Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Sukhoi T-50-1 PAK FA

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Sukhoi T-50-1 PAK FA. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sukhoi T-50-1 PAK FA. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012

>> Tại sao Nga 'né' chương trình FX-III ở Hàn Quốc


Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm Sukhoi T-50 của Nga rời bỏ cuộc đua trong thương vụ đấu thầu 7,26 tỷ USD ở Hàn Quốc để tránh rò rỉ công nghệ mật.

Ngay sau khi PAK FA từ bỏ cuộc đua ở Hàn Quốc, nhiều chuyên gia đã không khỏi ngạc nhiên và thắc mắc tại sao chiến đấu cơ hiện đại nhất của Không quân Nga lại bỏ gói thầu béo bở này. Mới đây, các chuyên gia quân sự Nga đã chính thức tiết lộ lý do.

Tờ Arms-expo dẫn bình luận của các chuyên gia quân sự Nga cho biết, có ba lý do chính để họ quyết định rút máy bay Sukhoi T-50 ra khỏi chương trình đấu thầu của Không quân Hàn Quốc.

+ Nguyên nhân quan trọng hàng đầu, Nga không muốn chia sẻ các công nghệ phát triển máy bay bí mật của họ với các nước đồng minh của Mỹ, cụ thể là Hàn Quốc.

+ PAK FA T-50 không hy vọng sẽ giành chiến thắng trước đối thủ là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 Lightning II của Mỹ, vì đây là "thị trường truyền thống" của Mỹ.

+ Nga chưa muốn sản xuất máy bay Su-T-50 với số lượng lớn.

Ông Alexander Konovalov, chuyên gia phân tích chiến lược về chính trị và quân sự, viện Nghiên Moscow cho biết: "Việc phát triển máy bay Su-T-50 là bí mật và trong khi chúng tôi mới chỉ có 3 nguyên mẫu của máy bay, thậm chí biến thể xuất khẩu còn chưa được tạo ra".

"Ngoài ra, Hàn Quốc lại là một trong những đồng minh thân cận của Mỹ, do đó các máy bay của Nga sẽ không có cơ hội để thắng thầu trước các máy bay của Mỹ", ông Konovalov nói.

Chương trình nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm PAK FA đang trong quá trình phát triển và có nhiều công nghệ mới hứa hẹn như công nghệ tàng hình Plasma và tàng hình ngụy trang điện tử.

Bên cạnh đó, Su-T-50 còn có hệ thống máy tính mạnh, có thể xử lý lưu lượng thông tin "khổng lồ", hệ thống radar tiên tiến và công nghệ động cơ mới giúp máy bay bay hành trình ở tốc độ siêu âm…

Tất cả những công nghệ này được liệt vào hàng “siêu mật” này có thể bị Hàn Quốc khám phá và tiết lộ với đồng minh Mỹ.



http://nghiadx.blogspot.com
Nguyên nhân chính khiến PAK FA T-50 giã từ cuộc đua tại Hàn Quốc đó là sợ mất bí mật công nghệ.


Vị chuyên gia nhấn mạnh thêm, công nghệ tàng hình của Su-T-50 khác so với công nghệ tàng hình trên máy bay F-22 và F-35 của Mỹ, vì thế, không thể để lộ ra ngoài. Cũng theo ông Konovalov, Nga vẫn chưa triển khai xây dựng nhà máy sản xuất máy bay Su-T-50 nào.

Giám đốc Trung tâm Phân tích và buôn bán vũ khí cầu (TSAMTO), ông Igor Korotchenko tin rằng, việc hỗ trợ tài chính trong chương trình FX-III của Hàn Quốc là "không cần thiết". Bởi, "Nga đang chờ đợi cho một hợp đồng cung cấp 250 máy bay thế hệ thứ năm PAK FA cho Không quân Ấn Độ , những kinh nghiệm tham gia đấu thầu tại Hàn Quốc sẽ được áp dụng trong các chương trình đấu thầu máy bay khác".

Kinh nghiệm cho chúng tôi thấy, gần như Hàn Quốc đã lựa chọn đề xuất máy bay tàng hình thế hệ thứ năm F-35 Lightning II của Lockheed Martin (Mỹ). Bằng chứng là, Seoul đã trả 1 triệu USD để Lockheed Martin cung cấp chi tiết các tài liệu hướng dẫn đối với ứng viên F-35.

Trong chương trình này, chúng tôi nghi ngờ, đã có có một quyết định mang tính chính trị giữa Chính phủ hai nước Hàn Quốc - Mỹ về đề xuất máy bay F-35 của Lockheed Martin, dù các chuyên gia vẫn tin rằng, vẫn có một cuộc cạnh tranh công bằng giữa các máy bay chiến đấu Mỹ với đề xuất máy bay Eurofighter Typhoon của EADS.

Nga đã từng tham gia đấu thầu chương trình cung cấp máy bay chiến đấu cho Không quân Hàn Quốc vào năm 2011. Tuy nhiên, đề xuất máy bay Su-35 của họ đã bị loại trước người chiến thắng là F-15 của Mỹ.

Tuy nhiên, Quân đội Hàn Quốc vẫn đang sử dụng các xe tăng T-80U và xe chiến đấu bộ binh BMP-3 của Nga được mua từ trước đó.

Hàn Quốc đang thực hiện giai đoạn thứ ba của chương trình FX để có thể mua cho Không quân của mình dự kiến 60 máy bay chiến đấu mới, có áp dụng công nghệ tàng hình. Chương trình mua máy bay này được chính phủ Hàn Quốc thông qua nhằm tăng cường khẳ năng bảo vệ bầu trời trước mối đe dọa quân sự từ phía Triều Tiên, cũng như sự gia tăng sức mạnh quân sự của các nước láng giềng như Trung Quốc và Nhật Bản.

Trị giá của gói thầu FX-III lên tới 7,26 tỷ USD, và đây cũng sẽ là hợp đồng mua bán vũ khí có qui mô lớn chưa từng thấy của nước này.

Theo những thông tin mới nhất, đề xuất máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 Lightning II của Lockheed Martin (Mỹ) cũng đang vấp phải những khó khăn đáng kể sau khi cơ quan thu mua quốc phòng Hàn Quốc DAPA đưa ra hai yêu cầu “khó hiểu” là F-35 phải mang được vũ khí bên ngoài và đạt tốc độ bay cực đại Mach 1.6 hoặc lớn hơn.

Tuy có ý phàn nàn đề xuất lạ lùng này, các quan chức Mỹ vẫn khẳng định sẽ thực hiện các yêu cầu này một cách dễ dàng.

Sự kiện năm 1976, khi phi công Viktor Belenko, đã đào ngũ sang Nhật Bản cùng với chiếc MiG-25P Foxbat-A

Mặc dù chiếc MiG-25P này cũng được trao trả lại phía Liên Xô, nhưng trước đó nó đã được tháo ra và nghiên cứu cẩn thận từng chi tiết để phân tích bởi Bộ phận công nghệ tại nước ngoài (giờ là Trung tâm tình báo không trung và không gian quốc gia) của Không quân Hoa Kỳ, tại căn cứ không quân Wright-Patterson gần Dayton, Ohio.

Sau 67 ngày, chiếc máy bay đã được trở về Liên Xô dưới dạng linh kiện rời. Người Mỹ và đồng minh đã nắm được toàn bộ bí mật trên máy bay MiG-25 hiện đại nhất của Không quân Liên Xô thời kỳ đó.

Kết quả, các chuyên gia Mỹ đã cho ra đời loại máy bay F-15 có bề ngoài không khác mấy so với MiG-25P.

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011

>> PAK FA sẽ được trang bị tên lửa R-33



Đầu tháng 9/2011, Nga đã giới thiệu biến thể mới của loại tên lửa Không đối không R-33 (NATO gọi là AA-9 Amos).

Hơn 30 năm qua R-33 chỉ được sử dụng duy nhất trên máy bay tiêm kích - đánh chặn MiG-31. Tuy nhiên, biến thể mới của nó, được đặt tên là RVV-DB có thể được sử dụng trên bất kỳ máy bay chiến đấu nào.

Tầm bắn của RVV-DB lên tới 200 km và có thể tác chiến ở độ cao từ 15 - 25.000m, lớn hơn rất nhiều so với nguyên mẫu vốn có tầm bắn chỉ khoảng 120 km.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa R-33 được trưng bày gần MiG-31.


Cùng với các tên lửa mới được giới thiệu trước đó, hãng GosMKB Vympel thuộc Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật (KTRV - Nga) đã đổi mới cả dòng sản phẩm vũ khí có điều khiển dùng cho tiêm kích thế hệ 5 PAK FA khi không chiến, từ đánh cận chiến cơ động cho đến đánh tầm xa ngoài tầm nhìn.

RVV-BD cho phép PAK FA tấn công các mục tiêu bay quan trọng mà không phải bay vào khu vực sát thương của phòng không đối phương, cũng như có lợi thế trong các tình huống không chiến.

Tầm xa của RVV-DB đạt được bằng cách sử dụng động cơ đẩy 2 tầng nhiên liệu rắn. Tên lửa điều khiển bằng phương pháp quán tính trong giai đoạn đầu và sử dụng radar bán chủ động với góc quét ± 60°, có khả năng chống nhiễu tốt để tấn công mục tiêu trong giai đoạn cuối.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa AIM-54 Phoenix trang bị cho F-14 Tomcat.


R-33 có tính năng tương tự như tên lửa AIM-54 Phoenix của Mỹ (đã được quân đội Mỹ cho nghỉ hưu năm 2004). Tên lửa của Mỹ đi vào phục vụ vào năm 1974 còn R-33 phục vụ từ năm 1981.

Phoenix có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 200 km, được thiết kế để sử dụng duy nhất trên máy bay chiến đấu F-14, với hệ thống kiểm soát bắn và một radar mạnh, máy bay F-14 có thể theo dõi 24 mục tiêu cùng một lúc và phóng đồng thời 6 tên lửa để tiêu diệt một trong nhiều mục tiêu.

AIM-54 Phoenix nặng khoảng 500 kg, di chuyển với tốc độ 1.300 m/giây và có một đầu đạn trọng lượng 61,4 kg.

Theo một số nguồn (thông tin chưa được xác nhận), Iran đã sử dụng tên lửa Phoenix để bắn hạ máy bay Iraq trong cuộc chiến tranh Iran - Iraq trong giai đoạn 1980-1988. Iran là nước duy nhất nhận được tên lửa Phoenix từ Mỹ.

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

>> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 5)



Cuộc đua tiêm kích thế hệ 5, từ cuối thập niên 1970 sang đầu thế kỷ 21 đã sôi nổi hơn, với sự tham gia của các đối thủ nặng ký khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc…

>> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 1)
>> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 3)
>> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 4)

Kỳ 5: Cuộc đua tăng tốc

Không quân thế giới tất yếu sẽ chuyển sang thế hệ 5 trong những thập kỷ tới. Một số ít cường quốc có tham vọng lớn và tiềm lực như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản thì tự phát triển các máy bay này. Nhiều nước thiếu tiềm lực thì chọn giải pháp hợp tác phát triển rồi mua, hoặc tự mua.

Giải pháp thứ ba là mua sắm các tiêm kích 4+, 4++ nhưng có một số tính năng tiếp cận thế hệ 5.

Ấn Độ: FGFA, AMCA, F-35 và Super Sukhoi

Chịu chơi nhất trong tốp đối thủ mới gia nhập cuộc đua thế hệ 5 là Ấn Độ. Họ cùng lúc theo đuổi 2 chương trình tiêm kích thế hệ 5 là FGFA (hợp tác với Nga) và AMCA. Ấn Độ dự định mua sắm 250 - 300 tiêm kích FGFA 2 chỗ ngồi (dựa trên T-50 của Nga) trị giá hơn 30 tỷ USD.

AMCA là tiêm kích tàng hình, thế hệ 5, đa năng, cỡ 25 tấn, một chỗ ngồi, trang bị 2 động cơ. AMCA sẽ thay thế Jaguar, MiG-27 và tăng cường cho các loại tiêm kích FGFA, Su-30MKI, Tejas và MRCA.

Thiết kế cuối cùng của AMCA sẽ được đệ trình Không quân Ấn Độ vào năm 2012, sau đó bắt đầu phát triển toàn quy mô máy bay. Dự kiến, AMCA cất cánh lần đầu năm 2017 và trang bị năm 2020.

Nga cũng sẽ nâng cấp các tiêm kích thế hệ 4+ Su-30MKI hiện có và sản xuất mới cho Không quân Ấn Độ (IAF) lên tiêu chuẩn Super Sukhoi bằng công nghệ tiêm kích thế hệ 5. Trị giá hợp đồng dự đoán là 1 tỷ USD. Ngoài ra, Ấn Độ cũng có thể xem xét mua F-35 Lightning II mà Mỹ đã năm lần bảy lượt tha thiết mời chào.

Nhật Bản: ATD-X và F-35

Nhật Bản đã lao vào phát triển tiêm kích tàng hình thế hệ 5 ATD-X Shinshin. Nguyên nhân chính không phải là Mỹ từ chối bán F-22, mà do Trung Quốc đã bắt đầu bay thử nghiệm J-20 và Hàn Quốc đang đẩy nhanh các chương trình tiêm kích tàng hình F-X và KF-X.

Năm 2004, Nhật quyết định tiến hành chương trình ATD-X Shinshin. Vì Nhật có ý định mua F-22 của Mỹ để trang bị, nên mục tiêu ban đầu của dự án chỉ là chế tạo mẫu trình diễn công nghệ nhằm chứng tỏ khả năng sản xuất vũ khí công nghệ cao của Nhật.

Sau khi nỗ lực đàm phán mua F-22 kết thúc thất bại năm 2009, dự án Shinshin được nâng lên quy chế thiết kế tiên tiến để có thể nhận vào trang bị khi hoàn thành.


http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 ATD-X của Nhật Bản.


Shinshin là tiêm kích tàng hình, trang bị động cơ có điều khiển vector lực đẩy, radar mạng pha chủ động, công nghệ tự khôi phục khả năng điều khiển bay SRFCC, các hệ thống điều khiển từ xa bằng sợi quang, đối phó điện tử, tác chiến điện tử, trao đổi thông tin thống nhất. Shinshin dự kiến còn có thể mang cả vũ khí viba.

Hai mẫu chế thử ATD-X sẽ được lắp động cơ nước ngoài. Còn các máy bay sản xuất loạt sẽ được lắp động cơ XF5-1 do Nhật phát triển. Dự kiến, ATD-X sẽ bay thử vào năm 2014 và có thể được đưa vào trang bị năm 2018-2020.

Nhật cũng đang xúc tiến chương trình F-X để thay thế các máy bay lạc hậu F-4EJ và F-15J. Nhật Bản sẽ lựa chọn loại tiêm kích thắng thầu vào tháng 12/2011 để mua sắm trong tài khóa 2012 và đưa vào trang bị năm 2016.

Các ứng viên vòng cuối là F-35, F/A-18E/F và EF-2000 Typhoon. Bộ Quốc phòng Nhật muốn mua F-35, song thời hạn hoàn tất phát triển F-35 liên tục bị trì hoãn và tăng giá, trong khi Nhật muốn có máy bay sớm. Vì thế, số phận của Shinshin có thể sẽ phụ thuộc nhiều vào số phận của F-35.

Hàn Quốc: F-35 và KF-X

Tháng 2/2011, Hàn Quốc quyết định thực hiện giai đoạn 3 chương trình tiêm kích thế hệ mới F-X (F-X III), mua 60 tiêm kích tàng hình, trị giá 8-9 tỷ USD, bắt đầu vào năm 2012.

Theo giới quân sự Hàn Quốc, mục tiêu chính của F-X III là mua F-35 mặc dù tham gia cuộc thầu còn có F-15SE Silent Eagle, Typhoon và mới đây là cả PAK FA T-50 của Nga.

Hàn Quốc cũng đang tiến hành chương trình tiêm kích thế hệ 4+ KF-X, có ứng dụng công nghệ tàng hình và tính năng cao hơn F-16, Rafale, Typhoon, nhưng thua kém F-22 và F-35.

Hàn Quốc và Indonesia đã thỏa thuận hợp tác đầu tư phát triển KF-X. Indonesia dự kiến sẽ mua 50 chiếc, Hàn Quốc mua đến 60 chiếc KF-X. Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Brazil và Italia cũng quan tâm đến khả năng tham gia chương trình KF-X.

Tuy nhiên, Hàn Quốc cũng đang xem xét khả năng hợp nhất F-X III và KF-X.

Tràn ngập thế hệ 5

Trong vài thập niên tới, tiêm kích thế hệ 5 sẽ lan tràn khắp thế giới và cuộc cạnh tranh chủ yếu khai diễn sau năm 2025 giữa PAK FA và F-35.

Theo dự báo của Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí thế giới TsAMTO (Nga), PAK FA và F-35 sẽ thống lĩnh thị trường tiêm kích thế giới từ năm 2025. Máy bay của Trung Quốc và các nước khác không phải là đối thủ của máy bay Mỹ và Nga.

Về triển vọng xuất khẩu PAK FA T-50, Chủ tịch OAK Mikhail Pogosyan cho rằng, nhu cầu đối với Т-50 khoảng 600 chiếc, trong đó Không quân Nga mua 200 chiếc, Không quân Ấn Độ - 200 chiếc (FGFA) và 200 chiếc bán cho các nước khác. Theo dự báo ban đầu, đến năm 2045-2050, Mỹ sẽ sản xuất tổng cộng 4.500 chiếc F-35, trong đó, Mỹ mua 3.340 chiếc, 10 nước đối tác mua 897 chiếc.

Như vậy, châu Á-Thái Bình Dương sẽ tràn ngập tiêm kích thế hệ 5. Việt Nam dự báo sẽ là khách hàng thứ ba mua T-50 với số lượng mua từ 12-36 chiếc từ năm 2018-2035. Tuy vậy, căn cứ nhu cầu quốc phòng, khả năng tài chính và kinh nghiệm, Việt Nam có thể sẽ ưu tiên hiện đại hóa phòng không để tăng khả năng chống máy bay tàng hình, kể cả tiêm kích thế hệ 5. Tiêm kích thế hệ 5 sẽ dừng sản xuất vào năm 2050-2055. Từ năm 2060, Nga, Mỹ sẽ tập trung phát triển tiêm kích thế hệ 6 không người lái

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

>> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 3)



Là máy bay tiêm kích thế hệ 5 thứ ba trên thế giới, PAK FA T-50 (Nga) đã xóa bỏ sự độc quyền của Mỹ về máy bay tàng hình và tiêm kích thế hệ 5.

>> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 1)
>> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 2)

Việt Nam được dự báo sẽ là khách hàng thứ ba mua PAK FA, sau Nga và Ấn Độ.

Kỳ 3: Phá thế độc quyền

Tiêm kích thế hệ 5 thử nghiệm Т-50-1 của Nga với tên gọi chính thức là hệ thống máy bay chiến thuật tương lai (PAK FA) cất cánh lần đầu tiên vào ngày 29/1/2010.

Đây được coi là sự đáp trả đối với F-22 Raptor của Mỹ, qua đó tái khẳng định vị thế cường quốc hàng không của Nga.

Uy hiếp các đối thủ Mỹ

PAK FA là tiêm kích hạng nặng đa năng, một chỗ ngồi, hai động cơ. Máy bay có thể tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu trên không, mặt đất và trên biển, kể cả các mục tiêu nhỏ và cơ động, trong mọi thời tiết, suốt ngày đêm, khi đối phương sử dụng nhiễu tích cực, bảo đảm bí mật trong sử dụng, có các khả năng tàng hình, siêu cơ động, bay siêu hành trình dài và cất/hạ cánh đường băng ngắn.

T-50 là máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên, có độ bộc lộ radar nhỏ nhất của Nga, nhưng vẫn lớn hơn F-22 của Mỹ một chút vì Nga chú trọng hơn khả năng cơ động ở tiêm kích thế hệ 5 và giá cả, trong khi Mỹ nhấn mạnh yếu tố tàng hình.


http://nghiadx.blogspot.com
Siêu phẩm T50 của Nga. Ảnh: Topwar-ru


Công trình sư trưởng T-50 Aleksandr Davydenko cho biết, PAK FA kém F-22A, nhưng không nhiều. F-22 có tiết diện radar 0,3-0,4 m2, còn tiết diện radar của T-50 được cho là khoảng 0,5 m2.

Hệ thống avionics trên máy bay là loại hiện đại nhất của Nga, có mức độ trí năng, tự động hóa rất cao, bảo đảm khả năng tác chiến lấy mạng làm trung tâm cho PAK FA. Đây là sự kết hợp các chức năng của phi công điện tử và radar tiên tiến anten mạng pha chủ động, cho phép giảm tải cho phi công để phi công tập trung vào thực hiện nhiệm vụ chiến đấu.

Máy bay có hệ thống trao đổi dữ liệu chiến thuật thời gian thực. Phi công được cung cấp đầy đủ thông tin do các khí tài trên máy bay thu thập và từ các nguồn khác.

Máy bay được trang bị một số radar và trạm định vị quang học làm việc ở các dải tần khác nhau để phát hiện máy bay tàng hình của đối phương, các hệ thống laser và quang-điện tử, trạm gây nhiễu quang-điện tử chủ động...

Radar mạng pha chủ động băng X siêu hiện đại do Viện NIIP Tikhomirov phát triển được cho có thể bắt bám đến 60 mục tiêu bay và bắn 16 mục tiêu, ở tầm xa tới 400 km.

Radar bổ trợ băng L cho phép tăng khả năng kháng nhiễu, khả năng sống còn và tăng hiệu quả phát hiện mục tiêu tàng hình. Trạm định vị quang học (có thể là OLS-50М) cho phép phát hiện máy bay tàng hình ở tầm xa, tạo ra lợi thế khi không chiến với F-22 và F-35.

Phi công PAK FA cũng được trang bị các thiết bị hỗ trợ thế hệ mới như mũ bay ZSh-10 tích hợp hệ thống phát hiện và chỉ thị mục tiêu, ghế thoát hiểm thế hệ 5 K36D-3,5.

Các mẫu chế thử T-50 và các mẫu sản xuất đầu tiên được lắp động cơ tạm thời Izdelie 117 (117S) của tiêm kích thế hệ 4++ Su-35S. Tuy vẫn cho phép T-50 bay hành trình siêu âm không tăng lực, động cơ 117S chưa có tất cả các tính năng của động cơ thế hệ 5.

Chưa có động cơ thế hệ 5 là điểm yếu cơ bản, “gót chân Achilles” của chương trình PAK FA. Sự cố một chiếc T-50 không thể cất cánh trình diễn hôm 21.8.2011 tại MAKS-2011 do trục trặc ở một động cơ như khẳng định sự lo ngại này.


http://nghiadx.blogspot.com
T-50 – đối thủ cạnh tranh của F-22A (bên phải). Ảnh: pakfa-ucoz-ru


“S-400 trên không” và sát thủ tàu sân bay

Về trang bị vũ khí, T-50 có ưu thế là các khoang vũ khí bên trong có sức chứa kỷ lục đối với các máy bay có kích thước tương tự. Máy bay được trang bị nhiều loại tên lửa đối không, đối đất và đối hạm tiên tiến nhất, có tầm bắn xa gấp đôi các loại tương tự của Mỹ, các loại bom thông minh cỡ đến 500 kg và hai pháo 30 mm.

PAK FA được mệnh danh là “S-400 trên không”, sát thủ máy bay chỉ huy-báo động sớm và tàu sân bay nhờ được trang bị tên lửa đối không tầm siêu xa izd. 810 tầm bắn 400-420 km (tương tự tầm bắn của hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-400 Triumf) và tên lửa hành trình chống hạm siêu vượt âm BrahMos-II bay nhanh nhất thế giới, gấp 7 lần tốc độ âm thanh (7М).

Các tên lửa đối không tầm trung trang bị cho PAK FA là izd. 180-PD tầm bắn 250 km và izd. 180 tầm 110-140 km. Khi cận chiến, PAK FA sử dụng tên lửa tầm gần cơ động cao mới K-MD (izd. 300), lắp đầu tự dẫn ảnh nhiệt matrix với khả năng phân biệt hình ảnh và tầm bắt mục tiêu xa gấp đôi, có thể tiêu diệt máy bay tiêm kích cơ động cao, thậm chí cả tên lửa đang bay đến.

Tại Triển lãm MAKS-2011, Tổng giám đốc và Tổng công trình sư Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật KTRV Boris Obnosov cho biết, KTRV đã phát triển loại tên lửa mới cho tiêm kích thế hệ 5 Т-50 (PAK FA) tầm bắn 200 km, sẽ sản xuất thử nghiệm trong năm 2011 và bắt đầu sản xuất loạt từ năm 2012. Theo KTRV, T-50 sẽ được trang bị một pháo 30 mm, các tên lửa đối không tầm ngắn, trung và xa RVV-MD, RVV-SD và RVV-BD, các bom KAB-500.

Tổng cộng, có 14 loại vũ khí đang được phát triển cho PAK FA. Đặc biệt, PAK FA có tuyệt chiêu “hồi mã thương” lợi hại là khả năng tác chiến ở bán cầu sau. Với các radar quan sát phía sau, máy bay có thể phóng ngược tên lửa để chặn đánh các đối phương đang truy đuổi ở phía sau, không cần quay đầu lại để phóng tên lửa.

Theo một dự báo của Nga, các khách hàng tiềm năng mua PAK FA ở Đông Nam Á là Indonesia (mua 6-12 chiếc vào năm 2028-2032), Việt Nam (12-24 chiếc, 2030-2035) và Malaysia (12-24 chiếc, 2035-2040).

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

>> Su-T-50 trang bị công nghệ tàng hình plasma và ngụy trang điện tử



Máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Nga là Su T-50 sẽ ứng dụng công nghệ tàng hình mới giúp máy bay không bị phát hiện ngay cả với mắt thường.

Công nghệ tàng hình Plasma

Công nghệ tàng hình truyền thống mà nhiều quốc gia đang sử dụng, điển hình nhất là các máy bay chiến đấu thế hệ mới nhất như F-117, B-2, F-22 và cả J-20 của Trung Quốc, đó là sử dụng các kết cấu góc cạnh làm tán xạ sóng điện từ đi tất cả các hướng kết hợp với các vật liệu mới và lớp sơn phủ đặc biệt hấp thụ sóng radar, giảm bức xạ nhiệt hồng ngoại do động cơ thải ra…

http://nghiadx.blogspot.com


Tuy nhiên, đối với Sukhoi PAK FA T-50, người Nga lại phát triển công nghệ hoàn toàn mới mẻ là "tàng hình Plasma" hay còn được biết đến với tên “công nghệ tàng hình chủ động”.

Công nghệ này đưa ra qui trình sử dụng khí ion hóa để giảm tiết diện phản xạ radar (Radar cross section – RCS). Khí ion hóa sẽ bao trùm toàn bộ máy bay và hấp thụ năng lượng điện từ của sóng radar, qua đó gây khó khăn cho việc phát hiện máy bay từ hệ thống phòng không đối phương.

Công nghệ tàng hình ngụy trang

Tuy nhiên Nga không chỉ muốn máy bay của mình tàng hình trước radar của đối phương mà còn tàng hình ngay cả với mắt thường và các thiết bị quang học. Điều đó thúc đẩy Nga phát triển một công nghệ tàng hình hoàn toàn mới là "ngụy trang điện tử" bằng việc sử dụng các vật liệu đặc biệt.

Bề mặt của máy bay sẽ được chụp ảnh theo thời gian thực, trong môi trường nó đang hoạt động. Thông qua máy tính tiên tiến và sử dụng các vật liệu đặc biệt, máy ảnh sẽ chiếu những hình ảnh lên bề mặt của máy bay để làm cho nó trông giống như bầu trời và địa hình xung quanh, đồng nghĩa với việc khoác lên PAK FA một chiếc áo ẩn mình.

Công nghệ "ngụy trang điện tử" này từng được công chúng biết đến trong bộ phim "Die Another Day", khi chiếc xe hơi Aston Martin của điệp viên 007 vô hình với mắt thường.


http://nghiadx.blogspot.com
T-50 sẽ ứng dụng công nghệ "tàng hình điện tử".


Khi đó máy bay chiến đấu đa chức năng PAK FA T50 có thể thực hiện nhiệm vụ cất cánh tấn công mặt đất vào ban ngày, nó sẽ không cần phải tấn công vào ban đêm giống như một số máy bay ném bom của Mỹ hiện nay đã nghỉ hưu như F-117, và có thể là F-35.

Tàng hình có thể giúp cho PAK FA T50 chiếm được lợi thế trong không chiến khi mà phi công của đối phương không thể nhìn thấy nó bằng mắt thường. Tuy nhiên, F-35 được trang bị với hệ thống cảm biến quang điện hiện đại, cho phép phi công nhìn xa hàng trăm km với màn hình hiển thị nhiệt phát ra bởi một PAK FA.

Cho dù các PAK FA T50 sẽ có công nghệ "ngụy trang điện tử" hay không, thì điều quan trọng là Mỹ triển khai một lực lượng đủ mạnh của các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 ăm có khả năng đáp ứng trước các thách thức tiềm năng như PAK FA của Nga hoặc J-20 của Trung Quốc.

Mỹ sẽ cần một số lượng đủ lớn của các máy bay chiến đấu thế hệ năm để giảm được thiệt hại, chống lại những đối thủ tiềm năng và có ưu thế về số lượng trong một cuộc chiến tranh với một sức mạnh không quân lớn.

Quốc hội Nga đang xem xét các tác động của việc xuất khẩu máy bay chiến đấu tàng hình này cho các quốc gia khác. Ngoài Ấn Độ, Nga có thể bán PAK FA cho Iran nếu lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc được gỡ bỏ, hoặc sang các nước Arab nếu Mỹ từ chối bán F-35, cũng như Venezuela, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, và có lẽ ngay cả Trung Quốc, khi mà PAK FA được đánh giá cao hơn so với J-20 còn nhiều ẩn số.

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

>> Nga thử nghiệm thành công máy bay tiêm kích siêu âm thế hệ 5



[Vitinfo news] Đến năm 2013, Bộ Quốc phòng Nga sẽ được nhận 10 chiếc máy bay T-50 đầu tiên, và sẽ mua thêm 60 máy bay tiêm kích T-50. Theo đánh giá, trong tương lai lực lượng không quân Nga cần có tới 150 máy bay tiêm kích loại này.

Cách đây một tuần Nga đã thử nghiệm thành công loại máy bay tiêm kích siêu âm mới nhất thế hệ 5 T-50.

Đến năm 2013, Bộ Quốc phòng Nga sẽ được nhận 10 chiếc máy bay T-50 đầu tiên. Số máy bay này được đưa đến Trung tâm đào tạo chuyển loại phi công ở thành phố Lipetsk. Từ năm 2015 loại máy bay T-50 sẽ được sản xuất hàng loạt.




Ngoài 10 chiếc trên, theo kế hoạch trang bị vũ khí giai đoạn 2011-2020, Bộ Quốc phòng Nga sẽ mua thêm 60 máy bay tiêm kích T-50. Theo đánh giá, trong tương lai lực lượng không quân Nga cần có tới 150 máy bay tiêm kích loại này.

Các tính năng kỹ-chiến thuật của máy bay T-50 được hoàn toàn giữ bí mật. Theo các nguồn tin chính thức, loại máy bay này có tính cơ động rất cao và có khả năng tác chiến ban ngày cũng như ban đêm, trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào. Loại máy bay này có hệ thống tự động điều khiển thông minh và có khả năng cất cánh, hạ cánh trên đường băng có độ dài (300-400) mét.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang