Hạm đội Bắc Hải ra đời muộn nhất trong 3 hạm đội Trung Quốc đáng gờm, có trách nhiệm bảo vệ Bắc Kinh và ứng phó tình huống trên bán đảo Triều Tiên. Khu vực phòng thủ Ngoài bảo vệ cửa ngõ Bắc Kinh, đảm nhiệm phòng thủ trên biển từ cảng Liên Vân trở lên phía Bắc và khu vực biển Bột Hải, bao gồm 3 tỉnh bờ biển là Sơn Đông, Hà Bắc, Liêu Ninh và thành phố cảng Thiên Tân. ở ven bờ chia làm 9 vùng phòng thủ. Bộ tư lệnh hạm đội đóng ở Thanh Đảo. Biên chế và căn cứ Hạm đội Bắc Hải có 115 lữ đoàn tàu và 3 sư đoàn cùng 1 trung đoàn Không quân Hải quân, các trung đoàn tên lửa – pháo bờ biển. - Các lữ đoàn tàu ngầm: 4 lữ, lữ 1 ở cửa Loan Hà (tỉnh Hà Bắc) là lữ tàu ngầm hạt nhân với 3 chiếc lớp Hán, 3 lớp Hạ, 2 lớp Tống. Ba lữ tàu ngầm thông thường gồm lữ 2 ở Thanh Đảo (tỉnh Sơn Đông) có loại Tống, lữ 12 ở Lữ Thuận (tỉnh Liêu Ninh) có loại Minh, lữ 62 ở Ngũ Đảo (Tây bán đảo Liêu Đông, tỉnh liêu Ninh) là lữ tàu thử nghiệm. - Các lữ đoàn tàu mặt nước: 7 lữ gồm lữ tàu khu trục ở Thanh Đảo; 3 lữ phóng lôi ở Thanh Đảo, Lữ Thuận, Uy Hải; 3 lữ tuần tiễu bảo vệ căn cứ ở Thanh Đảo, Đại Liên, Lữ Thuận. - Các sư đoàn không quân: sư đoàn ném bom – rải lôi số 2 (loại H-5, H-6) ở Sơn Hải Quan (tỉnh Hà Bắc), sư đoàn tiêm kích số 5 (loại J-8II, J-7, J-6) ở Lưu Bình (tỉnh Sơn Đông), sư đoàn tiêm kích số 7 (trực thuộc Bộ tư lệnh Hải quân) ở Yên Đài (Thanh Đảo), trung đoàn độc lập số 3 ở Thanh Đảo. Các vị trí neo đậu tàu ngầm ở căn cứ Thanh Đảo. - Các căn cứ hải quân: có 3 căn cứ tương đương cấp quân đoàn gồm: + Căn cứ Lữ Thuận quản lý hải phận từ Đại Liên đến Danh Khẩu, là căn cứ nước sâu tốt nhất ở miền bắc Trung Quốc. Đa số tàu khu trục, hộ vệ của Hạm đội Bắc Hải bố trí ở căn cứ này. + Căn cứ đảo Hồ Lô quản lý từ Tần Hoàng Đảo tới Thiên Tân, là nơi trú ngụ cho các tàu ngầm thông thường. + Căn cứ Thanh Đảo quản lý từ Uy Hải đến Giao Nam, nơi ẩn náu của tàu ngầm hạt nhân, là nơi thường đón tiếp tàu hải quân nước ngoài đến thăm. Vũ khí, trang bị - Máy bay chiến đấu J-8II: Kích thước dài 21,59m, sải cánh 9,34m, cao 5,41m. Trọng lượng cất cánh tối đa 18.322kg, tốc độ bay ngang tối đa 2,2M, độ cao giới hạn 18.500m, bán kính hoạt động 800km. Có tên lửa tầm trung không đối không PL-2, PL-5, PL-7, PL-9, PL-10, 2 bệ pháo nòng kép 23mm. - Tàu ngầm hạt nhân: + Lớp Hạ (loại 092), do nàh máy đóng tàu đảo Hồ Lô chế tạo, lượng giãn nước 6.500 tấn (lặn), chiều dài 120m, rộng 10m, động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, quân số 84, vũ khí 12 quả tên lửa đạn đạo Cự Lãng – 1 (CSS-N-3) tầm bắn 2-700km, 6 ống phóng ngư lôi 533mm. Ba tàu lớp Hạ của Hạm đội Bắc Hải mang số hiệu 406A (Trường Chinh 6A), 406B (Trường Chinh 6B) và 406 (Trường Chinh 6C). + Lớp Tấn có 12 tên lửa JL-2 (CSS-NX-4) loại chiến lược. Lớp Tấn và Hạ là tàu ngầm hạt nhân chiến lược, lớp Hán là chiến thuật. Diểm mạnh nhất của tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn là mang tên lửa JL-2 có tầm bắn đến 8.000km. + Lớp Hán (loại 091) là loại tàu ngầm sử dụng năng lượng hạt nhân đầu tiên Trung Quốc tự đóng ở nhà máy đóng tàu đảo Hồ Lô, lượng giãn nước 4.500 tấn (nổi), 5.500 tấn (lặn) dài 106m, rộng 10m, tốc độ khi nổi 12 hải lý/h, lặng 25 hải lý/ giờ, quân số 75, vũ khí có 1 tên lửa YJ-82 (hoặc C-801) tầm bắn 40km, 6 ống phóng lôi 533mm kiểu Yu-3 tầm 15km và Yu-1 tầm 9,2km (18 quả), 36 thủy lôi. Ba tàu lớp Hán của Hạm đội Bắc Hải mang số hiệu 401 (Trường Chinh 1), 402 (Trường Chinh 2) và 403 (Trường Chinh 3). Tàu khu trục Thanh Đảo (số hiệu 113). - Tàu khu trục: + Lớp Lữ Hộ: có 2 chiếc 052 (số 112 – Cáp Nhĩ Tân, 113 Thanh Đảo) có 4 bệ 16 tên lửa đối hải Yj-83, 1 bệ tên lửa phòng không HQ-7 có 8 quả, 2 ống phóng 324mm có 6 quả, 1 pháo 100mm, 2 máy bay Z-9C chống ngầm. + Lớp Lữ Đại II có 4 chiếc 051 là 106 (Tây An), 107 (Ngân Xuyên), 108 (Tây Ninh) và 109 (Khai Phong), lượng giãn nước 3.800 tấn, kích thước 130x13,7x4,6m, đi liên tục 4.000 hải lý, vũ khí 2 bệ tên lửa chống hạm HY-2 gồm 6 quả, tầm 100km tốc độ 0,9M, 1 pháo 130mm nòng kép, 3 pháo 37mm nòng kép, 4 pháo 25mm nòng kép, vũ khí chống ngầm 2 giá phóng lôi tên lửa FQF-2500 12 nòng, 2 trực thăng Z-9A. - Tàu hộ vệ: có Giang Vệ II, Giang Hồ I và Giang Hồ II. + Giang Vệ II có lượng giãn nước 2.250 tấn, quân số 180, 4 tên lửa đối hải C-802, 8 tên lửa phòng không HQ-7/FM80 tầm tối đa 12km, 1 pháo 100mm nòng kép, 4 pháo 37mm nòng kép... + Giang Hồ có lượng giãn nước 1.425 tấn đến 1.700 tấn, 4 tên lửa HY-2, 2 pháo 100mm, 4 pháo 37mm nòng kép, ngư lôi 324mm. Tag: Hải quân các nước trên thế giới |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hạm đội Bắc Hải. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hạm đội Bắc Hải. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011
>> Hạm đội Bắc Hải của Trung Quốc
Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2011
>> 'Đột nhập' căn cứ Không quân Hải quân Nga (kỳ 1)
[BDV news] Trung đoàn Không quân Hải quân tiêm kích số 279 thuộc Hạm đội Bắc Hải còn được biết đến với cái tên “Người hùng của Hạm đội Bắc Hải”.
Đơn vị này được thành lập ngày 15/09/1973 tại Sân bay Saki, thành phố Crimea (Ukraine). Đến năm 1976, Trung đoàn được chuyển về sân bay Severomorsk-3. Trong hơn 30 năm phục vụ, Trung đoàn đã hai lần được tặng thưởng danh hiệu anh hùng bảo vệ nước Nga. Trung đoàn 279 từng tham gia các cuộc tập trận như "Phương Tây-81", "Shield-82", hoàn thành 14 nhiệm vụ quân sự, quan trọng nhất đó là nhiệm vụ ở Đại Tây Dương và Địa Trung Hải trên tàu sân bay "Đô đốc Kuznetsov" vào các năm 1990, năm 2004-2005. Phù hiệu của Trung đoàn Không quân Hải quân tiêm kích số 279 thuộc Hạm đội Bắc Hải. Các phi công của đơn vị được công nhận là có khả năng thực hiện các cuộc tấn công mục tiêu trên không ở tầm ngắn rất tốt. Trong các tình huống khó khăn và nguy hiểm nhất, các phi công thuộc Trung đoàn 279 đều làm chủ được tình hình. Tuy nhiên, để đạt được những thành tích trong suốt những năm qua, đã có 11 phi công của trung đoàn hy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Trong đó, có cả người chỉ huy đầu tiên của Trung đoàn, Đại tá Teoctist Matkovsky. Đại tá Teoctist Matkovsky là phi công trong số những phi công tài giỏi thời Liên Xô, được đánh giá là một người có kinh nghiệm chiến đấu và điều khiển máy bay. Ngày 15/04/1977, trong khi điều khiển máy bay MiG-21U, một sự cố kỹ thuật xảy ra khiến máy bay gặp nạn, Đại tá Teoctist Matkovsky hy sinh. Ngay sau đó, ông được phong là Anh hùng Liên Xô. Hiện tại, chỉ huy Trung đoàn là Đại tá Đại tá Igor Matkovsky, ông là con trai của Anh hùng Teoctist Matkovsky (người chỉ huy đầu tiên của Trung đoàn). Vào tháng 5/2010, ông được Tổng thống Nga ký nghị định sắc phong ông là Anh hùng Liên bang Nga. Trang bị chính của Trung đoàn 279 là máy bay tiêm kích Su-33 và máy bay huấn luyện phi công hạ cánh trên boong tàu sân bay Admiral Kuznetsov Su-25UTG. Ngoài ra, Trung đoàn còn được trang bị máy bay chiến đấu Su-27UB, Yak-38 và Yak-38U. Phần lớn số máy bay này được đưa vào biên chế từ giai đoạn 1993 – 1998. Theo dự kiến, đến năm 2012 Trung đoàn sẽ tiếp nhận máy bay tiêm kích-ném bom mới Mig-29K. Máy bay chiến đấu Su-33 Su-33 là máy bay tiêm kích đa năng được biên chế cho các lực lượng Không quân và Hải quân Nga, trong đó Trung đoàn không quân hải quân tiêm kích số 279 thuộc Hạm đội Bắc Hải là đơn vị đầu tiên được biên chế loại máy bay này. Đây là loại máy bay tấn công hiện đại và là phương tiện chiến đấu chủ lực của quân đội Nga. Máy bay tiêm kích Su-33 trang bị cho Trung đoàn 279 thuộc Hạm đội Bắc Hải. Đầu năm 2000, Hạm đội Bắc Hải của Nga được biên chế 36 máy bay Su-33 trên tàu "Đô đốc Kuznetsov". Hiện nay, để giải quyết các vấn đề trên không Su-33 có thể được coi là máy bay tiêm kích tốt nhất thế giới dựa trên những tính năng nổi trội. Su-33 được đánh giá có khả năng tấn công tốt hơn máy bay tiêm kích F/A-18C/D trên tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Máy bay được trang bị radar hiện đại, tên lửa không-đối-không tầm xa AIM-54 Phoenix. Việc nâng cao tính năng và hiện đại hoá máy bay chiến đấu đa năng Su-33 được coi là 1 trong 5 ưu tiên hàng đầu trong việc phát triển Lực lượng Không quân Hải quân Nga trong những năm tới. Máy bay chiến đấu Su-27UB Su-27UB là biến thể cải tiến của máy bay chiến đấu siêu âm Su-27. Máy bay do hãng Sukhoi nghiên cứu và chế tạo. Su-27UB thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1985. Từ năm 1986-1998 Bộ quốc phòng Nga đã đặt hàng chế tạo hơn 120 máy bay biên chế cho các lực lượng. Đối với việc chế tạo máy bay xuất khẩu, hãng đã phát triển một biến thể chỉ dành cho xuất khẩu là Su-27UBK. Ngày 13/9/1987, Su-27 đã chứng minh khả năng tuyệt vời của nó khi bắn hạ máy bay do thám P-3B Orion của Na Uy theo dõi hoạt động quân sự của các hạm đội Nga ở khu vực biển Barent. Máy bay chiến đấu Su-27UB. Su-27 có hệ thống kiểm soát vũ khí cũng như chuyển hướng bay khá phức tạp, và là máy bay thiết kế 2 chỗ ngồi, do đó máy bay này còn được dùng cho nhiệm vụ tạo bay và chiến đấu. Sự khác biệt chính của Su-27 là việc tổ chức của buồng lái hai chỗ ngồi dọc. Máy bay có trọng lượng rỗng 17.500 kg, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 30.500 kg. Máy bay SU-27UB sử dụng hai động cơ phản lực AL-31F. Vũ khí trên máy bay gồm pháo và tên lửa, súng máy GSH-301 30 mm với 150 viên đạn. Máy bay có thể trang bị 6 tên lửa không - đối - không tầm trung và tên lửa các loại như P-27ER1, R-27ET1, P-và R-27ETE 27ERE… Máy bay Su-25UTG Máy bay huấn luyện và chiến đấu Su-25UTG do hãng Sukhoi nghiên cứu và phát triển, nó là sản phẩm kế thừa của dự án phát triển máy bay Su-28 bị đình hoãn. Năm 1988, máy bay bay thử nghiệm lần đầu tiên, đây là máy bay huấn luyện hiện đại và hiệu quả nhất của Nga. Năm 1990 máy bay được trang bị cho Trung đoàn 279 của Hạm đội Bắc Hải Nga và bố trí trên tàu sân bay "Đô đốc Kuznetsov". Su-25UTG được thiết kế để huấn luyện phi công kỹ thuật cất cánh và hạ cánh, ngắn cất cánh tại đường băng ngắn, nghiêng dốc, và đường băng không bằng phẳng. Máy bay huấn luyện và chiến đấu Su-25UTG. Đặc điểm chính của Su-25UTG không khác biệt so với máy bay đào tạo chiến đấu của Su-25UB. Máy bay có chiều dài 15,53m, chiều cao là 5,2m, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 17.600 kg. Máy bay được tích hợp 2 động cơ phản lực R-95SH, máy bay có thể đạt tốc độ tối đa 1000 km/h, trần bay thực tế của Su-25UTG là 7 km. Máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ 4 Mig-29K Mig-29K là một loại máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ 4 do Phòng thiết kế Mikoyan của Nga thiết kế và chế tạo, bắt đầu đi vào hoạt động trong Không quân Liên Xô từ năm 1983, và tiếp tục được sử dụng bởi Không quân Nga cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới. MiG-29 được thiết kế để đối đầu với những loại máy bay tiêm kích mới của Mỹ như F-16 Fighting Falcon, và F/A-18 Hornet. Tới nay, đã có khoảng 1.600 chiếc được sản xuất, 900 chiếc trong số đó để xuất khẩu. Một chiếc MiG–29 từng được Nga rao bán với giá 40 triệu USD/chiếc. MiG-29 được xuất khẩu cho Algeria, Bangladesh, Bulgaria, Cuba, Cộng hòa Séc, Eritrea, Cộng hòa Dân chủ Đức, Hungary, Ấn Độ, Iran, Iraq, Malaysia, Myanmar, Triều Tiên, Peru, Ba Lan, Romania, Serbia, Slovakia, Syria, và Yemen. Các nước thuộc Liên Xô trước đây như Belarus, Kazakhstan, Moldova, Turkmenistan, Ukraine, và Uzbekistan… Mig-29K là một loại máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ 4 của Nga. Biến thể nguyên gốc của MiG-29K với hệ thống điện tử cải tiến chỉ dành cho Lực lượng vũ trang Nga. Máy bay được trang bị vũ khí cho MiG-29 bao gồm một pháo đơn 30 mm GSh-30 với 100 viên đạn. Ngoài ra, máy bay còn được trang bị, tên lửa không - đối - không tầm ngắn R-73 (AA-11 "Archer"), tên lửa R-60 (AA-8 "Aphid"). MiG-29B nguyên bản có thể mang bom thông thường và tên lửa không điều khiển. Những phiên bản nâng cấp có khả năng mang được bom dẫn hướng bằng laser và bom dẫn hướng quang học, cũng như tên lửa không đối đất và không đối biển. |
Nhãn:
Cộng hòa Séc,
Cuba,
Đại Tây Dương,
Đô đốc Kuznetsov,
Hạm đội Bắc Hải,
Không quân Nga,
Quân đội Nga,
Sân bay Saki,
Su-25UTG,
Su-27UB,
Trung đoàn 279,
Uzbekistan
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)