Sự trỗi dậy của Trung Quốc khiến Mỹ phải lưu tâm. Có ý kiến cho rằng cường quốc này nên tăng cường quân sự ở Australia nhằm kiềm chế Trung Quốc. Trong một bài luận gần đây, Tiến sĩ Toshi Yoshihara - một nhà nghiên cứu về chiến lược chính trị Trung Quốc, trường ĐH Hải chiến, đảo Rhodes, Hoa Kỳ đã đưa ra ý kiến cần tăng cường hơn nữa sự hiện diện của đội quân xứ cờ hoa tại Australia, đặc biệt là hải quân. Triển khai kế hoạch này sẽ khẳng định và nâng cao vị thế của Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, đồng thời đối phó với Trung Quốc – đất nước đang phát triển mạnh mẽ nhưng đồng thời cũng bị coi là yếu tố tiềm ẩn gây bất ổn khu vực. Tiến sĩ Toshi Yoshihara. Ý kiến này xuất phát từ sự quan sát đánh giá về tiềm lực quân sự Mỹ và thỏa thuận tại Hội đàm quân sự Australia – Mỹ năm 2010. Phân tích của Tiến sĩ Yoshihara chỉ ra rằng Mỹ nên mở rộng hơn nữa các căn cứ và cơ sở quân sự ở châu Á Thái Bình Dương vượt ra khỏi những khu vực mà Trung Quốc có thế gây ảnh hưởng trong tương lai. Trong chiến lược đó, Australia có vị trí quan trọng. Sở dĩ nói vậy là bởi khoảng cách từ Australia đến các khu vực Mỹ quan tâm là rất thích hợp. Những cơ sở vật chất và căn cứ sẵn có ở Australia có ý nghĩa lâu dài mang chiều sâu chiến lược. Chúng có thể bổ sung, thậm chí thay thế cho các căn cứ quân sự Guam và Diego Garcia. Tuy nhiên ý kiến này không hoàn toàn được ủng hộ. Theo ông Ron Huisken tại Đại học Quốc gia Australia, phản ứng này là không cần thiết và đã vượt quá phạm vi phân tích. Ông Ron Huisken Thậm chí ông còn cho rằng, kiến nghị của ông Yoshihara trong thời điểm hiện tại có thể truyền đi những tín hiệu chính trị sai lầm. Nếu Mỹ làm vậy, các nước đồng minh, bè bạn sẽ dấy lên mối nghi ngờ rằng Mỹ đã trở nên yếu ớt và phải “chật vật” trong việc kiềm chế Trung Quốc. Năm 1992, Mỹ rời các căn cứ quân sự ở Philippines và chỉ để lại khoảng 100.000 nhân viên quân sự để thực hiện các nhiệm vụ. Sau đó Mỹ đã phải mất khá nhiều thời gian để khôi phục lòng tin về các khu vực Mỹ cam kết. Quả thực sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc đang gia tăng không ngừng. Song mặc dù còn tồn tại nhiều khó khăn kinh tế, Mỹ vẫn có thể kìm hãm Trung Quốc trong vài năm tới. Hai cường quốc Mỹ, Trung và các quốc gia khác trong khu vực Đông Á mới chỉ bắt đầu kiểm tra các cơ hội nhằm thiết lập một luật chơi chung sao cho phù hợp với các bên. Mỹ có quan hệ khá rộng và tầm ảnh hưởng mạnh mẽ. Về khoản này, Trung Quốc vẫn còn thua kém. Có nhiều tín hiệu trái ngược nhau về việc liệu Trung Quốc có muốn nuôi dưỡng mối quan hệ quốc tế rộng rãi và thật lòng hay không. Ông Huisken nhấn mạnh, "Điểm mấu chốt là chúng ta vẫn có cơ hội để thiết lập hòa bình và ổn định của khu vực Đông Á dựa trên một cơ cấu quyền lực mới và rộng hơn một cách an toàn”. Tăng cường sự hiện diện của Mỹ về cơ bản là không thay đổi gì nhiều. Hơn nữa nếu xảy ra vào thời điểm này có thể sẽ không làm cải thiện các chi phí và mối quan tâm an ninh. “Thay vào đó, truyền đạt một tư duy mới, có thể là vị thế của Mỹ đối với châu Á sẽ hợp lý hơn”, ông Huisken cho hay. [BDV news] |
Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011
>> Mỹ có nên mở rộng căn cứ quân sự ở Australia?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét