Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hải quân Nga

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Nga. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Nga. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

>> Bí mật thiết kế tàu sân bay Nga trong tương lai (Phần 2)

Như các định hướng chiến lược Hải dương đã được vạch ra rất rõ nét của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Hải quân Liên bang và bản thân nước Nga, trong gian đoạn tương lai gần, không cần đến những tầu sân bay khổng lồ hạt nhân loại CATOBAR như nước Mỹ.

>> Bí mật thiết kế tàu sân bay Nga trong tương lai (Phần 1)


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tiêm kích Su-33


NHIỆM VỤ TÁC CHIẾN CỦA TẦU SÂN BAY HẢI QUÂN LIÊN BANG.

Trong sự phát triển của vũ khí tấn công, loại tầu sân bay này chi phí bảo vệ nó tốn kém gấp hàng nghìn lần so với việc chế tạo ra vũ khí để tiêu diệt nó, nhưng tầu sân bay- không những tăng cường năng lực tác chiến của hạm đội, mà còn là uy danh của đất nước và là sức mạnh thật sự khi giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu trong nhiệm vụ bảo vệ lợi ích quốc gia. Cũng như, phải thành thực nhận xét – lực lượng hải quân không thể bị kéo vào một chương trình thiết kế tầu sân bay thế hệ mới, đóng tầu và huấn luyện khai thác sử dụng với những dự án và hội thảo bất tận. Đồng thời, lực lượng vũ trang cũng không thể thử nghiệm với một đầu tư kinh phí khổng lồ. (dự án tầu sân bay của Mỹ). Điều đó cũng đòi hỏi phải thắt lưng buộc bụng quá chặt. Trong trường hợp này, PKB Nhevki có thể lôi lại từ kho lưu trữ bản thiết kế tầu sân bay Ulianov, có những tiêu chuẩn thiết kế theo kiểu CATOBAR. Nhưng rõ ràng sẽ gặp phải sự phản đối của các chuyên gia, mô hình CATOBAR có những chuẩn kỹ thuật quá cũ trong công nghệ đóng tầu, và người Mỹ đang phải trả giá cho những tầu sân bay của mình. Điều quan trọng là, liệu nguồn tài chính có thể chịu được trong nhiều năm tới?

Tiếp cận từ một hướng khác, lực lượng Hải quân Liên bang Nga, trên thực tế, để vươn tới đại dương không cần một tầu sân bay đặc chủng – tác chiến trên biển hay chống ngầm- mà là một tầu sân bay đa nhiệm, đa môi trường tác chiến, trên boong tầu có thể cất cánh nhiều loại máy bay chiến đấu khác nhau (avia group) đồng thời, không quân hải quân trên boong tầu phải giải quyết những nhiệm vụ sau:

– Tiêu diệt các tập hợp ( tập đoàn, nhóm) tầu nổi đối phương, tiêu diệt các đoàn tầu vận tại và các tầu thuộc lực lượng đổ bộ đối phương;

– Tìm kiếm, truy quét và tiêu diệt các loại tầu ngầm của đối phương;

– Tấn công phá hủy các mục tiêu quân sự của đối phương dọc bờ biển và trong đất liền.;

– Chiếm lĩnh và giữ vững vai trò làm chủ không phận trong không gian chiến trường và khu vực tác chiến;

– Triển khai các hoạt động yểm trợ đường không trong các hoạt động của hạm đội, các tập đoàn, liên đoàn tầu nổi và các phân đội tầu ngầm, yểm trợ không quân cho hoạt động của lực lượng lĩnh thủy đánh bộ, các tập đoàn quân của lục quân từ hướng biển;

– Triển khai phong tỏa các khu vực và các vùng nước, cũng như căn cứ, hải cảng..

Đối với lực lượng hải quân Liên bang Nga, tầu sân bay phải đảm nhiệm thêm một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, đó là tuần tra, trinh sát và yểm trợ không quân cho các tầu ngầm mang tên lửa chiến lược tại khu vực triển khai lực lượng tầu ngầm, hoặc gần vùng nước ven bờ biển quốc gia, như các vùng nước Bắc băng dương hoặc các khu vực thuộc vùng biển Thái bình dương. Về vấn đề này, Tổng tư lệnh lực lượng Hải quân liên bang, đô đốc hải quân Masorin trước đây và hiện nay, đô đốc hải quân Vuwsoski đã khẳng định: " Nếu như trên biển Bắc chúng ta không có các tầu sân bay, thì khả năng tác chiến của lực lượng tầu ngầm chiến lược sẽ bằng không ngay trong ngày triển khai tác chiến thứ 2, do kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất của tầu ngầm, đó chính là không quân Hải quân đối phương. Cũng là điều dễ hiểu, tại sao người Trung Quốc mong muốn xây dựng lực lượng tầu sân bay của chính mình.

Từ lịch sử và thực tế, có thể nhận thấy rằng, để cất cánh, các phi công yêu thích hơn đường bằng trên boong cong chéo lên phía trên đằng mũi tầu, vì thực tế. Một là các phi công hải quân có rất nhiều kinh nghiệm khai thác sử dụng và cất cánh từ tầu sân bay Đô đốc Kyznhetsov và cơ cấu tổ chức, cũng như phương án luyện tập và huấn luyện các phi công trên boong khi cất cánh. Thứ hai: đã có những bài học kinh nghiệm rất tốt từ cấu hình model đường băng cong và những đánh giá thuận lợi. Thứ ba: Các kỹ sư đóng tầu sân bay Sermash đã có nhiều kinh nghiệm đóng tầu kiểu này, không phải bắt đầu từ con số không bằng việc đóng tầu sân bay lớp STOBAR Vikramaditya; Thứ tư; phát triển và lắp đặt thiết bị phóng đẩy máy bay lên tầu sân bay thế hệ mới sẽ dẫn đến kéo dài thời gian nghiên cứu giải pháp thiết kế, đồng thời tạo ra những khó khăn phức tạp khi huấn luyện hoặc huấn luyện chuyển loại cho các phi công trên boong tầu.

Vào năm 2007, trong triển lãm quốc tế về trang thiết bị Hải quân, tại khu vực trưng bầy chung của Tổ hợp đóng tầu Sermash và PKV Nhepki có trưng bầy một tấm tranh quảng cáo rất lớn với hình ảnh một chiếc tầu sân bay, như đã khẳng định, một trong những phương án thiết kế tầu sân bay của tương lai với dòng chữ " Thiết kế tầu sân bay và đóng tầu cho tương lai” Mặc dù bản vẽ thiết kế 3D còn thiếu rất nhiều các chi tiết cụ thể nhưng theo như bản vẽ, có thể nhận thấy rất rõ đây là thiết kế tầu sân bay mô hình STOBAR, rất gọn và cách thiết kế đài chỉ huy, điều hành tác chiến khá chi tiết, rõ ràng tầu sẽ chạy bằng năng lượng nguyên tử. Nhưng cũng với nội dung này, tháng 7 năm 2007, chính bản thân đô đốc hải quân tổng tư lệnh Vladimir Vuwsoski đã nói, nhà thiết kế Nhevki đang bơi với bản thiết kế, mà chưa đưa ra được giải pháp đúng đắn do đó, bản thiết kế được giao cho một số các đơn vị liên quan, như Nhevki PKV, Sever PKV…. ». trong giai đoạn này, mọi nội dung vẫn nằm trong các thiết kế, và lực lượng Hải quân cũng như đất nước Nga trông đợi, đến 2020 tầu sân bay Liên bang Nga sẽ sẵn sàng trong vai trò của tầu chỉ huy và vươn tới đại dương.

KHÔNG QUÂN TRÊN BOONG TẦU.

Một vấn đề rất quan trọng song hành cùng với thiết kế tầu sân bay thế hệ mới – đó là lựa chọn các phương tiện tác chiến hàng không trên boong tầu sân bay tương lai của lực lượng không quân Hải quân. Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ đối với lực lượng tầu sân bay, trong biên chế của lực lượng không quân trên bong có thể có những biên chế cơ bản như sau:

– Máy bay tiêm kích đa nhiệm, có khả năng không những chiếm lĩnh tầng không và làm chủ không gian chiến trường, mà còn có khả năng tác chiến hiệu quả chống lại các lớp tầu nổi đổi phương, đồng thời có thể tấn công bằng bom điều khiển - tên lửa vào các mục tiêu trên bờ biển và sâu trong nội địa đối phương;

– Máy bay trinh sát hoặc trực thăng trinh sát tiền tiêu, bằng radar hoặc các phương tiện trinh sát khác mở rộng phạm vi trinh sát mục tiêu bằng radar tính từ tâm của đội hình tác chiến cụm tầu sân bay, đồng thời có khả năng chỉ thị mục tiêu cho các tổ hợp vũ khí tên lửa, được trang bị trên các tầu chiến cảnh giới bảo vệ tầu sân bay;

– Máy bay và máy bay trực thăng chống ngầm;

– Máy bay trực thăng đa nhiệm (vận tải đổ bộ hoặc tìm kiếm cứu hộ);

– Máy bay hoặc trực thăng tác chiến điện tử (nhiệm vụ này cũng có thể được giao cho các phương tiện bay khác - robot phương tiện bay);

– Máy bay huấn luyện chiến đấu, phục vụ cho công tác huấn luyện thường xuyên phi công trên tầu và khi có nhiệm vụ tác chiến có thể sử dụng như máy bay tiêm kích hạng nhẹ hoặc cường kích.

Hiện nay, ở Nga có những phương tiện bay, có thể được biên chế trên tầu sân bay tương lai của Hải quân Liên bang. Các phương tiện bay có thể là;

– Máy bay tiêm kích SU – 33, loại máy bay này cần được nâng cấp, cải tiến toàn diện để có thể đảm nhiệm các nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ, SU 33 cần được nâng cấp để có thể sử dụng các loại vũ khí có độ chính xác cao lớp không – đất. Song song cùng với Su 33, trên boong tầu sân bay có thể biên chế MIG 29K/CUB, MIG 29K là loại máy bay tiêm kích đa nhiệm hiện đại hơn và có khả năng thực hiện được các nhiệm vụ tác chiến trên biển từ tầu sân bay;


http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng trinh sát tiền tiêu Ka-31

– Các loại trực thăng chiến đấu cất hạ cánh trên tầu: máy bay trực thăng radar trinh sát tiền tiêu Ka-31, máy bay vận tải quân sự Ka-29, máy bay trực thăng tìm kiếm cứu nạng Ka-27PS và máy bay trực thăng chống ngầm Ka-27 đồng thời, trên tầu sân bay cũng cần được trang bị trực thăng Ka-52. Máy bay trực thăng Ka-52 sẽ là phương tiện tác chiến đường không hiệu quả yểm trợ hỏa lực khi triển khai các hoạt động tác chiến đổ bộ của lực lượng lính thủy đánh bộ.

http://nghiadx.blogspot.com
MiG -29K

Trong những lựa chọn hiện nay, MiG 29K/CUB được coi là mẫu máy bay tốt nhất đáp ứng được yêu cầu trên boong tầu sân bay, những kinh nghiệm thu được trong quá trình sản xuất MiG 29K/CUB dành cho Ấn Độ đã khẳng định điều đó, đồng thời những ưu điểm của MiG 29K/CUB là các trang thiết bị, hệ thống và các bộ phận trên máy bay đã hoạt động rất ổn định và được tăng cường độ tin cậy. Đồng thời giá thành 1h bay của MiG 29K/CUB được giảm xuống 2,5 lần, tăng cường 2 lần thời gian dự trữ bay, có lượng dầu trên máy bay lớn đồng thời có khả năng tiếp dầu trên không, các tính năng kỹ thuật của máy bay khi cất cánh và hạ cánh cũng được nâng cao, do được cải tiến các hệ thống cánh điều khiển, ứng dụng các trang thiết bị kỹ thuật số điều khiển máy bay kết hợp với các động cơ tuốc bin phản lực mạnh hơn, trên máy bay được lắp đặt các thiết bị điện tử radar thế hệ mới nhất, và đồng thời, khả năng nâng cấp, sử dụng công nghệ mới theo giải pháp module hóa đối với MiG 29 rất dễ dàng.

Dễ nhận thấy rằng, dòng máy máy tiêm kích đa nhiệm thế hệ MiG 29 được sử dụng rất rộng rãi trong các lực lượng vũ trang Liên bang Nga, do đó đối với hạm đội tầu sân bay sẽ có được sự đồng bộ hóa rất cao, có được ưu thế lớn trước nhiệm vụ khai thác sử dụng cũng như công tác huấn luyện phi công và đảm bảo hậu cần kỹ thuật. Khi tầu sân bay đã sẵn sàng, MiG 29 sẽ là loại máy bay tiêm kích đa nhiệm chủ chốt trên tầu sân bay tương lai, về vấn đề này, đại diện của bộ tư lệnh hải quân Liên bang đã khẳng định từ 3 năm về trước, đồng thời cách đây không lâu, trên phương tiện thông tin đại chúng có thông tin về việc Bộ quốc phòng đến cuối năm 2011 đã dự kiến mua cho Hải quân khoảng 26 máy bay tiêm kích đa nhiệm MiG 29K, nhưng vấn đề đang bị dừng lại bởi giá thành của Hợp đồng. Và Nhà sản xuất MiG có lẽ cùng phải đợi dự án Tầu sân bay tương lai được khẳng định.

Một liên đội tầu có biên chế tầu sân bay hoàn toàn không thể triển khai tác chiến thông thường nếu không có được trong biên chế máy bay Trinh sát và cảnh giới tầm xa, chỉ huy, điều hành tác chiến AWACS (ДРЛО &У) – chính xác là máy bay C3I hoặc C4IRS chứ không phải là trực thăng trinh sát tiền tiêu và cảnh báo sớm Ka-31. Ka-31 có thể trinh sát bao phủ trên diện rộng, nhưng các thông số kỹ thuật không đủ để trở thành tai, mắt và máy tính của chỉ huy trưởng hạm đội hoặc liên đội trên tầm xa và diện rộng. Trên cơ sở của Su-27KUB các nhà thiết kế có đề xuất chế tạo các máy bay trinh sát tầm xa, được trang bị các thiết bị radar, trinh sát điện tử dành riêng cho tầu sân bay hoặc các loại tầu khác trong hạm đội, nhưng không được chấp nhận. Đồng thời dự án máy bay AWACS Yak-44, bắt đầu từ năm 1990, hiện nay vẫn chỉ là một maket trong Triển lãm Kỹ thuật ở khu vực Ngoại ô Moscow. Do đó, trong tương lai gần, hệ thống chỉ huy đường không vẫn phải sử dụng máy bay hỗ trợ của lực lượng Không quân và hy vọng vào Ka-31.

HỆ THỐNG ĐẢM BẢO.

Một vấn đề mang tính sống còn của lực lượng tầu sân bay nữa là: Hệ thống hậu cần kỹ thuật, căn cứ, bến cảng và sân bay. Song hành cũng với hệ thống hậu cần kỹ thuật là hệ thống trang thiết bị huấn luyện cho phi công hải quân trên tầu sân bay. Nhiệm vụ xây dựng hệ thống hậu cần kỹ thuật, căn cứ và cơ sở huấn luyện được đặt ra ngay từ khi chiếc tầu sân bay đầu tiên của liên bang xô viết được đưa vào biên chế trong lực lượng Hải quân- cũng chính vì vậy mà trong thời kỳ trước, tầu sân bay Kiev gần như nhiều thời gian phải đỗ ở hải cảng của Biển Đen, chỉ bảo hành kỹ thuật và khởi động bôi trơn, cho đến khi bị loại ra khỏi biên chế của lực lượng vũ trang. Đồng thời, cũng phải có tầm nhìn xa hơn trong nhiệm vụ lưu trữ, bảo hành bảo dưỡng các máy bay chiến đấu trên boong tầu, trong các giai đoạn tầu neo đậu hoặc thực hiện chế độ kiểm tra kỹ thuật, bảo trì bảo dưỡng máy bay chiến đấu. Để thực hiện được điều đó, song hành cũng với thiết kế, đóng tầu là kho tàng, bến bãi, khu kỹ thuật dành cho không quân hải quân trên boong, khi tầu đỗ trên bến cảng.

Một vấn đề quan trong cuối cùng, cũng là vấn đề khó nhất của không quân hải quân tầu sân bay - công tác huấn luyện thường xuyên của Không quân hải quân và các chuyên gia kỹ thuật không quân Hải quân. Cho đến ngày nay, không quân hải quân liên bang không có được trường đào tạo kỹ thuật của riêng mình, các chuyên gia kỹ thuật hầu như phải lấy từ bên Không quân Liên bang. Nhưng đấy cũng chỉ là ½ cùa thảm họa, Không quân Hải quân Liên bang không có chỗ nào để huấn luyện phi công hải quân trên boong tầu, cất cánh và hạ cánh trên tầu sân bay rất khó, không thể huấn luyện bằng bút, sách, bảng và các thiết bị huấn luyện điện tử, mà phải làm thực. Trường huấn luyện bay NITKA trên boong tầu của Liên bang Xô viết trước đây nằm trong (lãnh thổ) của Ucraina tại Krưm. (Sân bay mô phỏng sân bay trên boong tầu dành cho huấn luyện phi công hải quân). Theo kết quả của những năm gần đây, đây là một xa xỉ phẩm đắt đỏ cho hải quân, mọi cuộc huấn luyện đều phải trả rất nhiều kinh phí và phụ thuộc hoàn toàn vào tâm trạng chính trị của chính phủ Ucraina tại Kiev. Cuối cùng, Bộ quốc phòng Liên bang Nga phải lựa chọn phương án tối hậu, xây dựng trường huấn luyện thường xuyên cho phi công hải quân (NITKA) cho riêng mình. Để làm điều đó, Bộ quốc phòng đã lựa chọn trường Cao đẳng cao cấp kỹ thuật hải quân tại Eisk, ngoại vi thành phố Krasnodar và tiến hành xây dựng trường kỹ thuật bay cao cấp cho không quân hải quân, đây là Trung tâm huấn luyện đa nhiệm, không những chỉ huấn luyện cho không quân Hải quân trên boong tầu, mà huấn luyện tất cả các phương tiện bay có và không có người lái, được biên chế hiện tại và trong tương lai cho không quân hải quân Liên bang.

Các công trình huấn luyện cho không quân Hải quân tại Eisk có giá trị khoảng 24 tỷ rúp, trong đó 8 tỷ được sử dụng để xây dựng hạ tầng kỹ thuật, trong đó có khu vực huấn luyện cất hạ cánh mô phỏng đường băng tầu sân bay với các trang thiết bị chính xác cần thiết để phục vụ cho đường băng trên tầu, khu nhà ở và công trình công cộng, khu quản lý và điều hành kỹ thuật hạ tầng. Khu vực hạ tầng sẽ được đưa vào khai thác sử dụng trong năm 2011, nhà máy Proletarian có trách nhiệm cung cấp các thiết bị bắt và hạ cánh cho máy bay. Chỉ sau khi hạ tầng kỹ thuật được thẩm định và nghiệm thu, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ huấn luyện mới được bắt đầu lắp đặt để đưa vào thử nghiệm hệ thống tại Eisk..

KẾT LUẬN

Trong một lần nói chuyện với thủy thủ đoàn tầu sân bay nguyên tử Dwight D. Eisenhower US. Tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng John Shalikashvili đã phát biểu " Tôi cảm thấy yên tâm mỗi lần, khi tôi đặt câu hỏi cho sĩ quan tham mưu tác chiến "Ở đâu có tầu sân bay gần nhất?” và viên sĩ quan đó trả lời " Có một tầu sân bay đang hoạt động trong khu vực tác chiến- câu trả lời đó với lợi ích của Hòa Kỳ là tất cả!”
Những lời nói đó, từ hàng chục năm về trước, khi chúng ta nhận xét tầu sân bay – vũ khí của chủ nghĩa đế quốc- không cần có thêm lời bình luận. Nhưng những ước mơ của đô đốc hải quân huyền thoại, Bộ trưởng bộ quốc phòng Nhicolai Kyznhesov, cùng như hàng trăm ngàn đô đốc hải quân, kỹ sư đóng tầu, chiến sĩ hải quân xô viết trước đây và Liên bang Nga ngày này, đến nay vẫn chưa thực hiện được. Phi công hải quân huyền thoại, anh hùng Liên bang Nga thiếu tướng Timur Apakidze cũng nói chính xác như sau: đất nước đã và đang đi trên con đường đau khổ, sự đau đớn tinh thần để đi đến xây dựng những chiếc tầu sân bay, không có nó trong tương lai, Hải quân Liên bang Nga không có ý nghĩa với với chiến lược hải dương..

Cũng có thể khẳng định chắc chắn rằng: sự cần thiết phải có tầu sân bay trong lực lượng hải quân Liên bang Nga trong tương lai gần đã được chứng minh, khẳng định bằng lý thuyết, bằng kết quả nghiên cứu tất cả trên cơ sở khoa học, lý luận quân sự và bằng thực tiễn phát triển chiến lược kinh tế chính trị và khả năng xảy ra chiến tranh trong tương lai.

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

>> Bí mật thiết kế tàu sân bay Nga trong tương lai (Phần 1)

Ngày 09 tháng 2 năm 2012. trên các phương tiện thông tin đại chúng, công báo của Tư lệnh trưởng lực lượng Hải quân Vladimir Vysotsky về nội dung thiết kế kỹ thuật của tầu sân bay sẽ được tiến hành đến năm 2014, triển khai đóng tầu sân bay sẽ bắt đầu sau năm 2020.

Cũng có thông báo từ Hải quân Liên bang: tầu sân bay thế hệ mới sẽ được biên chế vào lực lượng của hạm đội Biển Bắc. Nhiệm vụ đóng tầu được giao cho Tổ hợp công nghiệp đóng tầu "Sevmash" tại thành phố Severodvinsk.



http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình 3D tầu sân bay - tuần dương tên lửa do Semash đề xuất


Theo thông báo của các phương tiện thông tin đại chúng và theo phát biểu của đô đốc Hải quân, Tổng tư lệnh lực lượng hải quân Liên bang Nga V.Kuroedov.

>> Tìm hiểu khu trục hạm F-22P của Hải quân Pakistan

Mẫu thiết kế tầu sân bay trong tương lai bắt đầu vào năm 2005. Kế hoạch đóng tầu sân bay được dự kiến sau năm 2010. Nhiệm vụ thiết kế tầu sân bay được thực hiện bởi Trung tâm thiết kế dự án Nhevki ( thành phố Sant- Peterburg) đồng thời cùng với Trung tâm nghiên cứu khoa học thuộc Viên nghiên cứu khoa học mang tên Viện sĩ Hàn lâm khoa học Krylov. Trong năm 2005 cũng có thông báo từ Hải quân Liên bang: tầu sân bay thế hệ mới sẽ được biên chế vào lực lượng của hạm đội Biển Bắc vào năm 2016 – 2017. Nhiệm vụ đóng tầu được giao cho Tổ hợp công nghiệp đóng tầu "Sevmash" tại thành phố Severodvinsk.

Tháng 5 năm 2007 theo các nguồn thông tin khác nhau, các thông số và tính năng cơ bản của nhiệm vụ đóng tầu sân bay hiện đại mới được tiêu chuẩn hóa. Các thông số kỹ chiến thuật của tầu sân bay mới được đưa ra xem xét, nghiên cứu trong cuộc hội thảo tất các lãnh đạo chủ chốt các Trung tâm nghiên cứu thử nghiệm của Lực lượng Hải quân Liên bang, bộ trưởng bộ Công nghiệm Hàng hải và Đại diện bộ tư lệnh Lực lượng hải quân Liên bang tại thành phố Sant – Peterburg. Nhu cầu của của Hải quân là cần khoảng từ 3-4 chiếc tầu sân bay thế hệ mới. Ngày 4 tháng 4 năm 2008. Tổng tham mưu trưởng lực lượng hải quân Liên bang V.Vuwsosky khi trình bày kế hoạch phát triển Hải quân Liên bang đến năm 2050 đã tuyên bố về kế hoạch triển khai 5-6 cụm tầu sân bay đến năm 2017 với dự kiến bắt đầu xây dựng tầu vào sau năm 2012. 25 tháng 7 năm 2009.

Vẫn Tổng tham mưu trưởng lực lượng Hải quân Liên bang thông báo, đóng những chiếc tầu sân bay theo truyền thống sẽ được coi là không có tiềm năng phát triển, hải quân Nga cần có kế hoạch nghiên cứu đóng những tổ hợp không quân hải quân (MAS). Có lẽ, sự thay đổi các tính chất nhiệm vụ được chuyển sang thế hệ tầu mới, do đó, khả năng đóng những con tầu sân bay đa nhiệm (tổ hợp không quân – hải quân) sẽ thực hiện theo dự án trong tổ hợp đóng tầu Sevmash tại thành phố Severodvinsk hoặc tại nhà máy đóng tầu Ban tích tại Sant – Peterburg. Kế hoạch đặt ra là đóng 3 con tầu sân bay cho hạm đội Biển Bắc và hạm đội Thái bình dương. Trong tương lai, số lượng tầu có thể tăng lên đến 6 chiếc. Cuối tháng 2 năm 2010, thông cáo báo chí cho biết, thiết kế kỹ thuật của tầu sân bay thế hệ mới Trung tâm thiết kế dự án Nhevki PKB sẽ hoàn thành vào cuối năm 2010, sau đó là các thủ tục văn bản, hồ sơ thiết kế và tài liệu chi tiết thiết kế.

Tổng tham mưu trưởng lực lượng hải quân Liên bang Nga vào năm 2010 đưa ra kế hoạch hạ thủy chiếc tầu sân bay thế hệ mới đầu tiên vào năm 2020. Ngày10 tháng 11 năm 2010. RIA "Novosti" dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng Liên bang Nga thông báo về kế hoạch đóng 4 tầu sân bay đến năm 2020. nhưng sau đó thông báo đó được loại bỏ bởi Bộ trưởng bộ quốc phòng Liên bang ông A.Serdyukovy và ngày 14 tháng 12 năm 2010, Phó thủ tướng Nga S.Ivanov thông báo, trong chương trình mua sắm vũ khí trang bị từ năm 2011 đến 2020, kế hoạch đóng tầu sân bay không được đưa ra thảo luận.

Rõ ràng, việc người Nga đóng tầu sân bay là một thông tin nhạy cảm, đặc biệt với tình hình thế giới hiện nay, sự xuất hiện của tầu sân bay Trung Quốc Thị Lang cũng như ảnh hưởng của quyền lợi và lợi ích quốc tế trên các vùng nước chung. Nhưng có vẻ như Liên bang Nga cũng rất khó dừng lại trước những quyền lợi của quốc gia, dân tộc.

Ngày 29 tháng 6 năm 2011. trên các phượng tiện thông tin đại chúng xuất hiện thông tin có nội dung khẳng định Tập đoàn đóng tầu và nâng cấp sửa chữa tầu Liên bang Nga vào năm 2016 sẽ bắt đầu thiết kế và đóng tầu sân bay cho Hải quân Liên bang. Quá trình đóng tầu theo kế hoạch sẽ bắt đầu vào năm 2018 và kết thức vào năm 2023. 1 tháng 7 năm 2011 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, ông A. Serdiukov loại bỏ thông tin về khả năng đóng các tầu sân bay cho Hải quân Liên bang trong tương lai gần. 2 Tháng 10 năm 2011 trên các phương tiện thông tin đại chúng có thông tin về kế hoạch của Bộ tham mưu lực lượng hải quân về kế hoạch đóng 2 nhóm tầu sân bay cho hạm đội Thái bình dương và hạm đội Biển Bắc đến năm 2027. Giai đoạn hiện nay là giai đoạn lên khung nội dung kỹ thuật của tầu sân bay. 18 tháng 11 năm 2011, dựa vào công báo của Bộ trưởng bộ quốc phòng Liên bang Nga A. Serdiukov: thiết kế tầu sân bay đã được thực hiện theo lệnh đặt hàng tại Tập đoàn đóng tầu, cải tiến và sửa chữa tầu OSK và sẽ hoàn thiện vào cuối năm 2012, quyết định đóng tầu sẽ được tiếp nhập cho đến năm 2017. Đồng thời cần phải nhận thấy rằng, phát triển thiết kế tầu sân bay Liên bang Nga có thể không chỉ có Trung tâm thiết kế dự án tầu PKB Nhevki, nhưng các thông tin nói chung đều hướng đến dự án thiết kế tầu sân bay của Trung tâm Nhevki.

Ngày 09 tháng 2 năm 2012. trên các phương tiện thông tin đại chúng, công báo của Tư lệnh trưởng lực lượng Hải quân Vladimir Vysotsky về nội dung thiết kế kỹ thuật của tầu sân bay sẽ được tiến hành đến năm 2014, triển khai đóng tầu sân bay sẽ bắt đầu sau năm 2020. " tầu sân bay sẽ là một bước tiến vượt bậc. Tầu sân bay phải có khả năng hoạt động tác chiến trong mọi không gian chiến trường – dưới biển, trên biển, trên không, tham gia tác chiến trên vùng ven bờ và thậm chí, tham giá tác chiến trong không gian vũ trụ tầm thấp với các phương tiện hàng không có người lái và không có người lái. Có nghĩa là, tầu sân bay sẽ là phương tiện mang đa nhiệm, cho phép mang trên boong tầu tất cả các phương tiện để giải quyết tất cả các nhiệm vụ tác chiến trong nhiều môi trường chiến đấu khác nhau. Nghiên cứu các nội dung tác chiến trong các không gian chiến trường đã được đặt ra, nhưng cho đến nay, giải pháp kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ một cách hợp lý vẫn chưa được tìm ra.”.

Chủ trương chế tạo và phát triển lực lượng tầu sân bay chốt lại là một trong những vấn đề nóng bỏng nhất, được nêu lên nhiều nhất trong các cuộc họp, hội thảo nghiên cứu về phương hướng phát triển lực lượng hải quân Liên bang Nga trong tương lai gần và giai đoạn tiếp theo. Các tầu sân bay của Liên bang Nga – đấy không đơn giản chỉ là vấn đề mode của lực lượng Hải quân hùng mạnh hoặc là một nội dung ưa thích của các cuộc hội thảo khoa học. Lực lượng tầu sân bay – đấy là một đặc trưng mang tính sống còn của lực lượng Hải quân Liên bang và lợi ích chính đáng của Liên bang Nga, không có tầu sân bay, Hải quân Liên bang Nga chưa thể nào vươn tới đại dương theo đúng nghĩa của nó.


http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình đã hoàn thiện - tàu sân bay Ulianovsk "Military Parity»

NHƯNG YÊU CẦU CƠ BẢN

Cần nhận thức rằng, đến năm 2012 đã là 10 năm tính từ ngày, khi Tổng thống Liên bang Nga phê chuẩn định hướng phát triển kinh tế chính trị nước Nga, cũng đồng thời lập bản đồ xây dựng và phát triển nền công nghiệp quốc phòng trong lĩnh vực hàng hải – hải quân " Những cơ sở căn bản của kinh tế chính trị liên bang Nga trong lĩnh vực hoạt động của lực lượng hải quân trong giai đoạn đến năm 2010”. Chính trong tập văn bản này có nêu lên rõ ràng và cụ thể những yêu cấu bức thiết phải có trong biên chế của lực lượng Hải quân các tầu sân bay chủ lực.

Trong chương "Những giải pháp để thực tế hóa định hướng chính trị hàng đầu của Liên bang Nga trong lĩnh vực hoạt động quân sự hải dương” đặc biệt trong nội dung giữ vững và tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu, hoàn thiện và hiện đại hóa vũ khí trang thiết bị tác chiến trên đại dương … bao gồm cả đóng những tầu sân bay tác chiến chủ lực, với những tính năng kỹ chiến thuật cao và hiện đại, được biên chế các phương tiện bay đa nhiệm, có hiệu năng tác chiến cao trong mọi môi trường chiến đấu”.

Cũng cần phải nói thêm, sự yếu kém về năng lực tài chính của nhà nước dù chỉ là đóng những con tầu chiến đấu loại nhỏ, tầu khu trục hoặc các tầu ngầm phi hạt nhân, chính những khó khăn về tài chính đã làm cho bộ tư lệnh lực lượng Hải quân liên bang hoặc tập đoàn đóng, nâng cấp và sửa chữa tầu thủy Liên bang đã ngần ngừ trước những yêu câu cấp thiết của việc nâng cao năng lực tác chiến của lực lượng. Chỉ những năm gần đây, khi nền kinh tế nước Nga có những nguồn thu từ những hoạt động kinh tế, xuất khẩu. Và ngân sách dành cho quốc phòng được tăng lên. Bộ quốc phòng, các đơn vị nghiên cứu sản xuất và chế tạo bắt đầu có được khoàn tài chính đáng kể.

Từ đó có đủ điều kiện để nghiên cứu phương án thiết kế và đóng các tầu sân bay, đồng thời nghiên cứu xây dựng các đơn vị tầu sân bay cũng như nghệ thuật tác chiến và phương án khai thác, sử dụng tầu sân bay nói chung. Nhưng cùng với lợi ích sống còn của quốc gia, tầu sân bay đối với Liên bang Nga là vô cùng cần thiết – nếu như không nói thẳng ra trong các cuộc họp, thì cũng ngoài hành lang- là nhận xét của gần như tất cả các sĩ quan cao cấp lực lượng hải quân Liên bang. Các ban ngành chức năng cũng đã họp và bàn phương án xây dựng một chương trình quốc gia về việc xây dựng một hạm đội tầu sân bay Liên bang Nga, nhưng cho đến ngày nay, những gì thực hiện được vẫn là các buổi hội thảo mà không có một thực tế nào được triển khai.

Tình hình kinh tế chính trị nước Nga có những thay đổi gần đây- xuất hiện các nguồn thu tài chính từ việc xuất khẩu các loại sản phẩm. Chính phủ Liên bang Nga bắt đầu tăng ngân sách quốc phòng và nền công nghiệp quốc phòng có được ngân sách để hiện đại hóa quân đội. Cuối năm 2007 tại cơ sở của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ Hải Quân Liên bang Nga số 1 tại Sant- Peterburg dưới sụ chủ tọa trực tiếp đô đốc hải quân Tổng tư lệnh lực lượng Hải quân Liên bang ông Vladimir Masorin đã tiến hành một cuộc hội thảo với các lãnh đạo hàng đầu của các tổ hợp, đơn vị nghiên cứu khoa học của Hải quân Liên bang, trong khuôn khổ cuộc hội thảo đã nghiên cứu và thảo luận kỹ nhu cầu và khả năng đóng các tầu sân bay hiện đại của Nga. Trong cuộc hội thảo, một nội dung đã được thông nhất cao và khẳng định: những cơ sở căn bản về học thuyết quân sự, lý thuyết khoa học quân sự và thực tế tác chiến cho việc biên chế vào lực lượng hải quân tầu sân bay trên các quan điểm kinh tế, chính trị, khoa học công nghệ đã được khẳng định, nhiệm vụ đóng tầu sân bay và đưa vào biên chế trong lực lượng Hải quân là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Sau đó một tháng, đô đốc hải quân- tổng tư lệnh lực lượng hải quân Liên bang Vladimir Masorin tuyên bố: trên cơ sở nghiên cứu sâu và rộng vấn đề chiến lược hải dương, những lợi ích của quốc gia, dân tộc, sự phát triển trong tương lai của lực lượng hải quân, từ nhiều góc nhìn chiến lược và chiến thuật khác nhau, thống nhất đưa ra kết luận, trong lực lượng Hải quân liên bang cần được biên chế các tầu sân bay thế hệ mới. Khoảng 6 chiếc tầu sân bay trong khoảng thời gian từ 20 – 30 năm trong tương lai gần. « Hiện nay chúng ta đang phát triển mô hình tầu sân bay của tương lai với sự tham gia tích cực của các ngành khoa học và công nghệp quốc phòng. Nhưng có một điều chắc chắn rằng – tầu sân bay sẽ là tầu sử dụng năng lượng nguyên tử, có lượng giãn nước từ 50 đến 80 nghìn tấn – Đô đốc Hải quân Masorin thông báo- tầu có thể mang trên mình khoảng từ 30 đến 40 các phương tiện bay bao gồm cả máy bay chiến thuật, trực thăng chiến đấu và cứu hộ. Các tầu sân bay khổng lổ như tầu sân bay của Hải quân Mỹ, mang trên boong từ 100 – 130 phương tiện bay chiến đấu, chúng ta sẽ không thiết kế và chế tạo.

Môt sự kiện thực tế đã xảy ra, Đô đốc hải quân Vladimir Masorin được về hưu – theo độ tuổi- và những vấn đề liên quan đến đóng tầu sân bay đã chìm lắng một thời gian, đồng thời, Hải quân Nga đã mua 4 chiếc tầu đổ bộ của Pháp Mistral và chi phí vào đó một lượng tài chính không nhỏ.

Chương trình tầu sân bay của Liên bang Nga quay trở lại với công chúng vào tháng 2 năm 2010, khi trong cuộc hội thảo kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đô đốc hải quân Liên bang Xô viết Sergei Gorskov, vấn đề đóng tầu sân bay tương lai cho Hải quân Liên bang lại được đưa ra thảo luận. Sau cuộc hội thảo, Tổng tư lệnh lực lượng Hải quân Liên bang Nga Vladimir Vuwsoski thông báo, theo kế hoạch đã được nghiên cứu và thẩm định, phê chuẩn của Liên bang Nga, đến cuối năm 2010, Trung tâm Nhivki PKB, nơi thiết kế tất cả các tầu sân bay Liên bang Xô viết – cần phải trình bản thiết kế kỹ thuật của tầu sân bay tương lai, với đầy đủ các thông số kỹ chiến thuật như đã yêu cầu.

http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ thiết kế tầu sân bay Đô đốc Kuznhetsov

Những thông báo của Bộ tư lệnh Hải quân Liên bang Nga, dù sao vẫn còn ẩn dưới đó cả khối lượng khổng lồ những vẫn đề chưa được giải quyết, mà từ đó quyết định sự thành công của toàn bộ chiến dịch đóng tầu sân bay, những câu hỏi quan trọng được đặt ra là:

– Mô hình bản thân tầu sân bay thế hệ mới;

– Xác định cơ cấu biên chế lực lượng không quân trên boong tầu;

– Xây dựng hệ thống căn cứ, hải cảng cho các tầu sân bay, tổ chức huấn luyện và tác chiến cho phi công hải quân trên tầu sân bay và các lực lượng đảm bảo.

Những nhận định về tầu sân bay thế hệ mới.

Hiện nay, trên thế giới phổ biến 3 mô hình lớp tầu sân bay:

– Mô hình CTOL (Conventional Take-Off and Landing), hiện nay các chuyên gia quân sự Hải quân hay gọi là CATOBAR (Catapult Assisted Take Off But Arrested Recovery);

– Mô hình STOBAR (Short Take-Off But Arrested Landing);

– Mô hình STOVL (Short Take-Off and Vertical Landing).

Mô hình thứ nhất: CATOBAR - máy bay khi cất cánh được hỗ trợ bởi máy phóng phi cơ có độ dài là 100m bằng pittong hơi nước, khi hạ cánh, máy bay được giảm tốc bằng thiết bị bắt và hãm máy bay. Các tầu sân bay của Mỹ được lắp đặt 4 hệ thống phóng máy bay bằng hơi nước, trên tầu sân bay của Pháp được lắp 2 máy phóng máy bay bằng hơi nước loại S-13, loại này có khả năng trong vòng 2,5s đẩy máy bay có trọng tải cất cánh 35 tấn đạt tốc độ đến 300km/h. tầu sân bay của Brazin São Paulo, tên gọi khi ở Pháp là Foch cũng sử dụng hệ thống này.

Mô hình thứ 2 STOBAR, Khi phi cơ cất cánh, đồng thời với việc tăng tốc là sử dụng đường băng mũi tầu cong lên phía trên, hoặc máy bay sẽ cất cánh thẳng đứng, như vậy, khi máy bay hạ cánh sử dụng hệ thống bắt và hãm máy bay. Model điển hình của tầu sân bay này là Tầu sân bay đóng trong thời kỳ Liên bang Xô viết Đô đốc hải quân Kuznetsov tầu sân bay của Ấn độ hoặc tầu sân bay Thi Lang của Hải quân Trung Quốc.

Mô hình tầu sân bay thứ 3 STOVL, về cơ bản tương tự như mô hình STOBAR, nhưng máy bay hạ cánh theo chiều thẳng đứng, chứ không sử dụng hệ thống bắt và hãm. Loại mô hình tầu này bao gồm các tầu sân bay của Anh "Invincible" tầu sân bay của Spanish "Prince of Asturias," tầu sân bay của Italian "Cavour" và "Garibaldi," tầu sân bay của Thái lan "Chakri Narubet". Thiết kế tầu thế hệ mới của Anh tầu Nữ hoàng Elisabet bao gồm cả 2, chính thức là STOVL, nhưng có thêm bộ phận phóng đẩy máy bay và thiết bị bắt và hãm. Như vậy, loại tầu sân bay đa nhiệm này có thể nói tương tự như CATOBAR.

http://nghiadx.blogspot.com
http://nghiadx.blogspot.com
Tầu sân bay của Anh - nữ hoàng Elizabeth

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

>> Nga muốn tập trận hải quân với Philippines ?

Trong một động thái khác có liên quan, ngày hôm qua 21/5, tờ Hoàn Cầu thời báo đăng tải một bài xã luận kêu gọi thành lập liên minh "chuẩn" Nga - Trung Quốc được Tân Hoa Xã và nhiều tờ báo tiếng Hoa trích dẫn lại.



http://nghiadx.blogspot.com
Đại sứ Nga tại Philippines, Nikolay Kudashev trong lễ trình quốc thư lên Phó tổng thống Philippines

Những căng thẳng xung quanh bãi Scarborough giữa Philippines với Trung Quốc hơn 1 tháng qua đang làm cho ngày càng nhiều các nước thứ 3 không có tranh chấp bắt đầu quan tâm sâu hơn và muốn tham gia, hiện diện ở biển Đông với một vai trò và ý đồ nhất định.

>> Tàu ngầm Virginia Mỹ bí mật ra vào Biển Đông

Không chỉ lên tiếng ủng hộ quan điểm của Trung Quốc về việc giải quyết tranh chấp bãi cạn Scarborough và tranh chấp biển Đông thông qua đàm phán tay đôi, trực tiếp, đồng thời, phản đối "bên thứ 3 can dự" (chính là Mỹ - PV), Nga lần đầu tiên bày tỏ thái độ ủng hộ việc đảm bảo tự do hàng hải trên biển Đông.

Một vài chuyên gia quan hệ quốc tế cho rằng đó có thể là một phần sự manh nha hình thành "liên minh" Nga - Trung Quốc trong vấn đề biển Đông, ít nhất là về quan điểm, lý luận. Tuy nhiên, trên thực tế Nga không chỉ nói xuông mà dường như đang thực sự muốn quay trở lại biển Đông.

http://nghiadx.blogspot.com
Đại sứ Nga tại Philippines, Nikolay Kudashev trong một hoạt động tại Philippines

Tờ Manila Bulletin xuất bản tại Philippines ngày 20/5 dẫn lời Đại sứ Liên bang Nga tại Philippines, Nikolay Kudashev cho biết, Nga đang rất cởi mở với các ý tưởng tiến hành tập trận quân sự chung với Philippines trong lĩnh vực chống cướp biển, tìm kiếm cứu nạn giống như những gì họ đã triển khai với Indonesia hồi đầu năm.

Tuy nhiên, theo Đại sứ Nikolay Kudashev, để một hoạt động hợp tác trở nên thường xuyên hơn, để tăng cường mối gắn kết trong quan hệ quân sự giữa Moscow và Manila, hai nước cần hình thành ý tưởng mới về "tái cấu trúc khu vực", đồng thời đạp đổ "bóng ma Chiến tranh lạnh".

http://nghiadx.blogspot.com
Hoạt động quân sự trên biển Đông, đặc biệt là những cuộc tập trận chung Mỹ - Philippines đã và đang là chủ đề Mowscov quan tâm, theo dõi (ảnh tập trận chung Mỹ - Philippines)

"Trong khi bóng ma của Chiến tranh lạnh vẫn đang tồn tại, trong khi các liên minh truyền thống vẫn duy trì bản chất chia rẽ, có thể điều đó sẽ là một vấn đề", ông Nikolay Kudashev nói với Manila Bulletin trong một cuộc phỏng vấn tại công viên Forbes thành phố Makati, ông "có cảm giác" như Philippines vẫn đang sống trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.

Nilkolai Kudashev lưu ý rằng các thỏa thuận, điều ước quốc tế mà Philippines đã ký với các nước khác, đặc biệt là với Mỹ (Hiệp ước đảm bảo an ninh MDT) có nguồn gốc từ thời kỳ Chiến tranh lạnh.

http://nghiadx.blogspot.com
Sự quay trở lại châu Á và hiện diện ngày càng thường xuyên của Mỹ trên biển Đông khiến Moscow bắt đầu nhấp nhổm

"Những gì chúng tôi tin là cần thiết trong hiện tại, đó là một vấn đề lớn hơn để suy nghĩ và điều chỉnh lại. Chúng tôi (Nga) sẽ cố gắng để đạt được sự tinh tế nhất trong khả năng có thể, chúng tôi (Nga) sẽ không nói đến chuyện dỡ bỏ nó (hiệp ước đảm bảo an ninh Mỹ - Philippines - PV)".

Đại sứ Nga nói rõ hơn, "Điều chỉnh lại các liên minh này (gồm liên minh Mỹ - Philippines - PV) và làm cho chúng trở nên phù hợp với thời đại mới, thực tế mới của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thực tế của hoạt động hợp tác đối phó với các nguy cơ, bảo vệ nền kinh tế, phát triển các hoạt động kinh doanh. Chúng ta nên nghĩ về nó."

Ông Nikolay Kudashev nhấn mạnh, "Nhìn về tương lai là điều vô cùng quan trọng để thiết kế một cấu trúc khu vực mới, để tìm kiếm một hướng đi và điều đó không hề dễ dàng." Quay trở lại khả năng tập trân quân sự chung Nga - Philippines, Kudashev nhắc lại các chuyến thăm Manila của 3 tàu hải quân Nga thời gian gần đây.

Khu trục hạm chống tàu ngầm Admiral Panteleyev, tàu chở dầu Boris và tàu cứu hộ Fotiy Krylov đã đến Philippines vào tháng 2 vừa qua. Trong chuyến thăm này các thủy thủ Nga đã có hoạt động giao lưu với giới lãnh đạo quân sự và người dân Philippines.

http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm chống tàu ngầm Admiral Panteleyev của Nga đã ghé thăm Philippines tháng 2 năm nay

"Trong các cuộc gặp (của lực lượng tàu chiến hải quân Nga) với đại diện hải quân và cảnh sát biển Philippines, phía Nga đã thảo luận với Philippines về vấn đề tập trận chung", Đại sứ Nikolay Kudashev cho biết.

Trong một động thái khác có liên quan, ngày hôm qua 21/5, tờ Hoàn Cầu thời báo đăng tải một bài xã luận kêu gọi thành lập liên minh "chuẩn" Nga - Trung Quốc được Tân Hoa Xã và nhiều tờ báo tiếng Hoa trích dẫn lại.

http://nghiadx.blogspot.com
Tập trận chung hải quân Nga - Trung vừa diễn ra trên biển Hoàng Hải khiến nhiều người tin rằng đang manh nha hình thành một liên minh quân sự giữa Bắc Kinh với Moscow

Theo quan điểm của bài báo này, dầu khí sẽ là "đột phá khẩu" cho việc hình thành một liên minh "chuẩn" Trung Quốc - Nga mà trước hết, Trung Quốc sẽ cùng với Nga xây dựng và phát triển mạng lưới vận chuyển, cung cấp dầu, khí đốt từ Trung Á, ngành công nghiệp chiếm 2/3 kim ngạch xuất khẩu và 1/2 ngân sách quốc gia của Liên bang Nga.

Nếu nhìn lại những hành động leo thang, của Trung Quốc trong lúc căng thẳng leo thang trên bãi cạn Scarborough bằng việc kéo dàn khoan khổng lồ 981 và những tàu chở dầu, lọc dầu "khủng" ra biển Đông thời gian vừa qua, không phải vô căn cứ nếu đặt ra giả thuyết Bắc Kinh muốn lôi kéo Moscow vào các dự án dầu khí (phi pháp - PV) của họ trên biển Đông.

http://nghiadx.blogspot.com
Dàn khoan khổng lồ 981 Trung Quốc vừa kéo ra biển Đông, khi Nga quay trở lại khu vực này liệu Moscow có trở thành một "đồng minh" của Bắc Kinh là điều các bên liên quan đang quan tâm, theo dõi

Những dấu hiệu trên một mặt cho thấy người Nga đang thực sự quan tâm và tìm kiếm một vai trò ngày càng lớn hơn tại biển Đông, nhưng điều đáng chú ý hơn cả là Moscow dường như có khuynh hướng nghiêng về phía Trung Quốc.

Sự xuất hiện nhân tố mới trên biển Đông ngoài Mỹ, các nước đã bày tỏ sự quan tâm trước đó như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ thì sự hiện diện của Nga có thể sẽ là một nhân tố mới ít nhiều sẽ làm thay đổi cục diện trên biển Đông.

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

>> Kế hoạch phục sinh hạm đội Thái Bình Dương của Nga

Tốc độ hiện đại hoá nhanh chóng của Hải quân Trung Quốc trong vòng một thập kỉ vừa qua đã che khuất tham vọng Hải quân của một thế lực khác ở khu vực.


http://nghiadx.blogspot.com
Hạm đội Thái Bình Dương của Nga.


Tốc độ hiện đại hoá nhanh chóng của Hải quân Trung Quốc trong vòng một thập kỉ vừa qua đã che khuất tham vọng Hải quân của một thế lực khác ở khu vực.

Đó là Nga. Hiện nước này có kế hoạch xây dựng lại hạm đội Châu Á-Thái Bình Dương trong một vài thập kỉ tới.

Báo Đất Việt đăng tải bài viết của giáo sư Ian Storey, chuyên viên cao cấp của Học viện Nghiên cứu Đông Nam Á, có trụ sở tại Singapore, nhằm làm sáng tỏ hơn ý định quay lại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Nga

Có thể nói một cách lí trí rằng tham vọng của Nga không phải do sự lớn mạnh của Trung Quốc hay tuyên bố gần đây của Mỹ về việc coi khu vực này là ưu tiên, mà có liên quan trực tiếp đến khu vực Bắc Cực: hiện tượng tan chảy băng, khả năng về những nguồn dự trữ năng lượng mới và việc mở ra các tuyến đường biển thương mại nối liền Á-Âu.

Hiện tượng nóng lên của Trái Đất dẫn đến hiện tượng tan băng ở Bắc Cực, đặc biệt trong những tháng hè. Nếu cứ đà này, một số nhà khoa học dự đoán, đến năm 2020, Bắc Băng Dương sẽ hoàn toàn không có băng bao phủ trong mùa hè.

Trong khi điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của các loài động vật và khiến mùa đông ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ thêm khắc nghiệt thì nó lại đem đến 2 cơ hội cho Nga.

Thứ nhất, nó mở ra cơ hội cho các công ty Nga khai thác những mỏ dầu và khí tự nhiên có trữ lượng lớn dưới đáy biển Bắc Cực, để cung cấp cho các cường quốc kinh tế đang khát năng lượng là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Thứ hai, băng tan ở Bắc Cực cho phép tuyến đường biển Phương Bắc có thời gian thông thương dài hơn.

Đây là tuyến đường biển chính nối biển Barren và khu vực Viễn Đông của Nga, ôm trọn vùng Cực Bắc của Nga và vùng bờ biển Siberia và sau đó là thông ra vùng nước ấm thuộc Đại Tây Dương.

Các công ty vận chuyển hàng hải quốc tế mong đợi kịch bản này bởi băng tan có nghĩa là khoảng cách giữa châu Âu và châu Á sẽ được thu hẹp lại, giúp việc vận chuyển nhanh và rẻ hơn.

Mùa hè năm 2011, tuyến đường biển Phương Bắc đã hoàn toàn thông thương trong vòng 141 ngày, dài hơn so với mọi năm một tháng.

34 tàu đã đi qua khu vực này, trong đó có cả một tàu hàng siêu trọng của Nga, chở khí đốt đến Đông Nam Á.

Để bảo vệ và tiếp tục phát huy những lợi ích kinh tế của mình trên vùng biển Bắc Băng Dương, Moscow bắt đầu kế hoạch tăng cường sức mạnh hải quân trên tuyến đường biển Phương Bắc.

Nhiệm vụ này giao cho Hạm đội Phương Bắc ở Murmansk và Severodvinsk tại khu vực bán đảo Kola và hạm đội Thái Bình Dương ở Vladivostok và Petropavlovsk tại khu vực Viễn Đông.

Chính phủ Nga mới đây vừa tuyên bố một kế hoạch đầy tham vọng dành cho lực lượng Hải quân.

Một chương trình hiện đại hoá có thời hạn đến năm 2020 trị giá 160 tỉ USD được dành để đóng mới 36 tàu ngầm, 40 tàu chiến, trong đó có cả tàu sân bay , trong đó ưu tiên cho Hạm đội Thái Bình Dương.

Những tàu khu trục, tàu chiến, tàu lưỡng cư mới được neo đậu tại Vladivostok sẽ giúp Hải quân Nga có thể kiểm soát được toàn bộ các tuyến đường biển qua Cực Bắc, trong khi những tàu ngầm hạt nhân neo đậu tại Petropavlovsk trên bán đảo Kamchatka gần Nhật có thể giúp Nga dễ dàng tiếp cận với Thái Bình Dương.

Kế hoạch "tái sinh" hạm đội Thái Bình Dương của Nga hiện chưa khiến nhiều nước chú ý lắm.

Các nhà hoạch định quân sự Mỹ đang mải bận rộn với sự phát triển lớn mạnh của Hải quân Trung Quốc, trong khi Trung Quốc thì lại tập trung vào việc đối phó với các tranh chấp trên vùng biển Đông và Hoa Đông. Chỉ có Nhật Bản là nước duy nhất quan sát tham vọng biển của Nga.

Từ sau khi Liên Xô cũ sụp đổ năm 1992, tại vùng biển Nhật Bản hầu như chỉ có tàu ngầm Mỹ hoạt động.

Nhưng nay Hải quân Nhật đang phải gánh một trách nhiệm nặng nề là theo dõi các hoạt động ngày càng tăng của tàu ngầm Nga trong khu vực, trong khi vẫn phải để mắt tới lực lượng quân sự của Trung Quốc và Triều Tiên, và ngân sách chi cho quốc phòng nước này đang bị chững lại.

Vấn đề của Hải quân Nga là phải tìm được nguồn vốn và khắc phục được những nhược điểm trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng của mình, trước khi có thể tái khẳng định vai trò chiến lược của mình tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Băng tan chảy ở Bắc Cực cho phép Nga có thể mở rộng dấu ấn quân sự của mình. Tuy nhiên, trong khi Mỹ có khả năng để “tái cân bằng” lực lượng quân sự từ Trung Đông đến châu Á thì việc Nga có thể biến giấc mơ Thái Bình Dương của mình thành hiện thực hay không hiện vẫn còn là một câu hỏi lớn.

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

>> Thi Lang sẽ có sức mạnh như tàu sân bay Kuznetsov ???


Tàu sân bay Varyag của Trung Quốc dự kiến đi vào hoạt động cuối hè này, có thể được trang bị vũ khí tương tự tàu sân bay Kuznetsov của Nga.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay Varyag của Trung Quốc.

Ngày 21/4, trang mạng bình luận quân sự Nga cho biết, đầu thập niên 1990, tàu sân bay Riga của Liên Xô cũ lần đầu tiên được đổi tên thành tàu Varyag, nhưng không thể đưa vào biên chế cho Hải quân Nga.

Sau khi Liên Xô giải thể, Ukraina đã sở hữu tàu sân bay được hoàn thành gần 70% này, nhưng không thể thực sự chế tạo thành tàu chiến phức tạp, buộc phải bán cho Trung Quốc vào năm 1998.

Sau khi trải qua nhiều năm cải tạo, chiếc tàu sân bay này cuối cùng được Trung Quốc hoàn thành, được hồi sinh, đã đổi chủ nhân, cũng sẽ được đặt tên mới. Hiện nay, chiếc tàu sân bay này có số phận sáng sủa và lạc quan.

Báo Nga cho rằng, Trung Quốc bỏ ra 20 triệu USD mua tàu sân bay Varyag tuy lúc đó chưa chế tạo xong, nhưng vẫn là một giao dịch tương đối có lợi. Bởi vì, cuối cùng Trung Quốc đã có được nền tảng của chiếc tàu sân bay đầu tiên, cái giá phải trả hoàn toàn không cao.

Ở mức độ nào đó, tàu Varyag 11436 có thể nói là phiên bản phát triển trực tiếp của tàu sân bay Kuznetsov của Hải quân Nga, hai chiếc có kích cỡ, tính năng, lắp đặt vũ khí trang bị tương tự nhau. Nó có lượng choán nước là 60.000 tấn, dài 305 m, rộng 75 m, sử dụng 4 động cơ tua-bin hơi nước, tổng công suất 200.000 mã lực, tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, hành trình hiệu quả là 8.000 hải lý.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu J-15 sẽ là máy bay chủ lực của tàu sân bay Varyag Trung Quốc.

Theo báo Nga, Trung Quốc tạm thời chưa tiết lộ tình hình lắp đặt vũ khí cho tàu sân bay Varyag. Dự kiến sẽ cơ bản tương đồng với tàu sân bay Kuznetsov.

Pháo hạm và vũ khí tên lửa sẽ được lắp đặt song song. 6 khẩu pháo tự động AK-630 phụ trách phòng bị các mục tiêu mặt nước và trên không tầm gần.

2 máy phóng tên lửa và 12 giếng phóng tên lửa chống hạm Granit được trang bị cho tàu sân bay Kuznetsov cũng hoàn toàn có thể được lắp đặt cho tàu Varyag, nhưng đến nay Trung Quốc vẫn chưa có tên lửa chống hạm tương tự Granit.

Vì vậy, đa số chuyên gia cho rằng, giếng phóng tên lửa chống hạm của tàu Varyag hoặc là không có đạn để sử dụng, hoặc là bị dỡ bỏ.

Máy bay chiến đấu J-15 dự kiến là máy bay trang bị chính, nhưng nó đối mặt với vấn đề hệ thống bảo đảm không hoàn chỉnh. J-15 có thể cất cánh kiểu nhảy cầu được, tự hạ cánh xuống đường băng tàu sân bay được, chắc chắn phải sử dụng cáp hãm đà.

Mấy năm trước, Nga từng từ chối bán 4 cáp hãm đà cho Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc giải quyết định vấn đề này thế nào vẫn còn chưa rõ.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay J-15 trên tàu sân bay.

Báo Nga cho rằng, hiện nay tàu sân bay Varyag đang được tiến hành chạy thử. Nghe nói có kế hoạch đưa vào hoạt động vào cuối mùa hè năm nay, nhưng hiện có thuận lợi hay không thì vẫn còn một số vấn đề.

Quân đội Trung Quốc chuẩn bị sử dụng nó làm trang bị huấn luyện, đào tạo phi công của Hải quân, nắm chắc kỹ thuật của biên đội tàu sân bay, dự kiến đến năm 2020, Trung Quốc sẽ bắt đầu chế tạo tàu sân bay kiểu mới nội địa có cấp độ tương tự, tiến tới trở thành nước lớn hải quân mới nổi sở hữu biên đội tàu sân bay.


Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

>> Điểm nhấn của cuộc tập trận hải quân Nga - Trung Quốc


Đây là lần đầu tiên cả Nga và Trung Quốc huy động số tàu chiến lớn như vậy kể cả về số lượng cũng như chủng loại, chất lượng.


http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm Cáp Nhĩ Tân

Ngày 22/4 Tân Hoa Xã đăng bài phân tích của Mạnh Tường Thanh, Phó phòng nghiên cứu chiến lược thuộc đại học Quốc phòng Trung Quốc chỉ ra 3 điểm nổi bật nhất của cuộc tập trận chung "Liên hợp trên biển 2012" đang diễn ra, đó là quy mô lớn, hạng mục nhiều, duyệt binh hoành tráng.

Lần diễn tập hải quân chung này, hai bên đã điều động tổng cộng 25 chiến hạm, 13 máy bay, 9 trực thăng, 2 đơn vị đặc công. Đây là lần đầu tiên cả Nga và Trung Quốc huy động số tàu chiến lớn như vậy kể cả về số lượng cũng như chủng loại, chất lượng.

Đặc biệt trong cuộc tập trận "Liên hợp trên biển 2012", Bắc Kinh điều khu trục hạm Cáp Nhĩ Tân hiện đại nhất của hải quân Trung Quốc ra kề vai sát cánh với tuần dương hạm Varyag của hải quân Nga, có thể coi hai chiến hạm này tiêu biểu cho lực lượng hải quân Moscow và Bắc Kinh hiện nay.

Hạng mục diễn tập lần này rất phong phú và thiết thực. Chủ đề tập trận là "Liên hợp phòng ngự trên biển và tác chiến bảo vệ giao thông trên biển" quyết định tính chất của cuộc tập trận này là phòng ngự.


http://nghiadx.blogspot.com
Mạnh Tường Thanh, chuyên gia phân tích quân sự đại học Quốc phòng Trung Quốc

Theo Mạnh Tường Thanh, điều này có ảnh hưởng tích cực đến việc duy trì ổn định và an ninh khu vực.

Điểm nổi bật thứ 3 mà chuyên gia này chỉ ra, các hoạt động duyệt binh trên biển, giao lưu hội thảo song phương giữa hải quân hai bên rất đáng chú ý.

Do lần diễn tập này, các chiến hạm và máy bay tham gia số lượng nhiều, chủng loại phong phú, trang bị vũ khí đầy đủ và hiện đại nên khung cảnh duyệt binh trên biển vô cùng hoành tráng.

http://nghiadx.blogspot.com
Tập trận Nga - Trung "Sứ mệnh hòa bình 2005", ảnh tư liệu

Lịch sử các giai đoạn phát triển của hải quân Nga, Trung Quốc không giống nhau nên làm thế nào để 2 bên diễn tập ăn khớp, bổ sung bọc lót cho nhau để tăng cường hiệu quả hợp tác sẽ là một trong những nội dung quan trọng tiếp theo sau cuộc tập trận này.

Mặc dù giới học giả Bắc Kinh cho rằng cuộc tập trận chung Nga - Trung lần này không nhằm vào bất cứ quốc gia, đối tượng nào, nhưng quy mô và tính chất của nó khiến Tokyo và Seoul không khỏi quan ngại.

Tờ Đông Á xuất bản tại Hàn Quốc ngay từ tháng 3 năm nay đã đưa tin, chiến lược quay lại Thái Bình Dương của Mỹ cộng với hoạt động quân sự Mỹ - Nhật, Mỹ - Hàn ngày càng gia tăng khiến Bắc Kinh, Moscow không thể khoanh tay ngồi nhìn.

Cuộc tập trận "Liên hợp trên biển 2012" chính là động thái thể hiện Nga, Trung không chịu "thua kém" Mỹ ở Thái Bình Dương.

Báo Yomiuri, Nhật Bản nhận định, cuộc tập trận chung Nga - Chung này là nhằm hình thành 1 thực thể đối kháng với liên minh quân sự Nhật - Mỹ - Hàn ở Đông Á.

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

>> Nga - Trung lập hạm đội hỗn hợp


Nga - Trung đang tích cực chuẩn bị cho cuộc tập trận chung chống cướp biển, khủng bố trong một bối cảnh quốc tế đặc biệt.





http://nghiadx.blogspot.com
Tàu săn ngầm cỡ lớn Đô đốc Tributs của Hạm đội Thái Bình Dương - Hải quân Nga.


Sáng ngày 15/4, Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga đã tổ chức lễ xuất quân long trọng tại vịnh Sitelieluoke (đọc âm Hán) ở Vladivostok.

4 chiếc tàu chiến tham gia buổi lễ sau đó đã trực tiếp nhổ neo rời khỏi nơi đóng quân. Chúng sẽ tham gia cuộc diễn tập trên biển liên hợp Nga-Trung sắp tới.

Cuộc diễn tập quy mô lớn nhất của hải quân hai nước

Trang mạng của Bộ Quốc phòng Nga ngày 13/4 cho biết: “Từ ngày 22-29/4/2012, Nga và Trung Quốc sẽ tổ chức cuộc diễn tập liên hợp hải quân “Hợp tác trên biển-2012” tại biển Hoàng Hải.

Đây sẽ là một cuộc sát hạch quan trọng nhất và lần đầu tiên của Hạm đội Thái Bình Dương Nga trong năm. Hạm đội Thái Bình Dương sẽ tận dụng cơ hội này thể hiện sức mạnh trên biển và điểm đặc biệt của mình với đối tác nước ngoài”.

Phó Tư lệnh Hải quân Nga Sukhanov gần đây nhấn mạnh, cuộc diễn tập lần này sẽ là cuộc diễn tập quân sự liên hợp trên biển quy mô lớn nhất trong những năm gần đây của hải quân hai nước.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết: “Trước đó, Hạm đội Thái Bình Dương đã tham gia cuộc diễn tập quân sự liên hợp song phương “Sứ mệnh hòa bình-2005” vào năm 2005 được tổ chức trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).

Quy mô cuộc diễn tập lần này sẽ lớn hơn lần trước. Tàu chiến tham gia diễn tập bao gồm 3 tàu chống hạm cỡ lớn là “Đô đốc Tributs”, “Nguyên soái Shaposhnikov”, “Đô đốc Vinogradov” và tàu kéo Pechenegs kiểu МБ-37, СБ 522.

Tham gia diễn tập còn có 4 máy bay trực thăng phiên bản hải quân Ka-27 và binh sĩ thủy quân lục chiến (lính thủy đánh bộ).

Chỉ huy các tàu chiến tham diễn lần này của Hải quân Nga là tàu săn ngầm cỡ lớn – tàu chỉ huy Varyag của Hạm đội Thái Bình Dương.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu săn ngầm cỡ lớn "Nguyên soái Shaposhnikov" Nga.


Một sĩ quan của Bộ Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương Nga cho biết: “Ngoài tàu Đô đốc Tributs là trực tiếp đến địa điểm diễn tập sau khi tham gia xong cuộc diễn tập chống cướp biển ở vịnh Aden, tất cả các tàu chiến tham diễn của Hạm đội Thái Bình Dương đều xuất phát từ vịnh Sitelieluoke, sáng sớm ngày 22/4 sẽ đến cảng biển của Trung Quốc.

Cũng trong ngày 22/4, tàu chiến hải quân Nga sẽ tham gia hoạt động chào mừng Lễ kỷ niệm Hải quân Trung Quốc. Ngày 24/4, hai bên chính thức bắt đầu diễn tập quân sự liên hợp. Số lượng tàu chiến tham diễn của Nga và Trung Quốc sẽ hơn 20 chiếc”.

Cùng chạy xuyên qua eo biển Nhật Bản

Căn cứ vào “Lệnh tham gia diễn tập quân sự liên hợp hải quân Trung-Nga 2012 của Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Nga” do Tư lệnh Hải quân Nga Vysotsky ký cách đây không lâu, trong thời gian diễn tập, Hạm đội Bắc Hải của Hải quân Trung Quốc sẽ cử tàu khu trục tên lửa cùng với tàu chiến Nga hợp thành biên đội hỗn hợp, cùng chạy xuyên qua eo biển Nhật Bản đi vào biển Hoàng Hải,

tổ chức diễn tập quân sự liên hợp trên vùng biển gần Thanh Đảo. Sau khi hoàn thành toàn bộ chương trình diễn tập, Hải quân Nga và Trung Quốc sẽ còn tổ chức lễ duyệt binh trên biển liên hợp tại biển Hoàng Hải.

Quan chức Bộ Quốc phòng Nga từng tiết lộ, cuộc diễn tập quân sự lần này sẽ do 2 bộ phận hợp thành, đó là công tác chuẩn bị cơ bản của Bộ chỉ huy và hạm đội; hai bên cùng diễn tập tại biển Hoàng Hải.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục tên lửa Thanh Đảo - Hạm đội Bắc Hải - Hải quân Trung Quốc.


Các nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, “Hai nước Nga, Trung Quốc tổ chức cuộc diễn tập quân sự trên biển lần này, chủ yếu là tăng cường diễn tập liên hợp của hải quân các khoa mục như chống cướp biển, chống khủng bố.

Trong diễn tập, Nga và Trung Quốc sẽ thực hiện tiếp tế trên biển, cùng buộc phải đi qua vùng biển nguy hiểm, cùng đánh bại các cuộc tấn công của vũ khí hải-không quân xuất hiện trên biển, liên hợp triển khai các hành động tìm kiếm và cứu nạn trên biển”.

Quan chức Nga nhấn mạnh: “Hải quân hai nước Nga, Trung Quốc đã tích lũy được kinh nghiệm phong phú từ hộ tống chống cướp biển ở vịnh Aden.

Quân đội hai nước sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác chặt chẽ trong các nhiệm vụ như bảo vệ việc đi lại an toàn của tàu thuyền và giải cứu những tàu thuyền gặp khó khăn”.

Quan chức này tiết lộ, Bộ Tư lệnh hải quân hai nước Trung Quốc và Nga hiện đang thảo luận các vấn đề như tổ chức công tác quản lý và phối hợp, hành động quân sự liên hợp trên biển và công tác bảo đảm cho các hành động đặc biệt.

Hải quân Nga hoạt động tích cực bất thường

Đối với Hải quân Nga, diễn tập quân sự trên biển liên hợp Nga-Trung là một phần trong rất nhiều các cuộc diễn tập quân sự song phương và đa phương mà họ sẽ tham gia trong năm nay.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga cho biết, tàu chiến Nga năm nay sẽ thăm hơn 40 cảng biển của nước ngoài, tham gia nhiều cuộc diễn tập hải quân quốc tế, các nước hợp tác gồm Mỹ, Anh, Pháp.

Các cuộc diễn tập có sự tham gia của Hải quân Nga bao gồm các cuộc diễn tập liên hợp như diễn tập quốc tế “Frukus 2012”, diễn tập hải quân “Baltops 2012” tổ chức ở biển Balic, diễn tập “Ionex 2012” tổ chức ở biển Ionian, “Monarch 2012”, “Pomor 2012” “Northern Eagle 2012” và “Rimpac 2012”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục chống tàu ngầm Đô đốc Vinogradov của Hải quân Nga.


Thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận

Các nhà phân tích cho rằng, từ năm 2005 đến nay, quân đội hai nước Trung Quốc và Nga đã tổ chức nhiều lần diễn tập quân sự liên hợp trong khuôn khổ SCO, đã phát huy vai trò tích cực đối với việc nâng cao khả năng cùng ứng phó với các thách thức và mối đe dọa mới, bảo vệ hòa bình, ổn định của thế giới và khu vực.

Tháng 8/2011, khi thăm Nga, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, Thượng tướng Trần Bỉnh Đức đã đạt được đồng thuận với các nhà lãnh đạo Quân đội Nga: Hải quân hai nước xác định tổ chức một cuộc diễn tập quân sự liên hợp trên biển từ tháng 4-5/2012.

Đối với cuộc diễn tập lần này, Trung Quốc nhấn mạnh, cuộc diễn tập lần này nhằm tăng cường quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện hai nước Trung-Nga, nâng cao khả năng cùng ứng phó với các thách thức và mối đe dọa mới, bảo vệ hòa bình và ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thế giới.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay trực thăng chống tàu ngầm Ka-27 của Nga.

Cục trưởng Cục Thông tin, Bộ Quốc phòng Nga Gennachenko cho biết, các cuộc diễn tập liên hợp của Nga-Trung và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải là hợp tác hữu nghị giữa quân đội các nước có quan hệ đối tác chiến lược, không nhằm vào nước thứ ba.

Mặc dù vậy, trong thời điểm Mỹ chuyển trọng điểm chiến lược quay trở lại khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Nga liên tục gia tăng mức độ coi trọng ý nghĩa chiến lược của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cuộc diễn tập quân sự trên biển liên hợp Nga-Trung lần này đã gây ra sự chú ý đặc biệt của dư luận.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu săn ngầm cỡ lớn, tàu chỉ huy Varyag, Hạm đội Thái Bình Dương Nga.

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

>> Tìm hiểu tàu ngầm tấn công lớp Kilo


Tàu ngầm lớp Kilo của Nga lần đầu tiên được đưa vào sử dụng năm 1980, do Cục Thiết kế Hàng hải Trung ương Rubin, St Petersburg thiết kế. Hiện nay phiên bản của lớp tàu ngầm này có ba loại là Loại 877EKM, loại 636 và loại 677, do xưởng đóng tàu Admiralty ở St Petersburg đóng. Hải quân Việt Nam đã đặt mua 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo (Loại 636), chúng có những đặc điểm kỹ thuật như sau

>> Chiến thuật tầu ngầm hải quân Xô Viết (Kỳ 1)


Thiết kế







http://nghiadx.blogspot.com

Tàu gồm có sáu khoang kín được ngăn cách với nhau bằng những vách ngăn ngang trong lớp vỏ kép có áp suất. Thiết kế này và khả năng nổi tốt của nó làm cho nó vẫn có thể hoạt động được nếu bị thủng, thậm chí với một khoang và hai ngăn liền kề bị ngập nước.

Tàu có chiều dài là 72,6m, đường kính 9,9m, trọng lượng dãn nước 2.350 tấn, 57 thủy thủ và có thể hoạt động liên tục 45 ngày trên biển. Tàu có thể lặn sâu tối đa 300m, tốc độ khoảng 22 km/h khi nổi và khoảng 40 km/h khi lặn. Tầm hoạt động là 12.000km khi có ống thông hơi và 640 km khi lặn.

Tàu được trang bị một hệ thống chiến đấu và điều khiển đa mục đích cung cấp thông tin để điều khiển và phóng ngư lôi một cách hiệu quả. Hệ thống máy tính tốc độ cao của hệ thống có thể xử lý thông tin từ từ các thiết bị trinh sát và hiển thị lên màn hình; xác định dữ liệu mục tiêu nổi và chìm và tính toán các tham số bắn; điều khiển bắn tự động; và cung cấp thông tin và các kế hoạch gợi ý về hoạt động và triển khai vũ khí.

Hỏa lực

http://nghiadx.blogspot.com


Tàu có một bệ phóng tám quả tên lửa biển đối không Igla hoặc Strela-3. Tên lửa Strela do Cục Thiết kế Fakel, Kaliningrad sản xuất (theo phiên bản tên lửa SA-N-8 Gremlin của NATO) có thiết bị dò tìm tia hồng ngoại nguội và đầu đạn nặng 2 kg. Tầm bắn tối đa là 6km. Tên lửa Igla (theo phiên bản SA-N-10 Gimlet của NATO) cũng được điền khiển bằng tia hồng ngoại nhưng nặng hơn, có tầm bắn tối đa 5 km và tốc độ gấp 1,65 lần tốc độ âm thanh (1.980 km/h).

Tàu ngầm lớp này có thể triển khai được hệ thống tên lửa hành trình Novator Club-S (SS-N-27), sử dụng tên lửa chống tàu 3M-54E1. Tầm bắn là 220km, đầu đạn chứa 450kg thuốc nổ có sức công phá lớn.

Tàu được trang bị sáu ống phóng ngư lôi 533 mm nằm ở phía mũi tàu ngầm và 18 quả ngư lôi. Các ống phóng ngư lôi này còn có thể triển khai được 24 quả thủy lôi. Hai ống phóng ngư lôi được thiết kế để bắn ngư lôi điều khiển từ xa có độ chính xác rất cao. Hệ thống ngư lôi do máy tính điều khiển giúp nạp đạn nhanh hơn. Loạt bắn đầu tiên được thực hiện trong 2 phút và loạt thứ hai trong 5 phút.

Bộ phận cảm biến

Tàu ngầm Loại 636 được trang bị hệ thống định vị siêu âm dưới nước kỹ thuật số MGK-400EM. Radar của tàu hoạt động theo chế độ sử dụng kính tiềm vọng và chế độ nổi, cung cấp thông tin về các tình huống dưới nước và trên không và định vị an toàn. Tàu còn được trang bị các thiết bị hỗ trợ điện tử, máy thu cảnh báo radar và máy định hướng bằng tín hiệu radio.

Hệ thống đẩy

Hệ thống đẩy của tàu bao gồm hai máy phát điện diesel, một động cơ đẩy chính, một động cơ tiết kiệm nhiên liệu, một bánh lái một trục và một chân vịt bảy cánh cố định.

http://nghiadx.blogspot.com


Thông số kỹ thuật

Thể tích dãn nước:

2,300-2,350 tấn khi nổi
3,000-4,000 tấn khi lặn

Kích thước:

Dài: 70-74 meters
Ngang: 9.9 meters
Draft: 6.2-6.5 meters

Tốc độ tối đa:

10-12 hải lý / giờ khi nổi
17-25 hải lý / giờ khi lặn
Sức đẩy: Diesel-điện 5900 mã lực (4400kW)
Độ sâu tối đa: 300 meters (hoạt động tốt ở độ sâu 240-250 meters)

Bán kính hoạt động ngầm:

400 hải lý với tốc độ 3 hải lý/giờ (6km/h) lặn ngầm
6000 hải lý với tốc độ 7 hải lý/giờ sử dụng ống thông hơi (7,500 dặm cho lớp Kilo cải tiến)
45 ngày trên biển

Vũ khí:

Phòng không: 8 Tên lửa (phóng từ mặt nước) SA-N-8 Gremlin hoặc SA-N-10 Gimlet
Sáu ống phóng thủy lôi 533 mm với 18 53-65 ASuW hoặc thủy lôi TEST 71/76 ASW hoặc VA-111 Shkval supercavitating "tên lửa ngầm", hoặc 24 mìn DM-1

Thủy thủ đoàn: 52

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

>> Chiến thuật phòng thủ bờ biển và hải đảo của Liên Bang Nga


Lực lượng phòng thủ bờ biển và hải đảo được hình thành trong biên chế cơ cấu tổ chức lực lượng của Hải quân Liên bang Nga, có nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ vùng biển, lãnh hải, hải đảo và những khu vực, vùng nước thuộc chủ quyền quốc gia của Liên bang, lực lượng phòng thủ bờ biển, trên thực tế là những người lính gác và những người bảo vệ vững chắc cho vùng nước, vùng trời và chiến lược hải dương của Liên bang Nga ngày nay.

Tính chất chiến thuật và những nguyên tác chiến thuật cơ bản của lực lượng phòng thủ bờ biển Liên bang Nga


Cơ cấu biên chế tổ chức của lực lượng phòng thủ bờ biển và hải đảo của Hải quân liên bang bao gồm:

Lực lượng pháo binh – tên lửa phòng thủ bờ biển (БРАВ),
Lực lượng lính thủy đánh bộ (МП)
Các đơn vị phòng thủ bờ biển và hải đảo(БО)
Những tính chất chiến thuật chủ yếu của lực lượng phòng thủ bờ biển:

Năng động và linh hoạt cao độ trong tác chiến, có khả năng sẵn sàng chiến đấu cao độ trong cà thời bình và thời chiến, có khả năng tiến hành các hoạt động tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng tác chiến với các lực lượng khác quân chủng khi chiến đấu từ hướng biển.
Tính chiến đấu kiên định, vững chắc bền vững, hỏa lực mạnh
Tính cơ động linh hoạt cao độ;
Không quá lệ thuộc vào hệ thống chỉ huy điều hành tác chiến của Hải quân, hạm đội và hệ thống phòng thủ quốc gia.
Điểm yếu của lực lượng phòng thủ bờ biển là: Cần có hệ thống đảm bảo C4I2 được tự động hóa cao độ và hệ thống hậu cần kỹ thuật ổn định, khoa học để có khả năng tác chiến dài ngày, ổn định và tăng cường sức mạnh, đặc biệt quan trọng là hệ thống thông tin trinh sát, tình báo, chỉ thị mục tiêu.

Lực lượng pháo tên lửa phòng thủ bờ biển – hải đảo

Yêu cầu nhiệm vụ của lực lượng pháo binh –tên lửa phòng thủ bờ biển, hải đảo:

Tiêu diệt các chiến hạm, các đoàn tầu vận tải, congvoa quân sự, các đơn vị lực lượng đổ bộ đường biển của đối phương;

Hỏa lực yểm trợ, bảo vệ các khu vực bờ biển và hải đảo, các căn cứ quân sự các hải cảng ven biển của hải quân và hạm đội, bảo vệ các tuyến đường vận tải ven bờ và các tập đoàn quân binh chủng hợp thành tác chiến trên đảo hoặc ven biển, phòng thủ từ hướng biển, chiến đấu với các chiến hạm nổi của đối phương;

Tấn công phá hủy, tiêu diệt các căn cứ hải quân, các hải cảng của đối phương;

Tiêu diệt và đè bẹp chế áp binh lực và các phương tiện hỏa lực của đối phương trên bờ biển lục địa và hải đảo.

Lực lượng lính thủy đánh bộ: Là lực lượng bộ binh có thể thực hiện các chiến dịch đổ bộ, đánh chiếm các khu vực bờ biển hoặc đảo, quần đảo. Lực lượng lính thủy đánh bộ có thể tác chiến độc lập hoặc nằm trong đội hình tác chiến tập đoàn quân binh chủng hợp thành của lục quân hoặc lực lượng đổ bộ đường không.

Mục tiêu chiến đấu của lính thủy đánh bộ trong tác chiến đổ bộ đường biển.

Đánh chiếm khu vực bàn đạp đầu cầu, là lực lượng chủ lực đột phá thế đội 1 đánh chiếm lại các căn cứ hải quân, đảo, quần đảo;

Hiệp đồng tác chiến cùng với lực lượng lục quân, tấn công trên hành lang công kích từ hướng biển.

Sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu tốt bảo vệ các lực lượng hải quân hạm đội khi neo đậu..

Nhiệm vụ của lực lượng lính thủy đánh bộ:

Đánh chiếm các khu vực đổ bộ, triển khai và giữ vững các bãi đổ bộ đầu cầu, bảo vệ chắc chắn khu vực đổ bộ. Đánh chiếm các tuyến chiến đấu và các hỏa điểm, mục tiêu quan trọng trên bờ biển và hải đảo, bảo vệ chắc chắn và đợi lực lượng chủ yếu của hải quân và lục quân tiếp chiến, đánh chiếm cầu tầu, bến cảng, khu căn cứ hải quân của đối phương, tiêu diệt các mục tiêu quan trọng trên bờ biển, hải đảo như (đài radar trinh sát, đài điều khiển, hệ thống sở chỉ huy đối phương dọc ven biển, các trận địa vũ khí công nghệ hiện đại, vũ khí chính xác, vũ khí có tầm bắn xa, sức hủy diệt lớn, các trận địa tên lửa phòng không, tên lửa đánh chặn tên lửa, các sân bay ven biển của đối phương.

Phối hợp với các lực lượng vũ trang khác (biên phòng, cảnh sát biển, lực lượng lục quân) tiến hành các chiến dịch chống đổ bộ đường biển trên mọi hướng, tiến hành các hoạt động đổ bộ từ phía biển tấn công vào đội hình đổ bộ của đối phương trên đảo hoặc ven biển;

Các đơn vị binh chủng hợp thành của lính thủy đánh bộ: Lữ đoàn, sư đoàn. Các phân đội lính thủy đánh bộ: trung đoàn, tiểu đoàn.

Lực lượng pháo binh - tên lửa phòng thủ bờ biển - hải đảo

Các phân đội cơ bản của lực lượng pháo binh – tên lửa bảo vệ bờ biển là các trung đoàn tên lửa bờ biển, có năng lực thực hiện các nhiệm vụ độc lập tác chiến đến 300 km theo chiều rộng tuyến phòng thủ và chiều sâu..

Trung đoàn tên lửa bờ biển có cơ cấu biên chế: phân đội chỉ huy tham mưu tác chiến, các đơn vị tên lửa, đơn vị bảo đảm hậu cần kỹ thuật. Phụ thuộc vào vũ khí trang bị, biên chế tổ chức, trung đoàn tên lửa bờ biển có thể là trung đoàn chiến đấu cơ động hoặc cố định tại chỗ, tầm xa, tầm trung hoặc tầm gần.



http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển


Đơn vị tác chiến cơ bản của lực lượng pháo binh phòng thủ bờ biển là các Tiểu đoàn pháo binh: bao gồm các phân đội chỉ huy, điều khiển hỏa lực, từ 2 đến 4 khẩu đội pháo binh, phân đội đảm bảo hậu cần và phân đội đảm bảo kỹ thuật pháo binh.

http://nghiadx.blogspot.com
Một đơn vị tên lửa phòng thủ bờ biển


Các hoạt động tác chiến của lực lượng pháo binh, tên lửa phòng thủ bờ biển là tổ hợp các hoạt động theo khả năng cơ động của các phân đội, sơ đồ bố trí hỏa lực của các phân đội trên các trận địa hỏa lực và các khu vực hỏa lực của lực lượng. Mục tiêu và nhiệm vụ hoạt động tác chiến của lực lượng được thể hiện trong nhiệm vụ chiến đấu được giao kể cả thời bình và thời chiến. Trên cơ sở nhiệm vụ chiến đấu được giao, người chỉ huy lên quyết tâm chiến đấu, chỉ huy các phân đội chuẩn bị sẵn sàng chiến đấy, triển khai các hoạt động điều hành tác chiến trong trận đánh, tổ chức đảm bảo hậu cần kỹ thuật cho các hoạt động tác chiến.

Khi nhận được nhiệm vụ triển khai khu vực hỏa lực, người chỉ huy tiến hành các hoạt động chiến thuật: triển khai đội hình chiến đấu (cơ động vào khu vực trận địa, triển khai đội hình trận địa hỏa lực và chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu (cấp độ sẵn sàng chiến đấu), ( thường xuyên; tăng cường; cảnh giới sẵn sàng chiến đấu cao nhất; toàn bộ sẵn sàng chiến đấu). tiến hành các hoạt động trinh sát, rà quét và tiếp nhận thông tin trinh sát từ các cấp nhằm phát hiện mục tiêu, xác định và xử lý thông tin phần tử bắn, khai hỏa phóng tên lửa – nổ súng tấn công vào thời gian - (H); (H);+(H) theo mệnh lệnh cấp trên hoặc thời gian dự kiến theo những kịch bản có sẵn được xây dựng và nguồn thông tin trinh sát nắm bắt được (trong trường hợp độc lập tác chiến trên đảo, quần đảo hoặc bờ biển mà không nhận được mệnh lệnh trực tiếp – (do đối phương phá hoại, chế áp điện tử - thông tin).

http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ pháo tự hành SY - 130 phòng thủ bờ biển


Sau khi đòn tấn công thứ nhất được thực hiện, người chỉ huy ra mệnh lệnh đưa lực lượng (pháo binh – tên lửa) ra khỏi khu vực trận địa trước đòn phản công của đối phương và đưa các đơn vị thuộc quyền về trạng thái sẵn sàng phóng đạn – nổ súng đợt 2.
Đội hình chiến đấu của trung đoàn là sự bố trí trong mối quan hệ liên kết chặt chẽ các phân đội trên địa bàn tác chiến, xác định hướng phóng đạn và hướng tiến của đối phương. Định hướng trong quan hệ liên kết phối hợp giữa các phân đội trên cơ sở hướng phóng đạn và dự kiến tọa độ mục tiêu, khả năng đảm bảo tốt nhất khi phóng đạn, khả năng ngụy trang, khả năng che chắn phòng thủ. Đồng thời phải tính toán kỹ càng vị trí của sở chỉ huy và đơn vị hậu cần kỹ thuật cũng như các tuyến đường cơ động. Đội hình chiến đấu bao gồm có sở chỉ huy đơn vị, đội hình chiến đấu của các phân đội hỏa lực và các phân đội hậu cần kỹ thuật.

Theo điều lệnh: Trung đoàn bố trí trong khu vực hỏa lực được phân công, các tiểu đoàn tên lửa – trên các trận địa phóng đạn, phía sau là tiểu đoàn hậu cần kỹ thuật. Với tiểu đoàn pháo binh: cũng tương tự như trên, bao gồm trận địa pháo của tiểu đoàn, sở chỉ huy tác chiến, các khẩu đội pháo – trên các vị trí hỏa lực.

Trong tác chiến hiện đại, một phân đội tên lửa có thể quản lý nhiều mục tiêu khác nhau được giao, đồng thời, nhiều trận địa tên lửa có thể quản lý theo dõi một mục tiêu.

Pháo binh bảo vệ bờ biển: CY-130 thông thường bảo vệ một hướng phòng thủ chủ yếu và các hướng tăng cường. Hỏa lực một đơn vị pháo binh trên một trận địa phảo quản lý một nhóm mục tiêu cụ thể. Khi có mệnh lênh cấp trên sẽ chuyển hướng hỏa lực vào sâu theo hành lang tân công của đối phương, hoặc chuyển hướng bắn chi viện, che phủ hoặc tiêu diệt tầu, xuồng đổ bộ.

Các phân đội tên lửa thông thường có nhiều trận địa thay thế: sau loạt đạn đầu tiên, các phân đội tên lửa cơ động di chuyển nhằm thoát khỏi hỏa lực phản kích của đối phương, các khẩu đội pháo trong giai đoạn ngày nay, được thiết kế có khả năng tự hành, sẽ di chuyển theo mệnh lệnh người chỉ huy cấp trực tiệp trong trường hợp có nguy cơ bị phản kích từ hòa lực đối phương, lệnh cơ động di chuyển thường được cập nhật sau khi hoàn thành các loạt bắn tập trung (dồn dập 1; dồn dập 2…).

Lực lượng lính thủy đánh bộ:

Sư đoàn lính thủy đánh bộ bao gồm: Các đơn vị chiến đấu, các đơn vị bảo đảm chiến đấu, các phân đội hậu cần, kỹ thuật, các phân đội tham mưu tác chiến, điều hành tác chiến, trinh sát đa năng.

http://nghiadx.blogspot.com
Đổ bộ đường biển của xe thiết giáp

Các đơn vị chiến đầu:

Là các trung đoàn lính thủy đánh bộ, được tăng cường các trung đoàn xe tăng, xe thiết giáp, trung đoàn pháo binh, trong các trường hợp đặc biệt có thể tăng cường trung đoàn tên lửa phòng không. 

Những phân đội chiến đấu trong trung đoàn lính thủy đánh bộ gồm:

- Tiểu đoàn lính thủy đánh bộ cơ giới trên các xe BTR và BMP với một khẩu đội pháo tự hành;

- Tiểu đoàn lính thủy đánh bộ công kích;

- Tiểu đoàn xe tăng;

- Khẩu đội pháo phản lực;

- Khẩu đội tên lửa chống tăng có điều khiển, khẩu đội tên lửa phòng không.

Đơn vị lính thủy đánh bộ binh chủng hợp thành có nhiệm vụ tiến hành các các hoạt động tác chiến đổ bộ ở cấp chiến dịch đổ bộ, đơn vị có khả năng tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng tác chiến với các đơn vị lục quân trong các hoạt động tác chiến phòng thủ bờ biển hoặc hải đảo.


http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ đổ bộ đánh chiếm khu vực đầu cầu và mở rộng bàn đạp tiêu diệt địch

Tiểu đoàn lính thủy đánh bộ trong một trận đánh đổ bộ độc lập có nhiệm vụ tiêu diệt binh lực, sinh lực địch, xe tăng thiết giáp, pháo binh và các cụm hỏa lực chống tăng của đối phương, tiêu diệt các phương tiện vũ khí hủy diệt lớn, tấn công sân bay, phá hủy máy bay chiến đấu của đối phương, chiếm giữ căn cứ, bàn đạp đổ bộ hoặc tuyến phòng ngự cho đến khi lực lượng chủ lực tiếp cận giải quyết chiến trường.
Đổ bộ cấp chiến thuật được sử dụng trong phòng thủ biển đảo:

- Chọc thủng tuyến phòng thủ của đối phương trên bờ biển, kết hợp với các lực lượng khác (lục quân) tấn công trên hướng biển với mục đích bao vây chia cắt, tiêu diệt lực lượng địch trên bờ biển.;

- Đánh chiếm lại và phòng thủ mục tiêu quan trọng (hải cảng, sân bay, các hòn đảo vừa và nhỏ, các khu vực quan trọng trên bờ biển cho đến khi lực lượng chính tiếp cận mục tiêu; phá hủy hệ thống điều hành tác chiến của đối phương và những hoạt động hậu cần kỹ thuật của đối phương.

Sau khi nhận nhiệm vụ đổ bộ tác chiến, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn lính thủy đánh bộ cần nắm chắc:

- Nhiệm vụ đổ bộ đường biển của đơn vị và của tiểu đoàn, quy trình đảm bảo công tác đổ bộ.

- Đánh giá tình hình phòng thủ chống tấn công đổ bộ đường biển của đối phương và tính chất, điều kiện địa hình trong khu vực đổ bộ và chiến đấu, hệ thống hàng rào vật cản, bãi mìn, thủy lôi dưới nước và trên bờ.

- Xác định chính xác, trình tự tiến hành các hoạt động đổ bộ, các phương án chiến đấu đánh chiếm vị trí đổ bộ và tính toán, sắp xếp các đợt đổ bộ.

- Điều kiện địa hình thời tiết, thủy văn môi trường khi cơ động vượt biển và trong khu vực đổ bộ.

Trong quá trình chuẩn bị đổ bộ, tiểu đoàn trưởng cần bổ xung các quyết định sau::

- Nhiệm vụ của từng phân đội (đại đội) tiêu diệt các mục tiêu cụ thể tại khu vực đổ bộ và khu vực được chỉ lệnh tấn công đánh chiếm trên bờ biển;

- Phân phối các đơn vị theo các phương tiện đổ bộ (tầu đổ bộ) và các phương tiện đổ bộ cao tốc (xuồng đổ bộ) cũng như các phương tiện tăng cường.;

- Thứ tự lên tầu đổ bộ và thứ tự đổ bộ xuống tầu.

Khi tổ chức liên kết phối hợp tiểu đoàn trưởng sẽ thống nhất với các chỉ huy trưởng:

- Hoạt động tác chiến của các phân đội khi chiếm lĩnh của mở, bàn đạp tấn công khi đổ bộ, phương pháp vượt vật cản chướng ngại vật chống đổ bộ.

- Liên kết phối hợp với hỏa lực của pháo hạm, hỏa lực của không quân và hoạt động tấn công của đổ bộ đường không (nếu sử dụng đổ bộ thẳng đứng).

Trong các phân đội lính thủy đánh bộ, cơ số vật chất được tăng cường. Trạm y tế của tiểu đoàn cũng được tăng cường các cơ số y tế thuốc và bông băng cứu thương, đồng thời cũng tăng cường quân số.

Trình tự tiến hành các hoạt động đổ bộ đánh chiếm mục tiêu:

Trước khi xuống tầu đổ bộ, các phân đội của tiểu đoàn lính thủy đánh bộ tập kết tại khu vực đợi tầu và kết thúc các công tác chuẩn bị cho đổ bộ. Để đưa phân đội lên tầu đổ bộ, tiểu đoàn được chỉ định khu vực tập kết. Cơ động di chuyển đến khu vực cầu cảng xuống tầu theo thứ tự quy định của nhiệm vụ chiến đấu theo từng tầu đổ bộ và mệnh lệnh người chỉ huy. Khi các phân đội xuống tầu, trước hết đưa xuống tầu cơ sở vật chất phương tiện chiến đấu, vũ khí trang bị, đạn và vật chất chiến đấu, xăng dầu và các vật chất trang thiết bị khác với tính toán thời gian tiến độ và mức độ sử dụng cũng như tiêu hao phương tiện, cơ sở vật chất, đồng thời tính toán khả năng đổ bộ nhanh nhất lên bờ biển. Thứ tự đưa phương tiện chiến đấu xuống tầu ngược lại với thứ tự đổ bộ phương tiện chiến tranh và cơ sở vật chất, vũ khí trang bị lên bờ. Binhlực của phân đội xuống tầu sau khi trang bị, phương tiện chiến đấu đã hoàn tất.

Từ thời điểm nhận được nhiệm vụ của xuống tầu đổ bộ cho đến khi kết thúc việc đưa binh lực xuống tầu, tiểu đoàn lính thủy đánh bộ nằm dưới quyền chỉ huy của chỉ huy trưởng đội tầu đổ bộ, trên các tầu đó tiểu đoàn cơ động vượt biển.

Trong quá trình hành tiến chuẩn bị đổ bộ, hạm đội hình thành cụm lực lượng tấn công chủ lực, bao gồm có các chiến hạm nổi, tầu ngầm, tầu phóng tên lửa và máy bay cường kích hải quân. Cụm tầu tấn công chủ lực có nhiệm vụ tấn công, yểm trợ hỏa lực chuẩn bị bãi đổ bộ, dọn sạch vật cản, chướng ngại vật và các bãi mìn chống đổ bộ trên bờ biển.

Đồng thời, hạm đội cũng hình thành lực lượng chống ngầm, bao gồm các tầu hộ tống, tầu chống ngầm và phương tiện chống ngầm trên không, có nhiệm vụ đảm bảo đánh chặn, tấn công và tiêu diệt tất cả các tầu ngầm đối phương trong phạm vi hành lang đổ bộ của lực lượng đổ bộ đường biển.

Trước giờ tấn công đổ bộ (H) - Toàn bộ lực lượng pháo binh - tên lửa phòng thủ bờ biển, pháo hạm, tên lửa tầm trung và tầm xa, máy bay cường kích tập trung hỏa lực tấn công dọn bãi đổ bộ.

Khi các tầu đổ bộ đến địa điểm tập kết dưới sự yểm trợ của hỏa lực quân binh chủng, dưới sự yểm trợ của các cụm tầu tấn công chủ lực, triển khai đội hình đổ bộ tấn công.

http://nghiadx.blogspot.com
Đánh chiếm khu vực đầu cầu bàn đạp


Các xe tăng lội nước, xe bộ binh cơ giới BMP, xe thiết giáp chở quân BTR đổ bộ xuống biển trước khi tầu đổ bộ tiến đến điểm đổ quân và đổ bộ vào bờ. Sau khi các xe tăng bơi, xe bộ binh cơ giới cập bờ là các tầu đổ bộ, với tốc độ cao cập bờ và đổ bộ trực tiếp lực lượng lính thủy đánh bộ lên bờ. Các phân đội công kích của tiểu đoàn lính thủy đánh bộ, dưới sự yểm hộ của hỏa lực pháo binh chiến hạm và máy bay chiến đấu, hỏa lực của các phân đội và các đòn tấn công trực tiếp trên các xe bộ binh cơ giới, thiết giáp và các phương tiện đổ bộ tốc độ cao đánh chiếm bàn đạp tấn công. Tiều đoàn lính thủy đánh bộ đổ bộ tiếp theo và triển khai đội hình chiến đấu, vừa triển khai đội hình các phân đội của tiểu đoàn vừa tiêu diệt địch vừa công kích đánh chiếm khu vực đầu cầu, đánh chiếm bàn đạp và mở rộng khu vực bàn đạp tấn công theo chiều rộng và chiều sâu, đảm bảo cho đợt đổ bộ tiếp theo của lực lượng chính. Khi các lực lượng của thê đội I đổ bộ lên bờ, tiểu đoàn lính thủy đánh bộ liên kết phối hợp theo nhiệm vụ tác chiến, củng cố vị trí đánh chiếm được và trong điều kiện thuận lợi, mở rộng phạm vi hoạt động theo hướng hoàn thành nhiệm vụ tiếp theo trên bờ biển.

Các phân đội đổ bổ theo hướng có lực lượng đổ bộ đường không (từ máy bay trực thăng hoặc nhảy dù) nhanh chóng đột phá tuyến phòng ngự của đối phương, hợp quân với lực lượng đổ bộ đường không nhằm bao vây chia cắt địch, không cho đối phương co cụm hoặc phòng thủ chờ sự chi viện của hỏa lực tầm xa của địch, đồng thời vây hãm tiêu diệt địch trong tác chiến hỏa lực tầm gần.

Trong những trường hợp gặp khó khăn do lực lượng địch mạnh, điều kiện địa hình phức tạp hoặc hỏa lực tầm xa, hỏa lực không quân yểm trở của địch mạnh, các lực lượng đổ bộ cần kiến quyết bám sát địch, tạo thế đánh cận chiến kéo dài thời gian, buộc đối phương tiêu hao lực lượng và chờ lực lượng chủ yếu tiếp cận tiêu diệt địch.

Lực lượng phòng thủ bờ biển:

Thông thường, lực lượng phòng thủ biển đảo được giao cho các đơn vị thuộc lực lượng lục quân, nằm trong các quân khu trên địa bàn phòng thủ. Các đơn vị lục quân tuyến duyên hải và hải đảo tổ chức xây dựng khu vực phòng thủ, đồng thời xây dựng trận địa phòng thủ bờ biển và hải đảo. Bố trí các tuyến phòng thủ vững chắc tại những địa điểm quan trọng, xung yếu hoặc thuận tiện cho đối phương có thể đổ bộ đường không và đường biển, đồng thời tổ chức bảo vệ các mục tiêu quan trọng, khu vực sân bay, bến cảng, tuyến hành lang giao thông.

Các đơn vị lục quân phòng thủ bờ biển tuyến duyên hải phối kết hợp chặt chẽ với các lực lượng Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, dân quân tự vệ và các lực lượng kiểm soát các hoạt động trên vùng biển được giao, đồng thời giữ hiệp đồng chặt chẽ với Bộ tư lệnh Hải quân, tiếp nhận thường xuyên các thông tin (hàng ngày, hàng giờ) về tình hình các hoạt động trên biển, theo dõi chặt chẽ khu vực được giao, phối kết hợp với các đơn vị kỹ chiến thuật của hải quân xây dựng các tuyến phòng thủ chống đổ bộ trong khu vực.

Với các đảo nhỏ, khu vực đặc quyền kinh tế, khu vực đang khai thác kinh tế nằm trong nền kinh tế hải dương và chủ quyền liên bang, nhiệm vụ bảo vệ được giao cho lực lượng Hải quân, thông thường là Lính thủy đánh bộ và các hạm đội trực chiến.

Khi xảy ra tình huống: Địch tiến hành đổ bộ quy mô lớn, hoặc tập kích, đánh chiểm đảo hoặc quần đảo….các đơn vị phòng thủ dựa trên tuyến phòng ngự xây dựng vững chắc có nhiệm vụ kiên quyết đánh chặn địch, kìm chân và tiêu hao tiêu diệt binh lực sinh lực địch. Đồng thời, tiến hành trinh sát địch tình trên các tuyến phòng thủ bờ biển, hải đảo, nắm bắt chặt chẽ lực lượng địch, dẫn bắn, chỉ thị mục tiêu cho hỏa lực phòng thủ bờ biển, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất khi tấn công phối hợp với lực lượng lính thủy đánh bộ đổ bộ đường biển hoặc đường không nhằm bao vây chia cắt, tiêu diệt lực lượng đổ bộ của địch. Kiên quyết không cho đối phương rút lui hoặc kéo dài thời gian xung đột.

Hệ thống chỉ huy, điều hành tác chiến bảo vệ bờ biển và hải đảo

Trong giai đoạn hiện nay, khả năng xảy ra xung đột, chiến tranh có giới hạn nhằm thôn tính chiếm đoạt một số các khu vực biển có tiềm năng kinh tế, chính trị rất lớn. Do tính chất phức tạp của các mối quan hệ quốc tế đồng thời với sự trỗi dậy của những cường quốc biển, các xung đột có thể xảy ra bất ngờ, với lực lượng tham chiến không lớn và quy mô nhỏ, nhưng tạo ra những khu vực tranh chấp và những vùng tranh chấp hoặc có thể là một cuộc xung đột quy mô lớn, trên các phạm vi trên không, trên biển và trên đất liền (Biên giới – Bờ biển – Hải đảo). Nhiệm vụ của lực lượng phỏng thủ bờ biển – hải đảo là: Dập tắt và tiêu diệt ngay tức khắc mọi âm mưu tranh chấp chủ quyền, xung đột trên biển, hải đảo. Nhanh chóng tiêu diệt trong thời gian ngắn nhất (giới hạn thời gian được tính bằng giờ và ngày) nhằm bảo vệ vững chắc và không thể tranh cãi chủ quyền biển – đảo trong bảo vệ chủ quyền và lợi ích Liên bang.

http://nghiadx.blogspot.com
Bản đồ dự kiến đổ bộ của lực lượng thù địch trong cuộc diễn tập Lá chắn đồng minh - 2011 của Nga và Khazastan năm 2011


Để thực hiện được điều đó, Bộ quốc phòng và lực lượng Hải quân nói chung, lực lượng phòng thủ biển đảo nói riêng, xét trên góc độ phức tạp về mặt địa hình, vùng biển - bờ biển và không gian tác chiến, tính đa dạng trong sử dụng lực lượng bảo vệ, cần có một hệ thống chỉ huy, điều hành tác chiến liên quân của 4 lực lượng: Lục quân, hải quân, không quân và phòng thủ vũ trụ - phòng không. 

Hệ thống lãnh đạo, chỉ huy, điều hành tác chiến hoạt động theo phương châm: 
Tự động hóa – công nghệ thông tin hóa, Quản lý tập trung, tổ chức phân tán. Sử dụng triệt để những thành quả công nghệ truyền thông và công nghệ thông tin nhằm cập nhật nhanh chóng, kịp thời mọi tình huống trên biển, bờ biển và hải đảo trong thời gian ngắn nhất, cho phép các lực lượng phản ứng tập trung, linh hoạt và nhanh chóng khi tình huống xảy ra. Với ứng dụng của hệ thống quản lý tự động hóa với những kịch bản tương đương được lập trình xây dựng sẵn sàng, trong thời gian ngắn, mọi kế hoạch tác chiến sẽ tiếp cận đến những phân đội tác chiến trực tiếp, đồng thời theo phương thức lan truyền, cập nhật đến mọi lực lượng có quan hệ tác chiến liên kết phối hợp, đến các ban tham mưu và chỉ huy trưởng các đơn vị binh chủng hợp thành, tư lệnh trưởng lực lượng liên quân, các đơn vị theo kịch bản nhiệm vụ chủ động, linh hoạt thực hiện theo kế hoạch tác chiến dự kiến đồng thời kết nối liên lạc phản hồi nhằm đồng bộ hóa đa chiều công tác chỉ huy điều hành tác chiến trên không gian chiến trường dự kiến.

Trong phương thức "Quản lý tập trung, tổ chức phân tán trên nền tảng công nghệ thông tin và tự động hóa”. Yêu cầu quan trọng nằm trong tính độc lập, linh hoạt và sáng tạo của chỉ huy các cấp trước tình huống đặt ra, phản ứng nhanh chóng và khả năng sẵn sàng chiến đấu cao của các đơn vị thuộc quyền. Đồng thời, cũng trong thời gian ngắn nhất, không phụ thuộc vào khoảng cách địa lý hoặc sự mở rộng của không gian chiến trường. Mọi phương tiện hỏa lực phải được tập trung ở mức độ cao nhất. Mỗi điểm tác chiến có thể được quản lý bởi nhiều phương tiện hỏa lực, đồng thời, mỗi phương tiện hỏa lực trên khả năng của vũ khí tranh bị, phải quản lý nhiều mục tiêu tác chiến.


http://nghiadx.blogspot.com
Bản đồ chiến dịch trong diễn tập Lá chắn đồng minh - 2011

Với phương thức quản lý trên, mọi tình huống bất ngờ (đối phương bất ngờ tập kích cường độ thấp nhằm tạo ra tranh chấp, hoặc tập kích với quy mô lớn trên không, trên biển và trên đất liền theo nhiều hướng, chiến trang không tuyên bố hoặc xung đột khu vực) sẽ có giải pháp tức thời nhằm ngăn chặn, đẩy lùi, hoặc tiêu diệt triệt để mọi hành vi xâm phạm đến chủ quyền và lợi ích Liên bang.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang