Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tổng thống Nga Dmitry Medvedev

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tổng thống Nga Dmitry Medvedev. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tổng thống Nga Dmitry Medvedev. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011

>> Hải quân Nga thể hiện trong ngày lễ kỷ niệm



Ngày 31/7 là lễ kỷ niệm Ngày Hải Quân Nga. Vào ngày này, hàng chục ngàn sĩ quan và binh lính tham gia vào nhiều hoạt động để phô trương sức mạnh của lực lượng này.


Những cuộc diễu hành được tổ chức từ căn cứ quân sự Vladivostoc ở vùng viễn đông cho tới bờ biển Baltic phía tây. Đây là một buổi lễ được nhiều người chú ý khi Nga đang có kế hoạch quốc phòng tập trung phát triển mạnh hải quân cho tới năm 2020.

Dưới đây là một số hình ảnh về lực lượng hùng mạnh này:



http://nghiadx.blogspot.com

Những màn biểu diễn phô trương sức mạnh của công nghệ cùng kỹ năng thuần thục của thủy thủ là điểm nhấn chính trong lễ kỷ niệm Ngày Hải Quân của Nga.




http://nghiadx.blogspot.com
Diễu hành quân sự tại Vladivostok là nghi thức truyền thống mở đầu cho buổi lễ. Trên hình là Đô đốc Konstantin Sidenko – chỉ huy trưởng của mặt trận quân sự phía đông. Ông chúc mừng các thủy thủ và cầu chúc cho họ “thuận buồm xuôi gió”.



http://nghiadx.blogspot.com
Những sự kiện chính bao gồm: màn diễu hành truyền thống của các tàu chiến…



http://nghiadx.blogspot.com
…phô trương sức mạnh của khí tài quân sự hiện đại.



http://nghiadx.blogspot.com
…và thực hành đổ bộ vào bờ biển.



http://nghiadx.blogspot.com
Thiết giáp lội nước đổ bộ trong tiếng súng, pháo yểm trợ rền vang từ những tàu chiến phía sau. Lá cờ của thánh Andrew tung bay trên các cỗ máy cơ bắp.



http://nghiadx.blogspot.com
Trên bờ, thủy thủ của hạm đội Thái Bình Dương phô diễn sức mạnh và sự bền bỉ trước sự chứng kiến của hàng ngàn người xem. Những màn biểu diễn phổ biến là: đập gạch và chai thủy tinh bằng đầu, đi trên mảnh kính vỡ, biểu diễn võ thuật.



http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Nga tổ chức cả những cuộc đua thuyền trong Ngày Hải Quân tại vịnh Amur.



http://nghiadx.blogspot.com
Lễ tưởng nhớ những người thợ mỏ đã thiệt mạng ở vùng Donetsk và Lugansk là một nội dung của Ngày Hải Quân. Những khán giả rất ưa thích các màn biểu diễn chiến đấu của tàu chiến.



http://nghiadx.blogspot.com
Hoạt động thể thao cũng rất được ưa chuộng.



http://nghiadx.blogspot.com
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã tới tham dự lễ kỷ niệm tại Baltiisk – căn cứ hải quân chính của hạm đội Baltic.


[BDV news]


Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

>> Nga sẽ can dự vào vấn đề Biển Đông?



Nga đã có phản ứng khá nhanh sau khi ASEAN và Trung Quốc thông qua được Quy tắc hướng dẫn thực thi DOC.


Kommersant được coi là báo phản ánh quan điểm của giới kinh doanh Nga và một trong các báo lớn phát hành toàn liên bang, bài này giữ cách diễn đạt của Nga về Biển Đông.

Dưới đây là nội dung bài viết:

Ngày 21/7, ở Indonesia đã khai mạc cuộc gặp thường niên ASEAN – Trung Quốc, trong đó các bên đã thông qua “lộ trình” về các quy tắc ứng xử trên biển Đông có tranh chấp.

Chín năm qua, Bắc Kinh và các bên tranh chấp các nguồn giàu cacbuahydro trong khu vực này đã không thể thoả thuận được văn bản này. Tuy nhiên, các nước ASEAN cho rằng “lộ trình” chưa đủ sức bảo vệ chống lại những tham vọng ngày càng tăng của Trung Quốc, nên họ cố gắng vận động các quốc gia thế giới, trong đó có Nga, tham gia hợp tác với khu vực.

Ngày 22/7, các nước thành viên ASEAN thảo luận về triển vọng hợp tác đó với Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Lavrov, Phóng viên báo Kommersant Aleksandr Gabuev đưa tin chi tiết từ Bali.

Tất cả những người tham dự hội nghị bộ trưởng ASEAN năm nay ở Bali nhất trí gọi “lộ trình” được thông qua hôm qua là sự kiện lịch sử. Văn kiện này có một lịch sử khá dài.

Ngay từ năm 2002, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và ASEAN (Brunei, Việt Nam, Indonesia, Campuchia, Lào, Malaysia, Mianma, Singapore, Thái Lan và Philippines) đã ký tuyên bố về ứng xử trên biển Đông.

Văn kiện này quy định những nguyên tắc giải quyết hoà bình các tranh chấp và một trong những mục đích chủ yếu của nó là đưa ra việc soạn thảo bộ luật ứng xử trong khu vực, một văn kiện có tính pháp lý bắt buộc.



Cuối cùng, ASEAN và Trung Quốc đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.


Tuy nhiên, khi bắt tay vào thoả thuận các nguyên tắc của bộ luật, các bên rơi vào các cuộc thương thảo kéo dài. Như rất nhiều người tham dự hội nghị than phiền với phóng viên báo Kommersant rằng, có lỗi trong việc này là lập trường khác biệt của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa không muốn ràng buộc mình bằng bất cứ cam kết nào. Từ năm 2002, Trung Quốc tích cực củng cố hạm đội của mình và xem ra tính toán rằng các lập luận bằng vũ lực sẽ tác động tốt nhất.

Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei đòi những vùng lãnh thổ rộng lớn trong vùng biển Đông. Vấn đề là ở chỗ, theo dữ liệu của các nhà địa chất Trung Quốc, trong thềm lục địa có nhiều tài nguyên – 213 tỷ thùng dầu mỏ. Theo đánh giá của Cơ quan thông tin năng lượng Hoa Kỳ, đây là khu vực đứng thứ 3 về trữ lượng dầu khí trên thế giới sau Venezuela và Arab Saudi.

Để lập luận cho các yêu sách của mình về nguồn tài nguyên giàu có này, các bên tranh chấp cố gắng thiết lập sự kiểm soát trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa (tên quốc tế là Spratly) và quần đảo Hoàng Sa (tên quốc tế là Paracel). Điều này cho phép đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm biển quanh mỗi đảo.

Hiện nay các bên tranh chấp đều tích cực xây dựng ở đây cơ sở vật chất, do đó trên biển Đông bất cứ lúc nào cũng có thể bùng nổ xung đột nguy hiểm.

Đến nay các đụng độ đã xảy ra mỗi tháng. Hồi tháng 5, các tàu quân sự Trung Quốc đã tiến đến gần các tàu của Tổng công ty dầu mỏ quốc gia Việt Nam PetroVietnam và cắt cáp thăm dò của tàu, việc này đã gây nên những phản đối chống Trung Quốc mạnh mẽ.

Sau đó một đụng độ tương tự đã xảy ra với các tàu nghiên cứu của Philippines. Manila đã kết tội Trung Quốc xâm phạm nội thủy của mình và tuyên bố phạt đại sứ Trung Quốc ở Philippines vì ông này đã to tiếng với một sĩ quan địa phương trong cuộc tranh cãi về phân định lãnh thổ.

Tháng 6, Trung Quốc đã cử một tàu chiến thăm hữu nghị Singapore, con tàu này đã đi qua tất cả những vùng có tranh chấp trên biển Đông.

Cách hành xử ngày càng hung hăng của Bắc Kinh khiến một số nước láng giềng của nước này tìm kiếm sự bảo hộ của Mỹ. Nhất là năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton tuyên bố việc giải quyết công bằng các tranh chấp ở biển Đông nằm trong lĩnh vực lợi ích quốc gia của Mỹ.



Tàu Hải quân Mỹ tập trận ở Philippines.


Đồng thời, Mỹ là đồng minh quân sự của Philippines và một năm rưỡi trở lại đây tăng mạnh việc hợp tác quân sự với cả Việt Nam. Sau hết, trước đây một tuần lần đầu tiên Mỹ, Australia và Nhật Bản đã diễn tập chung ở biển Đông. Dù mỗi nước chỉ cử 1 tàu tham dự thì sự việc đã làm Bắc Kinh rất cảnh giác đề phòng.

Xét tổng thể, chính triển vọng hình thành một liên minh chống Trung Quốc mạnh ở biển Đông với sự tham gia của Mỹ đã thúc đẩy Trung Quốc hợp tác. Kết quả là đã xuất hiện “lộ trình” xác định những nguyên tắc chung ứng xử trong khu vực, trong đó có việc thông báo cho nhau về các cuộc chuyển quân và thăm dò địa chất. Song để chuyển nó thành bộ luật có tính ràng buộc pháp lý thì còn cần những cuộc đàm phán kéo dài.

Các nhà ngoại giao Trung Quốc định mô tả việc ký “lộ trình” như một bước đột phá. Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chuyên trách các cuộc đàm phán này Lưu Chấn Dân tuyên bố: “Đây là văn kiện bản lề trong lĩnh vực hợp tác của Trung Quốc và ASEAN. Bây giờ chúng ta đã có những triển vọng lớn lao để hợp tác”.

Các nước láng giềng của Trung Quốc ở biển Đông tiếp nhận sự kiện này dè dặt hơn. Nguồn tin ở Bộ Ngoại giao Singapore giải thích cho phóng viên báo Kommersant: “Các cuộc đàm phán về văn bản ràng buộc pháp lý có thể còn kéo dài mấy năm nữa, còn ngay bây giờ cần sự bảo hiểm chống sự đối đầu với Trung Quốc”.

Theo ông, trong những điều kiện như vậy ASEAN muốn dựa vào việc lôi kéo các nước ngoài khu vực can dự vào đây để làm đối trọng đối với ảnh hưởng của Trung Quốc. Ông nói: “Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã có hiện diện ở khu vực nhưng chúng tôi còn muốn thấy những nước khác can dự vào đây, trong đó có Ấn Độ, Australia. Chúng tôi đặt nhiều hi vọng vào Nga”.

Ngày 22/7, trong cuộc gặp cấp bộ trưởng Nga – ASEAN mà đại diện cho Nga là Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov. Theo người nói chuyện với phóng viên báo Kommersant ở Bộ Ngoại giao Liên bang Nga, Moscow sẵn sàng đáp lại đề nghị của ASEAN, củng cố vị thế của mình ở khu vực.

Theo ông, những ưu tiên của Nga là hợp tác với Đông Nam Á nhằm hiện đại hoá (trước hết như thị trường tiêu thụ sản phấm của Nga), cũng như thúc đẩy sáng kiến mà Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm đào đưa ra tháng 9/2010 về củng cố an ninh trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trên nguyên tắc an ninh toàn vẹn”

[BDV news]


Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

>> Nga tuyên bố không 'chứa chấp' ông Gaddafi



Bộ trưởng Ngoại giao Nga, Sergey Lavrov tuyên bố nước này không sẵn sàng chấp nhận thủ lĩnh Libya tị nạn. Khả năng giải pháp cho cuộc chiến ở Libya xem ra còn xa vời.

Cộng tác viên chủ chốt của Viện kinh tế quốc tế và quan hệ đối ngoại IMEMO Georgy Mirsky nói với báo Izvestia: “Khó có khả năng đại tá Gaddafimột lúc nào đó đề nghị Nga hay một nước lớn nào đó cho phép tị nạn”. Theo ông, thường người ta chọn những nước nhỏ hơn để làm việc đó.

Hãy nhớ lại trường hợp của Quốc Vương Iran cuối cùng. Ông này đã không được Hoa Kỳ chập nhận sau cách mạng năm 1979 nên buộc phải “lang bạt” khắp thế giới. Do đó, nếu Gaddafi sẽ tìm nơi sống những ngày cuối đời, chắc là ông ta sẽ tìm một nước châu Phi nào đó. Hơn nữa, Libya đã từng giúp đỡ đáng kể cho nhiều nước trên lục địa này.

Dù ông Gaddafi không có ý định tị nạn và nhiều lần tuyên bố sẽ "tử thủ tới cùng", hành động khước từ của chính quyền Nga được ông Georgy Mirsky nhận định là "cố gắng giải quyết mọi chuyện trước khi nó xảy ra".



Tổng thống Gaddafi liệu có chọn giải pháp từ chức đi tị nạn không trước sức ép ngày càng lớn của Phương Tây.


Ông Sergey Lavrov cũng lưu ý là Nga không công nhận Hội đồng dân tộc chuyển tiếp Libya do những người chống lại chế độ cầm quyền lập nên. Đề nghị này đã được đưa ra tại hội nghị Nhóm tiếp xúc về Libya ở Istanbul Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo người đứng đầu Bộ Ngoại giao, Nga sẵn sàng công nhận Hội đồng như là một bên đàm phán. Chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu Cận Đông hiện đại ở Saint Petersburg Gumer Isaev nói: “Hội đồng dân tộc chuyển tiếp là tổ chức bù nhìn, nó không thể tồn tại nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài, và nếu công nhận nó là đại diện của toàn bộ Libya thì là không hợp pháp”.

Ông Georgy Mirsky cho rằng: “Phương Tây công nhận Benghazi. Nga thì đang gắng đứng trên cuộc tranh cãi, vì vậy nên nói về hai phía đàm phán. Tuy nhiên, khó có ai ở Libya lại đánh giá cao điều này. Gaddafi sẽ bảo là Moscow đã công nhận những kẻ chống ông ta, còn ở Benghazi thì mọi người lại nói chúng ta không ủng hộ họ hoàn toàn như phương Tây”.

[BDV news]


Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

>> Mỹ phát sốt khi Nga đặt bút ký hợp đồng mua tàu Mistral





Nga chính thức ký hợp đồng mua 2 tàu đổ bộ tấn công lớp Mistral của Pháp.

Hợp đồng đóng 2 tàu đổ bộ lớp Mistral được ký giữa Công ty Rosoboronexport của Nga và công ty lắp đóng tàu chiến DCNS của Pháp bên lề Diễn đàn kinh tế Saint Petersbrug, diễn đàn kinh tế lớp nhất của Nga được tổ chức hàng năm.

Lễ ký kết diễn ra dưới sự chứng kiến của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev.



Hải quân Pháp sở hữu 2 tàu đổ bộ lớp Mistral và đang trog quá trình đóng chiếc thứ 3.


Chiếc tàu đầu tiên sẽ được Pháp chuyển cho Nga trong năm 2014 và chiếc tiếp theo vào năm 2015. Theo hãng thông tấn RIA, 2 chiếc tàu đầu tiên sẽ được đóng ở cảng STX, Saint-Nazaire (Pháp).

Đô đốc Hải quân Nga, ông Vladimir Vysotsky cho biết 2 tàu chiến sẽ được trang bị hệ thống vũ khí của Nga. Giá trị hợp đồng không được tiết lộ nhưng một số nguồn tin trước đó cho rằng giá trị hợp đồng lên tới 1,7 tỷ USD.

Theo nhật báo kinh tế Vedomosti, Pháp đã đồng ý chuyển cho Nga công nghệ liên quan đến hệ thống thông tin chiến thuật hải quân SENIT-9.

Thương vụ trên đánh dấu lần đâu tiên một vụ mua bán vũ khí giữa một thành viên NATO và Nga. Thương vụ này cũng làm dấy lên lo ngại trong các đồng minh của Pháp ở vùng biển Baltic cũng như Mỹ.



Bà Ileana Ros Lehtinen nghị sỹ thuộc Đảng Cộng hoà Mỹ.


Tuy nhiên, cùng ngày, trong khi Nga và Pháp ký kết hợp đồng thì Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đã tuyên bố rằng việc Nga mua tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral của Pháp là một mối đe dọa đối với an ninh của Mỹ và nhằm chống lại các đồng minh của Mỹ.

Bà Ileana Ros Lehtinen nghị sỹ Mỹ thuộc Đảng Cộng hoà, đã chỉ trích Pháp đồng ý bán hai chiếc tàu chiến lớp Mistral cho Nga và lên án thỏa thuận này. Theo thỏa thuận, lần đầu tiên kể từ cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ II, Pháp sẽ chuyển giao công nghệ quân sự nhạy cảm cho Nga.

Chính quyền Mỹ tỏ ra quan ngại rằng Pháp là một đồng minh NATO, đã quyết định phớt lờ mối nguy hiểm rõ ràng khi bán các tàu chiến hiện đại cho Nga ngay cả khi Nga đang có những bước đi ngày càng thù địch đối với Mỹ, các nước láng giềng .

Bà Ileana Ros Lehtinen tuyên bố, Chính quyền Mỹ phải kiên quyết yêu cầu các đồng minh NATO và EU của Mỹ chấm dứt bán các hệ thống vũ khí cho Nga mà có thể được sử dụng để chống lại các lợi ích của Mỹ, châu Âu và nhiều đồng minh khác.

Bà Ileana Ros-Lehtinen cho biết: "Thật đáng lo ngại khi một thành viên NATO như Pháp lại bán cho Nga một trong những tàu chiến hiện đại nhất của họ trong khi Nga đang cho thấy sự thù địch rõ ràng của họ với Mỹ, đồng minh của Pháp".

Thỏa thuận Mistral giữa Nga và Pháp cũng đã gây lo lắng cho các nước láng giềng của Nga, đặc biệt là Gruzia, nước có mối quan hệ với Nga vẫn rất căng thẳng kể từ cuộc chiến 5 ngày hồi tháng 8/2008 giữa hai nước về nước cộng hòa ly khai Nam Ossetia, mà sau đó Nga đã công nhận là một nước độc lập.

Ngoài ra, theo nghị sỹ Ileana Ros Lehtinen, nhiều đồng minh của Mỹ trong khu vực, như Gruzia và các nước Baltic, đã phải chịu các cuộc tấn công mạng, sức ép kinh tế nghiêm trọng của Nga.

Tàu đổ bộ tiến công lớp Mistral dài 199m, lượng giãn nước hơn 21.000 tấn. Mistral có khả năng chở 450 – 900 lính, 40 xe tăng chiến đấu chủ lực hoặc 70 xe thiết giáp, 16 trực thăng hạng trung hoặc 35 trực thăng hạng nhẹ, 4 tàu đổ bộ cỡ nhỏ hoặc 2 tàu đổ bộ đệm khí.

Theo một quan chức cấp cao giấu tên thuộc Bộ Quốc phòng, Nga sẽ trang bị tàu đổ bộ trực thăng Mistral cho Hạm đội Thái Bình Dương và sẽ được đặt tại Vladivostok, các tàu sẽ được sử dụng để đảm bảo sự an toàn của khu vực Viễn Đông, bao gồm hỗ trợ cho binh sĩ trên quần đảo Kuril.

[BDV news]


Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

>> 'NATO đẩy Nga quay lại thời Chiến tranh Lạnh'



Thế giới sẽ chứng kiến một cuộc chạy đua vũ trang mới nếu Mỹ quyết định theo đuổi kế hoạch lá chắn tên lửa ở châu Âu.


Đây là lời khẳng định của Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga, Tướng Nikolai Makarov trong cuộc gặp gỡ với các nhà quân sự nước ngoài vào ngày 20/5 vừa qua.

Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Nga - Mỹ không lấy gì làm mặn nồng sau khi nỗ lực của cả hai bên trong việc giải quyết vấn đề xây dựng lá chắn tên lửa ở châu Âu không có tiến triển.



Câu trả lời cho những nỗ lực của Nga và NATO vẫn đang bỏ ngỏ.

Tướng Nikolai Makarov kêu gọi Washington nên thay đổi kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ và NATO tại châu Âu để không đe dọa đến lực lượng hạt nhân của Nga. “Nếu Mỹ cứ khăng khăng thực hiện kế hoạch của mình thì Nga buộc phải dùng các biện pháp đối phó và tiến hành một cuộc chạy đua vũ trang mới”, ông Makarov nói.

Theo ông Makarov, vào năm 2015, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ sẽ càng có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo của Nga và đến 2020, thế cân bằng hạt nhân bị phá vỡ. Đương nhiên, Nga sẽ tìm cách chống lại hệ thống đó. Vì vậy, các quốc gia châu Âu sẽ phải tăng chi tiêu cho quốc phòng.

Tướng Makarov cũng khẳng định, khoảng 5-6 năm nữa, một cuộc chạy đua vũ trang tồi tệ sẽ bắt đầu và cuộc đua này có thể sẽ không có điểm dừng, không xác định kẻ thắng người thua.

Cảnh báo của ông Makarov có nội dung tương tự như những lời cảnh báo được Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tuyên bố nhiều lần. Theo ông Medvedev, thế giới có thể quay lại thời Chiến tranh Lạnh nếu NATO không “mềm mỏng” trong việc hợp tác với Nga về vấn đề lá chắn tên lửa.

Nga coi kế hoạch lá chắn phòng thủ tên tên lửa của NATO do Mỹ khởi xướng là mối đe doạ đối với an ninh quốc gia của nước này.

Mùa thu năm 2010, Nga đã chấp thuận xem xét đề xuất của NATO về việc hợp tác xây dựng lá chắn tên lửa chung, nhưng yêu cầu trong việc quản lý hệ thống này hai bên phải có quyền như nhau, nghĩa là có thể sử dụng chung.

Trước yêu cầu của Nga, NATO đã ngay lập tức bác bỏ và hiện nay thoả hiệp về vấn đề này vẫn còn bỏ ngỏ.
[BDV news]


Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

>> Phó tư lệnh Hải quân Nga bị cách chức



Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã ký quyết định miễn nhiệm chức vụ quân sự với Phó Đô đốc Nikolai Borisov.


Phó Đô đốc Nikolai Borisov, hiện là phó tư lệnh về vũ khí và trang bị của Hải quân Nga. Lý do cho việc miễn nhiệm này không được công bố.

Tuy nhiên, trước đó, Phó Đô đốc Nikolai Borisov là người đại diện cho Bộ Quốc phòng Nga trong cuộc đàm phán sơ bộ về hợp đồng mua bán tàu đổ bộ trực thăng Mistral với Pháp.



Phó Đô đốc Nikolai Borisov đã đặt bút ký vào một bản thỏa thuận gây nhiều bất lợi trong đàm phán mua tàu Mistral cho phía Nga.


Ông cũng là người đã đặt bút ký vào bản thỏa thuận sơ bộ liên chính phủ cho hợp đồng mua bán này. Thỏa thuận liên chính phủ này đã không có sự tham gia của công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport.

Sau đó, một loạt các bài báo được đăng tải trên các trang mạng của Nga về nguyên nhân của sự bế tắc trong công tác đàm phán mua tàu đỗ bộ trực thăng Mistral giữa Rosoboronexport của Nga và DCNS của Pháp.

Theo thông tin được đăng trong các bài báo, Phó Đô đốc Nikolai Borisov đã đặt bút ký vào một bản thỏa thuận với quá nhiều điều bất lợi cho phía Nga.

Điều này đã dẫn đến sự bất lợi cho phía Nga khi bước vào công tác đàm phán chính thức. Đây được cho là nguyên nhân mà giới phân tích quân sự nhận định cho việc bị sa thải của ông.

Việc Phó Đô đốc Nikolai Borisov bị cách chức cũng đồng nghĩa với nhiều khả năng, công tác đàm phán mua tàu đỗ bộ trực thăng Mistral sẽ quay trở về vạch xuất phát ban đầu.


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang