Chuyên gia hàng không quân sự Brazil Evandro Santana Pereira kiến nghị nước này nên xem xét việc mua tiêm kích J-11B để trang bị cho quân đội.
Trong một bài viết được đăng tải trên Aereo, cổng thông tin điện tử có tầm ảnh hưởng quan trọng với Quân đội Brazil, chuyên gia hàng không quân sự Evandro Santana Pereira nêu ra tầm quan trọng của việc xem xét mua tiêm kích J-11B của Trung Quốc.
Chuyên gia hàng không quân sự Brazil Evandro Santana Pereira cho rằng, J-11B là một sự tiến hóa từ Su-27SK của Nga, nó thừa hưởng được gần như toàn bộ đặc tính của Su-27 với sự tiến bộ vượt bậc gần đây của công nghiệp hàng không Trung Quốc, J-11B là mẫu máy bay cần quan tâm nghiên cứu. Ông nhận xét, J-11B là một mẫu máy bay chiến đấu hiện đại, hiệu suất của nó hoàn toàn không thua kém các máy bay chiến đấu thế hệ 4 của các nước phương Tây, ngoài ra, tiêm kích này có chi phí rất phải chăng. Cuối bài viết của mình, vị chuyên gia này một lần nữa kêu gọi Bộ Quốc phòng Brazil xem xét đưa J-11B vào danh sách nghiên cứu mua hàng để trang bị cho quân đội nước này. Đôi nét về J-11B J-11B là một thiết kế sao chép từ Su-27SK của Nga, tiêm kích này kết hợp sử dụng bộ khung của Su-27SK và hệ thống điện tử được cho là tiên tiến hơn của Trung Quốc. Phía Nga cho rằng, J-11B là một sự sao chép trắng trợn Su-27SK, tuy nhiên, phía Trung Quốc không đồng tình với kết luận này. Cuộc tranh cãi giữa Nga- Trung Quốc xung quanh bản quyền của Su-27 vẫn đang diễn ra, tuy nhiên, nếu nhận xét một cách khách quan, J-11B không hoàn toàn là một bản sao từ Su-27. J-11B sử dụng chung phần khung máy bay và động cơ giống Su-27 của Nga, đây có thể coi là một sự “nhân bản”, nhưng các hệ thống điện tử được thiết kế riêng cho biến thể này. Hệ thống cảm biến cảnh báo tên lửa MAWS ở đuôi của J-11B có thể coi là sự khác biệt lớn so với Su-27. Sự khác biệt về hệ thống điện tử so với Su-27 bao gồm: - Một hệ thống dò tìm mục tiêu hồng ngoại IRST do Trung Quốc thiết kế thay thế cho hệ thống OLS-27. - Một radar mảng pha giống với radar Zhuk-27, nó bao gồm hệ thống phân biệt bạn thù IFF. - Hệ thống điều áp và oxygen tích hợp mới OBOGS ở J-11B xuất hiện trước khi Nga trang bị hệ thống tương tự vào các sản phẩm của họ. - Buồng lái nhà kính được thiết kế khá độc đáo với cách bố trí bất đối xứng hoàn toàn khác biệt từ biến thể Su-30MKK/MK2 và Su-27SMK. - Một hệ thống cảm biến cảnh báo tên lửa quang học MAWS được tuyên bố hoạt động ở dãi phổ cực tím. - Tấm ổn định điện môi không nhìn thấy ở bất kỳ biến thể nào của Nga. Như vậy, J-11B có thể xem là một nhánh của gia đình Flanker chứ không hoàn toàn là một sao chép của Su-27SK. J-11B Bài viết của ông có đoạn: "J-11B được phát triển từ Su-27 của Nga (Liên Xô), tiêm kích này được phát triển trong giai đoạn 1970-1980. Máy bay đi vào hoạt động vào năm 1985. Su-27 là một câu trả lời của Nga đối với máy bay chiến đấu F-15 của Mỹ, mục đích thiết kế của nó là đạt được ưu thế trên không". Sau thời gian dài gặp nhiều khó khăn trong phát triển, Su-27 đã trở thành một trong những máy bay chiến đấu tốt nhất thế giới. Su-27 đã đạt được sự tín nhiệm ở nhiều quốc gia trên thế giới, từ Su-27, Sukhoi đã phát triển thành một gia đình máy bay Su với khả năng đa nhiệm. Su-27 đã đạt được thành công vượt bậc trong xuất khẩu, hiện được sử dụng ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Trung Quốc. Năm 1990, Trung Quốc bắt đầu mua hàng loạt máy bay chiến đấu Su-27, tiếp đó là tiêm kích đa năng Su-30MKK và Su-30MK2. Năm 1996, Trung Quốc bắt đầu đàm phán về việc mua giấy phép sản xuất Su-27SK tại nước này với tên gọi J-11. Từ năm 1998-2004, tổng công ty máy bay Thẩm Dương (Shenyang) đã sản xuất được 100 chiếc J-11, tuy nhiên sau đó, phía Trung Quốc đã hũy bỏ hợp đồng và phát triển thành J-11B, hiện nay, J-11B đã được sản xuất với 90% linh kiện trong nước. J-11B bắt đầu được sản xuất trong những năm 2000, bắt đầu đưa vào sử dụng trong năm 2008, quá trình nội địa hóa J-11B đã được hoàn thành trong năm 2010 |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Brazil. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Brazil. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012
>> Brazil sẽ mua J-11B của Trung Quốc ?
Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011
>> Su-35 trở lại ‘chiến trường’ Brazil
Máy bay tiêm kích Su-35 của Nga sẽ trở lại tham gia cuộc thầu mua tiêm kích đa năng của Không quân Brazil, một nguồn tin trong công nghiệp quốc phòng Brazil cho biết.
Dự kiến, cuộc thầu F-X2 của Không quân Brazil, bị tạm dừng vào đầu năm 2011, sẽ được nối lại trong thời gian tới với tên gọi cuộc thầu F-X3. Nếu các điều kiện chính của cuộc thầu không thay đổi, thì Brazil sẽ ký với hãng thắng thầu hợp đồng mua 36 máy bay và hợp đồng phụ mua thêm 100 chiếc. Không quân Brazil sẽ chuẩn bị những yêu cầu mới và tất cả các hãng dự thầu cũ hay mới phải một lần nữa thực hiện toàn bộ các thủ tục. Chính phủ Brazil công bố mở cuộc thầu F-X mua máy bay tiêm kích vào năm 2001, sau đó dừng cuộc thầu này vào năm 2005, rồi cuối năm 2007 lại nối lại với tên gọi F-X2. Một số thông số của cuộc thầu đã được xem xét lại. Mới đầu tháng 2.2011, TT Brazil Dilma Roussef còn coi F-18E/F là ứng cử viên sáng giá nhất trong 3 ứng cử viên lọt vào chung kết, đồng thời bà vẫn đòi công ty Mỹ phải đáp ứng những điều kiện chuyển giao công nghệ có lợi hơn. Thế mà, giữa tháng 2.2011, TT Brazil Dilma Roussef đã quyết định dừng cuộc thầu F-X2, hoãn ký hợp đồng với lý do muốn có thêm các công ty dự thầu mới, cũng như xem xét lại hồ sơ thầu của các công ty đã nộp trước đó. Nghĩa là lúc đưa ra quyết định này, Brazil không có ý nói mở thầu lại thành phần dự thầu mới. Su-35 (sukhoi.org) Một số báo chí Brazil cho rằng, do việc xem xét lại các hồ sơ thầu, Su-35 của Nga và Typhoon của châu Âu có thể trở lại tham gia cuộc thầu F-X3. Su-35 đã dự thầu cho đến cuối năm 2008, sau đó bị loại khỏi cuộc đua. Không quân Brazil dự kiến mua các tiêm kích mới theo chương trình F-X để thay thế các tiêm kích lạc hậu AMX của AMX International, F-5E Tiger II của Northrop Grumman và Mirage 2000 của Dassault. Yếu tố chính trị có vai trò không kém phần quan trọng trong việc lựa chọn máy bay thắng thầu của Brazil. Trước khi đình chỉ F-X2, các máy bay lọt vào vòng chung kết cuộc thầu của Brazil là Rafale của Dassault, Pháp; JAS 39 Gripen NG của Saab, Thụy Điển và F/A-18 Super Hornet của Boeing, Mỹ. TT Brazil tiền nhiệm Luiz Inácio Lula da Silva, người rời bỏ chức vụ ngày 31.12.2010, nghiêng về máy bay của Pháp và đã ký hiệp định chiến lược về quốc phòng với Pháp. Nhưng vào tháng 9.2009, ông tuyên bố nhường quyền lựa chọn máy bay thắng thầu cho người kế nhiệm ông. Quan hệ Brazil-Mỹ xấu đi dưới thời ông da Silva, còn tân TT Dilma Roussef đã bày tỏ ý định cải thiện quan hệ với Mỹ. Nhiều chuyên gia cho rằng, Brazil không đưa ra quyết định cuối cùng về hãng thắng thầu chỉ vì nguyên nhân duy nhất là Bộ Quốc phòng Brazil không có tiền. Đối với các công ty dự thầu thì cuộc thầu này là một việc cực kỳ tốn kém nên chỉ đáng dự thầu nếu Bộ Quốc phòng Brazik ít nhất trong tuơng lai trung hạn sẽ có tiền thực hiện chương trình, nếu không việc dự thầu có thể tốn kém hơn nữa.
[VietnamDefence news]
|
Nhãn:
AMX International,
Bộ Quốc phòng Brazil,
Brazil-Mỹ,
Cuộc thầu F-X2,
F-5E Tiger II,
Không quân Brazil,
Không quân Nga,
Northrop Grumman,
Russia,
Tiêm kích Su-35,
TT Brazil Dilma Roussef
Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011
>> Brazil tiết lộ dự án UAV đình đám
Quan chức Brazil vừa hé lộ về cuộc thử nghiệm đầu tiên dành cho Avibras Falcao, dự án UAV tham vọng nhất của đất nước Nam Mỹ trong quý II/2011.
Chuyến bay đầu tiên của Falcao đánh dấu cho giai đoạn 2 của dự án VANT (tên viết tắt của UAV theo tiếng Bồ Đào Nha). Theo đó, UAV Falcao sẽ được lắp đặt và thử nghiệm hệ thống cất cánh/hạ cánh tự động do Phòng công nghệ và khoa học hàng không thuộc Không quân Brazil (CTA) phát triển. Flavi Araripe, giám đốc dự án VANT không tiết lộ chi tiết công nghệ tự động sử dụng cho Falcao, gồm có các thiết bị đo độ cao, radar với các thiết bị GPS khác nhau. Falcon có thể chở được 150 kg, lắp đặt hệ thống ăng ten vệ tinh, cảm biến điện - quang… Nhờ thế, Falcao có thể hoạt động trong phạm vi 2.500 km. Falcon được giới thiệu có khả năng hoạt động liên tục trong 15 giờ ở độ cao 4.570 m, có thể sử dụng cho nhiệm vụ trinh sát. Mô hình đúng kích cỡ của UAV Falcao tại trụ sở của Avibras. CTA đang thiết kế Falcao có các chức năng khác phục vụ không quân. Trước đó, giai đoạn 1 kéo dài 2 năm, Phòng công nghệ và khoa học hàng không thuộc Không quân Brazil CTA đã tiến hành 59 cuộc bay thử với UAV Harpia nhằm kiểm nghiệm phần mềm điều khiển chuyển động trung tâm của UAV Falcao. Không quân Brazil đang sử dụng UAV khác là Hermes 450. Theo Araripe, phi đội UAV đầu tiên của không quân sẽ thành lập vào cuối tháng 4 với 2 chiếc Hermes. Tuy nhiên, các giới lãnh đạo quân sự quan ngại về tầm hoạt động của UAV Hermes, bởi đây là một trong những yêu cầu tối quan trọng đối với đất nước rộng lớn như Brazil. Hermes chỉ có tầm hoạt động là 150 km, trong khi Không quân cần con số gấp 10 lần. Công ty quốc phòng AEL (sản xuất Hermes 450) và Embraer đã liên doanh để cùng nghiên cứu giải quyết bài toán trên.
[BDV news]
|
Nhãn:
Avibras,
Bồ Đào Nha,
Brazil,
công nghệ,
Công ty quốc phòng AEL,
Dự án VANT,
Hermes 450,
Không quân Brazil,
Nam Mỹ,
UAV
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)