Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo đã nhận được hồ sơ đấu thầu hợp đồng cung cấp 60 máy bay tiêm kích F-X III. Các công ty tham gia gồm Lockheed Martin, Boeing và Eurofighter. Mẫu tiêm kích F-35A của Lockheed Marti Phía Hàn Quốc cũng cho biết thêm có thể kéo dài thời hạn chót đăng ký đấu thầu tới tháng 10/2012. Gói thầu cung cấp 60 máy bay tiêm kích cho quân đội Hàn Quốc được công bố từ tháng 1/2012. Lockheed Martin chào hàng máy bay tiêm kích thế hệ 5 F-35A. Trong khi đó, Boeing tham gia đấu thầu với F-15 Silent Eagle. Còn hãng Eurofighter của châu Âu tham gia với mẫu tiêm kích Typhoon. Nga cũng có ý định tham gia đấu thầu với mẫu tiêm kích T-50. Tuy nhiên, cho tới nay Nga vẫn chưa nộp hồ sơ. Ngoài ra, nhiều khả năng hãng chế tạo máy bay Saab của Thuỵ Điển cũng sẽ tham gia đấu thầu với mẫu tiêm kích JAS-39 Gripen. Tiêm kích JAS-39 Gripen của Thuỵ Điển Báo chí Hàn Quốc cho biết, trong tháng 6 này, các chuyên gia của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc sẽ bắt đầu các cuộc thử nghiệm F-35A. Tới tháng 8, phía Hàn Quốc tiếp tục “xét” tới mẫu tiêm kích F-15 Silent Eagle. Mẫu Eurofighter Typhoon sẽ được thử nghiệm vào tháng 9 tới. Một trong những phần thử nghiệm sẽ được tiến hành trên thực địa. Còn lại, các cuộc thử nghiệm sẽ được tiến hành trên cơ sở mô hình các loại máy bay trên máy tính. Tiêm kích F-15 Silent Eagle của Boeing Các nguồn tin cho biết Seoul sẵn sàng chi 8,29 nghìn tỷ won (7,9 tỷ USD) cho gói thầu này. 60 chiếc tiêm kích mới được gọi là F-X III sẽ thay thế những chiếc F-4E Phantom II và F-5E Tiger II đã lạc hậu hiện đang được trang bị cho quân đội Hàn Quốc. Nhiều ý kiến cho rằng khả năng thắng thầu đang nghiêng về hai mẫu tiêm kích của Mỹ là F-35A và F-15 Silent Eagle. Tiêm kích Typhoon của châu Âu Trước đó, trong giai đoạn 2 hiện đại hoá tiêm kích F-X II từ năm 2007-2008, Hàn Quốc đã mua 21 chiếc F-15K Slam Eagle của Mỹ. Đây là phiên bản của mẫu tiêm kích F-15E Strike Eagle cho không quân Hàn Quốc. Tiêm kích thế hệ 5 T-50 của hãng máy bay Nga Sukhoi Về tổng thể, theo chương trình F-X, Hàn Quốc sẽ mua tổng số 120 máy bay tiêm kích mới cho không quân nước này đến năm 2020. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Hàn Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Hàn Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012
>> Hàn Quốc cần 60 máy bay tiêm kích F-X III
Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012
>> Tiêm kích thế hệ 5 của Hàn Quốc giống J-20 ?
Theo tuyên truyền của tờ Phương Đông (dẫn lời báo Hàn Quốc?-PV) máy bay J-20 Trung Quốc phù hợp với môi trường công nghệ của châu Á hiện nay, tính cơ động là chính, tính tàng hình là phụ. >> Kỷ nguyên mới : Kỉ nguyên của tiêm kích thế hệ 6 >> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 2) Phương án máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm KFX200 của Hàn Quốc. Theo truyên truyền của tờ Phương Đông ngày 11/6, trang mạng quân sự Hàn Quốc “Diễn đàn Không quân Shilla” có bài viết phân tích về tính năng và triển vọng phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm KFX200 mới được Hàn Quốc công bố. Bài viết cho rằng, đối với Hàn Quốc, chương trình KFX200 (kiểu máy bay thông thường hạng nhẹ) cơ bản phù hợp với nhu cầu của Hàn Quốc. Tham khảo kinh nghiệm chương trình máy bay chiến đấu Shin shin Nhật Bản, xuất phát từ độ hoàn thiện của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm và sự bảo hộ công nghệ, trong ngắn hạn Mỹ sẽ không bán cho đồng minh công nghệ lõi máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Trong khi đó báo Trung Quốc tự tin khi nói rằng, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Trung Quốc phù hợp hơn với môi trường sử dụng của châu Á (?-PV). Trên cơ sở đó, Hàn Quốc cần tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc, dựa trên công nghệ hiện có, thông qua nâng cấp tích hợp có hiệu quả, phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm có tính cơ động là chính, bỏ qua một phần tính năng tàng hình. Theo bài báo, thứ nhất, máy bay chiến đấu tàng hình thông thường hạng nhẹ phù hợp với nhu cầu trang bị của Hàn Quốc. Hàn Quốc là một nước châu Á coi trọng phát triển trang bị không quân không thua gì bất cứ nước nào trong khu vực. Năm 2010, Hàn Quốc đã sở hữu lô máy bay chiến đấu ném bom F-15K đầu tiên do Mỹ chế tạo. Sau khi có được khả năng tấn công không đối đất tầm xa mạnh nhất khu vực Đông Bắc Á, gần đây Hàn Quốc lại đưa ra chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm KFX200 được nâng cấp hệ thống. KFX200 Hàn Quốc. Điều khác biệt so với Nhật Bản là, chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Hàn Quốc ngay từ khi bắt đầu đã dựa vào phát triển máy bay chiến đấu hạng nhẹ, chỉ nghiên cứu có hạn về máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm hạng nặng, dự trữ công nghệ phục vụ cho nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu hạng nhẹ. Nhìn vào góc độ công nghệ, sự lựa chọn này của Hàn Quốc là đúng đắn. Nhìn vào quá trình Nhật Bản nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu Shin shin, cho dù là đồng minh tin cậy của Mỹ, không những không giành được công nghệ máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm tiên tiến, hoàn thiện của Mỹ, hơn nữa do Mỹ muốn loại bỏ đối thủ cạnh tranh vũ khí trang bị, trong quá trình nghiên cứu phát triển, Nhật Bản thậm chí còn chịu sức ép nghiêm trọng từ Mỹ. Theo đó, nhìn vào khả năng công nghệ hàng không có hạn, Hàn Quốc xác định máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm là máy bay hạng nhẹ, trên cơ sở đó, một mặt có thể bảo đảm hoàn thành chương trình khi ít nhận được sự hỗ trợ công nghệ từ bên ngoài, mặt khác cũng có thể phối hợp khả năng chiến đấu với máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư hiện có tính năng còn tốt, bảo đảm tận dụng có hiệu quả nhất nguồn lực quốc phòng. Trước đó, Hàn Quốc phải giải đáp một câu hỏi gai góc nhất, đó là trong tình hình không thể chỉ dựa vào sức mạnh công nghệ trong nước để hoàn thành nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, trong các phương án máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm hiện có trên thế giới, loại nào có thể để Hàn Quốc tham khảo nhiều hơn? Báo Phương Đông nói rằng: Câu trả lời là Trung Quốc. Mô hình máy bay chiến đấu KFX của Hàn Quốc. Thứ hai, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Trung Quốc phù hợp với môi trường sử dụng của châu Á (?-PV), so sánh tính năng công nghệ đơn thuần, có thích hợp với môi trường sử dụng hay không mới là tiêu chuẩn cơ bản nhất đánh giá một loại trang bị có thành công hay không. Đối với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, trong các chương trình nghiên cứu phát triển hiện có, J-20 của Trung Quốc chắc chắn là máy bay chiến đấu thích hợp với môi trường sử dụng của thế kỷ châu Á. Điều cần chỉ ra là, môi trường sử dụng ở đây nghiêng hơn về “môi trường công nghệ” truyền thống, chứ không phải “môi trường tác chiến”. Mọi người đều biết, riêng về môi trường tác chiến của máy bay chiến đấu, châu Á và các khu vực khác của thế giới hoàn toàn không có sự khác biệt rõ rệt. Nhưng môi trường công nghệ lại hoàn toàn khác. Cùng với việc Trung Quốc phát triển thành công máy bay chiến đấu J-20, Đông Bắc Á trở thành khu vực thứ ba thế giới có chương trình nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, sau Bắc Mỹ, Đông Âu. Nhưng, điều cần chỉ ra là, môi trường công nghệ của khu vực Đông Bắc Á về tổng thể lạc hậu so với Bắc Mỹ và Đông Âu. Vì vậy, ở khu vực này, trong bất cứ cuộc xung đột nào, máy bay chiến đấu quá tiên tiến đều khó được cả bên tấn công và bên phòng thủ ứng dụng có hiệu quả. Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc. Thành tựu của J-20 ở chỗ, tính năng công nghệ và quá trình phát triển của nó hoàn toàn được tiến hành khi thao khảo môi trường sử dụng khách quan của Đông Bắc Á. J-20 mặc dù về tổng thể giữ được đặc điểm công nghệ nhất định của F-22, nhưng đã tái điều chỉnh tiêu chuẩn “5S” do Mỹ xác lập và đã tiến hành chọn lựa thích hợp, từ đó đồng thời đã bảo đảm được tính khả thi và tính tiên tiến của máy bay chiến đấu J-20. Đối với Hàn Quốc, điều quý nhất từ kinh nghiệm của Trung Quốc là, cần làm rõ khách quan giá trị thực của máy bay chiến đấu trong tương lai gần, không chạy theo mù quáng, nghiên cứu phát triển được máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm phù hợp với nước mình và môi trường sử dụng của châu Á. Xét tới điều đó, tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc, nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm lấy tính cơ động làm chính, tính tàng hình làm phụ là phù hợp nhất với con đường phát triển của Hàn Quốc. Thứ ba, Hàn Quốc có thể học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm lấy tính cơ động làm chính, lấy tính tàng hình làm phụ.(Hiện máy bay J-20 của Trung Quốc mới đang ở giai đoạn thử nghiệm, động cơ chính của loại phản lực này nhiều khả năng vẫn là động cơ do Nga chế tạo - PV) Nhìn vào ý tưởng máy bay chiến đấu KFX200 được Hàn Quốc công bố hiện nay, nó rất giống máy bay chiến đấu J-20 thu nhỏ, tiêu chí nổi bật nhất chính là trên ống hút gió có lắp một cặp cánh vịt. Mô hình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm KFX200 của Hàn Quốc. Mọi người đều biết, cánh con vịt cải thiện đáng kể tính cơ động cho máy bay chiến đấu, nguồn gốc nghiên cứu phát triển nó có thể tìm hiểu các loại máy bay của Đức Quốc xã cuối thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng, dựa vào quan điểm của Mỹ, cánh vịt tác động tiêu cực rất lớn đến tính năng tàng hình, sẽ trở thành nguồn phản xạ rất lớn dễ bị radar phát hiện. Nhưng, vấn đề ở chỗ, F-22 và F-35 của Mỹ đều không áp dụng cánh con vịt, tính năng tàng hình của chúng không chỉ chưa thể đạt tiêu chuẩn, mà việc theo đuổi quá mức tính năng tàng hình đã có ảnh hưởng đến tính năng tổng thể của máy bay chiến đấu. Xét theo đó, Trung Quốc lần đầu tiên áp dụng cánh vịt trên máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, thực chất là xác lập cho J-20 tiêu chuẩn công nghệ lấy tính cơ động làm chủ, tính tàng hình là phụ. Trong khi đó, chương trình KFX200 của Hàn Quốc rõ ràng đã tham khảo tư tưởng thiết kế của Trung Quốc. Nhưng lúc này Hàn Quốc phải chú ý một chi tiết công nghệ then chốt, đó là mặc dù trong nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Trung Quốc và Mỹ, tồn tại quan điểm khác nhau về tính năng tàng hình, nhưng đều cho rằng máy bay chiến đấu cần đồng thời có khả năng tuần tra siêu âm và siêu cơ động. Máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ. Vì vậy, trong tình hình chưa thể được đảm bảo đầy đủ động cơ như Trung Quốc, Hàn Quốc cần thận trọng tham khảo kinh nghiệm phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Trung Quốc. Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc bay thử. |
Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012
>> Tại sao Nga 'né' chương trình FX-III ở Hàn Quốc
Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm Sukhoi T-50 của Nga rời bỏ cuộc đua trong thương vụ đấu thầu 7,26 tỷ USD ở Hàn Quốc để tránh rò rỉ công nghệ mật.
Ngay sau khi PAK FA từ bỏ cuộc đua ở Hàn Quốc, nhiều chuyên gia đã không khỏi ngạc nhiên và thắc mắc tại sao chiến đấu cơ hiện đại nhất của Không quân Nga lại bỏ gói thầu béo bở này. Mới đây, các chuyên gia quân sự Nga đã chính thức tiết lộ lý do. Tờ Arms-expo dẫn bình luận của các chuyên gia quân sự Nga cho biết, có ba lý do chính để họ quyết định rút máy bay Sukhoi T-50 ra khỏi chương trình đấu thầu của Không quân Hàn Quốc. + Nguyên nhân quan trọng hàng đầu, Nga không muốn chia sẻ các công nghệ phát triển máy bay bí mật của họ với các nước đồng minh của Mỹ, cụ thể là Hàn Quốc. + PAK FA T-50 không hy vọng sẽ giành chiến thắng trước đối thủ là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 Lightning II của Mỹ, vì đây là "thị trường truyền thống" của Mỹ. + Nga chưa muốn sản xuất máy bay Su-T-50 với số lượng lớn. Ông Alexander Konovalov, chuyên gia phân tích chiến lược về chính trị và quân sự, viện Nghiên Moscow cho biết: "Việc phát triển máy bay Su-T-50 là bí mật và trong khi chúng tôi mới chỉ có 3 nguyên mẫu của máy bay, thậm chí biến thể xuất khẩu còn chưa được tạo ra". "Ngoài ra, Hàn Quốc lại là một trong những đồng minh thân cận của Mỹ, do đó các máy bay của Nga sẽ không có cơ hội để thắng thầu trước các máy bay của Mỹ", ông Konovalov nói. Chương trình nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm PAK FA đang trong quá trình phát triển và có nhiều công nghệ mới hứa hẹn như công nghệ tàng hình Plasma và tàng hình ngụy trang điện tử. Bên cạnh đó, Su-T-50 còn có hệ thống máy tính mạnh, có thể xử lý lưu lượng thông tin "khổng lồ", hệ thống radar tiên tiến và công nghệ động cơ mới giúp máy bay bay hành trình ở tốc độ siêu âm… Tất cả những công nghệ này được liệt vào hàng “siêu mật” này có thể bị Hàn Quốc khám phá và tiết lộ với đồng minh Mỹ. Nguyên nhân chính khiến PAK FA T-50 giã từ cuộc đua tại Hàn Quốc đó là sợ mất bí mật công nghệ. Vị chuyên gia nhấn mạnh thêm, công nghệ tàng hình của Su-T-50 khác so với công nghệ tàng hình trên máy bay F-22 và F-35 của Mỹ, vì thế, không thể để lộ ra ngoài. Cũng theo ông Konovalov, Nga vẫn chưa triển khai xây dựng nhà máy sản xuất máy bay Su-T-50 nào. Giám đốc Trung tâm Phân tích và buôn bán vũ khí cầu (TSAMTO), ông Igor Korotchenko tin rằng, việc hỗ trợ tài chính trong chương trình FX-III của Hàn Quốc là "không cần thiết". Bởi, "Nga đang chờ đợi cho một hợp đồng cung cấp 250 máy bay thế hệ thứ năm PAK FA cho Không quân Ấn Độ , những kinh nghiệm tham gia đấu thầu tại Hàn Quốc sẽ được áp dụng trong các chương trình đấu thầu máy bay khác". Kinh nghiệm cho chúng tôi thấy, gần như Hàn Quốc đã lựa chọn đề xuất máy bay tàng hình thế hệ thứ năm F-35 Lightning II của Lockheed Martin (Mỹ). Bằng chứng là, Seoul đã trả 1 triệu USD để Lockheed Martin cung cấp chi tiết các tài liệu hướng dẫn đối với ứng viên F-35. Trong chương trình này, chúng tôi nghi ngờ, đã có có một quyết định mang tính chính trị giữa Chính phủ hai nước Hàn Quốc - Mỹ về đề xuất máy bay F-35 của Lockheed Martin, dù các chuyên gia vẫn tin rằng, vẫn có một cuộc cạnh tranh công bằng giữa các máy bay chiến đấu Mỹ với đề xuất máy bay Eurofighter Typhoon của EADS. Nga đã từng tham gia đấu thầu chương trình cung cấp máy bay chiến đấu cho Không quân Hàn Quốc vào năm 2011. Tuy nhiên, đề xuất máy bay Su-35 của họ đã bị loại trước người chiến thắng là F-15 của Mỹ. Tuy nhiên, Quân đội Hàn Quốc vẫn đang sử dụng các xe tăng T-80U và xe chiến đấu bộ binh BMP-3 của Nga được mua từ trước đó. Hàn Quốc đang thực hiện giai đoạn thứ ba của chương trình FX để có thể mua cho Không quân của mình dự kiến 60 máy bay chiến đấu mới, có áp dụng công nghệ tàng hình. Chương trình mua máy bay này được chính phủ Hàn Quốc thông qua nhằm tăng cường khẳ năng bảo vệ bầu trời trước mối đe dọa quân sự từ phía Triều Tiên, cũng như sự gia tăng sức mạnh quân sự của các nước láng giềng như Trung Quốc và Nhật Bản. Trị giá của gói thầu FX-III lên tới 7,26 tỷ USD, và đây cũng sẽ là hợp đồng mua bán vũ khí có qui mô lớn chưa từng thấy của nước này. Theo những thông tin mới nhất, đề xuất máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 Lightning II của Lockheed Martin (Mỹ) cũng đang vấp phải những khó khăn đáng kể sau khi cơ quan thu mua quốc phòng Hàn Quốc DAPA đưa ra hai yêu cầu “khó hiểu” là F-35 phải mang được vũ khí bên ngoài và đạt tốc độ bay cực đại Mach 1.6 hoặc lớn hơn. Tuy có ý phàn nàn đề xuất lạ lùng này, các quan chức Mỹ vẫn khẳng định sẽ thực hiện các yêu cầu này một cách dễ dàng. Sự kiện năm 1976, khi phi công Viktor Belenko, đã đào ngũ sang Nhật Bản cùng với chiếc MiG-25P Foxbat-A Mặc dù chiếc MiG-25P này cũng được trao trả lại phía Liên Xô, nhưng trước đó nó đã được tháo ra và nghiên cứu cẩn thận từng chi tiết để phân tích bởi Bộ phận công nghệ tại nước ngoài (giờ là Trung tâm tình báo không trung và không gian quốc gia) của Không quân Hoa Kỳ, tại căn cứ không quân Wright-Patterson gần Dayton, Ohio. Sau 67 ngày, chiếc máy bay đã được trở về Liên Xô dưới dạng linh kiện rời. Người Mỹ và đồng minh đã nắm được toàn bộ bí mật trên máy bay MiG-25 hiện đại nhất của Không quân Liên Xô thời kỳ đó. Kết quả, các chuyên gia Mỹ đã cho ra đời loại máy bay F-15 có bề ngoài không khác mấy so với MiG-25P. |
Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011
>> Hàn Quốc tiếp nhận 3 chiếc F-15K
Hôm 20/8, Tập đoàn Boeing đã chuyển giao 3 chiến đấu cơ F-15K Slam Eagle cho Không quân Hàn Quốc tại căn cứ Daegu.
Các máy bay này đã có một cuộc hành trình dài từ nhà máy sản xuất St.Louis (Boeing) từ hôm 16/8 tới tới căn cứ Palmdale (bang California), căn cứ Hickam (Hawaii) và Anderson (Guam) trước khi về Hàn Quốc. “Chúng tôi rất hài lòng khi tiếp nhận ba chiếc F-15K mới nhất từ Boeing,” ông Tae Uk Kim – Chỉ huy phi đội trang bị chiến đấu cơ F-15K (Không quân Hàn Quốc) nói. “Chiến đấu cơ F-15K là thành phần quan trọng nhất trong hệ thống phòng không trên bán đảo. Chúng tôi hài lòng với tiến độ giao và chất lượng của lô hàng F-15K từ Boeing.” Ba chiếc này nằm trong gói 21 chiếc mà Hàn Quốc ký hợp đồng với Boeing mua tháng 4/2008. Trong năm 2012, Boeing sẽ hoàn toàn hợp đồng. Chiến đấu cơ đa năng F-15K của Không quân Hàn Quốc. “Boeing có một hồ sơ chứng minh thời gian giao hàng cho Không quân Hàn Quốc, ông Roger Besancenez – Phó giám đốc phụ trách chương trình Boeing F-15 nói. “Chúng tôi tự hào về kỷ lục đó, và cũng tự hào về mối quan hệ với ngành công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc, trong dó bao gồm việc chia sẻ công việc chính cũng như quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực thương mại và quốc phòng. Mối quan hệ hợp tác lâu dài của chúng tôi cho phép Boeing và công nghiệp hàn Quốc đảm bảo Không quân Hàn Quốc có những chiến đấu cơ đa năng tốt nhất.” F-15K là biến thể nâng cấp mạnh từ F-15E với một số thay đổi trong hệ thống điện tử. F-15K trang bị radar AN/APG-63(V)1 có khả năng theo dõi cùng lúc 14 mục tiêu và tấn công đồng thời 6 trong số đó, radar cảnh báo sớm ALR-56C(v)1, thiết bị gây nhiễu ALQ-135M, hệ thống định vị và ngắm bắn thế hệ thứ 3... F-15K sử dụng 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy General Electric F110-GE-129, bán kính chiến đấu không cần tiếp liệu là 1.800km. |
Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011
>> Hàn Quốc có thể mua công nghệ tàng hình của Mỹ
Công ty Lockheed Martin đã công bố ý đồ chuyển giao công nghệ tàng hình cho Hàn Quốc trong khuôn khổ của việc sản xuất máy bay đa mục đích F-35.
Korea Times trích lời phó chủ tịch phát triển kinh doanh của Lockheed Martin, Stephen O'Brien, "các nhà sản xuất Mỹ có thể trở thành đối tác của Hàn quốc trong chương trình KF-X và mua F-35 sẽ cho phép Hàn Quốc tiếp cận với công nghệ tàng hình và sản xuất máy bay thế hệ thứ 5". Ông O'Brien khẳng định rằng chính phủ Mỹ đã thông qua việc cho phép lắp ráp công đoạn cuối máy bay F-35 tại Nhật Bản. Về phần mình, công ty Lockheed Martin cũng công bố ý định cho phép các công ty của Nhật Bản sản xuất các linh kiện của máy bay. Trước kia, quyết định như vậy đã được thực hiện đối với Italy, khi Roma có kế hoạch mua 130 máy bay F-35. Điều này sẽ tạo ra dây chuyền lắp ráp công đoạn cuối trên đất Italy. Các nhà máy ở nước này sẽ lắp ráp F-35 cung cấp cho Không quân Italy và Không quân Hà Lan. Trong chiến lược, hiện đại hoá quân đội và đặc biệt là lực lượng không quân, Hàn Quốc hiện đang thực hiện chương trình quốc gia để phát triển máy bay chiến đấu đa chức năng có khả năng tàng hình KF-X và có kế hoạch mua sắm 60 máy bay trong khuôn khổ chương trình FX-3. Hàn Quốc là một đồng minh lâu năm của Mỹ trong khu vực và có tiềm năng công nghiệp quốc phòng mạnh. Với lý do đó, khả năng xây dựng dây chuyền lắp ráp công đoạn cuối máy bay F-35 trên đất Hàn quốc rất khả thi. Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ sẽ chính thức xem xét mức độ chuyển giao công nghệ chỉ sau khi Seoul đưa ra đề nghị trong khuôn khổ của chương trình FX-3. Chương trình FX-3 của Hàn Quốc là để thay thế các máy bay đã lỗi thời F-4E và F-5E/F . Cơ quan mua sắm quốc phòng của Hàn Quốc (DAPA) công bố ý định mua máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ mới vào đầu năm sau và sẽ chọn một nhà cung cấp vào tháng 10/2012. Theo ước tính của DAPA, chi phí dự án mua 60 máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 sẽ vào khoảng 8.290 tỷ won (7,86 tỷ USD). Dự kiến, danh tính hãng thắng thầu sẽ được công bố vào tháng năm 2012. Danh sách các ứng cử viên gồm bốn công ty: Lockheed Martin với máy bay F-35 Lightning-2; Boeing với 15SE-F; Eurofighter với EF-2000. Ngoài ra, còn có còn có Su-T-50 của Sukhoi. Gần đây, Eurofighter thông báo, nếu thắng thầu, sẽ tổ chức lắp ráp EF-2000 tại Hàn Quốc. |
Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011
>> Hàn Quốc truy tố 3 sĩ quan bán bí mật quân sự
Ngày 3/8, các công tố viên Hàn Quốc đã truy tố 3 sĩ quan không quân cấp cao về hưu, trong đó có 1 cựu tướng bốn sao, với cáo buộc đã đưa các bí mật quân sự cho công ty vũ khí Mỹ. Tờ Korea Herald dẫn lời một quan chức Hàn Quốc cho biết trong số các sĩ quan bị truy tố có một nhân vật mang họ Kim, từng là thành viên của Bộ Tham mưu Không quân và giữ một vị trí cao cấp trong Không quân từ 1982-1984. Ông Kim đã nghỉ hưu và mở một công ty bán vũ khí vào năm 1995. Hai sĩ quan còn lại cũng làm việc cho công ty của ông Kim, một người cấp bậc đại tá và một cấp bậc thượng sĩ. Theo các công tố viên, 3 sĩ quan này đã nhận tổng cộng 2,5 tỉ won (2,35 triệu USD) từ công ty Lockheed Martin trong khoảng thời gian từ 2009-2010. Công tố viên cũng nghi ngờ, kể từ 2004 đã có ít nhất 12 lần ông Kim cung cấp cho Lockheed Martin những thông tin bí mật như các kế hoạch quân sự trung hạn và nhiều kế hoạch tăng cường sức chiến đấu của Không quân Hàn Quốc. Có vẻ như ông Kim đã lấy được các bí mật này thông qua quan hệ với các quan chức cấp cao trong quân đội và các cơ quan mua vũ khí của Hàn Quốc, theo các công tố viên. Máy bay F-16 của Hàn Quốc do Lockheed Martin sản xuất “Những bí mật quân sự bị tiết lộ khiến những mục tiêu tăng cường sức mạnh không quân bị lộ theo. Có những lo ngại rằng điều này có nghĩa là những vũ khí chúng ta mua sắm sẽ không còn tác dụng như mong muốn”, Korea Herald dẫn lời một công tố viên. “Với tư cách là những cựu sĩ quan cấp cao, đáng lẽ những người này phải có một tinh thần trách nhiệm cao trong việc bảo vệ an ninh quốc gia. Vụ việc cho thấy sự thiếu trách nhiệm và suy đồi đạo đức của họ”. Cơ quan điều tra cho rằng ông Kim đã bán thông tin về ngân sách và số lượng tên lửa mà Liên quân Hàn Quốc dự định mua để có thể tấn công chính xác các mục tiêu chiến lược của CHDCND Triều Tiên khi cần. Thậm chí ông Kim còn trao tận tay công ty Mỹ tường thuật chi tiết diễn biến các buổi họp quân sự, bao gồm những thảo luận về loại vũ khí cần mua và thời gian mua sắm dự định. Những thông tin này được ông Kim tuồn cho Lockheed Martin trong những cuộc hội thảo về marketing ở Hàn Quốc hoặc nước ngoài. Các công tố viên Hàn Quốc cho rằng Lockheed Martin đã sử dụng những thông tin trên để điều chỉnh cách quảng cáo cho phù hợp với yêu cầu của phía Hàn Quốc. Năm 2010, công ty này đã được Cục Mua sắm Thiết bị Quốc phòng Hàn Quốc chọn là “nhà thầu được ưu tiên” trong kế hoạch mua sắm thiết bị dò tìm. Vụ việc đang gây một làn sóng giận dữ trong dư luận Hàn Quốc về sự vô trách nhiệm của các sĩ quan này trong việc bảo vệ an ninh quốc gia. Hiện cả 3 người đều bác bỏ các cáo buộc, trong khi công ty Lockheed Martin từ chối bình luận về vụ việc. |
Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011
>> Indonesia và Hàn Quốc cam kết phát triển KF-X
[BDV news] Chương trình hợp tác phát triển chung máy bay tiêm kích thế hệ mới KF-X giữa Indonesia và Hàn Quốc sẽ được ký kết trong tháng 4/2011.
Hàn Quốc và Indonesia đã ký một bản dự thảo xác định danh mục các chương trình mà hai quốc gia sẽ thực hiện trong vòng 10 năm để phát triển tiêm kích KF-X. Bản dự thảo này được ký vào ngày 13/3/2011 trong chuyến thăm Indonesia của đoàn đại biểu cấp cao quân đội Hàn Quốc. Đây là kết quả của biên bản ghi nhớ về việc hợp tác phát triển một máy bay tiêm kích chung giữa Hàn Quốc và Indonesia vào tháng 7/2010. Hợp đồng chính thức cho chương trình phát triển tiêm kích chung này sẽ được ký kết trong tháng 4/2011 với các điều khoản chi tiết cho việc hợp tác phát triển tiêm kích KF-X. Hình mẫu khí động học của tiêm kích KF-X. Theo một báo cáo cho biết, Indonesia đã đồng ý tài trợ 20% kinh phí cho chương trình. Phía Hàn Quốc sẽ tài trợ 60% kinh phí, hai chính phủ đang hy vọng rằng phần kinh phí còn lại sẽ được tài trợ bởi các nhà thầu trong và ngoài nước quan tâm đến dự án. Tổng kinh phí cho chương trình phát triển bản thiết kế khí động học, đánh giá tính năng cùng với sản xuất nguyên mẫu thử nghiệm là 4,1 tỷ USD. Tổng kinh phí cho toàn bộ chương trình phát triển vào khoảng 8 tỷ USD. Hàn Quốc đã theo đuổi chương trình phát triển tiêm kích KF-X từ năm 2001, nhằm phát triển một máy bay tiêm kích hiện đại. Máy bay mới được kỳ vọng sẽ có được các đặc tính hiện đại như Rafale của Pháp, hay EF-2000 Typhoon của Châu Âu, thậm chí là có thể so sánh với F-35 Lighting II của Mỹ. KF-X sẽ có khả năng mang vũ khí bên trong khoang để tăng khả năng tàng hình, bên cạnh đó còn có thể mang các vũ khí ở ngoài thân. Dự kiến nguyên mẫu KF-X sẽ được trình làng vào năm 2020, tổng số lượng đặt hàng cho cả hai bên Hàn Quốc và Indonesia vào khoảng 120 chiếc, và có thể nhiều hơn tùy thuộc vào năng lực của máy bay. Thông tin chi tiết về thỏa thuận không được tiết lộ, tuy nhiên một số ý kiến cho rằng, công ty hàng không vũ trụ Dirgantara Indonesia sẽ là nhà thầu chính phía Indonesia cho chương trình phát triển này. Nhiều khả năng đây cũng sẽ là cơ sở thiết kế và sản xuất chính cho chương trình tiêm kích KF-X. Phía Hàn Quốc nhiều khả năng sẽ có sự tham gia chính của Cơ quan mua sắm quốc phòng Hàn Quốc DAPA. Một số nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, Thỗ Nhĩ Kỳ đang xem xét tham gia vào chương trình KF-X. |
Nhãn:
Châu Âu,
EF-2000 Typhoon,
F-35 Lighting II,
Hàn Quốc,
Indonesia,
Không quân Hàn Quốc,
Không quân Indonesia,
Mỹ,
Thỗ Nhĩ Kỳ,
Tiêm kích thế hệ mới KF-X,
USA
Thứ Tư, 13 tháng 4, 2011
>> Hàn Quốc nhận máy bay tuần thám biển CN-235
[BDV news] Lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc sẽ tiếp nhận đầy đủ 4 máy bay tuần thám biển CN-235-220 từ công ty hàng không không gian Indonesia (IAe) trong năm 2011.
Hai chiếc CN-235 đầu sẽ bắt đầu phục vụ từ tháng 4, hai chiếc còn lại vào tháng 8. Theo tin từ hãng thông tấn Yonhap, hợp đồng mua 4 máy bay được ký kết năm 2008 trị giá 100 triệu USD. Theo IAe, các máy bay CN-235-220 được thiết kế với cabin điều áp và lắp hai động cơ tuốc bin cánh quạt General Electric CT7-9C, mỗi cánh quạt có 4 lá. Máy bay tuần tiễu CN-235 của Không quân Hàn Quốc. CN-235-220 chứa lượng nhiên liệu lên tới 4 tấn, hoạt động liên tục trên không từ 8-10h. Nó có khả năng cất hạ cánh đường băng ngắn, tải trọng tối đa khi cất cánh là 16.100kg. Hiện tại, Không quân Hàn Quốc biên chế 20 máy bay CN-235. Trong đó, có 12 chiếc CN-235-100 do nhà sản xuất máy bay Tây Ban Nha CASA chế tạo và 8 chiếc do Indonesia sản xuất. Công ty Indonesia Aerospace là công ty chuyên sản xuất các phiên bản khác nhau của máy bay CN-235 và C-295. |
Nhãn:
Công ty Indonesia Aerospace,
IAe,
Không quân Hàn Quốc,
Korean,
Lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc,
Máy bay tuần thám biển CN-235-220,
Tây Ban Nha
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)