Máy bay tiêm kích thương hiệu Su của hãng Sukhoi (Nga) hiện chiếm vị trí số một về số lượng trên thị trường máy bay tiêm kích thế giới giai đoạn 2008-2015. >> Tìm hiểu sức mạnh của Su-30KN Máy bay tiêm kích thương hiệu Su của hãng Sukhoi (Nga) hiện chiếm vị trí số một về số lượng trên thị trường máy bay tiêm kích thế giới giai đoạn 2008-2015. Đây là kết luận của Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới (SAMTO) công bố ngày 9/7 nhân dịp diễn ra Triển lãm Hàng không quốc tế Farnborough-2012 tại Anh. Theo báo cáo 4 năm một lần của SAMTO, trong giai đoạn 2008-2015, các dòng máy bay Su luôn đứng đầu về số lượng xuất khẩu với 280 chiếc, có tổng trị giá 12,73 tỷ USD. Đứng thứ hai là Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ với 204 chiếc, tổng trị giá là 15,15 tỷ USD. Chiếm vị trí thứ ba là Tập đoàn chế tạo hàng không Thành Đô của Trung Quốc với 179 chiếc, thu được 3,37 tỷ USD. Theo dự báo của SAMTO, trong giai đoạn 2012-2015, Su chiếm 15,7% về tổng giá trị máy bay tiêm kích xuất khẩu của thế giới và 21,9% về số lượng. Trong đó, riêng Ấn Độ đặt mua 109 chiếc Su với giá 5,33 tỷ USD. Ngoài ra, một thương hiệu máy bay chiến đấu nổi tiếng khác của Nga là MiG có nhiều cơ hội củng cố mạnh mẽ vị thế trên thị trường máy bay tiêm kích đa chức năng thế giới giai đoạn 2012-2015. Theo SAMTO, MiG có thể chiếm 7,9% tổng giá trị xuất khẩu trên thị trường này và 11,9% về số lượng. Trong giai đoạn này, các khách hàng nước ngoài đặt mua 59 máy báy tiêm kích MiG thế hệ mới với tổng trị giá 2,67 tỷ USD, cao hơn nhiều so với giai đoạn 2008-2011, chỉ 30 chiếc (tương đương 5,6% tổng số lượng) với tổng trị giá 1,13 tỷ USD. Dưới đây là hình ảnh một số loại máy bay Su của hãng Sukhoi (Nga) hiện đang chiếm vị trí số một về số lượng trên thị trường máy bay tiêm kích thế giới giai đoạn 2008-2015. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay Nga. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay Nga. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012
>> Tiêm kích Su vẫn đang dẫn đầu về số lượng
Nhãn:
Không quân Nga,
Máy bay Nga,
Tiêm kích Su
Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012
>> Mổ xẻ điểm khác biệt của chiếc Su-T-50 03
Những thông tin điểm khác biệt giữa Su-T-50 03 với hai mẫu thử trước hé lộ nhiều công nghệ điện tử hàng không mới của Nga.
Tạp chí hàng không quốc tế Air International của Anh mới đây đã xuất bản một bài báo của chuyên gia hàng không nổi tiếng của Ba Lan Peter Butovsky nói về sự phát triển của các mẫu thử nghiệm máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 PAK FA của Nga.
Dưới đây là nội dung bài viết: Trong đầu tháng 1/2012, Tổng Giám đốc công ty Sukhoi Mikhail Pogosyan nói với ITAR-TASS về các mẫu thử nghiệm máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Sukhoi T-50 của họ đã thực hiện được hơn 120 chuyến bay thử. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là vào tháng 11/2011, mẫu thử nghiệm máy bay Su-T-50 thứ ba (T-50-3) đã được đưa vào chương trình thử nghiệm ở vùng Kosomolsk-on-Amur. Hai mẫu thử nghiệm đầu tiên đã gặp phải một số vấn đề, trong tháng 8/2011, mẫu thử nghiệm T-50-1 đã bị cháy động cơ khi chạy đà cất cánh, và phi công đã nhanh chóng bật dù nên không gây ra hậu quả nghiệm trọng nào. Mẫu T-50-2 (đuôi số 51) cũng gặp một số sai sót trong thiết kế kết cấu. Trong quá trình thử nghiệm, nhà thiết kế đã tìm ra một số điểm chưa hợp lý trong thiết kế và hoàn thiện ở mẫu T-50-3. Quá trình này hoàn toàn bình thường trong quá trình phát triển hoàn thiện một thế hệ máy bay chiến đấu mới. Sau hàng loạt chuyến bay thử nghiệm, ngày 28/12/2011, mẫu thử nghiệm thứ ba này đã được tháo rời và vận chuyển tới Zhukovsky ở gần Moscow để lắp đặt các hệ thống thiết bị hàng không mới cho máy bay. T-50-3 là mẫu thử nghiệm thứ ba nhưng thuộc dự án PAK FA, nhưng lại được "ưu tiên" là máy bay đầu tiên được lắp đặt radar AESA mới N036 ở phần mũi, trong khi đó, T-50-1 và T-50-2 đều có cái mũi trống rỗng (không được lắp radar). Radar N036 của T-50-3 được kết hợp với anten X-band. Mẫu thử nghiệm này cũng đã được lắp cảm biến quang-điện tử tích hợp 101KS Atoll ở phần mũi và đuôi. Trong đó gồm hai hệ thống phòng thủ 101KS và 101KS-B-O (T-50-2 cũng được lắp hệ thống này nhưng T-50-1 thì không). Ở T-50-3 còn có sự khác biệt rõ rệt, đó là những rãnh hở cung cấp không khí để làm mát động cơ, được thiết kế ở phía trước của cánh đuôi thẳng đứng. Đầu mút của cánh máy bay cũng khá khác với mẫu thử nghiệm máy bay Su-T-50 đầu tiên. Mẫu thử nghiệm Su-T-50 thứ ba đã có một số thay đổi về cấu trúc và được lắp đặt nhiều hệ thống điện tử hàng không mới nhất của Nga. Tổng Giám đốc công ty Sukhoi, ông Pogosyan cho biết: "Mẫu thử nghiệm máy bay Su-T-50 thứ tư sẽ bắt đầu bay trong năm 2012", nhưng không nói rõ máy bay sẽ bay vào thời điểm nào. Giữa tháng 2/2012, Tư lệnh không quân Nga Alexander Zelin đã nói với RIA Novosti, trong giai đoạn 2013-2015, chương trình thử nghiệm máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm PAK FA sẽ tăng lên con số 14 chiếc, trong đó, năm 2013, máy bay Su-T-50 sẽ được đưa tới trung tâm thử nghiệm quốc gia Akhtubins. Theo chương trình vũ khí nhà nước Nga trong giai đoạn 2016 - 2020, Không quân sẽ mua 60 máy bay Su-T-50 để đáp ứng trước mắt yêu cầu phòng thủ quốc gia. Trong thời gian này, Nga sẽ đưa vào sản xuất loạt đối với loại chiến đấu cơ đa năng thế hệ 4++ Su-35S để kịp "lấp chỗ trống" khi Su-T-50 còn đang tiếp tục hoàn thiện. Động cơ Izdeliye 30 giai đoạn 2 Công ty NPO Saturn vừa qua đã loan báo thông tin rằng, động cơ Izdeliye 30 giai đoạn thứ hai cho máy bay PAK FA đang được họ phát triển và thử nghiệm. Giám Đốc Tổng công ty chế tạo máy quốc gia (UEC) Andrei Reus nói, mẫu thử nghiệm động cơ Izdeliye 30 "giai đoạn thứ hai" đầu tiên sẽ xuất hiện vào năm 2016. Trong đó, 70% công việc chế tạo động cơ mới sẽ được thực hiện bởi NPO Saturn. Tất cả ba mẫu thử nghiệm máy bay Su-T-50, bao gồm T-50-1, T-50-2 và T-50-3, ban đầu đều đã được lắp đặt động cơ AL-41F1 (hay còn gọi là 117S). Đây là loại động cơ với sức đẩy được tăng cường và có đường kính lớn hơn sau khi được nâng cấp từ loại AL-31FP lắp trên các máy bay Su-30. Theo UEC, trong năm 2011, có 16 động cơ AL-41F1 được sản xuất, trong đó 6 động cơ chỉ để thử nghiệm trên mặt đất và 10 động cơ còn lại sẽ được lắp trên các máy bay Su-27M và Su-T-50 để bay thử nghiệm. Động cơ AL-41F1 đã có sức đẩy tới 15 tấn ở chế độ đốt sau và lực đẩy khô là 9,5 tấn (lực đẩy khô cao sẽ rất quan trọng khi bay siêu hành trình). Theo các báo cáo, động cơ Izdeliye 30 giai đoạn 2 đã được tăng lực lên tới 18 tấn và 11,5 tấn ở các chế độ như trên và dự kiến sẽ được lắp hàng loạt cho các máy bay Su-T-50 từ năm 2020. Lộ diện vũ khí cho Su-T-50 Trang mạng Photosite fotosik.pl của Ba Lan đã đăng tải hình ảnh bố trí các loại vũ khí ở khoang vũ khí bên trong và ngoài thân của loại chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm PAK FA Su-T-50 của Nga. Mô hình máy bay Su-T-50 được làm bằng đất sét, trong đó, tất cả các vị trí có thể bố trí vũ khí của máy bay ra sao đã được thể hiện khá rõ ràng. Máy bay mang được cả vũ khí bên trong thân và nhiều loại bom, tên lửa được treo ở ngoài cánh. Cho đến nay, việc bố trí các hệ thống vũ khí trên máy bay Su-T-50 ra sao vẫn là một điều bí ẩn, ngoại trừ trước đó đã từng có một số bản vẽ kỹ thuật không chính thống. Tuy nhiên, những nỗ lực từ công ty Polish Hobby (thuộc Ba Lan), chuyên sản xuất bản sao các mô hình máy bay nổi tiếng trên thế giới tiết lộ chi tiết về việc bố trí các hệ thống vũ khí của PAK FA. Dưới đây là một số hình ảnh: Theo những hình ảnh mà công ty này công bố, máy bay Su-T-50 được trang bị tới 6 tên lửa không – đối – không tầm trung RVV-SD ở hai khoang vũ khí dưới bụng (mỗi khoang mang 3 tên lửa). Ở hai cánh máy bay còn có hai module kín, mỗi module mang được 1 tên lửa không – đối – không tầm trung RVV-MD, ở dưới hai động cơ máy bay còn mang được 2 quả bom có điều khiển KAB-500-ML, bốn giá treo ở hai cánh được trang bị hai module tên lửa không – đối – hạm Kh-38ME, ngoài ra, bên ngoài thân còn có 2 giá treo tên lửa tương tự như Kh-59UshkE. Mô hình máy bay Su-T-50 trang bị đầy đủ vũ khí được công ty Polish Hobby bán với giá 20 USD/chiếc
Các mốc thời gian quan trọng của Su-T-50
Ngày 29/1/2010, chuyến bay đầu tiên của mẫu thử nghiệm T-50-1 được thực hiện ở vùng Kosomolsk-on-Amur.
3/3/2011, mẫu thử nghiệm T-50-2 bắt đầu các chuyến bay thử nghiệm.
3/11/2011 hai mẫu T-50-1/2 thực hiện được 100 chuyến bay thử nghiệm.
22/11/2011 mẫu thử T-50-3 bắt đầu chuyến bay thử.
Năm 2013, Su-T-50 sẽ bắt đầu các chuyến bay kiểm tra cấp nhà nước.
Năm 2016 lô máy bay Su-T-50 đầu tiên sẽ được bàn giao cho Không quân và đưa vào trực chiến.
|
Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012
>> Khám phá chiến đấu cơ Su-35S
Hình dáng khí động học ưu việt, hệ thống điện tử hàng không hiện đại, tầm bay, tải trọng vũ khí cực mạnh, Su-35S là máy bay thông thường mạnh nhất hiện nay. Su-35S là đỉnh cao của thiết kế máy bay chiến đấu thông thường, một sự kết hợp giữa hình dáng khí động học ưu việt và động cơ tiên tiến cùng với hệ thống điện tử hàng không hiện đại. Buồng lái hiện đại của Su-35S Ảnh: Sukhoi Su-35S là biến thể hiện đại hóa sâu rộng của Su-27M, trước đây còn gọi là Su-35BM. Trong đó, Su-35S được chỉ định là biến thể trang bị cho Không quân Nga và Su-35BM là biến thể dành cho xuất khẩu. Su-35S mang một luồng gió mới trong thiết kế máy bay của Nga, máy bay được trang bị một khung máy bay mới với tuổi thọ lên đến 6.000 giờ bay, tương đương với 30 năm, thời gian cần phải đại tu khung máy bay lên đến 1.500 giờ (10 năm). Su-35S giữ lại các thiết kế khí động học cơ bản của dòng Flanker kết hợp với nhiều cải tiến khí động học quan trọng. Thiết kế của máy bay loại bỏ phanh không khí phía sau buồng lái làm tăng khả năng cơ động, kết hợp với động cơ đẩy vector đa chiều không đối xứng. Hệ thống điện tử tích hợp hiện đại Su-35S được trang bị hệ thống fly-by-wire số hoàn toàn với 3 kênh tín hiệu, so với các biến thể Su-27/Su-30, máy bay không có đường kết nối cơ khí nào giữa thanh điều khiển với các cánh nâng bên ngoài. Hệ thống phần mềm điều khiển bay tích hợp sẽ kiểm soát hoàn toàn các hoạt động, điều chỉnh cánh nâng, động cơ đẩy vector cũng như giới hạn các động tác nhào lộn. Máy bay được trang bị thanh điều khiển HOSTA hiện đại, hệ thống điện tử hàng không được thiết kế trên cơ sở ứng dụng cho tiêm kích thế hệ 5. Su-35S được trang bị 2 động cơ 117S, được phát triển từ động cơ AL-31F, có lực đẩy tăng 16%, cung cấp lực đẩy thô 86,3kN, 142,2kN với buồng đốt hai lần. So với động cơ AL-31F hiệu suất, tuổi thọ của động cơ tăng từ 2-2,7 lần, khoảng thời gian cần sửa chữa từ 500 giờ lên đến 1.000 giờ, thời gian cần đại tu động cơ lên đến 1.500 giờ bay. Động cơ mới được trang bị hệ thống quạt mới, buồng đốt áp lực cao và áp lực thấp cùng với một hệ thống điều khiển số mới hoàn toàn. Động cơ đẩy vector đa chiều không đối xứng 117S mang lại cho Su-35S khả năng thao diễn vượt trội. "Mắt thần" của Su-35S là radar quét mạng pha điện tử Irbis-E, radar có đường kính 900mm. Đây là một radar hiệu năng cao đươc thiết kế riêng cho Su-35S. Irbis-E là sản phẩm của Viện nghiên cứu công nghệ Tikhomirov NIIP. Irbis-E là một radar quét mạng pha điện tử bị động, radar có khả năng quét góc 60 độ ở cả hai góc phương vị và độ cao, các thiết bị truyền động thủy lực cho phép radar xoay 120 độ. Radar cung cấp khả năng giám sát không đối không, đối đất, đối hải cùng lúc, lập bản đồ mặt đất với chế độ khẩu độ tổng hợp. Irbis-E là radar trang bị cho máy bay chiến đấu có phạm vi hoạt động lớn nhất hiện nay Ảnh: NIIP Irbis-E có khả năng phát hiện các máy bay tàng hình, phương tiện bay không người lái, tên lửa có diện tích phản hồi radar RCS 0.01m2 ở cự ly tới 90km. Radar có khả năng phát hiện và theo dõi 30 mục tiêu trên không có RCS 3m2 ở cự ly tới 400km, tham chiến với 8 mục tiêu cùng lúc. Không chỉ vậy, radar có khả năng lập bản đồ số độ phân giải cao, theo dõi và tham chiến với 4 mục tiêu mặt đất cùng lúc với phạm vi lên đến 400km mà không cần phải ngưng chế độ giám sát trên không. Radar phía trước được hỗ trợ bởi một radar phía sau để điều khiển các tên lửa đối không SARH, tầm bao quát về phía sau là 50km. Ngoài ra, radar Irbis-E còn được hỗ trợ bởi hệ thống tìm kiếm, theo dõi mục tiêu bằng hồng ngoại OLS-35. Hế thống bao gồm, một bộ cảm biến hồng ngoại, máy đo xa kiêm chỉ thị mục tiêu laser và cuối cùng là một hệ thống quang-truyền hình. OLS-35 là một hệ thống có độ chính xác cao, sai số trượt mục tiêu (CEP) của hệ thống chỉ 5 mét, phạm vi hoạt động tối đa là 20km chống lại các mục tiêu trên không, 30km với các mục tiêu mặt đất, tầm phát hiện mục tiêu của hệ thống là 90km. Su-35S có một buồng lái hiện đại, máy bay được trang bị hai màn hình LCD độ phân giải cao kích thước 230x305mm, màn hình hiển thị HUD đa chức năng, hai kênh thông tin liên lạc mã hóa VHF/UHF, hệ thống chống nghẽn tín hiệu liên lạc giữa các máy bay và trạm chỉ huy mặt đất. Các hệ thống định vị dựa trên màn hình hiển thị bản đồ kỹ thuật số với khả năng định vị quán tính và định vị toàn cầu GLONASS. Su-35S được trang bị hệ thống đối phó điện tử ECM tích hợp, có thể tùy chọn hệ thống KNIRTI SAP-14. Hệ thống này được đánh giá tương đương với hệ thống ALQ-99E của Mỹ trang bị cho máy bay tác chiến điện tử EA-18 Growler. Phương án tương đương cho Su35S là hệ thống KNIRTI SAP-518 ECM, hệ thống chỉ thị mục tiêu quang điện tử gắn ngoài UOMZ Sapsan. Hệ thống vũ khí đầy uy lực Su-35S có tới 12 điểm treo vũ khí bên ngoài, tổng tải trọng vũ khí lên đến 8.000kg, các vũ khí ưu việt có thể kể đến như: Tên lửa không đối không tầm ngắn RVV-MD, biến thể nâng cấp của R-73M(AA-11 Archer), tên lửa được trang bị đầu dò hồng ngoại đa màu sắc, tầm bắn tối đa đến 40km, tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn RVV-SD, biến thể nâng cấp của R-77 (AA-12 Adder), tầm bắn tối đa lên đến 160km. Cận cảnh vũ khí một bên cánh của Su-35S. Tên lửa không đối không tầm trung R-27AE(AA-10 Alamo), tầm bắn tối đa 130km, ngoài ra, Su-35S còn được trang bị tên lửa chống bức xạ Kh-31P, tên lửa chống hạm Kh-31A, tên lửa hành trình Kh-59ME/MK tầm bắn 285km, Kh-29T/L, bom có điều khiển và không có điều khiển. Cuối cùng Su-35S được vũ trang một pháo GSh-30, 30mm với cơ số 150 viên đạn Tốc độ, tầm bay vượt trội Trong số các máy bay của phương Tây, ngoại trừ F-15 và F-22 có khả năng thực hiện một cuộc đua tốc độ với Su-35S, các máy bay còn lại, thậm chí cả F-35 điều bị Su-35S cho “hít khói”. Su-35S đạt tốc độ tối đa Mach-2,25 tại độ cao lớn, Mach-1,4 tại độ cao thấp, thời gian tăng tốc từ 1.100km/h lên 1.300km/h chỉ trong vòng 8 giây, trần bay tối đa là 18km. Với tối đa nhiên liệu bên trong Su-35S có tầm hoạt động 3.600km, bán kính chiến đấu 1.580km, với hai thùng nhiên liệu gắn ngoài, tầm bay tối đa đạt 4500km, cùng với đó là hệ thống tiếp nhiên liệu trên không để tăng tầm bay. Các chuyên gia quân sự châu Âu luôn lo ngại rằng, các máy bay chiến đấu hiện đại nhất của họ hiện nay đều không phải là đối thủ của Su-35S ở mọi chỉ số, thậm chí tiêm kích thế hệ 5 F-35 sẽ trở nên yếu thế khi mất đi khả năng tàng hình, gần như chắc chắn F-35 sẽ bị đánh bại trong một cuộc chạm trán với Su-35S. Su-35S hội đủ tất cả các yếu tố để trở thành một siêu tiêm kích thế hệ 4++, và Singapore Air Show 2012 là cơ hội để các khách hàng nước ngoài được chiêm ngưỡng những đặc tính kỹ thuật ưu việt của tiêm kích này. Trong thập kỷ tới, Su-35S sẽ ngôi sao sáng trên thị trường xuất khẩu thế giới. |
Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011
>> 'Su-35 vượt trội so với máy bay châu Âu'
"Các phân tích đươc thực hiện trong cuộc thử nghiệm đã có thể kết luận rằng máy bay S-35/Su-35S đạt được đặc tính bay tốt hơn so với các máy bay chiến đấu tương tự của phương Tây và cho phép lắp đặt nhiều thiết bị khác nhau trên máy bay để giải quyết một số yêu cầu nhiệm vụ kỹ, chiến thuật rộng hơn", đại diện của hãng Sukhoi cho biết. Thông báo nhấn mạnh rằng các đặc tính vốn có của máy bay sẽ vượt quá tất cả các máy bay chiến đấu chiến thuật thế hệ 4 và 4+ của phương Tây như Rafale và EF2000, hay các máy bay chiến đấu được nâng cấp chẳng hạn như F-15, F-16, F-18 và Mirage 2000. Ngoài ra, Su-35 sẽ được dùng để chống lại máy bay tàng hình F-22A, cũng như F-35A. Hai mẫu Su-35-1/2 đang tiến hành bay thử nghiệm sơ bộ. Trong đó nó đã hoàn toàn xác nhận và thiết lập chi tiết thông số kỹ, chiến thuật của các thiết bị trên khoang và các đặc tính khả năng cơ động cao, khả năng ổn định và khả năng kiểm soát bay, đặc điểm của hệ thống cấp điện và khả năng làm việc của hệ thống định vị. Su-35 đạt tốc độ tối đa 1.400 km/h (trần bay thấp) hoặc 2.400 km/h (trần bay cao), trần bay 18.000m. Su-35 có thể phát hiện mục tiêu trên không ở khoảng cách hơn 400 km. Cự ly này cao hơn đáng kể so với các loại máy bay chiến đấu hiện nay trên thế giới. Thiết bị trên máy bay có thể và theo dõi nhiều mục tiêu ở khoảng cách trên 80 km. Với hệ thống điện tử và công nghệ phức tạp, Su-35 đã sẵn sàng trải qua những thử nghiệm cuối cùng để đi vào hoạt động. Su-35 trong chuyến bay thử nghiệm đánh giá. Trong sự phát triển và thử nghiệm của Su-35 đã được sử dụng những công nghệ hiện đại của dự án chế tạo một máy bay thế hệ thứ năm đầy hứa hẹn (PAK FA T-50). Điều này sẽ giảm chi phí và thời gian ngắn hơn để hoàn thành phát triển và thực hiện được mục tiêu của lực lượng Không quân Nga. Chiến đấu cơ tiên tiến Su-35 được thiết kế để thực hiện như một máy bay chiến đấu thế hệ 4++. Tính năng đặc biệt của máy bay là hệ thống điện tử mới dựa trên hệ thống điện tử kỹ thuật số, hệ thống quản lý thông tin tích hợp, radar quét mạng pha điện tử bị động có thể phát hiện 30 mục tiêu cùng lúc và tấn công đồng thời 8 mục tiêu, cũng như hỗ trợ tấn công 4 mục tiêu trên không và tấn công 2 mục tiêu trên mặt đất. Su-35 lắp động cơ mới với lực đẩy tăng lên và điều khiển luồng khí phụt vector đa chiều. Su-35 có thể thực hiện các nhiệm vụ đối không, đối đất, đối hải bằng các loại vũ khí: tên lửa không đối không tầm ngắn/tầm trung/tầm cao, tên lửa không đối đất, tên lửa không đối hải, tên lửa chống radar, bom dẫn đường bằng laser/TV. Đặc biệt, mức phản xạ sóng ra đa của Su-35 giảm nhiều lần do buồng lái được phủ lớp dẫn điện, lớp sơn phủ hấp thụ radar và một số cảm biến. Động cơ máy bay có tuổi thọ 6.000 giờ bay, tuổi thọ 30 năm. |
Nhãn:
Công ty Sukhoi,
Máy bay Nga,
Su-35,
Tiêm kích Su-35
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)