Mỹ đang đầu tư tiền xây dựng mạng Internet tàng hình nhằm giúp người dùng có thể kết nối Internet mà không thông qua cổng kết nối của các chính phủ. Chính phủ Mỹ đang đầu tư tiền vào mạng Internet tàng hình và một hệ thống điện thoại di động có thể giúp người dùng vượt qua sự cản trở bằng kiểm duyệt. Các hạng mục được chính phủ Mỹ đầu tư bao gồm cả những dự án bí mật để xây dựng các mạng di động độc lập trong nội bộ các quốc gia khác cũng như tiền đầu tư cho việc thiết kế các thiết bị có thể bỏ vừa vào 1 chiếc vali để có thể kết nối với các mạng di động này. The New York Times cho biết một nhóm các chuyên gia trẻ đang làm việc trên tầng 5 một tòa nhà ở đường L, Washington được Bộ ngoại giao Mỹ tài trợ 2 triệu USD để chế tạo các thiết bị chứa trong vali như trên. Nỗ lực của Mỹ trong việc tạo dựng mạng Internet tàng hình được The New York Times thu thập được qua nhiều cuộc phỏng vấn, và các tài liệu cho thấy khá rõ quy mô, giá thành cũng như sự tinh tế của chương trình mà Chính phủ Mỹ theo đuổi. Nhiều dự án trong đó liên quan đến các vấn đề kỹ thuật được Mỹ phát triển trong khi một số khác đã và đang được các tin tặc phát triển trong một công nghệ có tên phong trào giải phóng công nghệ toàn cầu. Các tình nguyên viên xây dựng mạng Internet không dây ở Jalalabad, Afghanistan bằng máy phát điện tự chế và các vật liệu địa phương sử dụng công nghệ phát triển tại Viện Công nghệ Massachusetts. Ảnh: New York Times Một trong các dự án internet "ma" là mạng di động độc lập ở Afghanistan sử dụng các tháp tín hiệu được bảo vệ trong các quân cứ quân sự. Dự án này được Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc nước đầu tư 50 triệu USD, lập ra nhằm giảm thiểu khả năng Taliban tấn công các dịch vụ liên quan đến Internet ở Afghanistan. Không những thế, Chính phủ Mỹ cũng lên kế hoạch chôn giấu điện thoại di động gần biên giới Triều Tiên để những người vượt biên ở quốc gia này có thể sử dụng, The New York Times tiết lộ. Nỗ lực của Mỹ bắt đầu từ việc Chính phủ của tổng thống Hosni Mubarak cắt hoàn toàn mạng internet ở Ai Cập trong biến cố chính trị của nước này. Trong một động thái tương tự, Chính phủ Syria cũng tạm thời tắt phần lớn mạng internet của đất nước này nhằm hạn chế liên lạc của những người biểu tình. Các nỗ lực của chính phủ Obama có ý nghĩa trên mặt trận ngoại giao được gọi là để "bảo vệ quyền tự do ngôn luận" cũng như "nuôi dưỡng nền dân chủ". Trước đó, Washington cũng hỗ trợ phát triển các phần mềm giúp người dùng ở các nước như Trung Quốc thoát khỏi khỏi sự điều tra của chính phủ. Sơ đồ hoạt động của mạng Internet tàng hình: các máy tính sử dụng kết nối từ điện thoại di động của những mạng di động độc lập để kết nối với Internet thay vì sử dụng đường kết nối thông qua các cổng kết nối thông thường vốn bị kiểm soát bởi các chính phủ. Việc đầu tư xây dựng mạng internet "ma" nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ Bộ trưởng bộ Ngoại giao Mỹ, bà Hillary Clinton. Bà Clinton cho biết: "Chúng tôi muốn thấy nhiều người hơn nữa trên toàn cầu sử dụng Internet, điện thoại di động và các công nghệ khác để họ có thể nói về các bất công họ gặp phải cũng như tìm cách giúp thực hiện nguyện vọng của họ". Thế nhưng, việc phát triển các mạng điện thoại độc lập cũng gặp những khuyết điểm khá lớn như các chính phủ có thể dò theo sóng và bắt giữ người sử dụng hoặc đơn giản hơn là bắt họ khi người sử dụng mang các thiết bị này qua biên giới. Nguy hiểm hơn, công nghệ trên có thể bị nhóm khủng bố sử dụng để liên lạc trong các nhiệm vụ. Tuy nhiên, các chuyên gia tham gia phát triển mạng internet "ma" cho rằng những khuyết điểm này khó có thể so sánh với những ưu điểm mà mạng lưới này đem lại. Ông Sascha Meinrath, chuyên gia đứng đầu dự án "internet trong chiếc vali", giám đốc dự án Công Nghệ Mở ở quỹ New America cho biết: "Chúng tôi đang xây dựng một cơ sở hạ tầng riêng biệt cho phép công nghệ hầu như không thể bị tắt hay kiểm soát. Việc này giúp con người thực hiện quyền đơn giản nhất của họ là được nói". Internet trong chiếc vali giúp người sử dụng có thể kết nối Internet qua mạng không dây nhanh chóng. Mô hình chiếc vali chứa Internet với các thiết bị giúp tạo lập một mạng Wifi tại chỗ và kết nối với Internet mà không qua các cổng kết nối của chính phủ. Ảnh: New York Times [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn George Washington. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn George Washington. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011
>> Mỹ đầu tư cho các chương trình Internet 'ma'
Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011
>> 'Hùm xám' của Lục quân Mỹ
Tổ hợp tên lửa đa năng АDATS (*) , được sản xuất năm 1984, là sản phẩm hợp tác của Công ty Oerlikon Contraves (Thụy Sỹ) và Công ty Martin Marietta (Mỹ). (*) Air Defense Anti Tank System Tổ hợp tên lửa đa năng АDATS được sử dụng để tiêu diệt các máy bay, trực thăng, các phương tiện trinh sát không người lái cao tốc hoạt động ở tầm thấp và các mục tiêu thiết giáp mặt đất. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để phòng thủ trong trạng thái hành tiến hoặc cố định. Thành phần Tổ hợp được thiết kế chế tạo theo kết cấu module, cho phép lắp đặt trên các loại xe bánh xích và bánh lốp, gồm 8 tên lửa, trạm radar phát hiện các mục tiêu trên không, module quang - điện tử theo dõi mục tiêu và điều khiển tên lửa, máy tính điện tử và các trang thiết bị cần thiết khác... Kíp chiến đấu gồm 3 người (chỉ huy, trắc thủ, thợ cơ khí kiêm lái xe). Tổ hợp tên lửa đa năng АDATS. Tên lửa siêu tốc Tên lửa của hệ thống ADATS được trang bị động cơ nhiên liệu rắn, có khả năng làm việc ở hai chế độ. Nhờ vận tốc bay tối đa cao (Mach 3), tên lửa có khả năng tiêu diệt các mục tiêu di động ở cự ly tương đối xa và trong khoảng thời gian ngắn. Tên lửa sử dụng đầu đạn nổ mảnh, có khả năng xuyên qua vỏ thép dày đến 900mm. Đầu nổ quả đạn gồm hai loại (phi tiếp xúc và tiếp xúc). Trong đó, đầu nổ phi tiếp xúc được sử dụng khi tiêu diệt các mục tiêu trên không. Đầu nổ tiếp xúc sử dụng khi tiêu diệt các mục tiêu mặt đất. Thời gian nạp lại tất cả các tên lửa, do 2 thành viên trong kíp tiến hành mà không cần sử dụng các thiết bị chuyên dụng, chưa đến 10 phút. Radar cải tiến hiện đại Trạm radar áp dụng trên tổ hợp ADATS là biến thể cải tiến của trạm radar LPD-20 do chi nhánh tại Italy của Công ty Oerlikon Contraves chế tạo. Trạm này có thể làm việc trong trạng thái cố định và cơ động, có khả năng phát hiện máy bay và trực thăng ở cự ly đến 24km. Tuỳ thuộc vào điều kiện địa hình, đối với các mục tiêu thiết giáp mặt đất, radar có thể phát hiện ở độ cao đến 6km. Thiết bị phát của radar làm việc ở dải sóng từ có tần số 5,2-10,9GHz, có khả năng tái lập tần nhanh. Bộ xử lý bảo đảm theo dõi đồng thời đến 6 mục tiêu. Đặc biệt, trạm radar được tích hợp với hệ thống nhận biết “địch-ta”, có khả năng truyền các toạ độ mục tiêu (góc phương vị và cự ly), các dữ liệu có liên quan trên màn hình quan sát. Tổ hợp ADATS khai hỏa. Hệ thống theo dõi hiệu quả Module theo dõi quang - điện tử được bố trí trên tháp nóc tổ hợp, gần điểm bố trí đạn tên lửa. Nó có bệ ổn định kiểu con quay, trên đó lắp đặt thiết bị quan sát nhiệt, camera truyền hình, hệ thống laser điều khiển tên lửa, thiết bị đo xa bằng laser... và máy xác định toạ độ tên lửa khi động cơ làm việc dựa vào hồng ngoại. Module cho phép theo dõi mục tiêu theo góc tà từ -1° đến +90° với góc phương vị bất kỳ. Sở dĩ, thiết bị theo dõi hồng ngoại và truyền hình (thụ động) được lựa chọn là do chúng có trọng lượng và kích cỡ nhỏ, khả năng chống nhiễu cao trước các phương tiện tác chiến điện tử và phát huy tối đa tính hiệu quả khi theo dõi các mục tiêu trên không tầm thấp và mặt đất, bảo vệ tổ hợp trước các tên lửa chống radar tự dẫn. Thiết bị quan sát truyền hình được sử dụng trong tổ hợp ADATS, có độ phân giải cao và thường được sử dụng như là một thiết bị chính để theo dõi các mục tiêu mặt đất. Các kênh quang học của nó được tích hợp với thiết bị đo xa bằng laser. Khả năng tích hợp cao Tổ hợp ADATS được lắp đặt trên khung xe bọc thép chở quân М113М2, có thể vận chuyển bằng đường không (máy bay C-130 Hercules). Qua quá trình thử nghiệm nhiều lần trong các điều kiện khí hậu khác nhau (từ -40°С đến +70°С), tổ hợp ADATS đã chứng tỏ được khả năng hoạt động bền bỉ của mình. Ngoài ra, tổ hợp ADATS có thể tích hợp với các khung xe thiết giáp khác hoặc các hệ thống phòng không cố định. Một trong những thành công trong việc tích hợp ADATS là vào năm 1995. Khi đó, tổ hợp được tích hợp vào khung gầm xe loại MO WAG Piranha (biến thể bánh hơi 10x10) sử dụng cho nhiệm vụ bảo vệ các sân bay, các trạm điện và các mục tiêu quan trọng khác. Dự kiến, tổ hợp ADATS sẽ được cải tiến để sử dụng trong thành phần đội hình hải quân như là một hệ thống phòng không độc lập và tích hợp với các loại vũ khí phòng không khác. Tổ hợp ADATS, với sự hỗ trợ của hệ thống С3 (Command, Control and Communication: Chỉ huy, điều khiển và truyền tin) có thể tích hợp với kết cấu mạng gồm 6 tổ hợp. Đây được coi là một trung tâm chiến thuật, cho phép tổ hợp ADATS có khả năng liên lạc với các trạm radar khác và các hệ thống vũ khí cũng như các trung tâm chiến thuật tương tự. Trong hệ thống đó, một trong 6 tổ hợp ADATS được coi là “trung tâm chỉ huy” để truyền các thông tin về toạ độ vị trí của mỗi tổ hợp và tình hình chiến thuật hiện tại cho người chỉ huy. Ngoài ra, trong thành phần trung tâm chiến thuật có một hoặc một vài trạm radar quan sát, bảo đảm thông tin radar cho tất cả các tổ hợp. Người chỉ huy trung tâm chiến thuật có trách nhiệm chỉ huy các hoạt động tác chiến của các tổ hợp, truyền mệnh lệnh tác chiến điều khiển vũ khí đến các tổ hợp, tiến hành phân bố mỗi tổ hợp theo các kệnh liên lạc thích hợp. Qúa khứ và tương lai Tháng 4/1986, nhà sản xuất đã ký hợp đồng chế tạo và cung cấp 36 tổ hợp tên lửa đa năng АDATS và 800 quả tên lửa đi kèm cho các lực lượng vũ trang Canada với thời hạn chuyển giao trong giai đoạn 1988-1989. Vào năm 1987, tổ hợp АDATS đã trở thành một trong 4 hệ thống phòng không được tham gia và công nhận thắng thầu trong cuộc mở thầu do Bộ Tư lệnh phòng không Mỹ tổ chức. Trong cuộc thi này, các sản phẩm phải trải qua các giai đoạn như đánh giá độ chính xác phát hiện và theo dõi mục tiêu, thực hiện các vụ tấn công mục tiêu theo kịch bản cho trước. Do không đủ về ngân sách nên trong cuộc mở thầu này Mỹ chỉ lựa chọn 8 tổ hợp ADATS. Hiện nay, Hà Lan, Bỉ, Thổ Nhĩ Kỳ và hàng loạt các quốc gia khác được xem như là những khách hàng tiềm năng muốn sở hữu tổ hợp ADATS. Các đặc tính kỹ - chiến thuật cơ bản Cự ly tiêu diệt tối đa: 10km (các mục tiêu bay với vận tốc cao - 8km) Độ cao tác chiến tối đa: 7km Vận tốc tên lửa: hơn Mach 3 Chiều dài tên lửa: 2,05m Đường kính tên lửa: 0,15m Sải cánh tên lửa: 0,27m Trọng lượng tên lửa: 51 kg Trọng lượng tên lửa trong container vận chuyển – phóng: 67 kg Trọng lượng đầu đạn: 12,5kg. [BDV news] |
Nhãn:
Air Defense Anti Tank System,
Bộ Tư lệnh phòng không Mỹ,
Công ty Oerlikon Contraves,
George Washington,
Hệ thống ADATS,
Hùm xám,
Lục quân Mỹ,
Quân đội Mỹ
Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011
>> Tổng thống nào là người giàu nhất nước Mỹ?
Tất nhiên, đếm tiền trong ví người khác không phải là việc lịch sự lắm. Nhưng đối với báo chí Mỹ, đếm tiền trong ví của các nguyên thủ quốc gia, ngay cả của những người đã quá cố là việc cần thiết phải làm vì rất có ích cho các công dân khi họ biết được các nhà lãnh đạo của họ đã và đang sống ở mức độ nào.
Chính vì thế nên những thông tin mà hãng phân tích tài chính 24/7 Wall St. vừa công bố về trị giá gia sản của các đời Tổng thống Mỹ đã được truyền bá rất rộng rãi. TT Mỹ đương nhiệm thứ 44 của nước Mỹ, ông B. Obama chỉ được xếp hạng thường thường bậc trung về tài sản trong danh sách. Theo đó, vị Tổng thống có gia sản lớn nhất (tính theo tỉ giá hiện nay) là George Washington, người đã trị vì nước Mỹ ngay từ khi Nhà Trắng còn chưa được xây dựng. Ông Washington đã làm Tổng thống trong hai nhiệm kỳ, từ ngày 30/4/1789 tới năm 1796. Trang trại mênh mông 32 cây số vuông của ông tại Mont Vernon (bang Virginia) và các cổ phiếu cộng lại, tính theo giá hôm nay, là vào khoảng 525 triệu USD. Trong khi đó, gia sản của đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama chỉ ở mức hơn 5 triệu USD một chút, tức là chỉ bằng khoảng một phần trăm so với bậc tiền bối Washington(!). Phần lớn thu nhập của ông Obama không phải từ bất động sản mà là từ các khoản tiền nhuận bút và bản quyền từ các cuốn sách mà ông là tác giả. Vị Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ cũng từng có mức lương cao hơn hẳn so với những ông chủ Nhà Trắng thời hiện đại. Lương của Washington đã được tính bằng 2% ngân sách quốc gia khi đó. Trong khi đó nếu so sánh với ngân sách Mỹ hiện nay, mức lương của Tổng thống Obama chỉ chiếm một tỉ lệ cực kỳ nhỏ nhoi. Sinh thời, vị Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ vẫn bị coi là người chi ly trong mọi sinh hoạt, ngay cả khi đã rất giàu có rồi vẫn không chịu cho ai "ăn quịt" của mình dù chỉ một xu. Một điều oái oăm là, mặc dù được xếp hạng cao như thế về sự giàu có, nhưng ông Washington trong những năm cuối cùng của đời mình đã phải sống trong cảnh giật gấu vá vai. Tiền bán và cho thuê bất động sản mà ông cho nợ không thu hồi được kịp thời, trong khi các chi phí cho các hoạt động giao tiếp càng ngày càng tăng cao. Chẳng hạn, vào năm 67 tuổi, ông đã phải đi vay ngân hàng để có tiền thanh toán các chi phí đời thường. Trước khi chết vào ngày 14/12/1799, ông Washington đã viết di chúc cho vợ quyền sử dụng và mọi quyền lợi khác đối với trang trại của ông, tính theo tỉ giá lúc đó chỉ ở mức 500 nghìn USD. Các chuyên gia nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, ba trong số bốn vị Tổng thống giàu có nhất đã ngồi ở cương vị của mình trong bốn thập niên đầu tiên của nước Mỹ. Ngoài George Washington còn có vị Tổng thống Mỹ thứ ba Thomas Jefferson (nhiệm kỳ từ năm 1801 tới năm 1809) ở vị trí thứ hai và vị Tổng thống Mỹ thứ tư James Madison (1809-1817) ở vị trí thứ tư. Ông Jefferson từng có gia sản trị giá 212 triệu USD (tính theo tỉ giá hiện nay), còn ông Madison có gia sản trị giá 101 triệu USD. Cũng phải nói rằng, Tổng thống Jefferson sinh ra tại một trong những gia đình giàu nhất nước Mỹ. Cha ông, Peter Jefferson, từng sở hữu 5-7 nghìn mẫu Anh đất ở hạt Goochland, phía tây bang Virginia. Thế nhưng, sau khi rời khỏi Washington về nghỉ ở Monticello, ông lại bị mắc nợ đầm đìa. Thậm chí sau khi ông mất vẫn còn những khoản nợ tới 107.274 USD mà ông chưa thanh toán được. Đến mức những người thừa kế phải bán đấu giá nhiều đồ đạc trong nhà để trả những món nợ mà ông để lại. Đại gia nhất trong các đời TT Mỹ là George Washington. Tổng thống Madison có họ xa với vị Tổng thống Mỹ đầu tiên Washington. Tổ tiên ông, như chính ông nói, "không giàu có", nhưng đều là những chủ đồn điền. Cha của ông từng là một chủ đất lớn nhất tại hạt Orange, bang Virginia. Tổng thống Madison sau khi về hưu cũng là một trong những đại gia về bất động sản ở hạt Orange… Vị Tổng thống Mỹ thứ 26 Theodore Roosevelt (1901- 1909) được xếp ở vị trí thứ ba với gia sản trị giá 125 triệu USD (theo tỉ giá hiện nay). Khi ông qua đời ngày 6/7/1919, theo chúc thư của ông, phần lớn gia sản mà tính theo đồng tiền hồi đó chỉ ở mức 500 nghìn USD đã được để lại cho vợ ông. Các con ông chỉ được nhận khoảng 60 nghìn USD, chia đều cho 6 người (một người con gái từ cuộc hôn nhân đầu và 5 người con, 4 trai, một gái từ cuộc hôn nhân thứ hai). Vị Tổng thống Mỹ thứ 36 Lyndon Johnson (nhiệm kỳ từ năm 1963 tới năm 1969) được xếp ở vị trí thứ 5 với gia sản trị giá 98 triệu USD theo tỉ giá hiện nay. Lúc ông chết ngày 22/1/1973, gia sản của ông để lại chỉ được xác định ở mức 20 triệu USD. Gia sản này đã được chia cho 2 người con gái của ông. Trong top - ten còn có hai vị Tổng thống nữa ở thế kỷ XIX: John Tyler (nhiệm kỳ từ năm 1841 tới năm 1845) với gia sản trị giá 8,51 triệu USD và James Monroe (1817-1825) với gia sản trị giá 10,27 triệu USD. Vị Tổng thống Mỹ thứ 10 Tyler khi nghỉ hưu đã về ở tại trang trại rộng 1.200 mẫu Anh với hàng chục nô lệ. Ông hai lần lập gia đình và là vị Tổng thống Mỹ đầu tiên lấy vợ lần thứ hai ngay khi vẫn còn đương chức. Ông cũng là vị Tổng thống Mỹ có đông con nhất: 15 người từ hai bà vợ. Người vợ thứ hai kém ông tới 30 tuổi… Vị Tổng thống Mỹ thứ 5 Monroe sinh ra trong một gia đình chủ đồn điền giàu có. Khi về hưu năm 1825, ông đã phải chịu một khoản nợ là 70 nghìn USD (theo tỉ giá hồi đó). Ông mất năm 1831 và là vị Tổng thống Mỹ thứ ba mất vào ngày Quốc khánh Mỹ 4/7 (ngoài ông ra còn có Jefferson và Adams cũng chết vào ngày này). Vào những năm cuối đời, ông Monroe thường bị lâm vào cảnh nợ nần, một phần do những chi tiêu của cá nhân ông, phần khác do các chi phí để chạy chữa cho người vợ sức khỏe kém. Trong những cựu Tổng thống đang còn sống hiện nay, người giàu nhất là ông Bill Cliton (hai nhiệm kỳ từ năm 1993 tới năm 2001) với gia sản trị giá 9,38 triệu USD. Phần lớn số tiền này do ông Clinton kiếm được sau khi đã rời khỏi Nhà Trắng nhờ các cuốn hồi ký và các chuyến du thuyết ở khắp nơi trên thế giới. Người từng kế vị ông Clinton, vị Tổng thống Mỹ thứ 43 George Bush (con) được xếp ở vị trí 20 trong danh sách các nguyên thủ giàu có. Khác với người tiền nhiệm, ông Bush đã kiếm được phần lớn trong gia sản trị giá 20 triệu USD của mình từ trước khi trở thành Tổng thống nhờ các hoạt động trong ngành kinh doanh dầu mỏ và nhờ đã bán đội bóng chày Texas Rangers… Tổng thống Mỹ thứ 41 George Bush (cha) được xác định là có gia sản trị giá 23 triệu USD. Vị Tổng thống Mỹ thứ 40 Ronald Reagan có gia sản ước tính vào khoảng 13 triệu USD. Đương kim Tổng thống Mỹ hiện nay chỉ được xếp ở vị trí thường thường bậc trung với gia sản ở mức 5 triệu USD, nhưng có cơ sở để khẳng định rằng, trong tương lai, ông sẽ có nhiều cơ hội để cải thiện tình hình tài chính của mình, đặc biệt là sau khi đã rời khỏi Nhà Trắng. Bản báo cáo của hãng phân tích tài chính 24/7 Wall St. về gia sản của các đời Tổng thống Mỹ cũng cho thấy, không phải ông chủ Nhà Trắng nào cũng giàu có. Một số vị nguyên thủ quốc gia Mỹ chỉ có gia sản ở mức dưới 1 triệu USD. Trong số những Tổng thống Mỹ bị coi là nghèo nhất có Abraham Lincoln và Ulysses Grant. Vị Tổng thống Mỹ thứ 16 Lincoln là người được coi là xuất sắc nhất trong các đời nguyên thủ quốc gia Mỹ. Ông bị ám sát ngày 14/4/1865. Còn vị Tổng thống Mỹ thứ 18 Grant sau khi về hưu tháng 3-1887 đã đứng ra lập công ty môi giới Grant and Ward, một công ty cổ phần cùng với con trai và một người bạn. Thế nhưng, công ty này đã nhanh chóng bị phá sản, thậm chí đối tác của ông là Ferdinand Ward do các hành động gian lận trong điều hành công ty còn bị đi tù. Những năm cuối đời, ông Grant phải kiếm tiền thêm bằng cách viết báo cho tạp chí Century. Ông cũng đã hoàn thành tập hồi ký về đoạn đời binh nghiệp của mình trước khi chết để lấy tiền nhuận bút làm của để dành cho người vợ góa. Vài tháng trước khi ông mất, thương tình gia cảnh khốn khó của ông, Quốc hội Mỹ đã thông qua một đạo luật cho phép khôi phục lại mức lương cho ông như cho một ông tướng (trước khi trở thành Tổng thống, ông từng là một vị tướng trong quân đội Mỹ). Ông Grant mất ngày 23/7/1885.
[Bee news]
|
Nhãn:
George Bush,
George Washington,
Hạt Orange,
James Madison,
Nhà Trắng,
Quốc khánh Mỹ,
Tạp chí Century,
Thomas Jefferson,
Tổng thống Mỹ Barack Obama
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)