Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Khu vực Viễn Đông

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Khu vực Viễn Đông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Khu vực Viễn Đông. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

>> Vai trò của Mistral trong Hải quân Nga



Phía Nga tuyên bố: Hợp đồng tàu chiến Mistral là phù hợp với học thuyết phát triển quân sự của Nga và không hề đe dọa đến Mỹ và các nước đồng minh.

Dưới đây là bài phân tích của Tiến sĩ Kirill Nourzhanov – Giảng viên cao cấp tại Trung tâm nghiên cứu Arabvà Hồi giáo, ĐH quốc gia Australia – về vấn đề này:



Tiến sĩ Kirill Nourzhanov.

Ngày 17/6/2011, Nga và Pháp ký hợp đồng mua bán 2 tàu sân bay trực thăng đổ bộ lớp Mistral với trị giá lên tới 1,2 tỷ euro (tương đương 1,7 tỷ USD). Những chiếc tàu đầu tiên sẽ được giao vào năm 2014 và đợt hai là vào năm 2015.

Thương vụ này là kết quả của 3 năm đàm phán song nó đã gây ra nhiều tranh cãi, cả trong và ngoài nước Nga.

Ở trong nước, những lời chỉ trích tập trung vào mức chi phí cao đáng nghi ngờ. Một số nhà bình luận của cho rằng các dự án, vận động hành lang cá nhân của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev chỉ vì mục tiêu chính trị chứ không thực sự nhằm xây dựng hệ thống quốc phòng quốc gia.

Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Ileana Ros-Lehtinen cũng chỉ trích Pháp, dù là một thành viên của NATO nhưng “đã phớt lờ mối nguy hiểm hiển hiện trước mắt, bán các tàu chiến hiện đại cho Nga ngay cả khi Nga có những bước đi thù địch đối với Mỹ, thậm chí là với các nước châu Âu”.

Chính phủ Georgia và Latvia cũng bày tỏ mối quan ngại tương tự.

Tuy nhiên một cách nhìn mới đây cho thấy các hợp đồng tàu chiến Mistral là phù hợp với học thuyết phát triển quân sự của Nga và không hề đe dọa đến Mỹ và các nước đồng minh.

Nga đã bắt tay vào một chương trình tái vũ trang đầy tham vọng nhằm mục đích 70% vũ khí và các trang thiết bị quân sự sẽ được hiện đại hóa vào năm 2020. Hải quân cũng không nằm ngoài kế hoạch này.

Trong 2 thập kỉ qua Nga chỉ mua 4 tàu mặt nước dựa trên những thiết kế từ thời Liên Xô. Trong 10 năm từ 2010 - 2020, quốc gia này sẽ nhận khoảng 50 tàu mới.

Hồi tháng 12/2009, Thủ tướng Vladimir Putin tuyên bố rằng đây sẽ là “một bước đột phá về chất lượng trong ngành công nghiệp đóng tàu quân sự”. Việc mua tàu Mistral chắc chắn sẽ tăng cường tiềm lực quân sự cốt lõi của Nga.

Mistral là một thiết kế của Pháp khá thông dụng. Nó kết hợp các tình năng của tàu sân bay trực thăng, tàu chỉ huy, kiểm soát và bệnh viện nổi. Những nhà máy đóng tàu của Nga chưa thể tự hoàn thành một con tàu hiện đại như vậy một cách nhanh chóng trong thời điểm hiện tại.

Dự kiến, tàu Mistral sẽ được lắp ráp tại Brest với khoảng 20 - 40% các bộ phận được sản xuất bởi các nhà thầu Nga. Cũng nằm trong nội dung thỏa thuận mua bán giữa Nga và Pháp lần này Moscow đã có giấy phép xây dựng 2 tàu nội địa tương tự trong tương lai.

Vai trò của Mistral trong Hải quân Nga

Hai chiếc tàu Mistral đầu tiên sẽ được giao cho Hạm đội Thái Bình Dương – Hạm đội đang được phát triển thành lực lượng mạnh nhất của Hải quân Nga và cũng là bộ phận quan trọng của Bộ tư lệnh Chiến dịch Chiến lược Miền Đông thành lập năm 2010.

Theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga chịu trách nhiệm về vũ khí, trong những năm tới hệ thống thông tin chiến đấu SENIT-9 mới là nhu cầu cần thiết chứ không phải là khả năng chiến đấu.

Tàu Mistral sẽ hoạt động như một tàu dẫn dường cho các tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, đồng thời kiểm soát hoạt động của các tàu nổi, tàu ngầm, phòng thủ ven biển từ Vladivostok đến Chukotka.

Trong thời gian qua, các nhà lãnh đạo Nga đã đưa ra thông tin chi tiết về việc triển khai chiến thuật và nhiệm vụ cụ thể của các tàu Mistral. Không có gì bất ngờ khi những chiếc tàu này sẽ bảo vệ quần đảo Nam Kuril đang tranh chấp với Nhật Bản.

Năm 2010, ông Medvedev đến thăm quần đảo Nam Kuril và đã rất sửng sốt khi phát hiện ra lực lượng Nga tại khu vực này vẫn đang vận hành những thiết bị cũ kĩ từ thời Chiến tranh thế giới thứ 2.

Ngoài nhiệm vụ bảo vệ tốt quần đảo Kuril, tàu Mistral còn bảo vệ các cơ sở hạ tầng dầu khí, tuần tra các tuyến đường thương mại, phòng chống các hoạt động cướp biển và khủng bố, tìm kiếm cứu nạn ở những khu vực biển tiềm ẩn nguy cơ núi lửa phun trào và sóng thần.

Nga sẽ không sử dụng Mistral để mở rộng tầm ảnh hưởng vượt ra khỏi vùng Viễn Đông. Dấu hiệu của sự khôi phục hải quân Nga không phải là sự thách thức đối với Mỹ. Trong thực tế, Nga đã tạm ngưng vận hành các tàu tuần dương hạng nặng hay những “sát thủ tàu sân bay” chuyên biệt.

Triển khai tàu Mistral ở Thái Bình Dương còn nhằm ngăn chặn Trung Quốc. Kể từ thời Gorbachev, Nga đã cẩn trọng tránh không nhắc tới Trung Quốc như một kẻ thù quân sự tiềm năng. Tuy nhiên, vẫn có một ngoại lệ hiếm hoi.

Năm 2009, Tham mưu trưởng Quân đội Nga khi trả lời câu hỏi phỏng vấn đã nói: “Nếu chúng ta nói về phía Đông, ngay sau đó có thể là một đội quân hàng triệu người chiến đấu với những cách tiếp cận truyền thống ”.

Cuộc tập trận Vostok của Nga hồi tháng 6/2011 chính là một phản ứng cho những mối đe dọa từ phía Đông chưa được gọi tên đích xác. Đây là sự kiện quân sự lớn nhất của Nga kể từ năm 1991 đến nay.

Nga không thể cạnh tranh với Trung Quốc về lực lượng mặt đất thông thường. Nga sẽ dựa vào tiềm lực vũ khí hạt nhân và hải quân mạnh mẽ để đối phó với mối đe dọa tiềm năng Bắc Kinh ở vùng Siberia và vùng Viễn Đông.

[BDV news]


Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

>> Mỹ phát sốt khi Nga đặt bút ký hợp đồng mua tàu Mistral





Nga chính thức ký hợp đồng mua 2 tàu đổ bộ tấn công lớp Mistral của Pháp.

Hợp đồng đóng 2 tàu đổ bộ lớp Mistral được ký giữa Công ty Rosoboronexport của Nga và công ty lắp đóng tàu chiến DCNS của Pháp bên lề Diễn đàn kinh tế Saint Petersbrug, diễn đàn kinh tế lớp nhất của Nga được tổ chức hàng năm.

Lễ ký kết diễn ra dưới sự chứng kiến của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev.



Hải quân Pháp sở hữu 2 tàu đổ bộ lớp Mistral và đang trog quá trình đóng chiếc thứ 3.


Chiếc tàu đầu tiên sẽ được Pháp chuyển cho Nga trong năm 2014 và chiếc tiếp theo vào năm 2015. Theo hãng thông tấn RIA, 2 chiếc tàu đầu tiên sẽ được đóng ở cảng STX, Saint-Nazaire (Pháp).

Đô đốc Hải quân Nga, ông Vladimir Vysotsky cho biết 2 tàu chiến sẽ được trang bị hệ thống vũ khí của Nga. Giá trị hợp đồng không được tiết lộ nhưng một số nguồn tin trước đó cho rằng giá trị hợp đồng lên tới 1,7 tỷ USD.

Theo nhật báo kinh tế Vedomosti, Pháp đã đồng ý chuyển cho Nga công nghệ liên quan đến hệ thống thông tin chiến thuật hải quân SENIT-9.

Thương vụ trên đánh dấu lần đâu tiên một vụ mua bán vũ khí giữa một thành viên NATO và Nga. Thương vụ này cũng làm dấy lên lo ngại trong các đồng minh của Pháp ở vùng biển Baltic cũng như Mỹ.



Bà Ileana Ros Lehtinen nghị sỹ thuộc Đảng Cộng hoà Mỹ.


Tuy nhiên, cùng ngày, trong khi Nga và Pháp ký kết hợp đồng thì Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đã tuyên bố rằng việc Nga mua tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral của Pháp là một mối đe dọa đối với an ninh của Mỹ và nhằm chống lại các đồng minh của Mỹ.

Bà Ileana Ros Lehtinen nghị sỹ Mỹ thuộc Đảng Cộng hoà, đã chỉ trích Pháp đồng ý bán hai chiếc tàu chiến lớp Mistral cho Nga và lên án thỏa thuận này. Theo thỏa thuận, lần đầu tiên kể từ cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ II, Pháp sẽ chuyển giao công nghệ quân sự nhạy cảm cho Nga.

Chính quyền Mỹ tỏ ra quan ngại rằng Pháp là một đồng minh NATO, đã quyết định phớt lờ mối nguy hiểm rõ ràng khi bán các tàu chiến hiện đại cho Nga ngay cả khi Nga đang có những bước đi ngày càng thù địch đối với Mỹ, các nước láng giềng .

Bà Ileana Ros Lehtinen tuyên bố, Chính quyền Mỹ phải kiên quyết yêu cầu các đồng minh NATO và EU của Mỹ chấm dứt bán các hệ thống vũ khí cho Nga mà có thể được sử dụng để chống lại các lợi ích của Mỹ, châu Âu và nhiều đồng minh khác.

Bà Ileana Ros-Lehtinen cho biết: "Thật đáng lo ngại khi một thành viên NATO như Pháp lại bán cho Nga một trong những tàu chiến hiện đại nhất của họ trong khi Nga đang cho thấy sự thù địch rõ ràng của họ với Mỹ, đồng minh của Pháp".

Thỏa thuận Mistral giữa Nga và Pháp cũng đã gây lo lắng cho các nước láng giềng của Nga, đặc biệt là Gruzia, nước có mối quan hệ với Nga vẫn rất căng thẳng kể từ cuộc chiến 5 ngày hồi tháng 8/2008 giữa hai nước về nước cộng hòa ly khai Nam Ossetia, mà sau đó Nga đã công nhận là một nước độc lập.

Ngoài ra, theo nghị sỹ Ileana Ros Lehtinen, nhiều đồng minh của Mỹ trong khu vực, như Gruzia và các nước Baltic, đã phải chịu các cuộc tấn công mạng, sức ép kinh tế nghiêm trọng của Nga.

Tàu đổ bộ tiến công lớp Mistral dài 199m, lượng giãn nước hơn 21.000 tấn. Mistral có khả năng chở 450 – 900 lính, 40 xe tăng chiến đấu chủ lực hoặc 70 xe thiết giáp, 16 trực thăng hạng trung hoặc 35 trực thăng hạng nhẹ, 4 tàu đổ bộ cỡ nhỏ hoặc 2 tàu đổ bộ đệm khí.

Theo một quan chức cấp cao giấu tên thuộc Bộ Quốc phòng, Nga sẽ trang bị tàu đổ bộ trực thăng Mistral cho Hạm đội Thái Bình Dương và sẽ được đặt tại Vladivostok, các tàu sẽ được sử dụng để đảm bảo sự an toàn của khu vực Viễn Đông, bao gồm hỗ trợ cho binh sĩ trên quần đảo Kuril.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang