Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Máy bay J-11B

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay J-11B. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay J-11B. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

>> Tìm hiểu Cá mập bay J-15 của Không quân Trung Quốc

J-15 hay còn được gọi là Cá mập bay là chiếc máy bay Trung Quốc sản xuất dành riêng cho tàu sân bay Liêu Ninh. Hôm 25/11 vừa qua, chiếc J-15 đầu tiên có cuộc cất hạ cánh thành công đầu tiên trên sàn tàu Liêu Ninh.

>> Xung đột trên biển: Không quân Trung Quốc chiếm ưu thế trước Nhật Bản?
>> Tìm hiểu máy bay tiêm kích J-10 của Không quân Trung Quốc

Đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang hoàn thiện từng bước trước khi đưa J-15 và sản xuất hàng loạt để trang bị cho tàu sân bay duy nhất của mình.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Cá mập bay J-15 của Không quân Trung Quốc

Khó khăn trong tìm "hàng mẫu"

Dự án J-15 của Trung Quốc ra đời vào năm 2001, sau khi mua được một chiếc Su-33 của Liên Xô đã nhường lại cho Ukaraina. Trước đó, mặc dù rất muốn nhưng Trung Quốc không đủ cơ sở để phát triển dự án này khi mà Nga kiên quyết từ chối các đơn đặt hàng Su-33 của Trung Quốc sau bài học về Su-27SK.

Năm 2006, Nga từ chối một bản hợp đồng mua Su-33 của Trung Quốc khi họ yêu cầu Nga chuyển trước 2 chiếc để "đánh giá". Năm 2009, Nga một lần nữa từ chối hợp đồng mua Su-33 của Trung Quốc dù số lượng đã được nâng lên 14 chiếc. Khi đó, Nga đã yêu cầu Trung Quốc mua ít nhất 24 chiếc Su-33 nhưng không được chấp nhận.

Đây là dự án được phát triển và nghiên cứu chung bởi Viện Nghiên cứu 601 của Hải quân Trung Quốc và Tổng Cty hàng không Thẩm Dương. Năm 2005, những đồn đoán đầu tiên về chiếc máy bay này bắt đầu xuất hiện trên các trang tin, diễn đàn quân sự thế giới. Ban đầu, nhiều người cho rằng đây là một chiến đấu cơ bán tàng hình nhưng trong những bức ảnh đầu tiên xuất hiện năm 2009, các chuyên gia quân sự thế giới đã thấy ngay được hình dáng của Su-33 trong J-15.

Theo trang tin RIA của Nga, chuyến bay thử đầu tiên của J-15 được diễn ra vào 31/8/2009, một tháng trước ngày Quốc khánh thứ 60 của Trung Quốc. Qua những hình ảnh đầu tiên về Cá mập bay, các chuyên gia hàng không cho biết những hệ thống quan trọng của máy bay như điều hướng và cất hạ cánh có khả năng được được sao chép từ chiếc Su-33 Trung Quốc mua từ Ukraina.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
J-15 của Trung Quốc phát triển dành cho tàu sân bay Liêu Ninh

Vượt trội so với "cựu chiến binh"

Đại tá Igor Korotchenko, Bộ Quốc phòng Nga đã đưa ra lời nhận xét sau khi J-15 xuất hiện: “J-15 khó có thể đạt được những tính năng như Su-33 và có lẽ người Trung Quốc sẽ phải mua Su-33 về dùng trên tàu sân bay của mình”. Bên cạnh đó còn nhiều lời chỉ trích nữa dành cho chiếc máy bay này, ngoài chuyện có vẻ ngoài giống Su-33 nó còn bị đánh giá thấp về các khả năng chiến đấu.

Thế nhưng, Trung Quốc đã chứng minh được khả năng của mình, các hệ thống điện tử, vũ khí và radar của J-15 đều là hàng nội địa nhưng vẫn vượt trội hơn so với Su-33 của Nga.

Khi đó, các chuyên gia đem phần khung của J-15 so sánh với Su-33 còn phần sức mạnh và chức năng của nó được đánh giá ngang hàng với các máy bay F-18 của Mỹ sử dụng trên các tàu sân bay của họ. Mặc dù thành công với J-15, đạt được những tính năng vượt trội hơn so với Su-33 của Nga nhưng đáng buồn cho Trung Quốc là khi J-15 thử nghiệm thành công cũng là lúc Nga cho Su-33 về" nghỉ hưu", ngừng phục vụ trên tàu sân bay của mình.

Cuối năm 2009, Hải quân Nga đã chi hơn 1 tỉ USD để mua về 24 máy bay chiến MiG-29K, loại máy bay dành riêng cho tàu sân bay để thay thế toàn bộ Su-33 trên tàu Kuznetsov. Đây là phiên bản tàu sân bay của MiG-29, nó có chuyến bay thử đầu tiên từ 2005, 15 năm sau khi bản MiG-29 đầu tiên ra đời.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Nan giải về trái tim của "Cá mập bay"

Trong lần đầu tiên bay thử năm 2009, J-15 được trang bị các hệ thống điện tử, radar và vũ khí nội địa. Tất cả đều được nâng cấp từ dự án J-11B trước đó mà Trung Quốc đã vi phạm thỏa thuận sở hữu trí tuệ với Nga về hợp đồng sản xất Su-27SK. Thế nhưng điểm mấu chốt nhất và là sức mạnh của chiếc máy bay là động cơ thì J-15 vẫn chạy bằng động cơ phản lực AL-31F của Nga.

Đến tháng 7/2011, Trung Quốc tuyên bố J-15 của họ đã có thể bay bằng động cơ FWS-10H tự sản xuất, động cơ trước đây sử dụng cho J-11B. Khi đó các chuyên gia quân sự cho biết, lực đẩy tối thiểu để J-15 cất cánh là 12,8 tấn nhưng công suất tối đa của FWS-10H chỉ là 12,5 tấn.

Điều đó cho thấy có thể Trung Quốc đã thay đổi động cơ để phù hợp với máy bay hoặc ngược lại, J-15 đã bị cắt xén một vài phần để có thể bay bằng FWS-10H. Không những thay đổi về động cơ, các chuyên gia hàng không Trung Quốc còn phải nghiên cứu rất nhiều để đưa ra một số cải tiến giúp J-15 có thể cất hạ cánh thành công trên sàn của tàu sân bay Liêu Ninh như hiện nay.

Có thể kể đến là bánh xe mũi hàng đôi giúp máy bay ổn định và thăng bằng tốt trong quá trình cất hạ cánh trên sàn tàu mấp mô. Thêm vào đó móc đuôi giúp nó kết hợp với cáp hãm đà trên tàu Liêu Ninh trong khi hạ cánh. Cuối cùng là khả năng gập đôi cánh khi đang đậu để tiết kiệm diện tích khi tập hợp trên tàu sân bay.

Trước đây, các máy bay sản xuất theo hợp đồng với Nga, phải sử dụng các hệ thống bên trong của nhà cung cấp và thường không tương thích với vũ khí của Trung Quốc. J-15 có thể sử dụng tốt các vũ khí trong nước do có hệ thống tương thích, các vũ khí của nó bao gồm tên lửa PL-8, PL-12 AAMs hay tên lửa chống hạm YJ-83K, một số loại bom dẫn đường thông minh. Đây là những bước tiến khá lớn của Hải quân Trung Quốc khi sức mạnh của J-15 được đánh giá ngang hàng với F/A-18C của Mỹ.

Trung Quốc đang có kế hoạch sản xuất hàng loạt J-15 để trang bị cho Liêu Ninh trong khi hiện nay đã có 20 chiếc máy bay loại này được sản xuất, sử dụng cho công tác thử nghiệm và đào tạo phi công.

Đầu tháng 11 vừa qua, Trung Quốc cũng đã công bố những hình ảnh đầu tiên về chiếc J-15 thứ 2 của mình. Nhưng đây lại là một phiên bản 2 chỗ ngồi, trong đó phi công phụ sẽ là người đảm nhận nhiệm vụ điều khiển hệ thống vũ khí của máy bay. Nguyên lí hoạt động của phiên bản này được cho là giống với máy bay trên tàu sân bay F-15E của Mỹ. Tuy nhiên, hiện nay Mỹ cũng đã cho các máy bay F-15E của mình ngừng hoạt động.


Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

>> Brazil sẽ mua J-11B của Trung Quốc ?


Chuyên gia hàng không quân sự Brazil Evandro Santana Pereira kiến nghị nước này nên xem xét việc mua tiêm kích J-11B để trang bị cho quân đội.


Trong một bài viết được đăng tải trên Aereo, cổng thông tin điện tử có tầm ảnh hưởng quan trọng với Quân đội Brazil, chuyên gia hàng không quân sự Evandro Santana Pereira nêu ra tầm quan trọng của việc xem xét mua tiêm kích J-11B của Trung Quốc.

Chuyên gia hàng không quân sự Brazil Evandro Santana Pereira cho rằng, J-11B là một sự tiến hóa từ Su-27SK của Nga, nó thừa hưởng được gần như toàn bộ đặc tính của Su-27 với sự tiến bộ vượt bậc gần đây của công nghiệp hàng không Trung Quốc, J-11B là mẫu máy bay cần quan tâm nghiên cứu.

Ông nhận xét, J-11B là một mẫu máy bay chiến đấu hiện đại, hiệu suất của nó hoàn toàn không thua kém các máy bay chiến đấu thế hệ 4 của các nước phương Tây, ngoài ra, tiêm kích này có chi phí rất phải chăng.

Cuối bài viết của mình, vị chuyên gia này một lần nữa kêu gọi Bộ Quốc phòng Brazil xem xét đưa J-11B vào danh sách nghiên cứu mua hàng để trang bị cho quân đội nước này.

Đôi nét về J-11B

J-11B là một thiết kế sao chép từ Su-27SK của Nga, tiêm kích này kết hợp sử dụng bộ khung của Su-27SK và hệ thống điện tử được cho là tiên tiến hơn của Trung Quốc.

Phía Nga cho rằng, J-11B là một sự sao chép trắng trợn Su-27SK, tuy nhiên, phía Trung Quốc không đồng tình với kết luận này.

Cuộc tranh cãi giữa Nga- Trung Quốc xung quanh bản quyền của Su-27 vẫn đang diễn ra, tuy nhiên, nếu nhận xét một cách khách quan, J-11B không hoàn toàn là một bản sao từ Su-27.

J-11B sử dụng chung phần khung máy bay và động cơ giống Su-27 của Nga, đây có thể coi là một sự “nhân bản”, nhưng các hệ thống điện tử được thiết kế riêng cho biến thể này.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống cảm biến cảnh báo tên lửa MAWS ở đuôi của J-11B có thể coi là sự khác biệt lớn so với Su-27.

Sự khác biệt về hệ thống điện tử so với Su-27 bao gồm:

- Một hệ thống dò tìm mục tiêu hồng ngoại IRST do Trung Quốc thiết kế thay thế cho hệ thống OLS-27.

- Một radar mảng pha giống với radar Zhuk-27, nó bao gồm hệ thống phân biệt bạn thù IFF.

- Hệ thống điều áp và oxygen tích hợp mới OBOGS ở J-11B xuất hiện trước khi Nga trang bị hệ thống tương tự vào các sản phẩm của họ.

- Buồng lái nhà kính được thiết kế khá độc đáo với cách bố trí bất đối xứng hoàn toàn khác biệt từ biến thể Su-30MKK/MK2 và Su-27SMK.

- Một hệ thống cảm biến cảnh báo tên lửa quang học MAWS được tuyên bố hoạt động ở dãi phổ cực tím.

- Tấm ổn định điện môi không nhìn thấy ở bất kỳ biến thể nào của Nga.

Như vậy, J-11B có thể xem là một nhánh của gia đình Flanker chứ không hoàn toàn là một sao chép của Su-27SK.

http://nghiadx.blogspot.com
J-11B


Bài viết của ông có đoạn: "J-11B được phát triển từ Su-27 của Nga (Liên Xô), tiêm kích này được phát triển trong giai đoạn 1970-1980. Máy bay đi vào hoạt động vào năm 1985. Su-27 là một câu trả lời của Nga đối với máy bay chiến đấu F-15 của Mỹ, mục đích thiết kế của nó là đạt được ưu thế trên không".

Sau thời gian dài gặp nhiều khó khăn trong phát triển, Su-27 đã trở thành một trong những máy bay chiến đấu tốt nhất thế giới. Su-27 đã đạt được sự tín nhiệm ở nhiều quốc gia trên thế giới, từ Su-27, Sukhoi đã phát triển thành một gia đình máy bay Su với khả năng đa nhiệm.

Su-27 đã đạt được thành công vượt bậc trong xuất khẩu, hiện được sử dụng ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Trung Quốc.

Năm 1990, Trung Quốc bắt đầu mua hàng loạt máy bay chiến đấu Su-27, tiếp đó là tiêm kích đa năng Su-30MKK và Su-30MK2.

Năm 1996, Trung Quốc bắt đầu đàm phán về việc mua giấy phép sản xuất Su-27SK tại nước này với tên gọi J-11.

Từ năm 1998-2004, tổng công ty máy bay Thẩm Dương (Shenyang) đã sản xuất được 100 chiếc J-11, tuy nhiên sau đó, phía Trung Quốc đã hũy bỏ hợp đồng và phát triển thành J-11B, hiện nay, J-11B đã được sản xuất với 90% linh kiện trong nước.

J-11B bắt đầu được sản xuất trong những năm 2000, bắt đầu đưa vào sử dụng trong năm 2008, quá trình nội địa hóa J-11B đã được hoàn thành trong năm 2010

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011

>> Trung Quốc đã vượt mặt Nga?



Trung Quốc rồi sẽ không còn phụ thuộc vào Nga và sẽ trực tiếp cạnh tranh với Nga trên thị trường thế giới về vũ khí và năng lượng.

Một báo cáo của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) mới đây cho biết, Trung Quốc đã giành được thế thượng phong trong quan hệ song phương với Nga do Bắc Kinh không còn phụ thuộc vào các vũ khí hiện đại và năng lượng của Moscow nữa.

Trong khi lãnh đạo hai nước vẫn đang nỗ lực xây dựng quan hệ liên minh chiến lược chặt chẽ chẽ giữa hai bên, thì mối quan hệ đối tác này dường như không thể phát triển thành một hình thức nào cao hơn trong tương lai.


http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc rồi sẽ tách khỏi ảnh hưởng vũ khí và năng lượng từ Nga để trở thành một thực thế trực tiếp cạnh tranh với Nga


“Trong vài năm tới, khi mà quan hệ vẫn duy trì ở mức độ ngoại giao, thì hai nền tảng tạo nên mối quan hệ đối tác chặt chẽ giữa hai bên trong suốt 2 thập kỷ qua – quân sự và năng lượng – sẽ sụp đổ”, nhóm tác giả báo cáo cho biết. “Kết quả là, tầm quan trọng của Nga đối với Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm đi”.

Quan hệ Trung – Nga lúc thăng lúc trầm trong suốt nhiều thập kỷ quả, có khi hai bên còn đứng bên bờ vực chiến tranh, đặc biệt trong cuộc tranh chấp biên giới năm 1969.

Theo nội dung bản báo cáo, trong khi cả hai đều hợp tác chặt chẽ về các lĩnh vực trong khuôn khổ Liên Hợp quốc, như cùng nhau chống lại các quyết định của Mỹ hoặc các nước phương Tây, thì cả Bắc Kinh và Moscow đều tự mình tìm cách thắt chặt quan hệ riêng với Washington.

“Hơn nữa, nhiều nhà hoạch định chiến lược Bắc Kinh và Moscow đều coi phía bên kia là mối đe dọa chiến lược lâu dài”.

Trung Quốc từng phụ thuộc rất lớn vào các vũ khí của Nga. Nhưng những tiến bộ vượt bậc của Bắc Kinh trong suốt thời gian qua cho thấy Trung Quốc sẽ thực sự là một đối thủ của Nga trên bình diện thế giới.

Đó là một trong những lý do vì sao giờ đây Nga không còn muốn xuất khẩu vũ khí công nghệ cao sang Trung Quốc nữa, bản báo cáo cho biết.

“Một nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến sẽ ngày càng đáp ứng những đòi hỏi của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc, hạn chế việc phải nhập khẩu vũ khí ồ ạt như thời gian qua”.

“Đồng thời, sẽ thật khó hiểu nếu Nga đồng ý và sẵn lòng đáp ứng các yêu cầu vũ khí tối tân của Trung Quốc do những bí quyết kỹ thuật quân sự riêng của mình và bởi Trung Quốc hoàn toàn có thể bắt chước các loại vũ khí này và cạnh tranh với Nga trên thị trường thế giới”.


http://nghiadx.blogspot.com

Chiếc Su-27 của Nga đã bị Trung Quốc chế biến thành chiếc J-11B của riêng mình như thế này


Cũng theo bản báo cáo, về hợp tác năng lượng, quan hệ hai bên cũng đã có những xói mòn, khi xuất hiện tranh cãi về hợp đồng xuất nhập khẩu năng lượng giữa Nga và Trung Quốc, đồng thời Bắc Kinh cũng đang đi tìm cho mình nhà cung cấp khác, đặc biệt là ở Trung Á.

Một hợp đồng cung cấp năng lượng và khí đốt giữa Nga và Trung Quốc trị giá 1 tỷ USD trong vòng 30 năm được ký kết sau chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tới Nga đã không được thực hiện. Theo một nguồn tin thân cận thì nguyên nhân là do những khác biệt về giá giữa nhà sản xuất năng lượng lớn nhất thế giới và Bắc Kinh vẫn chưa được giải quyết.

“Hiện nay ở cả hai nước, các nhà hoạch định chiến lược đều cho rằng những cuộc cạnh tranh như vậy sẽ làm leo thang mâu thuẫn hai bên và làm sói mòn niềm tin về một mối quan hệ đối tác chiến lược”.

“Do vậy, Nga và Trung Quốc hiện nay sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ đối tác thực dụng, nhưng không dựa trên nền tảng chia sẻ những vấn đề thế giới và lợi ích chiến lược”, bản báo cáo kết luận.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang