Dù phần lớn hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc đóng vai trò bảo vệ bờ biển nhưng vẫn không thể ngăn chặn sự xâm nhận của tàu ngầm Mỹ. Theo phân tích mới nhất của tiến sĩ Owen Cote đến từ Chương trình nghiên cứu An ninh, ĐH Công nghệ Massachusetts, chỉ có thay đổi trong học thuyết và công nghệ mới giúp Trung Quốc cải thiện được tình trạng này. Tiến sĩ Own Cote Bản đánh giá mới nhất của tiến sĩ Cote là lời cảnh báo những trở ngại mà Trung Quốc phải đối mặt khi nước này muốn bảo vệ an ninh vùng biển của họ chứ chưa nói đến việc mở rộng ảnh hưởng trên Thái Bình Dương. Bản báo cáo cũng cho thấy, mặc dù được trang bị tàu sân bay, máy bay chiến đấu hay tên lửa đạn đạo thì tàu ngầm vẫn là vũ khí quyết định của Bắc Kinh trong cuộc cạnh tranh với Washington. Với khả năng di chuyển khó theo dõi và hỏa lực mạnh, tàu ngầm là mối đe dọa nghiêm trọng cho các hạm đội tàu trên mặt nước. Với lý do vừa nêu, tàu ngầm là lựa chọn lý tưởng để tạo ra những vùng biển chống xâm nhập. Đó cũng là ý định của Bắc Kinh khi xây dựng đội tàu ngầm bao gồm khoảng 50 tàu ngầm chạy điện - diesel cỡ nhỏ và 10 tàu cỡ lớn chạy năng lượng hạt nhân. Theo tiến sĩ Cote, "Trung Quốc lên kế hoạch sử dụng đội tàu ngầm diesel để bảo vệ bờ biển". Tương tự, những chiếc tàu ngầm hạt nhân cỡ lớn sẽ được sử dụng để bảo vệ vùng biển mà theo cách gọi của quan chức Trung Quốc là chuỗi đảo thứ nhất và chuỗi đảo thứ 2 hay còn được gọi là vùng biển Philippines. Tuy nhiên, lực lượng Hải quân Mỹ với tàu ngầm đi kèm với máy bay tuần tra, trực thăng, tàu nổi và các bộ phận thăm dò đáy biển bằng âm thanh khi tập trung vào những vị trí nhất định vẫn có thể phát hiện được hầu hết những tàu ngầm Trung Quốc cố bám theo hạm đội Mỹ khi hạm đội này vượt qua chuỗi đảo đầu tiên, tiến sĩ Cote khẳng định. Tiến sĩ Cote cho biết thêm:"Điểm yếu của Trung Quốc là khả năng chống ngầm hạn chế và không được đầu tư một cách đúng mức tương xứng vời tầm quan trọng của nó". (>> xem thêm) Điều này dẫn đến việc lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc không thể kiểm soát và chống lại sự xâm nhập của các hạm đội Mỹ và đồng minh vào vùng biển Đông và chưa nói đến việc kiểm soát cả vùng biển Philippines. Thậm chí, "Lực lượng tàu ngầm Mỹ có thể hoạt động tự do ở cả những vùng ven bờ của Trung Quốc", theo tiến sĩ Cote. Sự không cân bằng này là kết quả của những khoản đầu tư khổng lồ vào công nghệ tàu ngầm trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh của Mỹ. Người Mỹ đã chứng minh được khả năng thiết lập và duy trì những ưu điểm về giảm độ ồn cho những tàu ngầm nguyên tử của họ trước những đối thủ cạnh tranh. Sự vượt trội của tàu ngầm Mỹ sẽ hạn chế tối đa khả năng tác chiến của đội tàu ngầm Trung Quốc trong cuộc xung đột kéo dài, thậm chí làm giảm khả năng phòng thủ ven biển của đội tàu ngầm Trung Quốc bằng cách chiếm giữ những vị trí bên ngoài cảng biển của Trung Quốc, theo dõi và phá hủy những tàu ngầm Trung Quốc ra vào cảng. Hiện tại, Hải quân Mỹ chỉ duy trì khoảng 10 tàu ngầm được triển khai thường xuyên trên toàn thế giới. Số lượng này sẽ được tăng nhiều hơn trong các trường hợp cần thiết nhưng lực lượng này chỉ mất khoảng vài ngày cho đến vài tuần để xâm nhập được vào vùng biển của Trung Quốc. Vì lý do đó, Mỹ có thể hạn chế được những ưu thế về số lượng của hạm đội tàu ngầm Trung Quốc. Ngoài ra, những ưu thế của tàu ngầm Mỹ cũng sẽ tăng theo thời gian đi cùng số lượng tàu ngầm của nước này. Hiện tại, tàu ngầm Mỹ nhận được nhiều sự hỗ trợ nhờ bộ cảm biến tinh vi cũng như hệ thống chiến đấu dựa vào chỉ dẫn hỗ trợ định vị mục tiêu từ những căn cứ radar trên đất liền, vệ tinh hoặc máy bay trinh thám không người lái. Ngược lại, Trung Quốc sở hữu một hệ thống chỉ dẫn nghèo nàn với hệ thống radar quét sóng xa OTH và một số hệ thống vệ tinh do thám nhỏ. Ví dụ, Bắc Kinh đang phát triển mẫu máy bay do thám không người lái. Tuy nhiên, Washington hoàn toàn có thể đối phó dễ dàng bằng việc được trang bị tên lửa tấn công mặt đất nhằm phá hủy hệ thống thông tin để nắm chắc chiến thắng trước hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc. Không những thế, Hải quân Mỹ cũng đang nghiên cứu khả năng phóng máy bay không người lái loại nhỏ từ tàu Mỹ để chống lại hệ thống OTH của Trung Quốc. Với những trang bị trên, hạm đội tàu ngầm của Mỹ có đủ khả năng để tiêu diệt phạm vị lớn các mục tiêu trên mặt đất bao gồm hàng trăm bệ phóng tên lửa di động của Trung Quốc. Tiến sĩ Cote kết luận:"Cả lực lượng tàu ngầm của Mỹ và Trung Quốc đều có những nhiệm vụ mới trong nỗ lực chạy đua với nhau, nhưng hoàn cảnh của Trung Quốc sẽ khác của Mỹ vì họ không có được những lợi thế hiện tại như Mỹ". [BDV news] |
Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011
>> Tàu ngầm Mỹ tự do trong vùng biển Trung Quốc
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét