Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: F-35 Lightning II

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn F-35 Lightning II. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn F-35 Lightning II. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012

>> Tiêm kích Su-35S vô đối ???


Trong trận không chiến mô phỏng giả định vào năm 2018 giữa 240 F-35, 240 F-22 và 240 F/A-18E/F với 240 Su-35S, chỉ có 30 F-35 và 139 F-22 sống sót, còn toàn bộ F/A-18E/F tiêu tùng.



http://nghiadx.blogspot.com


Ủy ban liên hợp về đối ngoại, vũ khí và thương mại JSCFADT của Australia đã tiến hành cuộc họp nhằm đánh giá sự cần thiết phải mua tiêm kích F-35 Lightning II của Mỹ cho Không quân Australia. Theo The Canberra Times, tại cuộc họp các đại diện của Trung tâm phân tích Air Power Australia và công ty RepSim chuyên sản xuất thiết bị mô phỏng đã tuyên bố rằng, Mỹ và Australia đang phát triển “một máy bay sai lầm”, không nên mua sắm.

Theo những quan chức phát biểu, chương trình chế tạo F-35 là thất bại, còn máy bay đang được chế tạo không đáp ứng các tính năng nêu ra. Ngoài ra, các chuyên gia Australia cho rằng, sai lầm chính của các chuyên gia Mỹ là ý đồ phát triển trên cơ sở F-35 3 loại tiêm kích: loại cất cánh thông thường, loại cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng, và loại trên hạm. Ngoài ra, các đại diện của Air Power Australia và RepSim còn nói rằng, còn lâu mới chương trình F-35 mới kết thúc trong khi máy bay này đang gặp nhiều khó khăn.

RepSim trong quá trình báo cáo, còn đệ trình kết quả mô phỏng trận không chiến giữa 240 tiêm kích F-35 và một số lượng như vậy Su-35S “đã diễn ra” gần bờ biển Đài Loan vào năm 2018. Theo tính toán của RepSim, trong trận không chiến mô phỏng này chỉ có 30 F-35 sống sót. Họ cũng đã mô phỏng trận đánh giữa 240 chiếc F-22 Raptor và Su-35S, và giữa F/A-18E/F Super Hornet và Su-35S. Trong trận đối đầu F-22 và Su-35S, có 139 F-22 còn lành lặn, trong trận thứ hai, toàn bộ các máy bay Super Hornet đi đời.

Những người phát biểu tại cuộc họp đã yêu cầu chính phủ Australia từ bỏ kế hoạch mua sắm F-35 và bắt đầu gây áp lực để chính phủ Mỹ cho phép bán F-22 cho Không quân Australia. Hiện nay, luật Mỹ cấm xuất khẩu F-22 để chống sao chép các công nghệ chủ chốt.

Chính phủ Australia từ tháng 11.2011 đang xem xét lại chương trình mua sắm F-35. Trong quá trình xem xét lại, sẽ phân tích chương trình phát triển F-35 trên cơ sở thông tin về quá trình thử nghiệm, những khó khăn trong thiết kế và giá cả. Trên cơ sở đó, dự định đưa ra quyết định về việc hoãn mua máy bay.

Australia đã công bố ý định mua 100 F-35, nhưng hiện chỉ quyết định mua 14 chiếc và dự định ký hợp đồng trong năm 2012.

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

>> Australia xét lại kế hoạch mua F-35?



Tại Australia, cuộc tranh luận về khả năng xét lại kế hoạch mua 100 chiếc F-35 trị giá hơn 16 tỷ USD nổ ra sau tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Stephen Smith.


Với tư cách là một trong 8 đối tác toàn cầu chính thức tài trợ cho việc phát triển máy bay tiêm kích F-35, các nhà phân tích lo ngại bất cứ sự sụt giảm nghiêm trọng nào trong cam kết của Australia sẽ tác động mạnh tới khoảng 125.000 nhân viên của nhà thầu quốc phòng.

Khi được hỏi về tin Australia đang suy tính lại các lựa chọn của mình, Tom Casey, Giám đốc truyền thông quốc tế của nhà sản xuất máy bay Lockheed nói rằng công ty: “Không biết về bất cứ thay đổi nào của chính phủ Australia đối với chương trình máy bay tiêm kích F-35 Lightning II”.

Trên thực tế, Lockheed rất tin tưởng vào cam kết của Australia vẫn được quảng cáo trên trang mạng F-35 như sau: “Cuối cùng, khoảng 100 máy bay F-35A thế hệ thứ 5 sẽ đưa lực lượng Không quân Hoàng gia Australia trở thành lực lượng máy bay chiến đấu giữ vai trò nòng cốt có khả năng đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia”.

Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà phân tích đều chia sẻ sự lạc quan với Lockheed.

Thực chất, nhiều người tin rằng chương trình này đang đối mặt với trở lực ghê gớm về chính trị và của bộ máy quan liêu, thậm chí cả với một số người tin rằng F-35 là sự lựa chọn tốt nhất cho Không quân Hoàng gia Australia.

Những người này lập luận Australia có thể sẽ cắt giảm một phần trong số 100 máy bay đã cam kết để dành chi cho những hạng mục khác. Theo quan điểm này, vấn đề không phải là “nếu” tiến hành cắt giảm một phần đơn đặt hàng mà là khoản tiền được cắt giảm là bao nhiêu.

Cuối cùng, họ cho rằng vấn đề với Lockheed không phải là sự thể hiện kém cỏi trong giai đoạn đầu của giai đoạn nghiên cứu và phát triển. Thay vào đó là mối quan ngại với việc Lockheed cung cấp đúng thời hạn và đúng dự toán máy bay tiêm kích FA-35 để đáp ứng nhu cầu an ninh của Australia sau khi các yêu cầu về ngân sách, lịch trình và kỹ thuật được duyệt lại.


http://nghiadx.blogspot.com
Kế hoạch mua F-35 của Australia bị xét lại?


Alan Stepnens, nghiên cứu viên ĐH New South Wales, giảng viên thỉnh giảng tại Học viện Quốc phòng Australia đã đưa ra quan điểm cho rằng: “Hầu hết mọi người đều đồng ý sau những trì hoãn thì hoạt động phát triển máy bay F-35 cần trở lại đúng quỹ đạo. Nó rõ ràng đem lại năng lực tiềm tàng tốt nhất cho Australia .Vấn đề nhức nhối hiện tại là đơn giá liên tục tăng lên”.

Trong khi đó, một số nhà phân tích nghĩ rằng việc Lầu Năm Góc không đặt hết sự tin tưởng và sức nặng chính trị vào chương trình phát triển loại máy bay này cũng là một nhân tố.

Một học giả Australia lại cho rằng: “Lịch trình và chi phí là mối quan tâm chủ yếu. Tôi chưa nghe được tin chính phủ đứng đằng sau chủ trương xét lại chương trình này của Bộ trưởng Quốc phòng. Quan tâm chính của Bộ Quốc Phòng Australia là liệu nền công nghiệp quốc phòng gắn với F-35 có khả năng sản xuất được máy báy đúng thời hạn và dự toán”.

Trên thực tế, giả sử các mối quan ngại chủ yếu này chi phối sự suy xét lại, Canberra có thể tìm cách bù đắp các nguy cơ liên quan đến chương trình F-35 bằng cách chuyển một số chi phí dành cho chương trình này sang công nghệ tiên tiến có mức độ thấp hơn song vẫn có được thẩm quyền liên quan.

“Bộ trưởng Quốc phòng Australia nhận thức Không quân Hoàng gia Australia đã không theo quy trình giao dịch thông thường khi gần đây mua các loại máy bay C-17 và Super Hornets. Các loại vũ khí này được mua theo hình thức COT (mua máy bay sẵn có và đưa luôn vào sử dụng) và thường được giới quân sự viện dẫn như là phi vụ mua bán thành công nhất”.

“Hiện Bộ Quốc phòng không thể chi tiêu phần ngân sách đã được phân bổ vì sự kém hiệu quả của hệ thống. Do vậy, mua theo hình thức COT có vẻ hấp dẫn hơn. Các tin đồn ở Canberra đang theo hiệu ứng này”.

Các nhà phân tích đồng ý rằng nếu Canberra chọn mua theo hình thức COT thì đối thủ chiến lược của Lockheed, công ty Boeing sẽ được lợi nhất. Đây sẽ là mối lợi lớn cho Boeing khi công ty này đang có chiến lược tập trung mở rộng sự hiện diện ra khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
F-35 Lightning II được phát triển từ máy bay X-35 theo dự án máy bay tiêm kích tấn công kết hợp (JSF), có khả năng tàng hình, đa năng, thực hiện các nhiệm vụ như: yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, chiến đấu không đối không.

F-35 được thiết kế và phát triển bởi một tổ hợp công nghiệp hàng không do Lockheed Martin dẫn đầu. F-35 được phát triển thành 3 phiên bản:

F-35A là kiểu cất cánh và hạ cánh thông thường (CTOL-conventional takeoff and landing);
F-35B là phiên bản máy bay cất cánh đường bay ngắn và hạ cánh (STOVL-short take-off vertical landing);
F-35C dành cho hải quân có cánh lớn hơn và gấp được.

Việc phát triển loại máy bay này đã được đưa vào kế hoạch tài chính của Mỹ, Anh và các chính phủ liên minh khác. Có 3 cấp độ tham gia của các nước khác. Các cấp độ nói chung phản ảnh vai trò về tài chính, mức độ chuyển giao công nghệ và các gói thầu phụ mở ra cho các công ty quốc gia và các đơn đặt hàng mà các quốc gia có thể sản xuất.

Anh là nước duy nhất thuộc đồng minh cấp 1, đóng góp khoảng 2,5 tỉ USD, chiếm 10% chi phí. Các đồng minh cấp 2 là Italy (1 tỉ USD), Hà Lan (800 triệu USD). Các nước cấp 3 là Canada (440 triệu USD), Thổ Nhĩ Kỳ (175 triệu USD), Australia (144 triệu USD), Na Uy (122 triệu USD), Đan Mạch (110 triệu USD). Israel và Singapore cũng tham gia với tư cách thành viên cộng tác của dự án

Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2011

>> Tàu sân bay Anh đội giá gấp đôi



Chi phí chế tạo hai hàng không mẫu hạm của Anh đã tăng gần gấp đôi, tính từ thời điểm ký hợp đồng vào tháng 7/2008.



Anh đã quyết định thay đổi thiết kế 2 hàng không mẫu hạm mới để phù hợp với khả năng mang máy bay chiến đấu F-35 Lightning II của hãng Lockheed Martin.

Từ đó đến nay, chi phí chế tạo hai tàu sân bay mới bị “đội lên” đáng kể, từ 1,7 tới 3 tỷ USD.

Đây là một con số được coi là “khiêm tốn” vì Chính phủ Anh đã quyết định sử dụng hệ thống hãm, đẩy phù hợp với biến thể F-35 dành cho hải quân thay vì dùng hệ thống cất-hạ cánh theo phương thẳng đứng đắt tiền.




Hai tàu sân bay mới sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh của hải quân hoàng gia Anh.


Theo người phát ngôn của Bộ quốc phòng Anh, việc trang bị những hệ thống cất/hạ cánh mới cho tàu sân bay sẽ tăng cường khả năng phối hợp cùng các đồng minh NATO và giảm thiểu chi phí vận hành.

Một liên minh bao gồm BAE Systems, Babcock International và Thales chịu trách nhiệm chế tạo hai hàng không mẫu hạm mới cho Hải quân Anh.

Ước tính, Anh sẽ phải chi tới 11,7 tỷ USD cho thương vụ này. Đây là một con số khổng lồ nếu so sánh với dự toán 6,5 tỷ USD vào thời điểm hợp đồng được ký vào tháng 7/2008.

Năm 2010, Anh đã buộc phải điều chỉnh chi phí lên 8,7 tỷ USD.


[BDV news]


Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

>> Indonesia ký hợp đồng phát triển tiêm kích thế hệ 5



Cơ quan Phát triển quốc phòng ADD của Hàn Quốc và Cục Trang bị Indonesia Balitbang đã ký hợp đồng hợp tác phát triển tiêm kích KF-X.

Trong khuôn khổ hợp đồng này, Indonesia sẽ chi 20% chi phí chương trình KF-X và sẽ cử 30 chuyên gia sang Hàn Quốc để tham gia dự án. Ở giai đoạn đầu chương trình, Indonesia sẽ đóng góp 10 triệu USD.




Maket tiêm kích KF-X (aviationweek.com)


Hai nước đã ký biên bản ghi nhớ về việc hợp tác phát triển KF-X vào tháng 7.2010. Theo đánh giá ban đầu, kinh phí đầu tư cho dự án sẽ là gần 5.000 tỷ won (4,1 tỷ USD).

Sau khi bắt đầu sản xuất loạt máy bay mới, Indonesia sẽ mua 50 chiếc KF-X, còn Hàn Quốc sẽ mua 60 chiếc.

Hiện nay, hàn Quốc đang đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất, những nước trước đó đã tỏ ý muốn tham gia chương trình KF-X.

Hàn Quốc tự lực phát triển KF-X từ năm 2001. Theo một số đánh giá, Hàn Quốc chỉ sở hữu 63% các công nghệ cần thiết để chế tạo KF-X. Vì thế, họ dự định đề nghị các công ty nước ngoài cung cấp các công nghệ cần thiết.

Mục tiêu của dự án KF-X là chế tạo loại máy bay chiến đấu có tính năng cao hơn các tiêm kích Rafale của Dassault, Pháp và Typhoon của Eurofighter, châu Âu, nhưng không có nhiều tính năng của F-22 Raptor và F-35 Lightning II.


[Vietnamdefence news]


Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011

>> Dự án quốc phòng Mỹ tăng 135 tỷ USD từ 2008-2011



[BDV news]Ngày 31/3, theo báo cáo của Cơ quan kiểm soát Chính phủ Mỹ (GAO), kinh phí đầu tư cho các dự án quốc phòng của Mỹ từ năm 2008 đến đầu năm 2011 đã tăng thêm 135 tỷ USD.


Mặc dù hồi tháng 2/2011, Lầu Năm Góc đã đưa ra kế hoạch cắt giảm chi tiêu quân sự, nhưng theo thống kê của GAO, từ năm 2008 những dự án quốc phòng của Mỹ đã tăng từ 96 đến 98 dự án. Và tổng kinh phí để thực hiện những chương trình này ước tính lên tới 1,68 nghìn tỷ USD.

Như vậy, chỉ trong vòng 3 năm, ngân sách đầu tư quốc phòng của Mỹ đã tăng thêm 135 tỷ USD, trong đó bội chi 70 tỷ USD là do của việc mua sắm vũ khí.

Chỉ tính riêng năm 2008, Lầu Năm Góc đưa ra dự tính, giá trị thực hiện các hợp đồng quốc phòng là 407 tỷ USD, tuy nhiên đến năm 2010 con số này đã tăng lên mức 428 tỷ USD.

Cũng trong năm 2008, dự kiến tổng ngân sách mua sắm vũ khí mới và trang thiết bị quân sự sẽ ở mức 1,089 nghìn tỷ USD, nhưng đến năm 2010 đánh giá này đã tăng lên mức 1,219 nghìn tỷ USD.

Đặc biệt dự án chiến đấu cơ thế hệ 5, F-35 Lightning II ký kết với công ty Lockheed Martin nằm trong danh sách những dự án quốc phòng đắt nhất của Mỹ trong giai đoạn này.

Ngày từ khi khởi động chương trình F-35 từ năm 2008, quân đội Mỹ ước tính chi phí cho toàn bộ dự án chỉ ở mức 149,7 tỷ USD, nhưng trong năm 2010 con số này đã lên tới 263,7 tỷ USD. Trong khi đó, dự đoán giá một máy bay F-35 đã tăng từ 101,7 triệu USD lên 115,5 triệu USD.

Tiếp theo là chương trình đóng tàu khu trục thuộc dự án DDG 51 Arleigh Burke cũng là một trong những dự án bội chi. Tổng chi phí cho dự án này tăng từ 77,4 tỷ USD lên 94,3 tỷ USD, giá trị của một chiếc tàu khu trục loại này đã tăng từ 1,2 lên 1,3 tỷ USD.



Mô phỏng tàu khu trục DDG-1000 Zumwal.


Chương trình mua chiến đấu cơ F-22 Raptor cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, tổng giá trị của chương trình này chỉ trong vòng 2 năm (2008-2010) đã tăng từ 75,2 lên 77,4 tỷ USD. Trong khi đó, giá mỗi chiếc F-22 trong giai đoạn này đã tăng từ 408,7 lên 411,7 triệu USD.

Khi đề cập đến giá thành mua mỗi sản phẩm quốc phòng, Cơ quan kiểm soát Chính phủ Mỹ không chỉ tính giá trị thực của sản phẩm mà cả tất cả những trang thiết bị và dịch vụ đi kèm bao gồm mua vũ khí, thiết bị bảo dưỡng, dịch vụ kỹ thuật đi kèm và đào tạo nhân viên.

Trong khi đó, Giám đốc chương trình thu mua và tính toán kinh phí của GAO, Michael Sullivan tuyên bố, trong 2 năm trở lại đây xuất hiện xu hướng gia tăng sự phá vỡ Quy chế Nunn-McCurdy (tổng chi phí thực tế của dự án vượt qua chi phí dự kiến 15%).

Từ năm 1997 tới nay đã ghi nhận 74 trường hợp vi phạm quy chế Nunn-McCurdy, trong đó có tới 47 dự án quân sự. Phần lớn các trường hợp vi phạm do Quốc hội Mỹ nghiên cứu xảy ra trong các năm 2001, 2005, 2006 và 2009.


Chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 Lightning II.


Quy chế Nunn-McCurdy Chính phủ Mỹ ban hành từ năm 1982 và có hiệu lực vào năm 1983. Theo quy chế này, Lầu Năm Góc phải có trách nhiệm giải trình chi tiết cho Quốc hội Mỹ nếu tổng giá trị của dự án quốc phòng tăng lên hoặc giá cuối cùng của mỗi sản phẩm quốc phòng đưa ra tăng quá 15% so với dự kiến ban đầu.

Quy chế Nunn-McCurdy yêu cầu ngừng bất kỳ dự án nào do Lầu Năm Góc và các đơn vị của Lầu Năm Góc tiến hành nếu chi phí chương trình vượt quá 25% so với dự tính ban đầu.

Dự án máy bay chiến đấu F-35 đã vi phạm quy tắc Nunn-McCurdy. Lầu Năm Góc đã dự đoán một sự gia tăng chi phí cho chương trình F-35 tới 51 tỷ USD. Việc chi phí quá cao cho chương trình phát triển máy bay chiến đấu trình F-35 được coi như là một kịch bản bi quan.

Lầu Năm Góc đã tổ chức một loạt các cuộc tham vấn từ Quốc hội Mỹ nhằm tiếp tục hoàn chương trình F-35. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã thành công trong việc tái thiết dự án chiến đấu cơ F-35 bất chấp kinh phí phát triển dự án tăng quá 25% và chương trình này đứng trên bờ vực đóng cửa. Dự án đã được duy trì vì chứng minh được lợi ích của chương trình là quan trọng đối với an ninh quốc gia.



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang