Nhật Bản và Mỹ đã thống nhất “mục tiêu chiến lược chung” giữa hai quốc gia nhằm đối phó lại những động thái gia tăng quân sự của Trung Quốc. Đây là tin tức mới được tiết lộ bởi Nhật báo Yomiuri xung quanh Hội nghị an ninh quốc phòng cấp cao Nhật Bản – Mỹ, được tổ chức tại Wasington hôm 21/6.Tham dự hội nghị có Ngoại trưởng Nhật Bản Matsumoto Takeaki, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Toshimi Kitazawa, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates.Dù không nêu đích danh nhưng cả Nhật và Mỹ đều ám chỉ “Trung Quốc là một mối đe dọa”, một nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản cho biết. Hai vị Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Mỹ: ông Toshimi Kitazawa và ông Robert Gates Sau cuộc họp, 4 bộ trưởng đã đưa ra một tuyên bố chung bao gồm 24 mục tiêu chiến lược. Trong tuyên bố này chỉ rõ “những thách thức của môi trường an ninh không bền vững” tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, coi giải quyết căng thẳng ở khu vực Đông Nam Á là vấn đề trọng điểm. Hai bên cũng kêu gọi Trung Quốc “tuân thủ các nguyên tắc ứng xử quốc tế”, các quốc gia nên “nâng cao tính minh bạch”trong các hoạt động quân sự. Ngoại trưởng Nhật Bản Matsumoto Takeaki bày tỏ ý kiến muốn Nhật Bản và Mỹ chủ động hỗ trợ các nước Đông Nam Á. Đáp lại, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates tại một cuộc họp báo bên lề cũng khẳng định Mỹ luôn duy trì sự hiện diện, nỗ lực bảo vệ hòa bình, ổn định trong khu vực Đông Á, ngay cả khi Trung Quốc nổi lên như một gã khổng lồ. Một số nhà quan sát nói rằng Tokyo và Washington đã bắt đầu tìm cách xây dựng "một mạng lưới ngăn chặn Trung Quốc" tập trung vào mối quan hệ với các đồng minh trong khu vực. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cục Phòng vệ Nhật Bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cục Phòng vệ Nhật Bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2011
>> Nhật, Mỹ : Trung Quốc là mối đe dọa
Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2011
>> Tổ hợp tên lửa phòng không Chu-SAM của Nhật Bản
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Chu-SAM (Type-03) dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không như tên lửa có cánh tầm thấp, tên lửa đạn đạo chiến thuật - chiến dịch và chiến thuật trong mọi điều kiện thời tiết, tình hình nhiễu phức tạp ở cự ly đến 50km. Tổ hợp tên lửa phòng không Chu-SAM dùng để thay thế các tổ hợp Hawk trong hệ thống phòng thủ của Nhật Bản, được bắt đầu chế tạo vào năm 1990 tại Viện nghiên cứu khoa học TRDI (Technical Research and Development Institute). Đây là sản phẩm hợp tác của Cục phòng vệ Nhật Bản và "Mitsubishi Electronics Corporation", với khoản ngân sách chi cho dự án chế tạo lên đến gần 10,7 tỷ USD. Chu-SAM được đưa vào thử nghiệm năm 2001 tại bãi thử White Sands ở bang New Mexico, Mỹ và triển khai năm 2002. Đến năm 2005, tổ hợp tên lửa phòng không Chu-SAM được đưa vào trang bị cho Cục Phòng vệ Nhật Bản. Thành phần của tổ hợp gồm bệ phóng, xe vận chuyển - nạp, trạm điều khiển hoả lực, trạm radar đa năng. Tổ hợp tên lửa phòng không Chu-SAM của Nhật Bản Tất cả các phương tiện chiến đấu của tổ hợp tên lửa phòng không Chu-SAM được bố trí trên khung gầm xe ô tô có khả năng vượt địa hình cao (8x8). Trạm radar đa năng trang bị anten mạng pha chủ động, bảo đảm sục sạo và theo dõi đồng thời đến 100 mục tiêu trên không và cho phép đánh giá mức độ nguy hiểm. Thông tin về tình hình trên không, thực trạng kỹ thuật của các thành phần tổ hợp và khả năng sẵn sàng phóng tên lửa được hiển thị trên màn hình bố trí tại trạm điều khiển hoả lực. Phần mềm hiện đại của tổ hợp bảo đảm cho tổ hợp tăng cường khả năng bắn, cho phép dự đoán vị trí của mục tiêu, bao gồm cả những thông tin đo vẽ địa hình sơ bộ về địa hình chiến trường và dẫn tên lửa đến điểm chạm dự tính. Tổ hợp được trang bị thiết bị kết nối liên lạc với các máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm, cũng như các tàu có trang bị hệ thống vũ khí đa năng Aegis. Trên bệ phóng có thể bố trí 6 container vận chuyển – phóng tên lửa theo giao diện góc vuông. Trước khi phóng, bệ phóng được hiệu chỉnh đặt nằm ngang với sự hỗ trợ của 4 bộ kích thuỷ lực, các container vận chuyển - phóng được đặt thẳng đứng. Tên lửa của tổ hợp là loại tên lửa nhiên liệu rắn một tầng có điều khiển, được trang bị đầu tự dẫn vô tuyến chủ động (đầu tự dẫn của tên lửa Type 99 lớp không đối không). Trọng lượng tên lửa – 580kg, dài – 4900mm, đường kính thân – 300mm, vận tốc tối đa – 2,5M. [Vitinfo news] |
Nhãn:
Bang New Mexico,
Bộ Quốc phòng Nhật,
Cục Phòng vệ Nhật Bản,
Không quân Nhật Bản,
Mitsubishi Electronics Corporation,
Tên lửa phòng không Chu-SAM
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)