Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hệ thống tên lửa S-300

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hệ thống tên lửa S-300. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hệ thống tên lửa S-300. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

>> S-300 tới Syria, Nga đau đầu, Nato mất ngủ

Tờ Russia & India report vừa đăng tải bài viết phân tích sự đe dọa của S-300 với Israel, NATO nhưng cũng đồng thời chỉ ra sự bất an của Nga khi cân nhắc chuyển giao S-300 cho Syria.

>> Bàn về sức mạnh của hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1 Việt Nam (P2)


Hệ thống tên lửa đất-đối-không S-300 mang ý nghĩa sống còn với hệ thống phòng không của Syria, tuy nhiên, Moscow luôn cảnh giác với những diễn biến phức tạp mà loại vũ khí này có thể gây ra cho Nga và Trung Đông.

Chỉ tính riêng trong năm nay, máy bay chiến đấu của Israel đã không kích Syria "đều đặn như cơm bữa", như thế không phận của Syria là một món mồi béo bở đối với họ.

Hệ thống tên lửa đất-đối-không (SAM) trong kho vũ khí của Syria đã quá già nua, không đủ sức ngăn nổi "bầy chim" Israel xâu xé, vì thế, Syria đã phải tuyệt vọng tìm kiếm hệ thống phòng không mới tiên tiến hơn là S-300.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa S-300

Những tính năng tuyệt vời của SA-2 và SA-6 được các thế hệ hậu duệ là S-300, S-400 và thậm chí S-500 tiếp tục kế thừa. Do có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới kết quả của một cuộc chiến nên hệ thống tên lửa SAM thế hệ mới được đánh giá là một loại vũ khí chiến lược.

Đó cũng là lý do khiến Israel và Mỹ kịch liệt phản đối Nga bán S-300 cho Syria và Iran.

Sức mạnh thật sự của S-300

Đứa con S-300 của gia đình SAM mang "gene" đặc biệt của tên lửa S-75 nổi tiếng, từng bắn hạ máy bay trinh thám U-2 của Mỹ trên bầu trời Liên Xô năm 1960 và làm bẽ mặt chính quyền Eisenhower.

Được nghiên cứu và phát triển từ những năm 1970 để thay thế cho hệ thống tên lửa SAM thế hệ đầu tiên, S-300 là một tổ hợp tên lửa di động, hoạt động theo nguyên tắc "bắn-quên", dễ sử dụng, được thiết kế để đẩy lùi các cuộc không kích lớn. S-300 có tầm bắn từ 5-150km, radar của hệ thống có khả năng theo dõi 100 mục tiêu và bám sát chặt 12 trong số đó. Xác suất đánh chặn thành công máy bay của S-300 được phía Nga đánh giá là đạt 80-93% trong một lần khai hỏa.

Hiện nay, vẫn chưa có một loại máy bay nào có thể bay nhanh hơn tên lửa này (tốc độ di chuyển 7.200 km/h). Không những thế, các phiên bản cải tiến mới nhất của S-300 còn có thể đánh chặn máy bay chiến đấu và tên lửa bay thấp, như ở độ cao 6.000m. Ngoài ra, tia chiếu hẹp giúp radar của S-300 không dễ lộ, đồng thời cũng khó bị gây nhiễu.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
S-300PMU1 được thiết kế để đánh chặn các loại máy bay chiến đấu hiện đại, cũng như các loại tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, tên lửa chiến thuật và tấn công tầm ngắn.

Tuy nhiên, phải thừa nhận là S-300 không hoàn toàn "miễn dịch" với các biện pháp điện tử chống lại hoạt động của sóng vô tuyến - một lĩnh vực mà Israel vượt trội hơn hẳn. Năm 1982, máy bay chiến đấu của Israel đã phá hủy 19 tổ hợp tên lửa của Syria sau khi làm mù chúng bằng phương pháp điện tử.

Trái với những gì mà truyền thông tung hô, bản thân S-300 không thể trở thành "kẻ thay đổi cuộc chơi". Nó chỉ trở nên nguy hiểm khi được kết hợp với pháo phòng không và máy bay chiến đấu. Bằng cách chiếm ưu thế về độ cao, các hệ thống tên lửa SAM sẽ dồn máy bay địch xuống một "bẫy hỏa lực", nơi pháo phòng không và các chiến đấu cơ đang đợi sẵn.

Các quốc gia sử dụng hệ thống tên lửa SAM nhìn chung đều xây dựng mạng lưới phòng không 3 lớp, trong đó SAM dành cho phòng không tầm cao, pháo phòng không bảo vệ ở độ cao thấp hơn và các máy bay chiến đấu thì di chuyển qua lại trong khoảng không gian giữa 2 lớp. Điều này sẽ khiến đối phương tốn kém rất nhiều khi muốn xuyên thủng mạng lưới này.

Có thể kể đến chiến tích lẫy lừng của hệ thống tên lửa SAM trong một số cuộc chiến trước đây:

Chiến tranh Việt Nam:

Bài viết đánh giá rằng Việt Nam đã tổ chức được một mạng lưới phòng không tinh vi nhất và vô cùng hiệu quả trong lịch sử, với sự kết hợp của hệ thống radar cảnh giới, tiêm kích MiG, hệ thống tên lửa SAM, pháo phòng không với nhiều cỡ nòng khác nhau.
Để đối phó với các tên lửa SAM, các máy bay của Mỹ được trang bị máy phát nhiễu điện tử. Tuy nhiên, điều này làm giảm khả năng cơ động của máy bay và khiến chúng dễ bị các tiêm kích MiG tấn công.

Để tránh tên lửa SAM, các phi công phải điều khiển máy bay bổ nhào xuống tầm thấp, tuy nhiên, chiến thuật này lại khiến chúng rơi vào trận địa của pháo phòng không.

Giữa năm 1964 và 1973, pháo phòng không của Việt Nam đã bắn rơi 740 máy bay chiến đấu của Mỹ. Ngoài ra, còn bắn hạ hàng trăm trực thăng, một số máy bay F-111 và 15 máy bay ném bom chiến lược B-52. B-52 thua trận thảm hại dù sử dụng các máy gây nhiễu và có đội máy bay hộ tống hùng hậu.

Chiến tranh Arab-Israel năm 1973:

Trong cuộc chiến giữa Arab-Israel năm 1973, với sự hỗ trợ từ phía Nga, hệ thống tên lửa SA-2 và SA-6 của Arab đã được bố trí với chiến thuật hệt như Việt Nam: dồn máy bay địch xuống độ cao thấp hơn để chúng rơi vào trận địa của pháo phòng không. Phía Israel thừa nhận họ đã mất 303 máy bay. Tuy nhiên, con số này có thể còn cao hơn.
Bước ngoặt lớn cho Syria

S-300 tới Syria sẽ là một bước ngoặt vô cùng quan trọng. Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Đông, một quốc gia Arab sẽ có khả năng bắn hạ máy bay của Israel. Một tên lửa S-300 phóng đi từ Damascus sẽ thổi bay bất kỳ chiến đấu cơ nào của kẻ địch trên bầu trời Tel Aviv (Israel) trong 107 giây, khiến Israel không kịp trở tay.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov từng khẳng định rằng việc chuyển giao S-300 tới Syria có thể chặn những cái đầu nóng của phương Tây can thiệp vào Syria.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Moshe Yaalon lên tiếng cảnh báo rằng: "Quá trình chuyển giao vẫn chưa diễn ra và chúng tôi hy vọng điều đó sẽ không xảy ra. Nếu S-300 thực sự tới Syria, chúng tôi sẽ biết phải làm gì". Tuy nhiên, điều nguy hiểm cho Israel là máy bay chiến đấu của họ có thể rơi vào "bẫy hỏa lực". Trên thực tế, nỗ lực ngăn chặn hệ thống tên lửa SAM đã gây tổn hại lớn cho máy bay Mỹ và Israel 4 thập kỷ trước.

Nỗi lo của Nga

Bài viết nhận định quân đội Syria không được đào tạo bài bản, năng động và nhanh trí như người Việt Nam. Hệ thống phòng không của Syria dường như không thể ngăn chặn các cuộc tấn công từ Israel và không có gì đảm bảo họ sẽ sử dụng S-300 một cách hiệu quả.
Vì thế, Nga có lý do để lo lắng. Nếu Israel có thể phá hủy tổ hợp S-300, nó sẽ khiến cho loại vũ khí đáng sợ nhất thế giới trở nên tầm thường hơn.

"Việc chuyển giao chậm trễ là do người Nga hiểu được khả năng của Israel và không muốn kích thích một phản ứng có thể tổn hại tới Nga" - Trang Strategy Page nhận định.

Hiện tại, Nga có 2 lựa chọn: Một là đẩy mạnh đào tạo đội ngũ tên lửa của Syria trước khi chuyển giao phiên bản mới nhất, chưa giản lược của S-300.

Một lựa chọn khác là người Nga sẽ trực tiếp can thiệp vào quá trình vận hành S-300, điều này không chỉ đảm bảo lợi thế cho Syria trong cuộc xung đột, mà sự hiện diện của họ còn có thể ngăn chặn một cuộc tấn công bất ngờ từ phía Israel. Một cuộc tấn công liều lĩnh của Israel nhằm phá hủy tổ hợp tên lửa do chính người Nga vận hành sẽ thúc đẩy phản ứng mạnh từ phía Moscow, bao gồm việc tăng cường hỗ trợ cho các đồng minh Iran-Syria-Hezbollah với số lượng cực lớn.

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

>> Bàn về sức mạnh của hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1 Việt Nam (P2)

Hiện nay, tất cả các tên lửa S-300 của Việt Nam đều có tốc độ Mach 8.5 và có thể tiêu diệt gọn gàng Su-30MKK của Trung Quốc.

>> Bàn về sức mạnh của hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1 Việt Nam (P1)

Gần đây, giới quân sự thế giới cho rằng đang có một cuộc chiến âm thầm bên trong các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là các quốc gia có đường biên giới biển chung với Trung Quốc. Nhưng ở Việt Nam, những con người nhỏ bé và yêu hòa binh họ không hề “chạy đua” vũ trang mà chỉ dùng nó làm biện pháp răn đe "người anh em" xấu tính của mình mà thôi.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
S-300 vào vị trí sẵn sàng tác chiến.

Hiện nay, S-300 được sử dụng khá nhiều tại các nước đồng minh của Liên bang Xô Viết cũ, bên cạnh đó là những đồng minh chiến lược của Nga trong thế kỷ XXI như Việt Nam, Ấn Độ, Algeria và còn có cả… Trung Quốc.

Nga bán khá nhiều vũ khí cho Trung Quốc chỉ vì cuối thế kỷ XX, tình hình của Nga rơi và khủng hoảng nghiêm trọng nên họ bắt buộc phải bán cho Trung Quốc để bù các khoản thâm hụt tài chính. Trên thực tế, người Nga chẳng ưa gì Trung Quốc, nhất là khi họ đã gây ra cuộc chiến biên giới với Liên bang Xô Viết năm 1969.

Trung Quốc mua khá nhiều các phiên bản S-300PMU-1 và S-300PMU-2, sau đó còn mua luôn cả giấy phép sản xuất tổ hợp phòng không này và đổi tên lại thành Hongqi-10 (Hồng Kỳ– HQ-10). Họ liên tục khoe khoang rằng HQ-10 và biến thể HQ-18 vượt trội hơn S-300 của Lực lượng phòng không Liên bang Nga. Thế nhưng, thực chất là tất cả hệ thống radar và thiết bị cảnh báo sớm đều được Trung Quốc sao chép copy lại từ S-300 mà thôi. Ngoài ra, còn một điểm thiếu hụt rất lớn cho Hồng Kỳ của Trung Quốc là hệ thống radar Tomb Stone mới, mà chỉ có Việt Nam, Ấn Độ và một vài quốc gia khác có mà thôi.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Xe quân dụng chở hệ thống radar 64N6 BIG BIRD.

Gần đây, Việt Nam cũng đã mua về 2 tiểu đoàn S-300PMU-1 với 12 phương tiện phóng và các xe chở đầu đạn, xe hậu cần. Thương vụ này tốn khoảng 300 triệu USD. Có rất nhiều tranh cãi về tổ hợp được bán cho Việt Nam bởi một số thành phần điện tử mới rất tinh vi và hiện đại, vượt trội hơn S-300PMU-1 của Trung Quốc rất nhiều. Các quan chức Bộ quốc phòng Trung Quốc vô cùng thèm muốn hệ thống này nhưng câu trả lời của công ty Almaz vẫn là “Không”.

Trong năm 2011, Việt Nam đã đề nghị mua thêm tổ hợp S-400. Hiện nay, S-400 được gọi là “bất khả chiến bại”, với khả năng phát hiện các mối đe dọa từ 400 km và có thể tiêu diệt bất kỳ mục tiêu nào ở độ cao 40 và 50 km. Điều này đồng nghĩa với việc các máy bay do thám như U2 và “Black bird” nếu được sử dụng thì cũng trở thành miếng mồi cho S-400. Thương vụ S-400 của Việt Nam và Nga diễn ra khá suôn sẻ, nếu không có thay đổi gì nhiều 2 bên sẽ tiến hành hợp đồng này vào 2014. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng muốn có thêm S-300PMU-2 với những loại tên lửa mới, có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tốt hơn nhiều S-300PMU-1.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Radar 64N6E BIG BIRD giăng bẫy những kẻ xâm phạm không phận Việt Nam.

Được đánh giá là hệ thống phòng không mạnh nhất hiện nay nhưng S-300 chưa một lần xuất trận. Trái ngược hoàn toàn với người đồng cấp Patriot của Hoa Kỳ. Thế nhưng, theo nhận định từ các chiến lược gia quân sự thì S-300 là kẻ “bất khả chiến bại” trong tất cả các hệ thống SAM (Surface to Air Missile) đa năng hiện nay.

Vào tháng 4-2005, NATO đã tổ chức tập trận SEAD nhằm đánh giá đúng khả năng của các loại tiêm kích và máy bay cảnh báo sớm của họ, cũng như khả năng đánh chặn của các hệ thống SAM đến từ Hoa Kỳ và Châu Âu. Điều đáng ngạc nhiên là Slovakia đã mang theo hệ thống S-300 của mình được thừa hưởng từ Tiệp Khắc dù nó khá cũ và được sản xuất từ những năm 1980. Thế nhưng, trong tất cả các phi vụ tập trận tại Đức và Pháp thì tất cả các loại tiêm kích từ F-3 “Tornado” đến Dassault Rafale hay Euro Typhoon đều bị nó tóm gọn và không thể trốn tránh được hệ thống này.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Một tổ hợp gồm xe chở ống phóng và xe chở radar 64N6 BIG BIRD cơ bản

Trước đó, Iran cũng đã mua về khá nhiều tổ hợp S-300PMU-1 với hơn 300 tên lửa từ Belarus. Về sau, Iran mua thêm 1 số tổ hợp khác từ S-300PMU-2. Các nhà lãnh đạo Iran luôn lo sợ về cuộc không kích nhằm vào Tehran và những tổ hợp S-300 đã khiến cho Israel, cũng như Hoa Kỳ mất ăn mất ngủ về những tính năng siêu vượt của nó.

Như đã nói, hệ thống radar mới của S-300 là Tomb Stone có thể bắt gọn bất kì chiếc tiêm kích tàng hình nào với công nghệ radar quét pha bị động. Gần đây nhất là rộ tin đồn Nga bán S-300PMU-1/2 cho cả Sirya khiến cho các quan chức quân sự NATO lại thêm một lần nữa mất ăn mất ngủ. Hoa Kỳ đang cáo buộc Syria sử dụng vũ khí hóa học để đàn áp các cuộc biểu tình và phe chống đôi tại Syria nhưng nếu Syria nắm được S-300PMU1/2 thì một cuộc tấn công chớp nhoáng vào Syria của Liên quân Liên hợp quốc sẽ là một cuộc tấn công tự sát trước S-300 hiện đại.

Hệ thống dẫn đường trên S-300 có tên 30N6 FLAP LID sử dụng trên bộ, trên các phương tiện phóng hải quân là 3R41 Volna (TOP DOME), sử dụng hệ thống dẫn đường điều khiển với các radar dẫn đường bán chủ động trong giai đoạn cuối. Các phiên bản mới nhất sử dụng 30N6 FLAP LID B hay TOMB STONE dẫn đường cho các tên lửa qua hệ thống điều khiển mặt đất chỉ huy dẫn đường và hệ thống tìm kiếm mục tiêu hỗ trợ (SAAG).

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Xe hậu cần lo công tác lắp đặt ống phóng và tên lửa.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống radar FLAP LID cũ trước đây.

SAAG là một hệ thống dẫn đường gần giống như thiết bị TVM của Patriot thế nhưng nó lại thể hiện sự vượt trội hơn rất nhiều so với Patriot. Các phiên bản 30N6 FLAP LID A được bán cho Trung Quốc là loại có thể dẫn đường cùng lúc 4 tên lửa và tấn công 4 mục tiêu. Thế nhưng, phía S-300 Việt Nam mua lại được trang bị 30N6 FLAP LID B, có thể dẫn đường cùng lúc cho 12 tên lửa và tấn công 12 mục tiêu. Lại một điểm trừ cho hệ thống của Trung Quốc.

Hiện nay, tất cả các tên lửa S-300 của Việt Nam đều có tốc độ Mach 8.5 và có thể tiêu diệt gọn gàng Su-30MKK của Trung Quốc. Trong khi Su30MKK bay với vận tốc Mach 2.0 thì các tên lửa đã áp sát và hạ gục 1 cách nhanh chóng. Các tên lửa của S-300PMU-1 của Việt Nam mua về thuộc vào các loại 5V55KD, 5V55RM, 9M96E1/2 và 48N6E2, tất cả đều có vận tốc bay kinh hoàng là 1.700m/s, thậm chí 48N6E2 đạt tốc độ 2000m/s. Với vận tốc như thế này thì khó có một mục tiêu nào có thể bỏ chạy được như "chim két" SR-71 Black Bird của Mỹ trước kia.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đầu não và là trung tâm xử lý của S-300.

Đầu đạn phiên bản 48N6E2 nặng đến 100kg, các đầu đạn khác có trọng lượng từ 133kg đến 143kg, tùy thuộc vào mục đích đánh chặn máy bay hoặc đánh chặn tên lửa đạn đạo. Tất cả cá loại tên lửa đều được trang bị kíp nổ tiếp cận và kíp nổ tiếp xúc, tức là nó có thể nổ ngay khi và chạm với mục tiêu hoặc nổ khi cách mục tiêu một khoảng cách rất nhỏ chỉ chừng vài cm. Điều này giúp giảm thiểu tối đa khả năng bắn trượt mục tiêu và có thể khiến mục tiêu bị đổi hướng (với tên lửa đạn đạo) hoặc khiến mục tiêu bị hư hại khá nhiều hệ thống máy móc (với máy bay tiêm kích).

Các tên lửa khi nạp vào ống phóng sẽ được giữ ở trạng thái ổn định và phương thẳng đứng. Sau đó các tên lửa được hệ thống đẩy của ống phỏng đẩy ra bên ngoài, các động cơ sử dụng nhiêu liệu rắn của tên lửa lúc này lập tức được kích hoạt và vận tốc tăng tốc của nó có thể đạt tới 100G nghĩa là 1km/s2, một vận tốc kinh hoàng với bất kì mục tiêu nào bị nó tóm.

Một điểm mạnh của hệ thống phóng là không cần ngắm trước khi khai hỏa, các tên lửa được điều khiển hướng bằn cánh đuôi và bộ phun khí chỉnh hướng, tương tự như công việc đi bộ ngoài không gian của các phi hành gia sử dụng một bộ phun khí nén áp suất cao để đẩy mình đi. Trong giai đoạn bay cuối, hệ thống dẫn đường và radar sẽ cung cấp các thông số kĩ thuật và thông số của mục tiêu và dẫn đường 1 cách chính xác để nó tấn công hạ gục mục tiêu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
TIN SHIELD, sự bổ sung hoàn hảo cho BIG BIRD.

Radar cũng là một thiết bị khá tối tân hiện đại của S-300, nó có những tính năng ưu việt hơn nhiều so với hệ thống dẫn đường và radar TVM của phía Hoa Kỳ và NATO. Ở các phiên bản gốc, nó sử dụng một tổ hợp radar thu và phát sóng doppler liên tục loại 76N6 CLAM SHELL để thám sát mục tiêu và sao đó truyền các thông tin đến radar thám sát trên không và tiếp chiến mạng sử dụng số qua băng tần I/J30N6 FLAP LID A.

Cả 2 thiết bị này đều nằm trên các xe tải và được kết nối trực tiếp với nhau, thời gian để triển khai là 2 phút. Bên cạnh đó, các phiên bản mới bítcòn có một trung tâm điều khiển và chỉ huy hai hệ thống radar thám sát và radar dẫn đường, và cuối cùng là được kết nối đến xe phóng chở các bệ phóng.

Hiện nay, các phiên bản mới nhất đều sử dụng loại radar băng tầm E/F 64N6 BIG BIRD, bổ sung rất nhiều thiếu sót từ các phiên bản cũ cho hệ thống S-300. Đây là một hệ thống có thể phát hiện ra các tên lửa đạn đạo ở cách xa 1.000km và bay tới tốc độ 10.000km/h, nghĩa là một thiết bị radar BIG BIRD đặt tại miền Bắc của Việt Nam có thể phát hiện ra được 1 tên lửa đạn đạo được phóng đi từ quân khu Chengdu của Trung Quốc và ngay khi nó bay qua không phận của Việt Nam, các tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo loại 9M96E1/2 sẽ bay đi và tấn công tiêu diệt ngay lập tức. Bên cạnh đó, nó cũng có thể phát hiện các tên lửa hành trình ở khoảng cách 300 km. Hệ thống BIG BIRD sử dụng chùm tia điện tử lái và thực hiện việc quét mỗi pha là 24 giây và mỗi vòng bán kính của nó là 12 giây.

Hiện nay còn có thêm một lựa chọn khác thay thế cho radar FLAP LID là 36D6 TIN SHIELD , có thể giúp thám sát được các mục tiêu sớm hơn nhiều so với loại FLAP LID. Theo các chuyên gia từ Almaz – Antey thì TIN SHIELD sẽ là sự hỗ trợ mạnh mẽ cho BIG BIRD làm nên 1 hệ thống phòng thủ là nỗi kinh hoàng trước bất kỳ kẻ thù nào.

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

>> Bàn về sức mạnh của hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1 Việt Nam (P1)

S-300PMU-1 của Việt Nam có thể khiến phi đội gồm 150 máy bay của Không quân Trung Quốc phải 'rụng cánh' bên ngoài lãnh hải Việt Nam trước khi đặt chân vào lãnh thổ trên đất liền của nước ta.

>> 'Rồng lửa' giữ trời Việt Nam
>> Việt Nam có thể mua S-400 của Nga

Trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục phải đối đầu với “người hàng xóm” xấu tính Trung Quốc và đỉnh điểm là tuyên bố “Đường lưỡi bò” của Chính phủ nước này. Thêm vào đó, máy bay tiêm kích hiện đại như Sukhoi Su-30MKK của Không quân Nhân dân Trung Hoa (PLAAF) liên tục có những động thái khiêu khích. Để đáp lại, Việt Nam tích cực mua sắm các trang thiết bị quốc phòng mới và đặc biệt là tổ hợp phòng không S-300PMU-1 do Liên bang Nga nghiên cứu và sản xuất.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
S-300PMU-1 khai hỏa tên lửa đánh chặn tầm xa 9M96E2.

S-300 là series các loại tên lửa đánh chặn và tên lửa đất đối không tầm xa và cực xa của Nga. Dự án S-300 được Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Almaz nghiên cứu và sản xuất từ những năm 1978. Đứa con đầu tiên của hệ thống này là S-300P được sản xuất từ năm 1978. Sau đó, hệ thống S-300 được phát triển mạnh mẽ để chống máy bay và cả tên lửa hành trình cho Lực lượng phòng không Liên bang Xô Viết.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
S-300PMU-1trong trạng thái sẵn sàng khai hỏa tiêu diệt mục tiêu.

Hiện nay với những biến thể mới nhất, S-300 còn có các phiên bản đánh chặn cả tên lửa đạn đạo chiến thuật.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
So với hệ thống radar 64N6E, SPY-1 Aegis chỉ là... "đồ trẻ con".

Năm 1979, lần đầu tiên S-300 được đưa vào sử dụng trong các sư đoàn phòng không của Liên bang Xô Viết nhằm phòng thủ các vị trí xung quanh Moskva, Leningrad (nay là Sankt-Petersburg) và khu vực bán đảo Kamchatka để đề phòng trước những chiếc tiêm kích của người Mỹ. Bên cạnh đó, hệ thống S-300 đầu tiên còn phòng thủ được trước cả tên lửa hành trình Tomahawk của Hoa Kỳ. S-300 được tập đoàn Almaz thuộc chính phủ Xô Viết nghiên cứu và sản xuất ra hàng loạt các phiên bản khác nhau. Hiện nay, tập đoàn này có tên là Almaz-Antey sau thương vụ sáp nhập 2 tập đoàn quốc phòng danh giá của Liên bang Nga.

S-300 là một trong những tổ hợp đầu tiên có khả năng phát hiện và tiêu diệt được máy bay sử dụng công nghệ Stealth (tàng hình). S-300 được xem như là hệ thống phòng thủ hoàn thiện nhất, tối tân và hiện đại nhất trên thế giới. Ngoài ra, phía Hoa Kỳ còn có 1 đối thủ khác của S-300 là hệ thống MIM-104 “Patriot”. Tuy nhiên, Pariot lại không được đánh giá cao như S-300 bởi các thông số kỹ thuật và hiệu quả thua kém rất nhiều so với người đồng cấp đến từ Nga.

Theo các thông tin mới nhất thì hiện nay Hệ thống Radar tích hợp Tomb Stone có khả năng theo dõi đến 300 mục tiêu và theo dõi chặt chẽ 100 mục tiêu nguy hiểm nhất đối với nó. Hiện nay, hệ thống S-300PMU-1 mà Việt Nam đang sở hữu là loại tối tân hiện đại nhất của Nga. Theo giới chuyên môn, PMU-1 của Việt Nam chẳng khác nào anh em với phiên bản chỉ được dùng cho Lực lượng phòng không Liên bang Nga, với những tính năng đến mức mà người Trung Quốc còn phài thèm thuồng.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống dẫn đường và radar 64N6E “Big Bird” của S-300PMU-1.

Su-300PMU-1 của Việt Nam có khả năng đánh dấu và theo dõi cùng lúc đến 350 mục tiêu và theo dõi chặt chẽ sát sao đến 150 mục tiêu có khả năng tấn công nguy hiểm nhất. Như vậy thì dù một phi đội cấp độ chiến dịch của PLAAF tấn công với khoảng 150 máy bay thì tất cả sẽ đều rụng cánh bên ngoài lãnh hải của Việt Nam trước khi đặt được chân vào đến lãnh thổ nước ta. Chủ tịch của Sukhoi từng phải công nhận rằng:

“Nếu Việt Nam có đủ tiền để mua sắm những gì mà Nga ưu ái trang bị, Việt Nam sẽ trở thành một cường quốc quân sự ở biển Đông mà đến người Trung Quốc cũng sẽ phải nể sợ, bởi tinh hoa nghệ thuật chiến tranh của họ kết hợp với những vũ khí hiện đại nhất thế giới đến từ Nga”.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
64N6E "Big Bird" làm việc trên thực địa. Nó có thể tóm đến 300 mục tiêu và theo sát 100 mục tiêu cùng lúc.

Thời gian triển khai hệ thống của S-300 là 5 phút, với hệ thống Su-300PMU-1 thì thấp hơn 1 chút. Nó được tối ưu hóa để sử dụng trong Quân đội Việt Nam với những thay đổi trong hệ thống tác chiến trên biển tầm xa. Ngoài ra, các ống phóng tên lửa của S-300 có độ bền rất cao, thời gian sử dụng là 500 quả tên lửa cho một lần bảo dưỡng, gấp đôi so với Pariot.

Hiện nay, hệ thống radar quét pha bị động mới hoạt động với nguyên tắc cực kì thông minh của Ukraine là Kolchuga mà Việt Nam mới nhập khẩu, kết hợp với hệ thống radar Tomb Stone, nó sẽ bắt gọn cả máy bay tiêm kích tàng hình. Theo như nhận định của Tư lệnh Không lực Hoa Kỳ (USAF) trong một cuộc họp đã chỉ ra rằng:

“Gần đây Kolchuga nổi lên như một thế lực săn các máy bay tiêm kích tàng hình. Trong khi đó Tomb Stone lại được Almaz cho ra đời. Nếu quốc gia nào sở hữu 2 loại radar này thì đừng nói là F-35 “Lightning II” ngay đến cả F-22 “Raptor” cũng chẳng thể thoát được”

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống Tomb Stone 30N6, "mắt thần" của S-300PMU1.

Nhìn chung, Việt Nam được khá nhiều ưu ái khi mua S-300PMU1 mà có cả hệ thống Tomb Stone, trong khi các phiên bản bán cho người hàng xóm Trung Quốc thì không có.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Các loại đầu đạn mà S-300 PMU-1 có thể sử dụng.

S-300 PMU1 (tiếng Nga: C-300ПМУ-1, và được NATO định danh là SA-20 “Gargoyle”) được giới thiệu lần đầu vào năm 1992, sử dụng các tên lửa 48N6, đây là loại tên lửa lớn hơn cả loại tên lửa sử dụng trong phiên bản đầu tiên S-300P và phiên bản S-300V (SA-12). S-300PMU-1 đóng vai trò là chốt chặn trên biển trước các mối đe dọa đến từ ngoài khơi.

Ngoài ra, nó được nâng cấp khá nhiều từ tốc độ triển khai hệ thống, tốc độ tên lửa, tầm hoạt động, hệ thống dẫn đường mới nhất TVM và một điểm mới nhất và cũng là điểm cộng sáng giá cho nó là Khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo cấp chiến thuật và cấp chiến dịch (ABM).

Nhìn chung, với những khả năng mới hiện đại như vậy thì khó có một kẻ đich nào tấn công được phạm vi nó bảo vệ, bởi nó có thể theo sát bất kỳ mối đe dọa nào trên không. Trọng lượng đầu đạn là 143kg, sử dụng nhiên liệu rắn, do đó, rất dễ dàng trong công tác bảo trì hệ thống và cả tên lửa.

Sau đó, vào năm 1999, một phiên bản nâng cấp khác của S-300PMU-1 lại được cho ra mắt và có thể sử dụng được nhiều loại tên lửa trong cùng một ống phóng. Đây là một trong những nâng cấp khá hay từ Almaz vì trên thực tế nếu có thể sử dụng được nhiều đầu đạn cùng một ống phóng thì sẽ phát huy tác dụng tốt hơn trong tính cơ động và thời gian tác chiến.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đầu đạn chuẩn 48N6E2 của S-300PMU-1.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa 9M96E1 và 9M96E2 mới của S-300PMU-1.

Loại ống phóng này sử dụng được tất cả là 5 loại đầu đạn mới và đủ kích cỡ: 5V55R, 48N6E (loại đầu đạn chuẩn), 48N6E2 và 2 loại mới được bổ sung là 9M96E1, 9M96E2 sử dụng trong các nhiệm vụ tác chiến chống tên lửa đạn đạo cỡ lớn.

Tuy nhiên, trong cả 4 ống phóng thì luôn được nạp sẵn 2 loại chính là 48N6E và 48N6E2, ngoài ra còn có thêm một xe hậu cần di chuyển theo và một xe chở đầu đạn khác đi theo để có thể thay đôi tên lửa liên tục và nhanh chóng. Phạm vi tác chiến của 9M96E1 là từ 1 đến 40km và loại thứ 2 9M96E2 thuộc loại tầm xa lên đến 120km.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
So sánh phạm vi tấn công của các loại tên lửa mà S-300PMU-1 sử dụng.

S-300PMU-1 sử dụng hệ thống chỉ huy và điều khiển 83M6E, tuy nhiên hệ thống này tương thích ngược với 2 hệ thống khác là Baikal-1E và Senezh-M1E CSS cũ. Đây là một điểm mới, vì hầu hết các phiên bản mới thường không hỗ trợ để tương thích ngược với các phiên bản cũ tuy nhiên nó lại giải quyết được triệt để điểm này ...


(Tổng hợp)

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

>> S-300 ở Syria và bài học lịch sử đậm chất huyền thoại

Cuối tháng 5, những tin tức về việc Syria nhận được hệ thống phòng không S-300 từ Nga đã thu hút sự chú ý của giới phân tích quân sự thế giới.

>> Pháo đài' Syria (kỳ 1)


Còn nhớ, cách đây không lâu, Israel đã tiến hành không kích Trung tâm nghiên cứu tại Jamraya, ngoại ô Thủ đô Damacus vào các ngày 4 và 5/5/2013. Chiến dịch không kích của Israel toàn thắng. Hệ thống phòng không của Syria lúc đó gần như bất lực trước hoạt động quân sự của Israel. Giờ thì mọi chuyện đã khác. Thậm chí, được thiết kế là hệ thống phòng thủ, nhưng khi bố trí ở Syria, S-300 sẽ đóng vai trò của một “vũ khí tấn công” nếu chính quyền Damacus có ý định “đóng cửa” không phận Israel.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
S-300 được đánh giá là hệ thống phòng không đánh chặn tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay.

Có ý kiến lạc quan cho rằng, với hệ thống phòng không tiên tiến nhất thế giới, Tổng thống Assad đã có thể yên tâm kê cao gối mà ngủ. Thực tế thì sao? Chúng ta cũng cần nhớ rằng, mảnh đất Trung Đông nóng bỏng luôn có một kho tàng các câu chuyện lịch sử nhắc nhở các nhà lãnh đạo hai nước Israel và Syria cảnh giác đối thủ của họ. Nhân dịp hệ thống S-300 cập cảng Syria, chúng ta sẽ ôn lại hai câu chuyện mang đậm chất huyền thoại của mảnh đất này để hiểu rõ sức ép của quá khứ đang đè nặng lên vai các nhà lãnh đạo hai quốc gia đối nghịch này ở Trung Đông.

Sức mạnh răn đe của siêu vũ khí

Sáng ngày 5/10/1973, Ai Cập khởi động cuộc chiến chống lại nhà nước Do Thái để trả thù cho thất bại trong cuộc chiến sáu ngày (1967). Khi đó, quân đội Ai Cập cùng với Quân đội Syria đã hai mặt cùng tiến đánh Quân đội Israel, đẩy Nhà nước Do Thái vào thế “lưỡng đầu thọ địch”.

Do tấn công bất ngờ, Quân đội Ai Cập và Syria đã gây tổn thất lớn cho Quân đội Israel. Theo các thống kê, phía Israel thiệt hại 3.000 binh lính và sĩ quan bị giết, hơn 900 xe tăng và khoảng 200 máy bay bị phá hủy. Thất bại nặng nề trong khoảng thời gian ngắn khiến giới lãnh đạo Israel choáng váng. Bộ trưởng Quốc phòng Israel lúc đó là ông Moshe Dayan đã ngỏ ý muốn đầu hàng. Tuy nhiên, Thủ tướng Israel, bà Golda Meir tuyên bố sẽ dùng vũ khí hạt nhân để tấn công cả Ai Cập và Syria. (Israel được cho là sở hữu kho vũ khí hạt nhân bí mật. Nước này không phủ nhận nhưng cũng không chính thức công khai về kho vũ khí hạt nhân).


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Khi mới xuất hiện, MiG-25 là tiêm kích có tốc độ nhanh nhất trên thế giới.

Tuyên bố của bà thủ tướng đã nhanh chóng truyền tới giới tình báo Liên Xô, đồng minh của Ai Cập và Syria. Liên Xô nhanh chóng đưa ra quyết định phải buộc Israel từ bỏ việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Thú vị là, vũ khí răn đe được lựa chọn không phải là vũ khí hạt nhân cấp chiến lược (theo lẽ thông thường) mà chỉ là một vũ khí cấp chiến thuật. Đó chính là tiêm kích MiG-25, thuộc loại có tốc độ nhanh nhất thế giới thời bấy giờ. MiG-25 có tốc độ tối đa khoảng Mach 3, gấp 3 lần tốc độ âm thanh. Trong khi đó, các máy bay tiêm kích tiến tiến thời kỳ đó mới chỉ đạt được tốc độ vượt âm thanh, hơn Mach 1.

Chỉ một thời gian ngắn sau khi MiG-25 xuất kích, màn hình radar phòng không ở Thủ đô Tel Aviv của Israel xuất hiện một điểm sáng. Còi báo động vang lên.

Tiêm kích Mirage của Không quân Israel được lệnh xuất kích. Sĩ quan trực chiến theo dõi trên màn hình radar thấy rằng, Mirage di chuyển song song với vật thể lạ nhưng không thể đuổi kịp. Thậm chí, khoảng cách giữa biên đội ba chiếc Mirage với chiếc máy bay lạ kia cứ tăng lên. Qua liên lạc, cả sở chỉ huy tá hỏa lên vì biết, vật thể lạ kia bay cao hơn biên đội Mirage tới gần 2km và di chuyển với tốc độ nhanh gấp đôi.

Như trêu tức Không quân Israel, vật thể lạ bay trên bầu trời Tel Aviv tới vài vòng. Vụ xâm phạm không phận được báo cáo tới lãnh đạo Israel, khi đó cũng đã nhận được thư nhắc nhớ từ Liên Xô. Bị cảnh cáo bằng cả con đường quân sự lẫn ngoại giao, Israel ngậm đắng nuốt cay từ bỏ biện pháp mạnh đối với Ai Cập và Syria. May mắn cho Nhà nước Do Thái, một cầu hàng không từ Mỹ tới Israel đã được lập ra và nước này nhanh chóng nhận được viện trợ quân sự dủ để đương đầu với cuộc tấn công từ hai phía biên giới.
Như vậy, Nhà nước Israel đã có sẵn bài học về việc đối đầu với siêu vũ khí. Họ buộc phải cân nhắc và điều chỉnh các chính sách thực tế để không bị “thất bại toàn tập”.

Vụ trộm siêu kinh điển của Mossad

Nếu ở trên nói tới bài học nhắc nhở các nhà lãnh đạo Israel về việc không được phép coi thường trọng lượng của các thông điệp đi cùng với những hệ thống vũ khí ưu việt thì bài học dưới đây nhắc nhở người Syria phải luôn cảnh giác với trí thông minh của người Do Thái và bề dày thành tích của tình báo Israel.

Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc quyết định cấp cho người Do Thái trên khắp thế giới một nơi trốn để họ lập quốc. Đó chính là mảnh đất xưa kia của dân tộc Do Thái - nhưng trải qua hàng nghìn năm biến thiên – nay đã trở thành nơi sinh sống lâu đời của người Arab.

Lo ngại sự trội dậy của Chủ nghĩa Phục Quốc Do Thái, những người Arab ở Palestine cần một lượng vũ khí để tạo lợi thế áp đảo về quân sự, có thể làm tan biến giấc mơ về “ngày trở về” của người Do Thái. Nhưng do sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, chỉ có Lebanon và Syria được phép mua vũ khí từ châu Âu. Vì vậy, nhiệm vụ tìm mua súng được thực hiện thông qua Bộ Quốc phòng Syria mà người trực tiếp thực hiện là Đại úy Apdun Adic Kerin. Ông này đã tìm đường sang Tiệp Khắc để mua 6.000 khẩu súng.

Tuy nhiên, Apdun Adic Kerin không hề hay biết, bay cùng chuyến bay của ông sang châu Âu còn có thương gia mang hộ chiếu Palestine - George Alecxan Iberl - mà tên thật là Ekhut Aprien, một người đã chiến đấu để bảo vệ số phận đồng bào Do Thái trong suốt cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai. Giống với Kerin, Aprien có nhiệm vụ thu mua súng để trang bị cho lực lượng vũ trang Israel non trẻ. Qua những trao đổi nghiệp vụ và vận động hành lang, cả Kerin lẫn Aprien lần lượt thu mua được số lượng vũ khí mà mình cần. Thế nhưng, biết nhiệm vụ của Kerin, cơ quan tình báo của người Do Thái quyết tâm ngăn cản 6.000 khẩu súng tới Syria.

Để ngụy trang cho số vũ khí vừa thu mua về Trung Đông, Aprien dùng 600 tấn hành củ Italy. Ông này còn thuê một công ty vận tải Nam Tư để vận chuyển số hàng nóng trên về Israel. Và đây cũng là công ty mà Kerin nhờ vả để chuyển vũ khí về Syria.

Ban đầu, tình báo Do Thái tung tin, tàu chở vũ khí mà Kerin thuê (mang tên Lino) đang chở vũ khí cho những người cộng sản Italy. Do đó, tàu này bị lưu lại cảng để điều tra. Trong lúc đó, phi công Israel đã nhân cơ hội dùng máy bay An-2 đánh chìm tàu Lino cùng với toàn bộ số vũ khí đạn dược ở trên đó. Tiếc nuối số vũ khí bị đánh chìm, phía Syria phải giải trình được với nhà chức trách Italy về nguồn gốc và mục đích mua vũ khí để trục vớt số súng bị chìm. Sau đó, một sĩ quan Syria là Đại tá Phuat Macdam thuê một hãng tàu Italy là Menara chở số súng trên về nước.

Và không chỉ có người Syria tiếc số vũ khí này. Những người Do Thái biết được, số vũ khí đã được trục vớt, họ không tìm cách đánh chìm con tàu chở vũ khí nữa mà quyết định sẽ “lái “ chúng về Israel. Vì vậy, tình báo Israel đã tìm cách liên hệ và mua chuộc hãng tàu Menara. Tình báo Israel đã cài cắm hai người vào thủy thủ đoàn của con tàu. Đến khi tàu này ra khơi thì thủy thủ đoàn bị khống chế và 6.000 khẩu súng – thay vì chuyển tới Syria đã vào tay người Israel. Chiến công nẫng tay trên 6.000 khẩu súng là một trong những trang sử đầu tiên của tình báo Israel mà sau đó, ngày càng dày hơn với rất nhiều thành tích, gắn liền với cuộc xung đột, đối đầu giữa Nhà nước Do Thái và khối Arab ở Trung Đông.

Đây là một bài học quá đắng nhắc người Syria, người Do Thái rất thông minh và khôn ngoan. Họ có thể không dám nhưng cũng không cần đối đầu với các hệ thống vũ khí siêu việt. Trí tuệ Do Thái sẽ hành động thay cho sức mạnh quân sự để làm suy yếu và hạ gục đối phương.

(Theo Infonet)
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang