Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Biển Baltic

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Biển Baltic. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Biển Baltic. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

>> Mỹ phát sốt khi Nga đặt bút ký hợp đồng mua tàu Mistral





Nga chính thức ký hợp đồng mua 2 tàu đổ bộ tấn công lớp Mistral của Pháp.

Hợp đồng đóng 2 tàu đổ bộ lớp Mistral được ký giữa Công ty Rosoboronexport của Nga và công ty lắp đóng tàu chiến DCNS của Pháp bên lề Diễn đàn kinh tế Saint Petersbrug, diễn đàn kinh tế lớp nhất của Nga được tổ chức hàng năm.

Lễ ký kết diễn ra dưới sự chứng kiến của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev.



Hải quân Pháp sở hữu 2 tàu đổ bộ lớp Mistral và đang trog quá trình đóng chiếc thứ 3.


Chiếc tàu đầu tiên sẽ được Pháp chuyển cho Nga trong năm 2014 và chiếc tiếp theo vào năm 2015. Theo hãng thông tấn RIA, 2 chiếc tàu đầu tiên sẽ được đóng ở cảng STX, Saint-Nazaire (Pháp).

Đô đốc Hải quân Nga, ông Vladimir Vysotsky cho biết 2 tàu chiến sẽ được trang bị hệ thống vũ khí của Nga. Giá trị hợp đồng không được tiết lộ nhưng một số nguồn tin trước đó cho rằng giá trị hợp đồng lên tới 1,7 tỷ USD.

Theo nhật báo kinh tế Vedomosti, Pháp đã đồng ý chuyển cho Nga công nghệ liên quan đến hệ thống thông tin chiến thuật hải quân SENIT-9.

Thương vụ trên đánh dấu lần đâu tiên một vụ mua bán vũ khí giữa một thành viên NATO và Nga. Thương vụ này cũng làm dấy lên lo ngại trong các đồng minh của Pháp ở vùng biển Baltic cũng như Mỹ.



Bà Ileana Ros Lehtinen nghị sỹ thuộc Đảng Cộng hoà Mỹ.


Tuy nhiên, cùng ngày, trong khi Nga và Pháp ký kết hợp đồng thì Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đã tuyên bố rằng việc Nga mua tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral của Pháp là một mối đe dọa đối với an ninh của Mỹ và nhằm chống lại các đồng minh của Mỹ.

Bà Ileana Ros Lehtinen nghị sỹ Mỹ thuộc Đảng Cộng hoà, đã chỉ trích Pháp đồng ý bán hai chiếc tàu chiến lớp Mistral cho Nga và lên án thỏa thuận này. Theo thỏa thuận, lần đầu tiên kể từ cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ II, Pháp sẽ chuyển giao công nghệ quân sự nhạy cảm cho Nga.

Chính quyền Mỹ tỏ ra quan ngại rằng Pháp là một đồng minh NATO, đã quyết định phớt lờ mối nguy hiểm rõ ràng khi bán các tàu chiến hiện đại cho Nga ngay cả khi Nga đang có những bước đi ngày càng thù địch đối với Mỹ, các nước láng giềng .

Bà Ileana Ros Lehtinen tuyên bố, Chính quyền Mỹ phải kiên quyết yêu cầu các đồng minh NATO và EU của Mỹ chấm dứt bán các hệ thống vũ khí cho Nga mà có thể được sử dụng để chống lại các lợi ích của Mỹ, châu Âu và nhiều đồng minh khác.

Bà Ileana Ros-Lehtinen cho biết: "Thật đáng lo ngại khi một thành viên NATO như Pháp lại bán cho Nga một trong những tàu chiến hiện đại nhất của họ trong khi Nga đang cho thấy sự thù địch rõ ràng của họ với Mỹ, đồng minh của Pháp".

Thỏa thuận Mistral giữa Nga và Pháp cũng đã gây lo lắng cho các nước láng giềng của Nga, đặc biệt là Gruzia, nước có mối quan hệ với Nga vẫn rất căng thẳng kể từ cuộc chiến 5 ngày hồi tháng 8/2008 giữa hai nước về nước cộng hòa ly khai Nam Ossetia, mà sau đó Nga đã công nhận là một nước độc lập.

Ngoài ra, theo nghị sỹ Ileana Ros Lehtinen, nhiều đồng minh của Mỹ trong khu vực, như Gruzia và các nước Baltic, đã phải chịu các cuộc tấn công mạng, sức ép kinh tế nghiêm trọng của Nga.

Tàu đổ bộ tiến công lớp Mistral dài 199m, lượng giãn nước hơn 21.000 tấn. Mistral có khả năng chở 450 – 900 lính, 40 xe tăng chiến đấu chủ lực hoặc 70 xe thiết giáp, 16 trực thăng hạng trung hoặc 35 trực thăng hạng nhẹ, 4 tàu đổ bộ cỡ nhỏ hoặc 2 tàu đổ bộ đệm khí.

Theo một quan chức cấp cao giấu tên thuộc Bộ Quốc phòng, Nga sẽ trang bị tàu đổ bộ trực thăng Mistral cho Hạm đội Thái Bình Dương và sẽ được đặt tại Vladivostok, các tàu sẽ được sử dụng để đảm bảo sự an toàn của khu vực Viễn Đông, bao gồm hỗ trợ cho binh sĩ trên quần đảo Kuril.

[BDV news]


Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

>> 'Lá chắn' tên lửa của châu Âu kiểu Nga



Trung tướng Oleg Ostapenko đã trình bày đề nghị mới của Nga đối với hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu trong tương lai.



Nga và NATO đã đồng ý hợp tác trong kế hoạch lá chắn tên lửa châu Âu trong cuộc họp thượng đỉnh tại Lisbon vào tháng 12/2010.

Tuy nhiên, NATO muốn thiết lập hai hệ thống riêng rẽ trong khi mong muốn của Nga là xây dựng một hệ thống liên hợp với khả năng phối hợp tác chiến toàn diện.

“Chúng tôi đã sẵn sàng cùng với các chuyên gia NATO phát thảo ra “kiến trúc cơ bản” của hệ thống này. Thiết kế sẽ là tập hợp của các ý tưởng và sự chọn lựa kỹ càng những vị trí bố trí radar, tên lửa đánh chặn và trung tâm điều khiển, xử lý dữ liệu”, ông Ostapenko nói trong cuộc họp báo với tờ Nhật Báo Izvestia.



Hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu là một vấn đề gây tranh cãi gay gắt trong vài năm trở lại đây.


Theo ông Ostapenko, việc xây dựng hệ thống chung bao gồm nhiều bộ phận nhỏ cấu thành sẽ hợp lý và kinh tế hơn cả. Theo đó, mỗi quốc gia sẽ chịu trách nhiệm đánh chặn và phá hủy tên lửa trong những khu vực được giao.

Nga sẵn sàng xây dựng “lá chắn tên lửa” tại khu vực Đông Âu, biển Đen, biển Barents và Baltic. Thêm nữa, Nga muốn mọi hoạt động triển khai tên lửa đều phải được phối hợp bởi một trung tâm chỉ huy và hệ thống sự lý dữ liệu duy nhất.

“Để đảm bảo sự tin cậy và trao đổi thông tin minh bạch, Việc xây dựng trung tâm xử lý dữ liệu hoạt động song song với trung tâm chỉ huy hoạt động phóng tên lửa là vô cùng cần thiết”, tướng Ostapenko cho biết.

Ngoài ra, một điều kiện của phía Nga đề ra là các chuyên gia của nước này phải được tham gia vào công tác điều hành hai trung tâm đầu nãocủa hệ thống. Nhiệm kỳ điều hành sẽ được luân phiên giữa các quốc gia thành viên.

[BDV news]


Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011

>> Nga hạ thủy chiến hạm Steregushchy thứ 3



Xưởng đóng tàu Severnaya Verf tại thành phố St. Petersburg đã hạ thủy một tàu hộ tống tàng hình dành cho hải quân Nga vào ngày 15/4.

Tàu Boiky là chiếc thứ ba thuộc lớp Steregushchy (Dự án 20380) đã được chế tạo. Mẫu tàu này được Phòng Thiết kế Hàng hải Trung ương Almaz của Nga thực hiện.

Tàu hộ tống tàng hình đầu tiên thuộc Dự án 20380 mang tên Steregushchy đã hoạt động trong biên chế hạm đội Baltic của Nga từ năm 2008. Dự kiến, chiếc thứ hai mang tên Soobrazitelny sẽ gia nhập Hải quân Nga vào năm 2011.

Tàu hộ tống thuộc Dự án 20380 có khả năng tiêu diệt tàu chiến, tàu ngầm và máy bay của địch, đồng thời thực hiện pháo kích hỗ trợ cho các nhiệm vụ đổ bộ.

Nhờ công nghệ tàng hình tàu có thể tăng khả năng hấp thụ sóng radar, giảm tín hiệu âm thanh, từ trường...



Tàu hộ tống Soobrazitelny sẽ tham gia biên chế hải quân Nga trong năm nay.

Dự kiến, Nga chế tạo 30 tàu thuộc lớp này để đảm bảo khả năng bảo vệ các vùng biển, các tuyến đường vận chuyển khí đốt và dầu mỏ, đặc biệt trên vùng biển Baltic và biển Đen.

Mỗi tàu hộ tống loại này có trọng tải choán nước là 2.000 tấn, tốc độ tối đa là 27 hải lý/giờ, và thủy thủ đoàn bao gồm 100 người.

Kho vũ khí của tàu bao gồm tên lửa chống tàu chiến SS-N-25 Switchblade, pháo 100 mm cùng hệ thống phòng không và chống ngầm.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang