và vũ khí lazer.N PO Energia được phát triển trên nền tảng của hai hệ thống vũ khí: hệ thống 17F19 “Skif” sử dụng tia lazer và hệ thống 17F111 “Kaskad” trang bị tên lửa. Để đưa hệ thống lên quỹ đạo, Liên Xô sử dụng tên lửa đẩy có tên: "Progress”. Trạm không gian dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất mang các mô đun chứa các tên lửa đạn đạo. Khi trạm trong trạng thái sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Một mô đun tàu con thoi “Buran”. Sức mạnh hủy diệt của nó là ở lượng bom hạt nhân bên trong. Những tàu này sau khi xác định được vị trí trên mặt đất sẽ lao về hướng mục tiêu với vai trò như một tên lửa "mẹ". Con tàu sẽ giải phóng các trái bom là các tàu nhỏ bên trong. Còn đây là dự án xây dựng trạm “Skif-D”. Tên lửa đẩy mang hệ thống "Stilet" lên quỹ đạo có chiều dài 40m, đường kính 4,1m và trọng lượng là khoảng 90 tấn. Cấu tạo bên trong lõi hệ thống “Stilet”. Một hệ thống “Stilet” trang bị trên 17F19S. Trạm vũ trụ Hòa Bình được Liên Xô đưa vào hoạt động từ năm 1986. Ngoài chức năng nghiên cứu không gian, Mir còn phục vụ cho hoạt động quân sự. Trạm Hòa bình có khả năng quét và theo dõi nhiều mục tiêu trên mặt đất. Những kỹ sư Nga là những người tiên phong trong việc phát triển bản mẫu của các phương tiện quân sự không gian. Đây là những vũ khí hết sức lợi hại, có thể tiêu diệt mục tiêu mà không gặp bất cứ khả năng chống cự nào. Kế hoạch “Star War” đã khơi mào cho những bùng nổ trong công nghệ vũ khí không gian ngày hôm nay. Tổng thống Gorbachev, người đã đặt dấu chấm hết cho Liên Bang Xô Viết, đồng thời sự tan vỡ này cũng khiến cho tham vọng thống lĩnh vũ trụ của Liên Xô bị tạm dừng.
[BDV news]
|
Nhãn:
chiến tranh lạnh,
Cuộc chiến hạt nhân 7 giờ,
Liên Bang Xô Viết,
Mỹ,
Quân đội Liên Xô,
Ronan Reagan,
Star War,
tên lửa,
Tên lửa đẩy Progress,
Tổng thống Gorbachev
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)