Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Cuộc thầu F-X2

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Cuộc thầu F-X2. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cuộc thầu F-X2. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012

>> Tại sao Nga 'né' chương trình FX-III ở Hàn Quốc


Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm Sukhoi T-50 của Nga rời bỏ cuộc đua trong thương vụ đấu thầu 7,26 tỷ USD ở Hàn Quốc để tránh rò rỉ công nghệ mật.

Ngay sau khi PAK FA từ bỏ cuộc đua ở Hàn Quốc, nhiều chuyên gia đã không khỏi ngạc nhiên và thắc mắc tại sao chiến đấu cơ hiện đại nhất của Không quân Nga lại bỏ gói thầu béo bở này. Mới đây, các chuyên gia quân sự Nga đã chính thức tiết lộ lý do.

Tờ Arms-expo dẫn bình luận của các chuyên gia quân sự Nga cho biết, có ba lý do chính để họ quyết định rút máy bay Sukhoi T-50 ra khỏi chương trình đấu thầu của Không quân Hàn Quốc.

+ Nguyên nhân quan trọng hàng đầu, Nga không muốn chia sẻ các công nghệ phát triển máy bay bí mật của họ với các nước đồng minh của Mỹ, cụ thể là Hàn Quốc.

+ PAK FA T-50 không hy vọng sẽ giành chiến thắng trước đối thủ là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 Lightning II của Mỹ, vì đây là "thị trường truyền thống" của Mỹ.

+ Nga chưa muốn sản xuất máy bay Su-T-50 với số lượng lớn.

Ông Alexander Konovalov, chuyên gia phân tích chiến lược về chính trị và quân sự, viện Nghiên Moscow cho biết: "Việc phát triển máy bay Su-T-50 là bí mật và trong khi chúng tôi mới chỉ có 3 nguyên mẫu của máy bay, thậm chí biến thể xuất khẩu còn chưa được tạo ra".

"Ngoài ra, Hàn Quốc lại là một trong những đồng minh thân cận của Mỹ, do đó các máy bay của Nga sẽ không có cơ hội để thắng thầu trước các máy bay của Mỹ", ông Konovalov nói.

Chương trình nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm PAK FA đang trong quá trình phát triển và có nhiều công nghệ mới hứa hẹn như công nghệ tàng hình Plasma và tàng hình ngụy trang điện tử.

Bên cạnh đó, Su-T-50 còn có hệ thống máy tính mạnh, có thể xử lý lưu lượng thông tin "khổng lồ", hệ thống radar tiên tiến và công nghệ động cơ mới giúp máy bay bay hành trình ở tốc độ siêu âm…

Tất cả những công nghệ này được liệt vào hàng “siêu mật” này có thể bị Hàn Quốc khám phá và tiết lộ với đồng minh Mỹ.



http://nghiadx.blogspot.com
Nguyên nhân chính khiến PAK FA T-50 giã từ cuộc đua tại Hàn Quốc đó là sợ mất bí mật công nghệ.


Vị chuyên gia nhấn mạnh thêm, công nghệ tàng hình của Su-T-50 khác so với công nghệ tàng hình trên máy bay F-22 và F-35 của Mỹ, vì thế, không thể để lộ ra ngoài. Cũng theo ông Konovalov, Nga vẫn chưa triển khai xây dựng nhà máy sản xuất máy bay Su-T-50 nào.

Giám đốc Trung tâm Phân tích và buôn bán vũ khí cầu (TSAMTO), ông Igor Korotchenko tin rằng, việc hỗ trợ tài chính trong chương trình FX-III của Hàn Quốc là "không cần thiết". Bởi, "Nga đang chờ đợi cho một hợp đồng cung cấp 250 máy bay thế hệ thứ năm PAK FA cho Không quân Ấn Độ , những kinh nghiệm tham gia đấu thầu tại Hàn Quốc sẽ được áp dụng trong các chương trình đấu thầu máy bay khác".

Kinh nghiệm cho chúng tôi thấy, gần như Hàn Quốc đã lựa chọn đề xuất máy bay tàng hình thế hệ thứ năm F-35 Lightning II của Lockheed Martin (Mỹ). Bằng chứng là, Seoul đã trả 1 triệu USD để Lockheed Martin cung cấp chi tiết các tài liệu hướng dẫn đối với ứng viên F-35.

Trong chương trình này, chúng tôi nghi ngờ, đã có có một quyết định mang tính chính trị giữa Chính phủ hai nước Hàn Quốc - Mỹ về đề xuất máy bay F-35 của Lockheed Martin, dù các chuyên gia vẫn tin rằng, vẫn có một cuộc cạnh tranh công bằng giữa các máy bay chiến đấu Mỹ với đề xuất máy bay Eurofighter Typhoon của EADS.

Nga đã từng tham gia đấu thầu chương trình cung cấp máy bay chiến đấu cho Không quân Hàn Quốc vào năm 2011. Tuy nhiên, đề xuất máy bay Su-35 của họ đã bị loại trước người chiến thắng là F-15 của Mỹ.

Tuy nhiên, Quân đội Hàn Quốc vẫn đang sử dụng các xe tăng T-80U và xe chiến đấu bộ binh BMP-3 của Nga được mua từ trước đó.

Hàn Quốc đang thực hiện giai đoạn thứ ba của chương trình FX để có thể mua cho Không quân của mình dự kiến 60 máy bay chiến đấu mới, có áp dụng công nghệ tàng hình. Chương trình mua máy bay này được chính phủ Hàn Quốc thông qua nhằm tăng cường khẳ năng bảo vệ bầu trời trước mối đe dọa quân sự từ phía Triều Tiên, cũng như sự gia tăng sức mạnh quân sự của các nước láng giềng như Trung Quốc và Nhật Bản.

Trị giá của gói thầu FX-III lên tới 7,26 tỷ USD, và đây cũng sẽ là hợp đồng mua bán vũ khí có qui mô lớn chưa từng thấy của nước này.

Theo những thông tin mới nhất, đề xuất máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 Lightning II của Lockheed Martin (Mỹ) cũng đang vấp phải những khó khăn đáng kể sau khi cơ quan thu mua quốc phòng Hàn Quốc DAPA đưa ra hai yêu cầu “khó hiểu” là F-35 phải mang được vũ khí bên ngoài và đạt tốc độ bay cực đại Mach 1.6 hoặc lớn hơn.

Tuy có ý phàn nàn đề xuất lạ lùng này, các quan chức Mỹ vẫn khẳng định sẽ thực hiện các yêu cầu này một cách dễ dàng.

Sự kiện năm 1976, khi phi công Viktor Belenko, đã đào ngũ sang Nhật Bản cùng với chiếc MiG-25P Foxbat-A

Mặc dù chiếc MiG-25P này cũng được trao trả lại phía Liên Xô, nhưng trước đó nó đã được tháo ra và nghiên cứu cẩn thận từng chi tiết để phân tích bởi Bộ phận công nghệ tại nước ngoài (giờ là Trung tâm tình báo không trung và không gian quốc gia) của Không quân Hoa Kỳ, tại căn cứ không quân Wright-Patterson gần Dayton, Ohio.

Sau 67 ngày, chiếc máy bay đã được trở về Liên Xô dưới dạng linh kiện rời. Người Mỹ và đồng minh đã nắm được toàn bộ bí mật trên máy bay MiG-25 hiện đại nhất của Không quân Liên Xô thời kỳ đó.

Kết quả, các chuyên gia Mỹ đã cho ra đời loại máy bay F-15 có bề ngoài không khác mấy so với MiG-25P.

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

>> Su-35 trở lại ‘chiến trường’ Brazil



Máy bay tiêm kích Su-35 của Nga sẽ trở lại tham gia cuộc thầu mua tiêm kích đa năng của Không quân Brazil, một nguồn tin trong công nghiệp quốc phòng Brazil cho biết.

Dự kiến, cuộc thầu F-X2 của Không quân Brazil, bị tạm dừng vào đầu năm 2011, sẽ được nối lại trong thời gian tới với tên gọi cuộc thầu F-X3. Nếu các điều kiện chính của cuộc thầu không thay đổi, thì Brazil sẽ ký với hãng thắng thầu hợp đồng mua 36 máy bay và hợp đồng phụ mua thêm 100 chiếc.

Không quân Brazil sẽ chuẩn bị những yêu cầu mới và tất cả các hãng dự thầu cũ hay mới phải một lần nữa thực hiện toàn bộ các thủ tục.

Chính phủ Brazil công bố mở cuộc thầu F-X mua máy bay tiêm kích vào năm 2001, sau đó dừng cuộc thầu này vào năm 2005, rồi cuối năm 2007 lại nối lại với tên gọi F-X2. Một số thông số của cuộc thầu đã được xem xét lại.

Mới đầu tháng 2.2011, TT Brazil Dilma Roussef còn coi F-18E/F là ứng cử viên sáng giá nhất trong 3 ứng cử viên lọt vào chung kết, đồng thời bà vẫn đòi công ty Mỹ phải đáp ứng những điều kiện chuyển giao công nghệ có lợi hơn.

Thế mà, giữa tháng 2.2011, TT Brazil Dilma Roussef đã quyết định dừng cuộc thầu F-X2, hoãn ký hợp đồng với lý do muốn có thêm các công ty dự thầu mới, cũng như xem xét lại hồ sơ thầu của các công ty đã nộp trước đó. Nghĩa là lúc đưa ra quyết định này, Brazil không có ý nói mở thầu lại thành phần dự thầu mới.




Su-35 (sukhoi.org)


Một số báo chí Brazil cho rằng, do việc xem xét lại các hồ sơ thầu, Su-35 của Nga và Typhoon của châu Âu có thể trở lại tham gia cuộc thầu F-X3. Su-35 đã dự thầu cho đến cuối năm 2008, sau đó bị loại khỏi cuộc đua. Không quân Brazil dự kiến mua các tiêm kích mới theo chương trình F-X để thay thế các tiêm kích lạc hậu AMX của AMX International, F-5E Tiger II của Northrop Grumman và Mirage 2000 của Dassault.

Yếu tố chính trị có vai trò không kém phần quan trọng trong việc lựa chọn máy bay thắng thầu của Brazil. Trước khi đình chỉ F-X2, các máy bay lọt vào vòng chung kết cuộc thầu của Brazil là Rafale của Dassault, Pháp; JAS 39 Gripen NG của Saab, Thụy Điển và F/A-18 Super Hornet của Boeing, Mỹ. TT Brazil tiền nhiệm Luiz Inácio Lula da Silva, người rời bỏ chức vụ ngày 31.12.2010, nghiêng về máy bay của Pháp và đã ký hiệp định chiến lược về quốc phòng với Pháp. Nhưng vào tháng 9.2009, ông tuyên bố nhường quyền lựa chọn máy bay thắng thầu cho người kế nhiệm ông. Quan hệ Brazil-Mỹ xấu đi dưới thời ông da Silva, còn tân TT Dilma Roussef đã bày tỏ ý định cải thiện quan hệ với Mỹ.

Nhiều chuyên gia cho rằng, Brazil không đưa ra quyết định cuối cùng về hãng thắng thầu chỉ vì nguyên nhân duy nhất là Bộ Quốc phòng Brazil không có tiền.

Đối với các công ty dự thầu thì cuộc thầu này là một việc cực kỳ tốn kém nên chỉ đáng dự thầu nếu Bộ Quốc phòng Brazik ít nhất trong tuơng lai trung hạn sẽ có tiền thực hiện chương trình, nếu không việc dự thầu có thể tốn kém hơn nữa.


[VietnamDefence news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang